You are on page 1of 6

Bài giảng 4: Dãy hàm và chuỗi hàm

1 Dãy hàm
Định nghĩa 1.1 (Hội tụ và giới hạn) 1. Cho dãy hàm phức {fn (z)}∞ n=1 xác định trên miền G ⊂ C và
z0 ∈ G. Dãy hàm {fn (z)}n=1 được gọi là hội tụ tại z0 nếu dãy số phức {fn (z0 )}∞

n=1 hội tụ. Ngược lại ta
gọi dãy hàm {fn (z)}∞ ∞
n=1 là phân kỳ tại z0 . Dãy hàm {fn (z)}n=1 được gọi là hội tụ trên G nếu nó hội tụ
tại mọi điểm z ∈ G.
2. Nếu dãy hàm {fn (z)}∞
n=1 hội tụ trên G, thì hàm f xác định trên G cho bởi

f (z) := lim fn (z) ∀z ∈ G


n→∞

được gọi là giới hạn của dãy hàm {fn (z)}∞


n=1 , ta viết f = limn→∞ fn . Như vậy f là giới hạn của dãy hàm
{fn (z)}∞
n=1 khi và chỉ khi

(∀z ∈ G), (∀ϵ > 0), (∃N = N (z, ϵ) > 0) : (n ≥ N =⇒ |fn (z) − f (z)| < ϵ). (1)

Định nghĩa 1.2 (Hội tụ đều) Dãy hàm phức {fn (z)}∞
n=1 xác định trên miền G ⊂ C được gọi là hội tụ đều
về hàm f trên G nếu

(∀ϵ > 0), (∃N = N (ϵ) > 0) : (n ≥ N =⇒ |fn (z) − f (z)| < ϵ ∀z ∈ G). (2)

Từ định nghĩa, ta có ngay kết quả sau.


Mệnh đề 1.3 (Hội tụ đều thì hội tụ) Nếu dãy hàm phức {fn (z)}∞
n=1 xác định trên miền G ⊂ C hội tụ đều
về hàm f trên G, thì dãy này cũng hội tụ về f .

Ví dụ 1.4 Xét dãy hàm {fn }∞


n=1 cho bởi
1 − zn
fn (z) =
1−z
trên đĩa mở đơn vị D = {z ∈ C : |z| < 1}. Với mọi z ∈ D ta có
1
lim fn (z) = .
n→∞ 1−z
1 1
Vậy dãy hàm {fn }∞
n=1 hội tụ về hàm f (z) := trên D. Mặc khác xét dãy {zn }∞
n=1 ⊂ D cho bởi zn = 1 − ,
1−z n
ta có  n
1
|fn (zn ) − f (zn )| = n 1 − .
n
Do vậy, với ϵ = 1 và N đủ lớn, với mọi n > N ta luôn có |fn (zn ) − f (zn )| > 1 = ϵ. Vậy dãy hàm {fn }∞
n=1 không
hội tụ đều về f trên D. Ví dụ này cho ta thấy phần đảo của mệnh đề trên không đúng.

Chú ý 1.5 Hoàn toàn tương tự như trường hợp dãy số phức, việc khảo sát tính hội tụ và hội tụ đều của dãy
hàm phức có thể quy về việc khảo sát tính hội tụ hay hội tụ đều của dãy phần thực và ảo tương ứng.

Dưới đây là một số kết quả đã biết trong giải tích thực có thể mở rộng sang giải tích phức.

Định lý 1.6 (Tiêu chuẩn Cauchy về hội tụ đều của dãy hàm) Điều kiện cần và đủ để dãy hàm {fn }∞
n=1
xác định trên miền G ⊂ C hội tụ đều trên G là

(∀ϵ > 0), (∃N = N (ϵ) > 0) : (n1 , n2 ∈ N, n1 , n2 ≥ N =⇒ |fn1 (z) − fn2 (z)| < ϵ ∀z ∈ G).

Định lý 1.7 (Giới hạn của dãy hàm liên tục hội tụ đều là liên tục) Nếu dãy hàm {fn }∞ n=1 xác định
trên miền G hội tụ đều về hàm f trên G, và fn liên tục trên G với mọi n thì f là hàm liên tục.

1
2 Chuỗi hàm
P∞
Định nghĩa 2.1 (Chuỗi hàm) Cho dãy hàm {fn }∞ Pn định trên miền G. Tổng hình thức P∞
n=1 xác n=1 fn được
gọi là chuỗi hàm với số hạng tổng quát fn . Ta gọi Sn := k=1 fk là tổng riêng thứ n của chuỗi n=1 fn .
P∞
Định nghĩa 2.2 (Chuỗi hội tụ, chuỗi phân kỳ) Cho chuỗi hàm n=1 fn xác định trên miền G và z0 ∈ D.

Nếu dãy tổng riêng {Sn }∞
P
n=1 hội tụ tại z0 thì ta nói chuỗi n=1 fn hội tụ tại z0 , và ta viết


X
fn (z0 ) = lim Sn (z0 ).
n→∞
n=1
P∞ ∞
P∞ lại, ta gọi chuỗi n fn là phân kỳ tại z0 . Nếu dãy hàm {Sn }n=1 hội tụ về f trên G, thì ta nói chuỗi
Ngược
n=1 fn hội tụ về f trên G và viết
X∞
fn = f.
n=1
P∞
Nếu dãy hàm {Sn }∞
n=1 hội tụ đều về f trên G, thì ta nói chuỗi n=1 fn hội tụ đều về f trên G.

Do sự hội tụ hay hội tụ đều của chuỗi được quy về sự hội tụ hay sự hội tụ đều của tổng riêng, nên việc khảo
sát các tính chất về hội tụ của chuỗi hàm được quy về việc khảo sát các tính chất hội tụ của dãy hàm.
P∞
Mệnh đề 2.3 (Chuỗi hàm phức hội tụ đều thì hội tụ) Nếu chuỗi hàm phức n=1 fn xác định trên miền
G ⊂ C hội tụ đều thì chuỗi này cũng hội tụ.
P∞
Định nghĩa 2.4 (Hội P∞ tụ tuyệt đối) Chuỗi hàm n=1 fn xác định trên miền G được gọi là hội tụ tuyệt đối
tại z0 ∈ G nếu chuỗi n=1 |fn (z0 )| hội tụ.
P∞
Mệnh đề 2.5 (Hội tụ tuyệt đối thì hội tụ) Nếu chuỗi n=1 fn xác định trên G hội tụ tuyệt đối tại z0 ∈ G
thì hội tụ tại điểm đó.

Định
P∞ lý 2.6 (Tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ đều của chuỗi hàm) Điều kiện cần và đủ để chuỗi hàm
n=1 fn xác định trên miền G ⊂ C hội tụ đều trên G là

(∀ϵ > 0), (∃N = N (ϵ) > 0) : (n1 , n2 ∈ N, n2 ≥ n1 ≥ N =⇒ |fn1 (z) + · · · + fn2 (z)| < ϵ ∀z ∈ G).
P∞
Định lý 2.7 (Tổng của chuỗi hàm liên tục hội tụ đều là liên tục) Nếu chuỗi hàm n=1 fn xác định
trên miền G hội tụ đều về hàm f trên G, và mỗi fn là hàm liên tục thì f là hàm liên tục.

Chứng minh. Lấy z0 ∈ G tùy ý, ta chứng minh f liên tục tại z0 . Cố định ϵ > 0 tùy ý. Với mỗi z ∈ G, sử dụng
bất đẳng thức tam giác ta có

|f (z) − f (z0 )| ≤ |f (z) − Sn (z)| + |Sn (z) − Sn (z0 )| + |Sn (z0 ) − f (z0 )|. (3)
P∞ Pn0
Do chuỗi hàm n=1 fn hội tụ đều về f nên có số nguyên dương n0 sao cho dãy tổng riêng Sn0 = k=1 fk thỏa
ϵ
|f (z) − Sn0 (z)| < ∀ z ∈ G. (4)
3
Trường hợp đặc biệt với z = z0 , đánh giá trên cho ta
ϵ
|f (z0 ) − Sn0 (z0 )| < . (5)
3
Do mỗi fn là liên tục nên với n0 cố định ở trên thì tổng riêng Sn0 cũng liên tục. Vì vậy, với ϵ đang xét, tồn tại
δ > 0 sao cho với mọi z ∈ G với |z − z0 | < ϵ ta được
ϵ
|Sn0 (z) − Sn0 (z0 )| < . (6)
3
Từ (3), (4), (5), (6), với mọi z ∈ G với |z − z0 | < ϵ ta có |f (z) − f (z0 )| < ϵ. Vậy f liên tục tại z0 . □
P∞
Định lý 2.8 (Tiêu chuẩn Weierstrass về hội tụ đều của chuỗi hàm) Nếu n=1 fn xác định trên miền
G
P∞và {an }∞ P∞số thực không âm sao cho |fn (z)| < an với mọi z ∈ G, với mọi n, và nếu chuỗi
n=1 là một dãy các
n=1 an hội tụ, thì chuỗi n=1 fn hội tụ tuyệt đối và hội tụ đều trên G.

2
P∞
Chứng minh. Giả sử chuỗi hàm n=1 fn và dãy P các số thực không âm {an }∞n=1 thỏa các giả thiết trong phát

biểu của định lý. Khi đó với ϵ > 0 bất kỳ, do chuỗi n=1 an hội tụ nên tồn tại N > 0 sao cho với mọi số nguyên
dương n2 ≥ n1 ≥ N thì
n2
X
ak < ϵ.
k=n1

Sử dụng bất đẳng thức tam giác và giả thiết |f (zn )| < an với mọi z ∈ G, ta được
n2
X n2
X n2
X
| fk (z)| ≤ |fk (z)| < ak < ϵ, ∀ z ∈ G.
k=n1 k=n1 k=n1

P∞
Áp
P∞dụng tiêu chuẩn Cauchy, ta đượcPchuỗi n=1 fn hội tụ đều. Hơn nữa, đánh giá trên cũng chỉ ra chuỗi

n=1 |f n (z)| hội tụ, và do vậy chuỗi n=1 f n cũng hội tụ tuyệt đối. □
P∞
Định lý 2.9 (Giới hạn ra biên của chuỗi hội tụ đều) Giả sử n=1 fn là chuỗi hàm xác định trên miền
G, hội tụ đều về hàm f trên G và z0 là một điểm trên biên của miền G. Nếu với mỗi n = 1, 2, . . . , tồn tại giới
hạn
lim fn (z) = an ,
z→z0 ,z∈D
P∞
thì chuỗi n=1 an hội tụ và

X ∞
X
lim f (z) = an = lim fn (z).
z→z0 ,z∈D z→z0 ,z∈D
n=1 n=1
P∞ P∞
Chứng minh. Trước hết ta chứng minh chuỗi n=1 an hội tụ. Lấy ϵ > 0 bất kỳ. Do chuỗi n fn hội tụ đều
trên G, nên theo tiêu chuẩn Cauchy, tồn tại N > 0 sao cho với mọi số nguyên dương n1 , n2 với n2 ≥ n1 ≥ N ,
thì
ϵ
|fn1 (z) + · · · + fn2 (z)| < ∀ z ∈ G.
2
Lấy giới hạn khi z tiến đến z0 ta được
ϵ
lim |fn1 (z) + · · · + fn2 (z)| ≤ <ϵ ∀ z ∈ G,
z→z0 ,z∈D 2
hay
|an1 + · · · + an2 | < ϵ.
P∞ P∞
Do vậy, theo tiêu chuẩn Cauchy, chuỗi n=1 an hội tụ. Gọi a = n an , tiếp theo ta cần chứng minh

lim f (z) = a.
z→z0 ,z∈D

Pn P∞
Gọi Sn = k=1 fk là dãy tổng riêng thứ n của chuỗi n=1 fn . Khi đó, từ giả thiết, dãy {Sn }∞
n=1 hội tụ đều về
hàm f trên D. Với mỗi z ∈ D, sử dụng bất đẳng thức tam giác ta có
n
X n
X
|f (z) − a| ≤ |f (z) − Sn (z)| + |Sn (z) − ak | + | ak − a|. (7)
k=1 k=1
P∞
Với ϵ > 0 bất kỳ, do dãy {Sn }∞
n=1 hội tụ đều về hàm f trên D, và do a là tổng của chuỗi n=1 an , nên tồn tại
n0 đủ lớn sao cho
n0
ϵ X ϵ
|f (z) − Sn0 (z)| < , | ak − a| < . (8)
3 3
k=1

Bây giờ, do với mỗi n theo giả thiết ta có

lim fn (z) = an ,
z→z0 ,z∈D

nên
n0
X
lim Sn0 (z) = ak ,
z→z0 ,z∈D
k=1

3
và do đó với ϵ đang xét, tồn tại δ > 0 sao cho với mọi z ∈ G với |z − z0 | < δ, ta có
n0
X ϵ
|Sn0 (z) − ak | < . (9)
3
k=1

Từ (7), (8), (9), với mọi z ∈ G thỏa |z − z0 | < δ, ta được


ϵ ϵ ϵ
|f (z) − a| < + + = ϵ,
3 3 3
và do đó
lim f (z) = a.
z→z0 ,z∈D


P∞
P∞Cho chuỗi hàm n fn hội tụ đều trên
Hệ quả 2.10 P∞ miền G, sao cho mỗi hàm fn liên tục trên Ḡ. Khi đó,
chuỗi hàm n fn hội tụ trên Ḡ và hàm tổng f = n fn liên tục trên Ḡ.

3 Chuỗi lũy thừa


Định nghĩa 3.1 (Chuỗi lũy thừa) Chuỗi lũy thừa là các chuỗi có dạng

X ∞
X
an z n hay an (z − z0 )n .
n=1 n=1

Tập những điểm z ∈ C sao cho chuỗi hội tụ được gọi là miền hội tụ của chuỗi.

Nhận xét 3.2 Bằng cách đổi biến Z = z − z0 , ta có thể quy mọi chuỗi lũy thừa về dạng đầu tiên, do đó ta chỉ
cần xét dạng này là đủ.
P∞
Ví dụ 3.3 Xét chuỗi n=1 z n−1 . Tổng riêng thứ n của chuỗi này được cho bởi
n
 1 − z , nếu z ̸= 1

n−1
Sn = 1 + z + · · · + z = 1−z
0, nếu z = 1.

P∞ 1
Do vậy chuỗi n=1 z n−1 phân kỳ nếu |z| ≥ 1 và hội tụ đến nếu |z| < 1.
1−z
P∞
Định lý 3.4 (Định lý Abel) Cho chuỗi lũy thừa n=1 an z n . Khi đó

1. Nếu chuỗi này hội tụ tại z0 ̸= 0 thì chuỗi hội tụ tuyệt đối trên đĩa {z ∈ C : |z| < |z0 |}.
2. Nếu chuỗi này phân kỳ tại z1 thì chuỗi phần kỳ trên {z ∈ C : |z| > |z1 |}.

P∞ Ta chứng minh phát biểu đầu tiên, phát biểu thứ hai là hệ quả trực tiếp của phát biểu này. Giả
Chứng minh.
sử chuỗi n=1 z0n hội tụ, khi đó limn→∞ an z0n = 0. Vậy dãy {an z0n }∞
n=1 bị chặn, nói cách khác tồn tại M > 0
sao cho |an z0n | < M với mọi số nguyên dương n. Do vậy

|z n | |z n |
|an z n | = |an z0n | n
<M .
|z0 | |z0 |n

P∞ |z n | P∞
Do chuỗi n=1 Mn
hội tụ khi |z| < |z0 | nên từ đánh giá trên ta có chuỗi n=1 |an z n | hội tụ khi |z| < |z0 |,
P∞ |z0 |
do vậy chuỗi n=1 an z n hội tụ tuyệt đối khi |z| < |z0 |. □
P∞
Hệ quả 3.5 (Sự tồn tại của bán kínhP hội tụ) Cho chuỗi lũy thừa n=1 an z n . Khi đó tồn tại 0 ≤ R ≤ ∞,

gọi là bán kính hội tụ của chuỗi sao cho n=1 an z n hội tụ khi |z| < R và phân kỳ khi |z| > R.

4
P∞ P∞
Chứng minh. Nếu chuỗi n=1 an z n hội tụ trên C thì ta đặt R = ∞, nếu Pchuỗi
n
n=1 an z phân kỳ tại mọi
∞ n
z ̸= 0 thì ta đặt R = 0. Bây giờ giả sử tồn tại z0 ̸= 0 và z1 sao cho chuỗi n=1 an z hội tụ tại z0 và phân kỳ
tại z1 . Theo định lý Abel, ta có |z0 | < |z1 |. Đặt

X
A = {|z| : an z n hội tụ tại z}.
n=1

Khi đó do |z0 | ∈ A nên A ̸= ∅. Ngoài ra A bị chặn trên bởi |z1 | theo định lý Abel. Vậy R := sup A là một
số thực. Ta chỉ ra R xác định như trên thỏa các yêu cầu phátP biểu trong định lý. Thực vậy, xét z ′ bất kỳ với
′ ∞
|z | < PR. Khi đó, tồn tại z với |z | < |z | ≤ R sao cho chuỗi n=1 an z n hội tụ tại z ∗P
∗ ′ ∗
. Theo định lý Abel thì
∞ ∞
chuỗi n=1 an z cũng hội tụ tại z . Bây giờ, lấyPz bất kỳ thỏa |z ′′ | > R. Nếu chuỗi n=1 an z n hội tụ tại z ′′
n ′ ′′
′′ ′′ ∞ n ′′
thì |z | ∈ A và do đó |z | ≤ R, mâu thuẫn. Vậy n=1 an z phân kỳ tại z . Ta có điều phải chứng minh. □

Chú ý 3.6 Khi bán kính hội tụ R = ∞ thì chuỗi hội tụ tại mọi điểm trên C. Khi R = 0 thì chuỗi phân kỳ tại
mọi điểm khác 0.

Để xác định bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa, ta có thể áp dụng tiêu chuẩn Cauchy-Hadamard hoặc tiêu
chuẩn D’Alembert dưới đây.
P∞
Định lý 3.7 (Tiêu chuẩn Cauchy-Hadamard) Cho chuỗi lũy thừa n=1 an z n . Đặt
p
ρ = lim sup n |an |.
n→∞
P∞
Khi đó bán kính hội tụ R của chuỗi an z n xác định bởi
n=1


 0, nếu ρ = ∞

R = ∞, nếu ρ = 0
 1
 , nếu 0 < ρ < ∞.

ρ
P∞
Định lý 3.8 (Tiêu chuẩn D’Alembert) Cho chuỗi lũy thừa n=1 an z n . Đặt

an+1
ρ = lim .
n→∞ an
P∞
Khi đó bán kính hội tụ R của chuỗi n=1 an z n xác định bởi


 0, nếu ρ = ∞

R = ∞, nếu ρ = 0
 1
 , nếu 0 < ρ < ∞.

ρ

Ví dụ 3.9 Cho a > 1, tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa

X n! n
n2
z .
n=1
a

Giải. Ta có
an+1 n+1
lim = lim 2n+1 = 0.
n→∞ an n→∞ a

Theo tiêu chuẩn D’Alembert, chuỗi đã cho hội tụ trên toàn mặt phẳng phức. □
P∞
Ví dụ 3.10 Cho a ∈ C, tìm bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa n=1 (n + an )z n .
√ √
Giải. Với |a| ≤ 1 ta cóp n − 1 ≤ |n + an | ≤ n + 1. Do limn→∞ n n − 1 = limn→∞ n n + 1 = 1, nên theo nguyên
lý kẹp ta có limn→∞ n |an | = 1. Vậy trong trường hợp này bán kính hội tụ p của chuỗi đã cho là R = 1. Với
|a| > 1, ta có |a|n − n ≤ |an | ≤ |a|n + n. Sử dụng định lý kẹp ta có limn→∞ n |an | = |a|. Vậy bán kính hội tụ
1
của chuỗi lũy thừa đã cho trong trường hợp này là . □
|a|

5
Bài tập

Bài tập 3.1 Tìm bán kính hội tụ của các chuỗi lũy thừa sau:
P∞ xn
1. n=1 ;
n(n + 1)
P∞ n9 n
2. n=1 z ;
en
P∞ ein n
3. n=1 z ;
n5
P∞
4. n=1 3n z n ;
P∞ 2
5. n=1 qn zn ;
P∞
6. z n! ;
n=1
 n
P∞ 1
7. n=1 1 + zn;
2n
P∞ en n
8. n=1 z ;
n
P∞ 1 n
9. n=1 z ;
n!
P∞ (−1)n−1 2(n−1)
10. n=1 z .
2(n − 1)!
P∞ P∞
Bài
P∞ tập4 3.2 Giả sử chuỗi lũy thừa n=1 an z n có bán kính hội tụ R. Tìm bán kính hội tụ của n=1 an z 3n ,
n
n=1 an z .
P∞
Bài tập 3.3 Giả sử chuỗi lũy thừa n=1 an z n có bán kính hội tụ R < ∞. Chứng minh rằng với mọi z ∈ C với
|z| > R thì
sup |an z n | = ∞.
n≥1

Bài tập 3.4 Cho a > 1, tìm miền hội tụ của chuỗi

X (z − i)n
.
n=1
an + n2

Bài tập 3.5 Chứng minh rằng chuỗi


∞  n
X z+n
.
n=1
5nz
1
hội tụ trên miền |z| > .
5
P∞ P∞ an n+1
Bài tập 3.6 Chứng minh rằng bán kính hội tụ của hai chuỗi hàm n=1 an z n và n=1 z là bằng nhau
n+1
P∞ P∞
Bài tập 3.7 Chứng minh rằng bán kính hội tụ của hai chuỗi hàm n=1 an z n và n=1 nan z n−1 là bằng nhau
P∞ P∞
Bài tập 3.8 ChứngP∞minh rằng nếu chuỗi hàm n=1 fn hội tụ đều trên miền G và chuỗi hàm n=1 gn bị chặn
trên G, thì chuỗi n=1 fn gn hội tụ đều trên G.

You might also like