You are on page 1of 5

Bài giảng 2: Mặt cầu Riemann, dãy và chuỗi số

phức, tôpô trên mặt phẳng phức


1 Mặt cầu Riemann
Định nghĩa 1.1 (Mặt cầu Riemann) Mặt cầu Riemann (hay còn được gọi là mặt phẳng phức mở rộng) là
tập hợp bao gồm tập số phức C và một phần tử không thuộc C gọi là điểm vô tận, ký hiệu ∞. Ta thường dùng
ký hiệu C
b hoặc C∞ để chỉ mặt cầu Riemann, như vậy:

b = C ∪ {∞}.
C
Mặt cầu Riemann có thể được hình dung nhờ vào phép chiếu nổi như sau. Trong không gian ba chiều R3 ,
xét mặt cầu S với tâm (0, 0, 21 ) và bán kính 1/2, tức là

S = {(x, y, z) ∈ R3 : x2 + y 2 + (z − 1/2)2 = 1/4}.


Ta đồng nhất mặt phẳng phức với mặt phẳng Oxy, khi đó, mặt cầu S tiếp xúc với mặt phẳng phức tại gốc tọa
độ O(0, 0, 0). Gọi P (0, 0, 1) là điểm cực bắc của mặt cầu S. Với mỗi điểm N trên mặt cầu S với N ̸= P , ta gọi
M là giao điểm của đường thẳng P N với mặt phẳng phức. Điểm M được xác định duy nhất, và ta được ánh
xạ từ S \ {P } vào mặt phẳng phức. Ta gọi đây là phép chiếu nổi từ hình cầu S lên mặt phẳng phức với cực P .
Ngược lại với mỗi số phức z = x + iy có ảnh là điểm M (x, y) trên mặt phẳng phức, ta gọi N là giao điểm
của đường thẳng P M với mặt cầu S. Khi đó N được xác định duy nhất và được gọi là hình chiếu nổi của z lên
mặt cầu S với cực P . Vậy, phép đặt tương ứng một số phức và hình chiếu nổi của nó lên mặt cầu S với cực P
là một tương ứng 1 − 1 giữa mặt phẳng phức và tập S \ {P }.
Với mỗi điểm N ∈ S \ {P } với tọa độ N (a, b, c) (c ̸= 1), ảnh của N trên mặt phẳng phức qua phép chiếu
nổi cực P được xác định bởi
a b
z= +i .
1−c 1−c
Ngược lại, với mỗi số phức z = x + iy, tọa độ hình chiếu nổi của z lên mặt cầu S với cực P được cho bởi
|z|2
 
x y
, , .
1 + |z|2 1 + |z|2 1 + |z|2

Như vậy, thông qua phép chiếu nổi, mặt phẳng phức được đồng nhất với S \ {P }. Đồng nhất điểm vô tận
∞ với cực P , ta có thể xem mặt cầu Riemann C
b như là mặt cầu S.
Các phép toán số học trên C có thể được mở rộng lên C
b như sau:

1. Phép cộng: với mọi số phức z ta định nghĩa z + ∞ = ∞;


2. Phép nhân: với mọi số phức z ̸= 0 ta định nghĩa z × ∞ = ∞, ngoài ra ta đặt ∞ × ∞ = ∞.
z z
3. Phép chia: với z ̸= 0 ta định nghĩa = ∞, = 0.
0 ∞
0 ∞
Nhận xét 1.2 ∞ − ∞, 0 × ∞, , không được xác định. Mặt cầu Riemann với hai phép toán cộng và nhân
0 ∞
mở rộng như trên không phải là trường.

2 Hội tụ
Định nghĩa 2.1 (Giới hạn của dãy số phức) Dãy số phức
{z1 , z2 , z3 , . . . . . . }
được gọi là hội tụ về một số phức z∞ nếu
lim |zn − z∞ | = 0,
n→∞

hay một cách cụ thể hơn



∀ϵ > 0, ∃N = N (ϵ) > 0, n ≥ N =⇒ |zn − z∞ | < ϵ .

1
Dễ dàng kiểm tra rằng sự hội tụ của dãy số phức tương đương với sự hội tụ đồng thời của phần thực và
phần ảo. Nếu zn = xn + iyn và z∞ = x∞ + iy∞ thì ta có

lim zn = z∞ ⇐⇒ lim xn = x∞ và lim yn = y∞ .
n→∞ n→∞ n→∞

Định nghĩa 2.2 (Giới hạn vô cực) Dãy số phức {zn }∞


n=1 có giới hạn là ∞, ký hiệu bởi limn→∞ zn = ∞ nếu

lim |zn | = ∞,
n→∞

hay một cách cụ thể hơn



∀M > 0, ∃N = N (M ) > 0, n ≥ N =⇒ |zn | > M .

Định nghĩa 2.3 (Dãy Cauchy) Dãy số phức {zn }∞


n=1 được gọi là dãy Cauchy nếu

lim |zn2 − zn1 | = 0,


n1 ,n2 →∞

hay một cách cụ thể hơn



∀ϵ > 0, ∃N = N (ϵ) > 0, n1 , n2 ≥ N =⇒ |zn2 − zn1 | < ϵ .

Nhắc lại một tính chất cơ bản của trường số thực đó là tính đầy đủ: mọi dãy Cauchy trong R đều hội tụ
(duy nhất) về một số thực. Trường số phức C được đồng nhất với mặt phẳng tọa độ R2 , nên nó cũng thừa
hưởng tính đầy đủ từ R.
Định lý 2.4 (Tính đầy đủ của C) Tập số phức C là đầy đủ, tức là mọi dãy Cauchy trong C đều hội tụ về
một số phức.

3 Chuỗi số phức

P∞
Định nghĩa 3.1 (Chuỗi số phức) Cho dãy số phức {z Pnn}n=1 . Tổng hình thức n=1 zn được gọi là một chuỗi
số phức với số hạng tổng quát thứ n là zn . Tổng Sn = ℓ=1 zℓ được gọi là tổng riêng thứ n của chuỗi.
P∞
Pn nghĩa 3.2 (Chuỗi hội tụ, chuỗi phân kỳ) Cho chuỗi số phức n=1 zn . Nếu dãy các tổng riêng Sn =
Định
ℓ=1 zℓ có giới hạn hữu hạn là S ∈ C thì ta gọi đây là một chuỗi hội tụ và S được gọi là tổng của chuỗi:


X
S= zn .
n=1

Nếu dãy các tổng riêng không có giới hạn hữu hạn, ta gọi chuỗi trên là chuỗi phân kỳ.

Từ các tính chất của dãy số phức, sự hội tụ của chuỗi số phức tương đương với sự hội tụ của các chuỗi số
thực xây dựng từ phần thực và phần ảo của mỗi số hạng tổng quát. Cụ thể hơn, với chuỗi số phức với số hạng
tổng quát zn = xn + iyn thì ta có

X ∞
X ∞
X 
zn hội tụ ⇐⇒ xn hội tụ và yn hội tụ .
n=1 n=1 n=1
P∞ P∞ P∞
Hơn thế nữa, nếu n=1 zn = S∞ = s1 + is2 thì n=1 xn = s1 và n=1 yn = s2 . Do vậy, nhiều kết quả đã biết
về chuỗi số thực có thể mở rộng cho chuổi số phức.
P∞
Mệnh đề 3.3 (Điều kiện cần để chuỗi số hội tụ) Nếu chuỗi n=1 zn hội tụ thì limn→∞ zn = 0.
P∞
Định nghĩa
P∞ 3.4 (Chuỗi hội tụ tuyệt đối) Chuỗi n=1 zn được gọi là chuỗi hội tụ tuyệt đối nếu chuỗi các
môđun n=1 |zn | hội tụ.
P∞
Mệnh đề 3.5 (Hội tụ tuyệt đối dẫn đến hội tụ) Nếu chuỗi n=1 zn hội tụ tuyệt đối thì chuỗi này cũng
hội tụ.

2
4 Tôpô trên mặt phẳng phức
Bằng cách đồng nhất C với R2 , các khái niệm và tính chất của tôpô trên C có thể được xây dựng dựa trên các
kiến thức đã biết trên R2 .
Định nghĩa 4.1 1. (Đĩa mở) Cho z0 ∈ C và r > 0. Đĩa mở tâm z0 bán kính r, ký hiệu bởi Dr (z0 ), là tập
các điểm trên mặt phẳng phức cho bởi

Dr (z0 ) = {z ∈ C : |z − z0 | < r},

tức là tập các điểm nằm trên hình tròn mở trong mặt phẳng R2 với tâm (Re(z0 ), Im(z0 )) và bán kính r.
2. (Đĩa đóng) Cho z0 ∈ C và r > 0. Đĩa đóng tâm z0 bán kính r, ký hiệu bởi Dr (z0 ), là tập các điểm trên
mặt phẳng phức cho bởi
Dr (z0 ) = {z ∈ C : |z − z0 | ≤ r},
tức là tập các điểm nằm trên hình tròn đóng trong mặt phẳng R2 với tâm (Re(z0 ), Im(z0 )) và bán kính r.
3. (Đường tròn) Cho z0 ∈ C và r > 0. Đường tròn tâm z0 bán kính r, ký hiệu bởi Cr (z0 ), là tập các điểm
trên mặt phẳng phức cho bởi
Cr (z0 ) = {z ∈ C : |z − z0 | = r},
tức là tập các điểm nằm trên đường tròn trong mặt phẳng R2 với tâm (Re(z0 ), Im(z0 )) và bán kính r.

Chú ý 4.2 1. Dễ kiểm tra Cr (z0 ) = Dr (z0 ) \ Dr (z0 ).

2. Đĩa mở tâm tại gốc tọa độ với bán kính 1 được gọi là đĩa mở đơn vị, ký hiệu bởi D. Ta định nghĩa và ký
hiệu tương tự cho đĩa đóng đơn vị và đường tròn đơn vị.

Định nghĩa 4.3 (Điểm trong, điểm ngoài) Cho E là một tập con của C. Điểm z0 ∈ E được gọi là một
điểm trong của E nếu tồn tại đĩa mở tâm tại z0 với bán kính r đủ nhỏ nằm hoàn toàn trong E: Dr (z0 ) ⊂ E.
Điểm z0 ̸∈ E được gọi là một điểm ngoài của E nếu tồn tại đĩa mở Dr (z0 ) tâm tại z0 với bán kính r đủ nhỏ sao
cho Dr (z0 ) ∩ E = ∅.

Bài tập 4.4 Chứng minh rằng gốc tọa độ là một điểm trong của đĩa đơn vị D.

Định nghĩa 4.5 (Phần trong, tập mở) Cho E là một tập con của C. Phần trong của E, ký hiệu bởi Int(E),
là tập hợp tất cả các điểm trong của E. Tập E được gọi là một tập mở nếu Int(E) = E, hay một cách tương
đương
∀z0 ∈ E, ∃r > 0 : Dr (z0 ) ⊂ E.

Định nghĩa 4.6 (Tập đóng) Tập F trong C được gọi là tập đóng nếu phần bù C \ F là một tập mở.

Chú ý 4.7 Các tập ∅ và C là vừa mở, vừa đóng.

Định nghĩa 4.8 (Điểm dính, bao đóng) Cho E là tập con của C. Điểm z ∈ C được gọi là một điểm dính
của E nếu mọi đĩa mở tâm z đều chứa ít nhất một điểm của tập E. Tập hợp tất cả các điểm dính của E được
gọi là bao đóng của E, ký hiệu bởi Cl(E).

Chú ý 4.9 1. Cần phân biệt khái niệm điểm dính và điểm tới hạn. Nhắc lại rằng điểm z ∈ C được gọi là
một điểm tới hạn của tập E ⊂ C nếu mọi đĩa mở tâm z đều chứa ít nhất một điểm của E khác với z.
Một điểm dính của E mà không phải là điểm tới hạn được gọi là một điểm cô lập của E.

2. Điểm z ∈ C là một điểm dính của tập E nếu và chỉ nếu tồn tại dãy {zn }n trong E sao cho limn→∞ zn = z.
3. Bao đóng của tập E ⊂ C là tập đóng nhỏ nhất chứa E.
4. Tập E ⊂ C là đóng khi và chỉ khi Cl(E) = E.

Định nghĩa 4.10 (Biên) Cho E là tập con của C. Biên của tập E, ký hiệu bởi ∂E, được định nghĩa bởi

∂E = Cl(E) \ Int(E).

3
Nhận xét 4.11 Cho E là tập con của C và z là một điểm trên mặt phẳng phức, khi đó

z ∈ ∂E ⇐⇒ Mọi đĩa mở tâm tại z đều có giao khác rỗng với E và C \ E

⇐⇒ Tồn tại hai dãy số phức {αn }n ⊂ E và {βn }n ⊂ C \ E sao cho lim αn = z = lim βn .
n→∞ n→∞

Bài tập 4.12 Xét tính đóng, mở, tìm tập điểm dính, điểm ngoài, điểm tới hạn, phần trong, bao đóng, biên của
Dr (z0 ), Dr (z0 ).
Định nghĩa 4.13 (Tập bị chặn, đường kính) Tập con E của C được gọi là bị chặn nếu nó được chứa trong
một đĩa mở tâm tại gốc tọa độ có bán kính đủ lớn. Nếu E là tập con bị chặn của C, ta định nghĩa đường kính
của tập E bởi
diam(E) := sup |z − w|.
z,w∈E

Định nghĩa 4.14 (Phủ mở) Cho E là một tập con của C. Một phủ mở của E là một họ các tập mở {Uα }α∈A ,
được đánh chỉ số bởi tập A bất kỳ, sao cho
E ⊂ ∪α∈A Uα .
Định nghĩa 4.15 (Tập compact) Tập con E của C được gọi là compact nếu mọi phủ mở bất kỳ {Uα }α∈A
của E đều có một phủ con hữu hạn, tức là tồn tại tập con I của tập chỉ số A sao cho I có hữu hạn phần tử và
E ⊂ ∪i∈I Ui .
Từ sự đồng nhất giữa C với R2 và các tính chất tôpô quen thuộc trên R2 , ta có
Định lý 4.16 (Tiêu chuẩn tập compact) Cho E là tập con của C, khi đó các phát biểu sau đây là tương
đương.
1. E là tập compact.
2. E là tập đóng và bị chặn.
3. Với mọi dãy {zn }∞ ∞
n=1 ⊂ E trong E, tồn tại dãy con {znk }k=1 hội tụ về một điểm trong E.

Định nghĩa 4.17 (Tô pô cảm sinh) Cho E là tập con của C. Trên E có một tôpô cảm sinh từ tôpô trên C,
trong đó các tập mở có dạng
{E ∩ Ω| Ω là tập mở trong C},
và các tập đóng có dạng
{E ∩ (C \ Ω)| Ω là tập mở trong C}.
Định nghĩa 4.18 (Liên thông) Tập E ⊂ C được gọi là liên thông nếu không tồn tại hai tập mở (với tô pô
trên E cảm sinh từ C) Ω1 , Ω2 trong Y sao cho Ω1 , Ω2 ̸= ∅, Ω1 ∩ Ω2 = ∅ và Ω1 ∪ Ω2 = E.
Định nghĩa 4.19 (Liên thông cung) Tập E ⊂ C được gọi là liên thông cung nếu hai điểm bất kỳ z1 , z2
trên E đều có thể nối với nhau bởi một đường liên tục nằm hoàn toàn trong E, tức là, tồn tại ánh xạ liên tục
γ : [0, 1] 7→ E sao cho γ(0) = z1 , γ(1) = z2 .
Trên các không gian tôpô tổng quát, hai khái niệm liên thông và liên thông cung là không tương đương
nhau. Tuy vậy, trên mặt phẳng phức ta có
Định lý 4.20 Tập con E của C là liên thông khi và chỉ khi nó là tập liên thông cung.
Định nghĩa 4.21 (Thành phần liên thông) Cho E ⊂ C và z ∈ E. Thành phần liên thông của z trong E
là tập liên thông lớn nhất trong E chứa z. Một thành phần liên thông của E là một tập liên thông lớn nhất
trong E (theo quan hệ bao hàm).
Định nghĩa 4.22 (Miền) Tập con G của C được gọi là một miền nếu G là tập mở và liên thông.
Bài tập 4.23 Chứng minh rằng tập {z ∈ C : Im(z) > −1} là một miền trên C.
Nhận xét 4.24 Trong phần này, ta chỉ khảo sát các miền có biên trơn hoặc trơn từng khúc.
Định nghĩa 4.25 (Hướng) Ta qui ước hướng dương trên biên ∂G của miền G là hướng mà khi ta đi trên biên
theo hướng đó thì miền G nằm về phía bên trái.
Định nghĩa 4.26 (Miền đơn liên, miền đa liên) Miền G trong C được gọi là miền đơn liên nếu biên của
G chỉ có một thành phần liên thông. Trong trường hợp ngược lại, ta gọi G là miền đa liên.

4
Bài tập

Bài tập 4.1 Cho dãy số phức {zn }∞


n=1 xác định bởi
 n
1+i
zn = .
3

Chứng minh rằng dãy số phức trên hội tụ. Tính limn→∞ zn .

Bài tập 4.2 Chứng minh rằng với z ∈ C sao cho |z| > 1 thì không tồn tại giới hạn limn→∞ z n .
P∞ P∞ zn
Bài tập 4.3 Chứng minh rằng nếu chuỗi số phức n=1 zn hội tụ tuyệt đối và zn ̸= −1 thì chuỗi n=1
1 + zn
cũng hội tụ tuyệt đối.

Bài tập 4.4 Tìm điểm trong, bao đóng, điểm hội tụ, điểm cô lập, điểm biên của tập E = D ∪ {2, i}.

Bài tập 4.5 Cho dãy các tập compact lồng nhau trong mặt phẳng phức:

K1 ⊃ K2 ⊃ K3 ⊃ · · · ,

sao cho
lim diam(Kn ) = 0.
n→∞

Chứng minh rằng tồn tại z ∈ C sao cho


∩ni=1 Kn = {z}.

Bài tập 4.6 Nhắc lại rằng với hai tập E, F trên mặt phẳng phức, khoảng cách giữa chúng được xác định bởi:

d(E, F ) := inf |z − w|.


z∈E,w∈F

Cho Ω là một tập mở trong C. Với mỗi số nguyên dương ℓ, ta đặt


1
Kℓ := {z ∈ Ω : |z| ≤ ℓ và d(z, C \ Ω) ≥ }.

Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương ℓ ta có
1. Kℓ là tập compact.
2. {Kℓ }ℓ là dãy tăng.

3. Ω = ∪∞
ℓ=1 Kℓ .

1
4. Int(Kℓ ) = {z ∈ Ω : |z| < ℓ và d(z, C \ Ω) > }.

5. Kℓ ⊂ Int(Kℓ+1 ).

You might also like