You are on page 1of 4

1.

Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục có định nghĩa truyền thống là một khoá học. Hiện nay có rất nhiều ý kiến
khác nhau về khái niệm CTGD. Theo nghĩa hẹp, CTGD là toàn bộ những gì được thể hiện thành văn
bản pháp quy, được công bố công khai trong mục tiêu giáo dục của nhà trường. Theo nghĩa rộng,
CTGD là tất cả các hoạt động mà người học cần thực hiện để hoàn thành khoá học và đạt được mục
đích tổng thể.

Khái niệm sau về CTGD được coi là bao quát đầy đủ: “CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn
bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội
dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình thức
tổ chức giáo dục (phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học thích hợp), phương thức đánh giá kết
quả học tập (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình).” Trong đó mục đích, mục
tiêu giáo dục là xây dựng mô hình nhân cách người học. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cơ bản và tối thiểu
mà người học cần đạt được sau khi kết thúc chương trình. Nội dung giáo dục là những kiến thức mà
người học lĩnh hội được và có thể áp dụng…

CTGD có 3 cấp độ: cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp nhà trường.

Phát triển chương trình giáo dục là một ngành học, có tập hợp hệ thống các khái niệm, nguyên tắc lí
thuyết làm nền tảng, có đối tượng và nội dung nghiên cứu cụ thể, có phương pháp nghiên cứu đặc
thù.

PTCTGD là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học do cơ sở giáo dục tiến
hành.

PTCTGD phổ thông là hoạt động thường xuyên, gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
chương trình trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục tổng thể.

PTCTGD là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng CTGD theo sự phát triển của kinh tế
- xã hội, khoa học - công nghệ và đời sống xã hội nói chung. Theo quan điểm này, CTGD không được
xây dựng 1 lần để dùng mãi mãi mà được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dần dần để đáp ứng nhu cầu
xã hội. Nói cách khác, khi mục tiêu giáo dục của nền giáo dục quốc dân thay đổi thì CTGD cũng phải
thay đổi theo, mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên CTGD cũng phải được phát triển và hoàn
thiện không ngừng.

Quy trình PTCT giáo dục (cũng chính là PTCT nhà trường):

Bước 1: Phân tích nhu cầu

1. Nhu cầu PTCT khoá học/ bậc học/ nhà trường.


Để phân tích nhu cầu PTCT khoá học/ bậc học, cần phân tích các nội dung sau:
1.1. Xu thế phát triển của xã hội nói chung
1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng các thành tựu của khoa học
công nghệ vào đào tạo và nghiên cứu ngành học.
1.3. Xu thế phát triển ngành học/ bậc học.
1.4. Đặc điểm tình hình người học trong xã hội đương đại qua phân tích các yếu tố: nhu cầu về
ngành học, nhu cầu về kĩ năng nghề nghiệp
1.5. Chương trình đào tạo hiện hành
2. Nhu cầu PTCT môn học.
Để PTCT môn học, cần phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng sau:
2.1. Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả CTGD.
2.2. Thông tin của người học
2.3. Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc áp dụng vào đời sống.
2.4. Hoàn cảnh dạy học
2.5. Những ưu tiên của cơ sở đào tạo.

Bước 2: Xác định chuẩn đầu ra, mục đích, mục tiêu giáo dục.

Đây là cơ sở để thiết kế chương trình.

Bước 3: Thiết kế chương trình

Quy trình thiết kế chương trình:

1. Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình


2. Xác định phương thức tổ chức hoạt động đào tạo
3. Xác định hình thức tổ chức dạy học
4. Lưa chọn phương pháp dạy học
5. Lựa chọn và sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học
6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Bước 4: Thực thi chương trình

Bước 5: Đánh giá chương trình

2.Chương trình nhà trường

Chương trình nhà trường là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được
lựa chọn và sắp xếp lại hoặc thiết kế mới với sự tham gia của các GV, các chuyên gia và các bên liên quan
để phù hợp với bối cảnh dạy học cụ thể. Chương trình nhà trường bao gồm cách thức nhà trường thực
hiện các tuyên bố trong chương trình quốc gia. Chương trình đó có tính đến nhu cầu, ưu tiên và các
nguồn lực của địa phương và được thiết kế với sự tham gia của cộng đồng nhà trường.

Phát triển chương trình nhà trường là quá trình cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia, làm cho
CTGDQG phù hợp ở mức cao nhất so với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu
chung của CTQG, nhà trường xây dựng nội dung giáo dục và cách thức thực hiện phù hợp với thực tiễn
nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển của người học, thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Đặc điểm của PTCTNT:

1. Lôi cuốn sự tham gia của giáo viên vào các quyết định liên quan đến phát triển và thực thi
chương trình.
2. Có thể chỉ liên quan đến một bộ phận GV chứ không phải toàn bộ GV
3. Chương trình có thể là “lựa chọn và điều chỉnh” chứ không phải xây dựng chương trình mới.
4. Là quá trình liên tục, năng động lôi cuốn sự tham gia của HS, GV
5. Làm thay đổi vai trò truyền thống của GV.

PTCTNT như trên

3.Các kế hoạch giáo dục nhà trường

(Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn(kế hoạch dạy học và tổ
chức hoạt động giáo dục), kế hoạch giáo dục của GV và kế hoạch bài dạy của GV.)

3.1. Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình

-Là khung thời gian thực hiện chương trình từng môn học/ hoạt động giáo dục trong đó quy định số tiết
trong chương trình và phù hợp với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính khoa học, tính sư
phạm.

-Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình do Hiệu trưởng xây dựng và ban hành, do Hội đồng trường
phê duyệt, dựa vào thời gian năm học và hướng dẫn của sở giáo dục từng địa phương.

-Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ
chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của
nhà trường, đảm bảo yêu cầu thực hiện CT GDPT.

- KHGD của tổ chuyên môn bao gồm KHDH môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Ý nghĩa xây dựng KH GD TCM

+ Xây dựng KHGD của tổ chuyên môn là một phần nhiệm vụ xây dựng và thực hiện KHGD của nhà
trường trong năm học

+ Đối với công tác quản lí, xây dựng KHGD của tổ chuyên môn giúp đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ
chuyên môn

-Yêu cầu xây dựng KHGDTCM

Đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi, tính logic, tính linh hoạt.

-Quy trình xây dựng KHGDTCM

+Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình

Tình hình HS, đội ngũ GV, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn….
+Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Các nhiệm vụ chính trong xây dựng KHGDTCM:

1) Phân phối chương trình


2) KHDH các chuyên đề lựa chọn
3) Kế hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì
4) Kế hoạch các nội dung khác(nếu có)
5) Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

+Bước 3: Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn

+Bước 4: Phê duyệt và tổ chức thực hiện KHGD của tổ chuyên môn.

3.3. Kế hoạch giáo dục của GV

Là sự cụ thể hoá nội dung và cách thức triển khai tất cả các công việc mà GV sẽ làm trong năm học nhằm
đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn

3.4. Kế hoạch bài dạy của GV

Là sự chuẩn bị của GV đối với bài học.

4.Quy trình PTCTNT của HDTN và HDTNHN:

Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình

Tình hình HS, đội ngũ GV, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn….

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục HDTNHN khối/ lớp của TCM

1. Xây dựng phân phối chương trình


2. Xây dựng kế hoạch đánh giá chủ đề, đánh giá định kì
3. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong HDTNHN

Bước 3: Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn

Bước 4: Phê duyệt và tổ chức thực hiện KHGD của tổ chuyên môn.

You might also like