You are on page 1of 28

§2.

Chuỗi Laurent
Nội dung bài học

1 Chuỗi Laurent và Định lý Laurent;


2 Phân loại điểm bất thường của hàm chỉnh hình;
3 Hàm nguyên.
Chuỗi Laurent

Ta gọi chuỗi có dạng


+∞
∑ cn (z − z0 )n
n=−∞

là chuỗi Laurent theo lũy thừa của z − z0 , hay chuỗi Laurent tại
z0 . Các số cn gọi là các hệ số của chuỗi.
Định lý 1 Nếu các hệ số cn của chuỗi Laurent thỏa mãn điều kiện
p
n 1
lim sup |c−n | = r < R = p
n→+∞ lim sup n |cn |
n→+∞

thì miền hội tụ của chuỗi là hình vành khăn

r < |z − z0 | < R

và tổng f (z) của chuỗi là một hàm chỉnh hình trên hình vành khăn
đó. Hơn nữa, các hệ số cn của chuỗi (1) xác định bởi

1 f (η)
Z
cn = dη, n = 0, ±1, ±2, ...
2πi (η − z0 )n+1
γs

trong đó γs là đường tròn |η − z0 | = s với r < s < R.


Chứng minh. Viết chuỗi Laurent thành hai chuỗi
−1 +∞
∑ cn .(z − z0 )n và ∑ cn .(z − z0 )n .
n=−∞ n=0

Chuỗi thứ nhất gọi là phần chính và chuỗi thứ hai gọi là phần đều.
Theo công thức Cauchy-Hadamard, chuỗi phần đều có bán kính
hội tụ
1
R= p .
lim sup n |cn |
n→+∞

Đặt f + (z) là tổng của chuỗi phần đều trên hình tròn |z − z0 | < R.
Khi đó f + (z) chỉnh hình trên hình tròn |z − z0 | < R.
1 +∞
Đặt u = , chuỗi phần chính trở thành ∑ c−n u n . Do đó miền
z − z0 n=1
hội tụ của chuỗi phần chính là
1 p
|u| < pn
⇐⇒ |z − z0 | > lim sup n |c−n | = r .
lim sup |c−n | n→+∞
n→+∞
+∞ 1
Gọi g (u) là tổng của chuỗi ∑ c−n u n trên hình tròn |u| < và
n=1 r
−1
f − (z) là tổng của chuỗi phần chính ∑ cn (z − z0 )n trên miền
n=−∞
1
|z − z0 | > r . Khi đó g (u) chỉnh hình trên hình tròn |u| < và do
r
1
f − (z) = g ( ) nên f − (z) cũng chỉnh hình trên miền
z − z0
|z − z0 | > r .
Vậy miền hội tụ của chuỗi Laurent là hình vành khăn
r < |z − z0 | < R và tổng của chuỗi là hàm f (z) = f + (z) + f − (z)
chỉnh hình trên hình vành khăn r < |z − z0 | < R.
Với mỗi số nguyên m, nhân vào hai vế của đẳng thức
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , r < |z − z0 | < R
n=−∞

với (z − z0 )−m−1 ta có
+∞
f (z)
= ∑ cn (z − z0 )n−m−1
(z − z0 )m+1 n=−∞
Do chuỗi bên vế phải hội tụ đều trên đường tròn
γs = {z : |z − z0 | = s} (r < s < R) nên lấy tích phân hai vế trên γs
ta thu được
+∞
f (z)
Z Z
dz = ∑ cn (z − z0 )n−m−1 dz
(z − z0 )m+1 n=−∞
γs γs

Chú ý rằng với mỗi số nguyên k ta có


(
2πi nếu k = −1
Z
(z − z0 )k dz =
0 nếu k ̸= −1
γs

Thay vào đẳng thức trên ta được


f (z) 1 f (z)
Z Z
dz = 2πicm , hay cm = dz.
(z − z0 )m+1 2πi (z − z0 )m+1
γs γs
Định lý Laurent

Định lý 2. Nếu hàm f (z) chỉnh hình trên hình vành khăn
0 ≤ r < |z − z0 | < R thì trên hình vành khăn đó f (z) khai triển
được thành chuỗi Laurent tại z0
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n
n=−∞

trong đó các hệ số cn xác định một cách duy nhất qua hàm f bởi
công thức

1 f (η)
Z
cn = dη, n = 0, ±1, ±2, ...
2πi (η − z0 )n+1
γs

với γs là đường tròn |η − z0 | = s và r < s < R


Chứng minh. Với mỗi z thỏa mãn r < |z − z0 | < R, chọn r ′ và R ′
sao cho
r < r ′ < |z − z0 | < R ′ < R.

Áp dụng định lý Cauchy cho miền đa liên ta thu được

1 f (η) 1 f (η)
Z Z
f (z) = dz + dz
2πi η −z 2πi η −z
γr−′ γR ′

1 R f (η) 1 R f (η)
Đặt f + (z) = dz và f − (z) = dz. Như
2πi γR ′ η − z 2πi γ − η − z
r′
trong chứng minh định lý Taylor ta có
1 f (η)dη 1 f (η)dη
Z Z
f + (z) = = z − z0 
2πi (η − z0 ) − (z − z0 ) 2πi

γR ′ γR ′ (η − z0 ) 1 −
η − z0
+∞
1 (z − z0 )n z − z0
Z  
= f (η) ∑ n+1
dη do < 1, ∀η ∈ γR ′
2πi
γR ′ n=0 (η − z0 ) η − z0

+∞ +∞
(z − z0 )n f (η)
Z
= ∑ 2πi (η − z0 )n+1
dη = ∑ cn (z − z0 )n
n=0 γR ′ n=0

với
1 f (η)
Z
cn = dη, n = 0, 1, 2, ...
2πi (η − z0 )n+1
γR ′
Tương tự ta có
1 f (η)dη 1 f (η)dη
Z Z
f − (z) = = η − z0 
2πi (η − z0 ) − (z − z0 ) 2πi

γr−′ γr−′
−(z − z0 ) 1 −
z − z0
+∞
1 (η − z0 )n η − z0
Z  
= f (η) ∑ n+1
dη do , ∀η ∈ γr ′
2πi
γr ′ n=0 (z − z0 ) z − z0

(z − z0 )−n−1
+∞
f (η)dη
Z
= ∑
n=0 2πi (η − z0 )−n
γr ′
−1 −1
(z − z0 )k f (η)dη
Z
= ∑ 2πi = ∑ ck (z − z0 )k ,
(η − z0 )k+1 k=−∞
k=−∞ γr ′

1 R f (η)
với ck = , k = −1, −2, −3, .... Vậy
2πi γr ′ (η − z0 )k+1
+∞
f (z) = f + (z) + f − (z) = ∑ cn (z − z0 )n , r < |z − z0 | < R.
n=−∞
Ví dụ
1
1) Viết khai triển Laurent của hàm f (z) = ze trên 0 < |z| < ∞.
z

Ta có
1 1 1 1
f (z) = ze z = z(1 + + +···+ +···)
1!z 2!z 2 n!z n
1 1 1
=z+ + +···+ +···
1! 2!z n!z n−1
1
2) Viết khai triển Laurent của hàm f (z) = với
(z − a)(z − b)
(0 < |a| < |b|) tại z = a.

1 −1 −1 1 −1 ∞  z − a n
= = . z−a = ∑ b−a .
z − b (b − a) − (z − a) b − a 1 − b−a b − a n=0
1 1 −1
⇒ f (z) = − − +· · ·+ +· · · ,
(b − a)(z − a) (b − a)2 (b − a)n+1 (z − a)n−1
với 0 < |z − a| < |b − a|.
Điểm bất thường của hàm chỉnh hình
Giả sử hàm f (z) chỉnh hình trên hình vành khăn 0 < |z − z0 | < R.
Khi z → z0 , có thể xảy ra những khả năng sau:
1 Tồn tại lim f (z) = a ∈ C. Khi đó điểm z0 được gọi là điểm
z→z0
thường củaf .
2 Nếu lim f (z) = ∞ thì điểm z0 được gọi là cực điểm của f .
z→z0
3 Nếu không tồn tại giới hạn lim f (z) thì điểm z0 được gọi là
z→z0
điểm bất thường cốt yếu của f .
Để khảo sát z0 là điểm bất thường loại nào của hàm f ta xét khai
triển Laurent của f của hàm f tại z0 trong 0 < |z − z0 | < R
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , 0 < |z − z0 | < R
n=−∞

trong đó các hệ số cn xác định bởi


1 f (η)
Z
cn = dη, 0 < s < R, n = 0, ±1, ±2, ...
2πi (η − z0 )n+1
γs
Định lý 3. Giả sử f (z) chỉnh hình trên hình vành khăn
0 < |z − z0 | < R. Nếu z0 là điểm thường của hàm f thì hàm f thác
triển chỉnh hình tới z0 , tức là tồn tại một hàm g chỉnh hình trên
hình tròn |z − z0 | < R sao cho g (z) = f (z) trên hình vành khăn
0 < |z − z0 | < R.
Chứng minh. Do lim f (z) = a ∈ C nên tồn tại một số r ∈ (0, R)
z→z0
sao cho
M := sup |f (z)| < +∞.
0<|z−z0 |≤r

Xét khai triển Laurent của f của hàm f tại z0 trong hình vành
khăn 0 < |z − z0 | < R
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , 0 < |z − z0 | < R
n=−∞

trong đó các hệ số cn xác định bởi


1 f (η)
Z
cn = dη, 0 < r < R, n = 0, ±1, ±2, ...
2πi (η − z0 )n+1
γr

Sử dụng đánh giá của |f (z)| trên đường tròn γr ta có


1 |f (η)| M
Z
|cn | ≤ n+1
|dη| ≤ n .
2π |η − z0 | r
γr

Với n ≤ −1, cho r → 0, bất đẳng thức trên suy ra

cn = 0, ∀n = −1, −2, −3, ...

Vậy
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , 0 < |z − z0 | < R.
n=0
+∞
Do hàm f + (z) = ∑ cn (z − z0 )n chỉnh hình trên hình tròn
n=0
|z − z0 | < R nên f (z) thác triển chỉnh hình tới điểm z0 .
Định lý 4. Giả sử f (z) chỉnh hình trên hình vành khăn
0 < |z − z0 | < R. Xét khai triển Laurent của f trong hình vành
khăn 0 < |z − z0 | < R
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , 0 < |z − z0 | < R
n=−∞

Khi đó
(i) Điểm z0 là cực điểm của hàm f nếu và chỉ nếu tồn tại một số
nguyên dương m sao cho c−m ̸= 0 và cn = 0 với mọi n < −m.
Trong trường hợp này ta gọi z0 là cực điểm cấp m của hàm f .
Ta có
m ∞
c−k
f (z) = ∑ k
+ ∑ ck (z − z0 )k .
k=1 (z − z0 ) k=0

(ii) Điểm z0 là điểm bất thường cốt yếu của f nếu và chỉ nếu tồn
tại vô số số nguyên dương m sao cho c−m ̸= 0.
Chứng minh. Rõ ràng ta chỉ cần chứng minh (i). Giả sử tồn tại số
nguyên dương m sao cho c−m ̸= 0 và cn = 0 với mọi n < −m. Khi
đó
+∞
f (z) = ∑ cn (z − z0 )n , 0 < |z − z0 | < R.
n=−m

Do đó
+∞
f (z)(z − z0 )m = c−m + ∑ c−m+k (z − z0 )k .
k=1

Suy ra  
lim f (z)(z − z0 )m = c−m ̸= 0.
z→z0

1
Do m nguyên dương nên lim = ∞.
z→z0 (z − z0 )m
Vì vậy
  1 
lim f (z) = lim f (z)(z − z0 )m = ∞.
z→z0 z→z0 (z − z0 )m
Đảo lại, giả sử z0 là cực điểm của hàm f , tức là lim f (z) = ∞. Khi
z→z0
đó tồn tại một số r ∈ (0, R) sao cho f (z) ̸= 0 với 0 < |z − z0 | < r .
1
Xét hàm g (z) = . Khi đó hàm g (z) chỉnh hình trên hình vành
f (z)
1
khăn 0 < |z − z0 | < r . Hơn nữa, do lim g (z) = lim = 0 nên
z→z0 z→z0 f (z)
g thác triển chỉnh hình tới điểm z0 . Do đó, g chỉnh hình trên hình
tròn |z − z0 | < r .
Xét khai triển Taylor của g (z) trên hình tròn |z − z0 | < r
+∞
g (z) = ∑ cn′ (z − z0 )n .
n=0

Do g (z0 ) = 0 và g ̸≡ 0 trên hình tròn |z − z0 | < r nên phải tồn tại


một số nguyên dương m sao cho cm ′ ̸= 0 và c ′ = 0 với mọi
n
n = 0, ..., m − 1. Do đó
+∞
g (z) = ∑ cn′ (z − z0 )n = (z − z0 )m .h(z)
n=m
trong đó
+∞
′ ′
h(z) = cm + ∑ cm+k (z − z0 )k
k=1

là hàm chỉnh hình trên hình tròn |z − z0 | < r và h(z0 ) = cm ′ ̸= 0. Vì

vậy tồn tại một số r ′ ∈ (0, r ) sao cho h(z) ̸= 0 với |z − z0 | < r ′ . Do
1
đó hàm chỉnh hình trên hình tròn |z − z0 | < r ′ . Xét khai triển
h(z)
1
Taylor của trên hình tròn này ta có
h(z)
+∞
1
= ∑ cn′′ (z − z0 )n .
h(z) n=0

Trên hình vành khăn 0 < |z − z0 | < r ′ ta có


+∞ +∞
1 1 1 ′′ n−m ′′
f (z) = = . = ∑ c (z −z0 ) = ∑ cm+k (z −z0 )k .
g (z) (z − z0 )m h(z) n=0 n k=−m
So sánh với khai triển Laurent của f trên vành khăn
0 < |z − z0 | < R
+∞
f (z) = ∑ ck (z − z0 )k
k=−∞

ta thu được
ck = 0, ∀k < −m

1 1
c−m = c0′′ = = ′ ̸= 0.
h(z0 ) cm
Định lý được chứng minh.
Cấp của không điểm
Giả sử hàm f chỉnh hình tại lân cận của z0 . Ta nói z0 là không
điểm cấp m của f nếu
f (z0 ) = f ′ (z0 ) = · · · = f (m−1) (z0 ) = 0, f (m) (z0 ) ̸= 0.
Trong trường hợp này ta có thể viết

f (z) = cm (z −z0 )m +cm+1 (z −z0 )m+2 +· · · = (z −z0 )m ∑ cm+k (z −z0 )k ,
k=0

Ví dụ: Tìm cấp của không điểm tại 0 của hàm


2
f (z) = sin z 3 + e z − 1.
Ta có
z 9 z 15 z2 z4 z6
f (z) = (z 3 −
+ +···)+( + + +···)
3! 5! 1! 2! 3!
z z 4
= z 2 (1 + z + + + · · · ).
2 3!
Cho nên f có không điểm cấp 2 tại 0.
Quan hệ giữa cấp của không điểm và cấp
của cực điểm

Điểm z0 là cực điểm cấp m của hàm f khi và chỉ khi z0 là không
1
điểm cấp m của hàm .
f (z)
ez
Ví dụ: Xét hàm số f (z) = . Khi đó f có cực
(z − i)(z − 2)3 (z − 3)5
điểm i, 2, 3 với cấp tương ứng là 1, 3, 5 bởi vì hàm

1 (z − i)(z − 2)3 (z − 3)5


=
f (z) ez

có không điểm 1, 2, 3 với cấp tương ứng là 1, 3, 5.


Khai triển Laurent tại ∞

Cho hàm f chỉnh hình trên miền |z| > R. Xét khai triển Laurent
1 1
của hàm g (z) = f ( ) trên hình vành khăn 0 < |z| < ,
z R
+∞
1 1
f ( ) = g (z) = ∑ ck z k , 0 < |z| < .
z k=−∞ R

Khi đó
+∞
ck
f (z) = ∑ k
, |z| > R.
k=−∞ z

Khai triển trên là khai triển Laurent của f tại ∞. Phần chuỗi ứng
với số mũ k âm là phần đều, phần chuỗi ứng với số mũ k dương là
phần chính.
Phân loại điểm bất thường tại ∞
Cho hàm f chỉnh hình trên miền |z| > R với khai triển Laurent của
f tại ∞ dạng.
+∞
ck
f (z) = ∑ k , |z| > R.
k=−∞ z

Phân loại tính bất thường của f được suy ra từ tính bất thường tại
0 của hàm f ( z1 ).
(1) Ta nói ∞ là điểm thường của f nếu tồn tại limz→∞ f (z) ∈ C.
Điều này tương đương với ck = 0 với mọi k ≥ 1. Hàm f lúc
này thác triển chỉnh hình tới ∞.
(2) Ta nói ∞ là cực điểm của f nếu nếu tồn tại limz→∞ f (z) = ∞.
Hàm f có cực điểm cấp m > 0 tại ∞ khi và chỉ khi cm ̸= 0 và
ck = 0 với k > m.
(3) Ta nói ∞ là điểm bất thường cốt yếu của f nếu không tồn tại
limz→∞ f (z). Điều này tương đương với ck ̸= 0 với vô số k > 0.
Hàm nguyên
Cho hàm f chỉnh hình trên miền C được gọi là hàm nguyên. Ta có
khai triển Maclaurin f (z) = ∑+∞ k
k=0 ck z với z ∈ C. Xét các trường
hợp:
(1) Tồn tại limz→∞ f (z) ∈ C. Khi đó f bị chặn trên C. Theo định
lý Liouville, f là hàm hằng.
(2) Tồn tại limz→∞ f (z) = ∞. Hàm f khi triển Lauent tại ∞ là 1
đa thức bậc m

g (z) = ∑ ak z k .
k=1

Khi đó hàm ϕ(z) = f (z) − g (z) là một hàm nguyên và


limz→∞ ϕ(z) bằng hệ số a0 của khai triển Laurent của f tại ∞.
Vì vậy f (z) − g (z) = ϕ(z) = a0 . Suy ra f là 1 đa thức.
(3) Không tồn tại limz→∞ f (z). Trong trường hợp này ta nói f là
hàm siêu việt.
Ví dụ: e z , sin z, cos z là các hàm siêu việt.
Ví dụ
Xác định các điểm bất thường của hàm sau đây
z7
f (z) = .
(z 2 − 1)2
Lời giải. a) Ta thấy (z 2 − 1)2 = (z − 1)2 (z + 1)2 nên ±1 là các cực
điểm cấp 2 của hàm f (z). Xét khai triển của f tại ∞. Ta có
1
1 7 1 1
f( )= 1 z 2 = 3 .
z ( z 2 − 1) z (1 − z 2 )2
1
Rõ ràng hàm z 7→ chỉnh hình tại lân cận của z = 0 và tại
(1 − z 2 )2
1 n
0 nó bằng 1 nên = 1 + ∑∞
n=1 cn z . Do đó
(1 − z 2 )2
∞ ∞
1 1 cn
f ( ) = 3 + ∑ cn z n−3 ⇒ f (z) = z 3 + c1 z 2 + c2 z + c3 + ∑ n−3 .
z z n=1 n=4 z

Vậy ∞ là cực điểm cấp 3 của hàm f .


Ví dụ
Xác định các điểm bất thường của các hàm sau đây
1
g (z) = ze z .
Lời giải. Ta đã biết
1 1 1 1
g (z) = ze z = z(1 + + +···+ +···)
1!z 2!z 2 n!z n
1 1 1
=z+ + +···+ +···
1! 2!z n!z n−1
Nên 0 là điểm bất thường cốt yếu của f . Ta cũng có
n
1 ez ∑∞ z 1 1 z z n−1
g( ) = = n=0 n! = + + + · · · + +···
z z z z 1! 2! n!
Cho nên khai triển của g tại ∞ là
1 1 1
g (z) = z + + +···+ +···
1! 2!z n!z n−1
Nên ∞ là cực điểm cấp 1 của f .
Ví dụ
Cho hàm f chỉnh hình trên D(0, r ) \ {0} thỏa mãn điều kiện
1
|f (z)| ≤ M|z|− 2 , 0 < |z| < 1.
Chứng minh 0 là điểm thường của f .
Lời giải. Ta viết khai triển Laurent của f tại 0,

1 f (t)dt
Z
n
f (z) = ∑ cn z , cn = , n ∈ Z,
n=−∞ 2πi t n+1
|t|=ρ

với 0 < ρ < r . Với n ≤ −1 ta có


1 f (t)dt 1 |f (t)|
Z
|cn | = ≤ . sup .length(|t| = ρ)
2π t n+1 2π |t|=ρ |t|n+1
|t|=ρ
1
1 Mρ − 2 1
≤ n+1
.2πρ = Mρ − 2 −n → 0 khi ρ → 0.
2π ρ
Cho nên cn = 0 với mọi n ≤ −1 và do đó tồn tại limz→0 f (z) = c0 .
Điểm 0 là điểm thường của f .

You might also like