You are on page 1of 7

Bài giảng 8: Tích phân hàm phức

1 Đường
Định nghĩa 1.1 (Đường tham số trên mặt phẳng phức) Đường cong trong C là ánh xạ liên tục γ : [a, b] ⊂
R → C cho bởi
γ(t) = x(t) + iy(t), (t ∈ [a, b]),
trong đó x, y : [a, b] → R là các hàm liên tục. Ta cũng thường dùng thuật ngữ đường để chỉ ảnh C của ánh xạ γ.
Khi đó, γ(a) được gọi là điểm đầu, γ(b) được gọi là điểm cuối của đường cong C. Hàm γ(t) khi đó được gọi là
một biểu diễn tham số của đường cong C. Đường cong có biểu diễn tham số γ − : [−b, −a] → C, γ − (t) := γ(−t)
là đường cong cùng vết và ngược hướng với C. Ta ký hiệu đường cong này bởi C − .

Ví dụ 1.2 γ(t) = 2t − it với 0 ≤ t ≤ 1 là biểu diễn tham số của đoạn thẳng nối hai điểm z = 0 và z = 2 − i.

Định nghĩa 1.3 (Đường cong kín) Đường cong γ : [a, b] → C được gọi là một đường cong kín nếu điểm đầu
và điểm cuối của γ trùng nhau: γ(a) = γ(b).

Ví dụ 1.4 Đường tròn C với tâm z0 = x0 + iy0 và bán kính r > 0 là một đường cong kín. Một biểu diễn
tham số của C là γ(t) = (x0 + r cos t) + i(y0 + r sin t) với 0 ≤ t ≤ 2π. Điểm gốc và điểm cuối trùng nhau:
γ(0) = γ(2π) = z0 + r. Khi t chạy từ 0 đến 2π thì γ di chuyển trên đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng
hồ.

Định nghĩa 1.5 (Đường Jordan) Đường cong γ : [a, b] → C được gọi là đường Jordan nếu γ đơn ánh trên
(a, b). Nói cách khác, đường Jordan là đường cong không tự cắt.

Định nghĩa 1.6 (Đường cong trơn) Đường cong γ : [a, b] → C cho bởi γ(t) = x(t) + iy(t) được gọi là trơn
nếu x(t), y(t) là các hàm khả vi liên tục, đồng thời γ ′ (t) = x′ (t) + iy ′ (t) ̸= 0 tại mọi t ∈ [a, b].

Nhận xét 1.7 Nếu γ : [a, b] → C là một đường cong trơn, thì với mọi t0 ∈ [a, b], tiếp tuyến của đường cong tại
γ(t0 ) luôn tồn tại. Một véctơ chỉ phương của tiếp tuyến này là γ ′ (t0 ).

Mệnh đề 1.8 (Công thức tính độ dài đường cong trơn) Độ dài của đường cong trơn γ : [a, b] → C với
γ(t) = x(t) + iy(t) được cho bởi
Z b Z b p
L(γ) = |γ ′ (t)|dt = x′ (t)2 + y ′ (t)2 dt.
a a

Định nghĩa 1.9 (Hợp của các đường cong) Cho hai đường cong C1 , C2 với biểu diễn tham số lần lượt là
γ1 : [a, b] → C, γ2 : [c, d] → C sao cho điểm cuối của C1 trùng với điểm đầu của γ2 , tức là γ1 (b) = γ2 (c). Khi đó
C1 ∪ C2 là đường cong với điểm đầu là γ1 (a), điểm cuối là γ2 (d), với biểu diễn tham số γ : [a, b + d − c] → C cho
bởi (
γ1 (t), nếu a ≤ t ≤ b
γ(t) =
γ2 (t + c − b), nếu b ≤ t ≤ b + d − c.

Hoàn toàn tương tự, nếu có họ đường cong {Ci }1≤i≤n sao cho điểm cuối của Ci−1 trùng với điểm đầu của Ci ,
thì ta có hợp C1 ∪ C2 ∪ · · · ∪ Cn .

Định nghĩa 1.10 (Đường cong trơn từng khúc) Đường cong C được gọi là trơn từng khúc nếu nó là hợp
của hữu hạn các đường cong trơn.

Chú ý 1.11 Ta sẽ làm việc chủ yếu với các đường cong Jordan trơn từng khúc.

Định lý 1.12 (Jordan) Mỗi đường cong Jordan kín, trơn từng khúc C là biên của hai miền rời nhau trong C.
Hai miền này gồm một miền bị chặn và một miền không bị chặn. Miền bị chặn được gọi là miền trong của C,
miền không bị chặn được gọi là miền ngoài của C.

1
2 Tích phân hàm biến phức dọc theo đường cong
Tích phân của hàm biến phức theo đường cong được định nghĩa hoàn toàn tương tự như tích phân đường loại
2 trong giải tích thực.
Định nghĩa 2.1 (Tích phân của hàm biến phức dọc theo đường cong) Giả sử C là đường cong Jordan
trơn từng khúc cho bởi γ : [a, b] → C và f là hàm xác định trên C. Một phân hoạch P của C là một cách chia
đường cong C thành n cung bởi n + 1 điểm chia z0 = γ(a), z1 , z2 , . . . , zn = γ(b) trên cung đó. Ta thường viết
P = (z0 , z1 , . . . , zn ). Đường kính của phân hoạch P được xác định bởi d(P) := max1≤i≤n |zi − zi−1 |. Trên mỗi

cung zi−1 zi , lấy điểm ξi tùy ý (1 ≤ i ≤ n). Lập tổng tích phân của f trên C ứng với phân hoạch P, cho bởi:
n
X n
X
Sn (P, ξi ) := f (ξi )(zi − zi−1 ) = f (ξi )∆zi , (1)
i=1 i=1

với ∆zi = zi − zi−1 . Nếu giới hạn của Sn (P, ξi ) khi d(P) tiến đến 0 tồn tại, không phụ thuộc vào P và cách chọn
ξi , thì giới hạn đó được gọi là tích phân của f trên C. Khi đó ta nói f khả tích trên C và ta viết
Z
f (z)dz = lim Sn (P, ξi ).
C d(P)→0

Nhận xét 2.2 Từ định nghĩa, ta thấy ngay rằng f khả tích trên C khi và chỉ khi tồn tại số phức I sao cho
với mọi ϵ > 0, tồn tại δ > 0 sao cho với mọi phân hoạch RP = (z0 , z1 , . . . , zn ) của C với d(P) < δ, ta có

|Sn (P, ξi ) − I| < ϵ với mọi cách chọn ξi ∈ zi−1 zi . Khi đó I = C f (z)dz.

Từ định nghĩa, sự tồn tại của tích phân hàm phức trên đường cong có thể quy về sự tồn tại của tích phân đường
loại hai của các hàm thực. Cụ thể hơn, ta có:
Mệnh đề 2.3 (Liên hệ giữa tích phân hàm phức và tích phân đường loại hai của các hàm véctơ)
Giả sử C là đường cong Jordan trơn từng khúc cho bởi γ : [a, b] → C và f = u(x, y) + iv(x, y) là hàm xác định
trên C. Khi đó f khả tích trên C khi và chỉ khi tích phân đường loại hai của các hàm véctơ (u, −v) và (v, u) tồn
tại và ta có Z Z Z
f (z)dz = udx − vdy + i udy + vdx. (2)
C C C

Chứng minh. Gọi P = (z0 , z1 , . . . , zn ) là một phân hoạch của C, trong đó zi = xi + iyi với 1 ≤ i ≤ n. Đặt
∆zi = ∆xi + i∆yi , trong đó ∆xi = xi − xi−1 , ∆yi = yi − yi−1 . Giả sử ξi = αi + iβi là điểm tùy ý trên cung

zi−1 zi . Đặt ui = u(αi , βi ) và vi = v(αi , βi ). Khi đó, tổng tích phân (1) được viết lại dưới dạng
n
X
Sn (P, ξi ) = f (ξi )∆zi
i=1
Xn
= (ui + ivi )(∆xi + i∆yi )
i=1
Xn n
X
= (ui ∆xi − vi ∆yi ) + i (ui ∆yi + vi ∆xi ).
i=1 i=1
Pn Pn
Do i=1 (ui ∆xi − vi ∆yi ) và i=1 (ui ∆yi + vi ∆xi ) là các tổng tích phân của các tích phân đường loại hai của
các hàm véctơ (u, −v) và (v, u), nên ta có điều cần chứng minh. □

Mệnh đề 2.4 (Công thức tính) Giả sử C là đường cong Jordan trơn từng khúc cho bởi γ : [a, b] → C và f
là hàm xác định trên C. Giả sử f (γ(t)) và γ ′ (t) là các hàm liên tục từng khúc trên [a, b]. Khi đó, tích phân của
hàm f dọc theo C cho bởi:
Z Z b
f (z)dz = f (γ(t))γ ′ (t)dt.
C a

2
Chứng minh. Giả sử f = u(x, y) + iv(x, y) và γ(t) = x(t) + iy(t). Khi đó, áp dụng (2), ta được
Z Z Z
f (z)dz = udx − vdy + i udy + vdx
C C C
Z b   Z b  
′ ′ ′ ′
= u(x(t), y(t))x (t) − v((x(t), y(t))y (t) dt + i u(x(t), y(t))y (t) + v((x(t), y(t))x (t) dt
a a
Z b
= (u(x(t), y(t)) + iv(x(t), y(t)))(x′ (t) + iy ′ (t))dt
a
Z b
= f (γ(t))γ ′ (t)dt.
a

Chú ý 2.5 Nếu γ1 : [a, b] → C và γ2 : [c, d] → C là hai biểu diễn tham số của đường cong C thì
Z b Z d
f (γ1 (t))γ1′ (t)dt = f (γ2 (t))γ2′ (t)dt.
a c

Ví dụ 2.6 Tính tích phân Z


Re(z)dz,
L

trong đó L là đoạn thẳng nối z = 0 và z = 1 + i.


Giải. Trước hết ta thấy một biểu diễn của L là γ(t) = t + it, với 0 ≤ t ≤ 1. Do vậy
Z Z 1
Re(z)dz = Re(t + it)(1 + i)dt
L 0
Z 1
= (1 + i) tdt
0
2 1
t 1+i
= (1 + i) = .
2 0 2

Ví dụ 2.7 Tính tích phân Z


dz
,
C z − z0
trong đó C là đường tròn tâm z0 bán kính r > 0 với hướng dương.
Giải. Một biểu diễn tham số của C là γ(t) = z0 + reit với 0 ≤ t ≤ 2π. Do vậy
2π 2π
ireit
Z Z Z
dz
= dt = i dt = 2πi.
C z − z0 0 reit 0

3 Một số tính chất cơ bản của phân hàm phức


Từ mục trên, ta thấy tích phân của hàm biến phức dọc theo đường cong thừa hưởng các tính chất của tích
phân đường loại hai.
Định lý 3.1 Cho f, g là các hàm khả tích trên đường cong C và α ∈ C là một hằng số. Khi đó
R R
1. αf khả tích trên C và C (αf )(z)dz = α C f (z)dz.
R R R
2. f + g khả tích trên C và C (f + g)(z)dz = C f (z)dz + C g(z)dz.

Định lý 3.2 Cho f là khả tích trên đường cong C. Gọi C − là đường cong cùng vết với C và có hướng ngược lại.
Khi đó f cũng khả tích trên C − và Z Z
f (z)dz = − f (z)dz.
C C−

3
Định lý 3.3 Cho họ hữu hạn các đường cong {Ci }1≤i≤n , sao cho điểm cuối của Ci−1 là điểm đầu của Ci với
mọi 2 ≤ i ≤ n. Nếu f là hàm khả tích trên mỗi Ci thì f khả tích trên C = ∪ni=1 Ci và
Z Xn Z
f (z)dz = f (z)dz.
∪n
i=1 Ci i=1 Ci

Định lý 3.4 Nếu f là hàm liên tục trên đường cong trơn C thì
Z Z
f (z)dz ≤ |f (z)||dz|,
C C
p
ở đây |dz| = dx2 + dy 2 là vi phân cung.

Hệ quả 3.5 Cho f khả vi trên đường cong trơn C. Nếu có M > 0 sao cho |f (z)| ≤ M với mọi z ∈ C thì
Z
f (z)dz ≤ M L(C),
C

ở đây L(C) là độ dài của đường cong C.

Định lý 3.6 Cho {fn }∞ i=n là dãy hàm xác định trên miền D và hội tụ đều về hàm f trên D. Nếu với mỗi n,
hàm fn khả tích trên đường cong trơn (hay trơn từng khúc ) C ⊂ D, thì f cũng khả tích trên C và
Z Z
f (z)dz = lim fn (z)dz.
C n→∞ C

Phát biểu tương tự cũng đúng cho trường hợp chuỗi hàm.
P∞
Định lý 3.7 Cho n=1 fn là chuỗi hàm xác định trên miền D và hội tụ đều về hàm f trên D. Nếu với mỗi
n, hàm fn khả tích trên đường cong trơn (hay trơn từng khúc ) C ⊂ D, thì f cũng khả tích trên C và
Z ∞ Z
X
f (z)dz = fn (z)dz.
C n=1 C

4 Nguyên hàm
Định nghĩa 4.1 Cho f là hàm biến phức xác định trên miền D. Hàm F được gọi là một nguyên hàm của f
nếu F khả vi trên D và F ′ (z) = f (z) với mọi z ∈ D.

Tương tự giải tích thực, ta cũng có:


Mệnh đề 4.2 Nếu F và G là nguyên hàm của cùng một hàm f trên miền D, thì chúng sai khác nhau một
hằng số.
Chứng minh. Do F , G khả vi trên D nên chúng chỉnh hình trên D, do đó hiệu φ = F − G cũng là hàm chỉnh
hình trên D và φ′ (z) = F ′ (z) − G′ (z) = f (z) − f (z) = 0 với mọi z ∈ D. Vậy φ là hàm hằng trên D. □
Dưới đây là một vài tiêu chuẩn để xác định khi nào thì nguyên hàm của một hàm phức liên tục tồn tại.

Định lý 4.3 Cho f là hàm biến phức xác định và liên tục trên miền D. Khi đó các phát biểu sau đây là tương
đương.
(a) Tồn tại nguyên hàm F của f trên D.
(b) Tích phân của hàm biến phức f dọc theo đường cong trên D không phụ thuộc vào đường đi, nghĩa là với
bất kỳ hai điểm z1 , z2 ∈ D và với bất kỳ hai đường cong trơn C1 , C2 ⊂ D có chung điểm đầu z1 và điểm
cuối z2 ta có Z Z
f (z)dz = f (z)dz.
C1 C2

Khi đó, ta thường viết Z z2


f (z)dz
z1
R
để chỉ C
f (z)dz, trong đó C là đường cong bất kỳ nối hai điểm z1 và z2 .

4
(c) Tích phân của f dọc theo bất kỳ đường cong kín C ⊂ D bằng 0.

Chứng minh. Ta sẽ chứng minh (a) =⇒ (b) =⇒ (c) =⇒ (a).


Đầu tiên ta chứng minh (a) =⇒ (b). Lấy hai điểm bất kỳ z1 , z2 ∈ D và gọi C ⊂ D là đường cong trơn nằm
hoàn toàn trong D nối hai điểm z1 và z2 . Giả sử γ : [a, b] → C là biểu diễn tham số của C, với γ(a) = z1 , γ(b) = z2 .
Khi đó F ◦ γ là hàm khả vi liên tục trên [a, b] và theo quy tắc đạo hàm hàm hợp ta có:

(F (γ(t)))′ = F ′ (γ(t))γ ′ (t) = f (γ(t))γ ′ (t).

Do vậy
Z Z b b
f (z)dz = f (γ(t))γ ′ (t)dt = F (γ(t)) = F (z2 ) − F (z1 ),
C a a

dẫn đến (b) đúng.


Tiếp theo ta chứng minh (b) =⇒ (c). Lấy hai điểm z1 , z2 bất kỳ trên đường cong kín C, ta có thể tách C
thành hai đường cong C1 và C2 , trong đó C1 là phần đường cong nối z1 và z2 và C2 là phần đường cong nối z2
và z1 . Gọi C2− là đường cong cùng vết và ngược hướng với C2 . Khi đó C2− nối z1 và z2 và theo giả thiết (b) ta có
Z Z
f (z)dz = f (z)dz.
C1 C2−

Do vậy Z Z Z Z Z
f (z)dz = f (z)dz + f (z)dz = f (z)dz − f (z)dz = 0.
C C1 C2 C1 C2−

Cuối cùng, ta sẽ chứng minh (c) =⇒ (a). Lấy hai điểm bất kỳ z1 , z2 ∈ D và hai đường cong C1 , C2 ⊂ D nối
z1 và z2 . Khi đó C = C1 ∪ C2− ⊂ D là đường cong kín, do vậy
Z Z Z Z Z
0= f (z)dz = f (z)dz + f (z)dz = f (z)dz − f (z)dz.
C C1 C2− C1 C2

Vậy tích phân của f dọc theo đường cong trên D không phụ thuộc vào đường đi. Cố định z0 ∈ D và đặt
Z z
F (z) := f (w)dw.
z0

Ta sẽ chứng minh F khả vi và F ′ (z) = f (z) với mọi z ∈ D. Lấy z ∈ D bất kỳ và lấy số gia ∆z của biến, trước
hết ta tính số gia tương ứng của hàm:
Z z+∆z Z z Z z+∆z
F (z + ∆z) − F (z) = f (w)dw − f (w)dw = f (w)dw.
z0 z0 z

Mặc khác, ta cũng có


Z z+∆z
f (z)dw = f (z)∆z.
z

Từ hai đẳng thức trên, ta được


R z+∆z 
F (z + ∆z) − F (z) z
f (w) − f (z) dw
− f (z) = . (3)
∆z ∆z
Lấy ϵ > 0. Do f liên tục tại z nên tồn tại δ > 0 sao cho với mọi w ∈ D và |w − z| < δ thì |f (w) − f (z)| < ϵ.
Chọn ∆z < δ đủ nhỏ sao cho đoạn thẳng nối z và z + ∆z vẫn thuộc D. Khi đó với mọi w thuộc về đoạn thẳng
này, ta có |w − z| < |∆z| < δ và do vậy |f (w) − f (z)| < ϵ. Điều này dẫn đến
R z+∆z 
z
f (w) − f (z) dw 1
< ϵ|∆z| = ϵ. (4)
∆z |∆z|

Từ (3),(4) ta được F khả vi tại z và F ′ (z) = f (z). □


Từ chứng minh của Định lý 4.3 ta có:

5
Định lý 4.4 (Công thức Newton-Leibniz) Nếu F là một nguyên hàm của hàm biến phức f trên miền D
thì với mọi z1 , z2 ∈ D ta có Z z2
f (z)dz = F (z2 ) − F (z1 ).
z1

1−i
R 1−i z3 (1 − i)3
Ví dụ 4.5 0
z 2 dz = = .
3 0 3

Ví dụ 4.6 Nếu C là đường cong nối z1 , z2 và không đi qua điểm 0 thì


Z z2 z
1 1 2 1 1
2
dz = − = − .
z1 z z z1 z1 z2

6
Bài tập

Bài tập 4.1 Tính tích phân của các hàm sau trên đường cong C:
1. f (z) = z 3 ,
2. f (z) = z̄,
1
3. f (z) = ,
z
trong đó C có biểu diễn tham số γ(t) (0 ≤ t ≤ 1) với
a) γ(t) = 1 + it,

b) γ(t) = e−πit ,
c) γ(t) = 1 + it + t2 .

Bài tập 4.2 Tính tích phân của hàm f (z) = ez theo nửa đường tròn nối −3 đến 3. So sánh tích phân của hàm
này dọc theo đường thẳng nối −3 đến 3.

Bài tập 4.3 Cho n ∈ Z và z0 ∈ C. Tính C (z − z0 )n dz, trong đó C là đường tròn tâm z0 bán kính r > 0.
R

Bài tập 4.4 Tính tích phân Z


2
zez dz,
C

trong các trường hợp sau:

1. C là đường nối từ i đến −i + 2,


2. C là cung parabol y = x2 nối 0 và 1 + i.

Bài tập 4.5 Tính tích phân Z


sin zdz,
C

trong đó C là cung parabol y = x2 nối gốc tọa độ đến điểm 2 + 4i.

Bài tập 4.6 Chứng minh rằng Z


dz
≤ 2π,
C z2 + 2
trong đó C là đường tròn tâm tại gốc tọa độ với bán kính 2.

Bài tập 4.7 Chứng minh rằng


2z 2 + 3z
Z
162
dz ≤ π,
C 4z − 5 7
trong đó C là đường tròn tâm tại gốc tọa độ với bán kính 3.

You might also like