You are on page 1of 22

§2.

Các định lý Cauchy về tích phân


các hàm chỉnh hình
trên đường cong đóng
Nội dung bài học

1 Định lý Cauchy cho miền đơn liên, đa liên;


2 Sự tồn tại nguyên hàm.
Định lý Cauchy cho miền đơn liên
Định lý 1. Giả sử f (z) là một hàm chỉnh hình trong miền đơn liên
D. Khi đó với mọi chu tuyến trơn từng khúc γ ⊂ D ta có
Z
fdz = 0.
γ

Chứng minh.
• Trường hợp 1: γ = ∂ ∆ là biên của tam giác ∆, với ∆ ⊂ D.

Nối trung điểm các cạnh của ∆, tam giác ∆ được chia thành 4
tam giác bằng nhau ∆(k) (k = 1, 2, 3, 4), có biên tương ứng là γ (k) .
Khi đó Z 4 Z
fdz = ∑ fdz
γ k=1 (k)
γ

Thật vậy, ta viết vế phải thành tổng các tích phân theo các cạnh
của các tam giác ∆(k) . Chú ý rằng trên mỗi cạnh chung của các
tam giác ∆(k) , tích phân được tính hai lần theo hai chiều ngược
nhau. Vì vậy khi cộng lại chỉ còn các tích phân trên các cạnh của
tam giác ∆. Do đó ta thu được đẳng thức trên.
R
Đặt M = fdz . Ta có
γ

4 Z 4 Z
M = ∑ fdz ≤ ∑ fdz .
k=1 (k) k=1
γ γ (k)

Vì vậy, trong 4 tam giác ∆(k) , phải có ít nhất một tam giác mà ta
kí hiệu là ∆1 , sao cho
Z M
fdz ≥ .
4
∂ ∆1

Chia tam giác ∆1 thành 4 tam giác con bằng nhau và lặp lại lập
luận như trên ta thu được một tam giác con ∆2 ⊂ ∆1 sao cho
Z M
fdz ≥ 2
4
∂ ∆2

Tiếp tục quá trình trên ra vô hạn ta thu được một dãy các tam
giác {∆n } trong D sao cho:
i ∆n+1 ⊂ ∆n ∀n ≥ 1.
`
ii Chu vi tam giác ∆n là `n = n , với ` là chu vi của tam giác
2
∆.
R M
iii fdz ≥ n ∀n ≥ 1.
∂ ∆n 4
Do (i) ta có dãy các tập compact lồng nhau, nên tồn tại một điểm
z0 ∈ ∩∞n=1 ∆n . Hiển nhiên z0 ∈ D. Do f chỉnh hình tại z0 nên ta có
thể viết
f (z) = f (z0 ) + f 0 (z0 )(z − z0 ) + (z − z0 )h(z)
với z đủ gần z0 và lim h(z) = 0 = h(z0 ). Từ đó với n đủ lớn ta có
z→z0
Z Z Z Z
fdz = f (z0 ) dz + f 0 (z0 ) (z − z0 )dz + (z − z0 )h(z)dz.
∂ ∆n ∂ ∆n ∂ ∆n ∂ ∆n
Theo Hệ quả 3, §1 ta có
Z Z
dz = (z − z0 )dz = 0.
∂ ∆n ∂ ∆n

Do đó Z Z
fdz = (z − z0 )h(z)dz.
∂ ∆n ∂ ∆n

Với mọi ε > 0, do lim h(z) = 0 nên tồn tại số δ > 0 sao cho
z→z0

|h(z)| < ε, ∀z ∈ D ∩ D(z0 , δ ).


Do các tam giác ∆n thắt dần về z0 nên với n đủ lớn ta có
∆n ⊂ D(z0 , δ ). Khi đó, từ đẳng thức trên và (iii) ta có
M
Z Z
≤ fdz = (z − z0 )h(z)dz
4n
∂ ∆n ∂ ∆n

ε`2
≤ sup |z − z0 |.|h(z)|.lenth(∂ ∆n ) ≤ ε.(`n )2 = .
z∈∂ ∆n 4n
Từ đó suy ra
M ≤ ε`2
R
Do ε > 0 nhỏ tùy ý nên M = 0. Vậy fdz = 0
∂∆

• Trường hợp 2: γ = ∂ P, với P là hình đa giác, P ⊂ D.

Chia hình đa giác P thành một số hữu hạn các hình tam giác ∆1 ,
∆2 ,..., ∆n . Khi đó lập luận như chứng minh trong Trường hợp 1,
và áp dụng Trường hợp 1 ta có
Z n Z
fdz = ∑ fdz = 0.
k=1
γ ∂ ∆k
• Trường hợp tổng quát: γ là chu tuyến trơn từng khúc chứa
trong D.
Với mọi ε > 0, áp dụng Bổ đề Goursat, tồn tại một hình đa giác
P ⊂ D với các đỉnh trên γ sao cho
R R
fdz − fdz < ε

γ ∂P

Theo Trường hơp 2 ta có


R
fdz = 0.
∂P
Do đó R
fdz < ε

γ
Vì ε > 0 tùy ý nên ta nhận được
R
fdz = 0.

γ
Định lý được chứng minh.
Khi D là miền đơn liên bị chặn có biên là một chu tuyến trơn từng
khúc và hàm f chỉnh hình trên D, liên tục tới biên của D thì Định
lý 1 mở rộng được tới định lý sau đây:
Định lý 2. Giả sử D là một miền đơn liên bị chặn có ∂ D là một
chu tuyến trơn từng khúc và f là hàm chỉnh hình trên D, liên tục
trên D = D ∪ ∂ D. Khi đó
Z
fdz = 0.
∂D
Định lý Cauchy cho miền đa liên
Giả sử D là một miền đa liên có biên ngoài là chu tuyến γ và các
biên trong là các chu tuyến γ1 ,..., γn . Bằng cách rạch đi các đoạn
thẳng `1 , ..., `n nối từ biên ngoài γ tới các biên trong γ1 , ..., γn thì
miền đa liên D trở thành miền đơn liên D 0 và

∂ D 0 = ∂ D ∪ `+ + −
1 ∪ `1 ∪ · · · ∪ `n ∪ `n .

γ
γ2 γ1
`2 `1

γn
`n

Giả sử hàm f liên tục trên D. Do tích phân lấy trên các đoạn
`1 ,...,`n được tính hai lần theo hai chiều ngược nhau nên ta có
R R
fdz = fdz
∂D ∂ D0
Từ đó, Định lý Cauchy cho miền đơn liên D 0 cho ta định lý Cauchy
cho miền đa liên D.
Định lý 3. Giả sử D là miền đa liên bị chặn có biên là các chu
tuyến trơn hoặc trơn từng khúc. Giả sử f là một hàm chỉnh hình
trên D và liên tục trên D = D ∪ ∂ D. Khi đó
Z
fdz = 0.
∂D
Sự tồn tại nguyên hàm

Hệ quả 3, §1 chỉ ra rằng nếu hàm f liên tục và có nguyên hàm


trên miền D thì với mọi chu tuyến trơn từng khúc γ ⊂ D ta đều có
Z
fdz = 0.
γ

1
Nhưng ta cũng biết rằng, hàm f (z) = chỉnh hình trên miền
z
C \ {0} nhưng không có nguyên hàm trên C \ {0} vì

dz
Z
= 2πi 6= 0.
z
|z|=1

Vấn đề đặt ra là: Hàm cần có tính chất gì sẽ có nguyên hàm?


Giả sử f là một hàm liên tục trên miền đơn liên D sao cho với mọi
chu tuyến trơn từng khúc γ ⊂ D ta đều có
Z
fdz = 0.
γ

Cố định một điểm z0 ∈ D. Khi đó, với mọi điểm z ∈ D, tích phân
Zz
Φ(z) = f (η)dη
z0

chỉ phụ thuộc điểm z mà không phụ thuộc vào đường lấy tích
phân nối từ z0 tới z trong D. Do đó Φ(z) là một hàm số xác định
trên D.
Định lý 4. Giả sử f là một hàm liên tục trên miền đơn liên D sao
cho Z
fdz = 0
γ

với mọi chu tuyến trơn từng khúc γ ⊂ D. Cố định một điểm
z0 ∈ D, xét hàm Φ(z) xác định bởi
Zz
Φ(z) = f (η)dη, z ∈ D.
z0

Khi đó, Φ(z) là một nguyên hàm của hàm f (z) trên D.
Chứng minh Định lý 4
Vì tích phân xác định Φ(z) không phụ thuộc vào đường lấy tích
phân nên
z+∆z Zz z+∆z
Φ(z + ∆z) − Φ(z) 1 1
Z  Z
= f (η)dη − f (η)dη = f (η)dη,
∆z ∆z ∆z
z0 z0 z

ở đây ∆ đủ bé để đoạn thẳng [z, z + ∆] ⊂ D.


Suy ra
Φ(z + ∆z) − Φ(z) 1 z+∆z
Z  
− f (z) = f (η) − f (z) dη

∆z ∆z

z

|z + ∆z − z|
≤ max |f (η) − f (z)| = max |f (η) − f (z)| → 0
∆z η∈[z,z+∆] η∈[z,z+∆]

khi ∆z → 0. Ta có giới hạn trên vì f liên tục trên D. Suy ra


Φ(z + ∆z) − Φ(z)
Φ0 (z) = lim = f (z).
∆z→0 ∆z
Theo Định lý Cauchy cho miền đơn liên, tích phân của hàm chỉnh
hình trên mọi chu tuyến đều bằng 0. Ta có hệ quả sau của Định lý
4.
Hệ quả 5. Mọi hàm chỉnh hình trên miền đơn liên đều có nguyên
hàm.
Hệ quả 5 không còn đúng khi bỏ giả thiết về miền đơn liên. Thật
1
vậy hàm f (z) = chỉnh hình trên miền đa liên C \ {0}, nhưng
z
không có nguyên hàm.
Ví dụ

2
Ta sẽ chứng minh công thức biến đổi Fourier cho e −πx ,
Z∞
−πt 2 2
e = e −πx e −2πixt dx.
−∞

Đặc biệt t = 0 công thức trên trở thành tích phân của hàm Gauss
Z∞
2
e −πx dx = 1.
−∞
2
Chứng minh. Ta chỉ xét trường hợp t > 0. Đặt f (z) = e −πz . Khi
đó f là hàm chỉnh hình trên C. Xét đường cong kín γR là hình chữ
nhật có các đỉnh là các số phức: R, R + it, R − it, −R. Theo Định
lý Cauchy ta có Z
f (z)dz = 0
γR

Suy ra
Z Z Z Z
f (z)dz + f (z)dz + f (z)dz + f (z)dz = 0.
[−R,R] [R,R+it] [R+it,−R+it] [−R+it,−R]
Ta gọi 4 tích phân trên là I1 (R), I2 (R), I3 (R), I4 (R).
Rõ ràng
ZR
2
I1 (R) = e −πx dx.
−R

Đoạn [R, R + it] có biểu diễn tham số là z = R + yi với 0 ≤ y ≤ t.


Nên
Zt Zt
−π(R+yi)2 2 −y 2 +2Ryi)
I2 (R) = e idy = i e −π(R dy
0 0

Zt
2 2
= ie −πR e πy e −2πRyi dy .
0
2 2 2
Vì |e πy e −2πRyi | = e πy ≤ e πt với 0 ≤ y ≤ t nên

Zt 2
2
e πy e −2πRyi dy ≤ te πt .

0

Từ đó dẫn đến
2 2
|I2 (R)| ≤ e −πR .(te πt ) −→ 0 khi R → ∞.

Vì vậy I2 (R) → 0 khi R → ∞. Tương tự, I4 (R) → 0 khi R → ∞.


Đoạn [R + it, −R + it] có biểu diễn tham số là z = x + it với x chạy
từ R đến −R. Cho nên
Z−R ZR
−π(x+it)2 2 −t 2 +2xti)
I3 (R) = e dx = − e −π(x dx
R −R

ZR
πt 2 2
= −e e −πx e −2πixt dx.
−R
Trong đẳng thức

I1 (R) + I2 (R) + I3 (R) + I4 (R) = 0

cho R → ∞ ta nhận được


Z∞ Z∞
−πx 2 πt 2 2
e dx − e e −πx e −2πixt dx = 0.
−∞ −∞

Nhưng
Z∞
2
e −πx dx = 1
−∞

nên
Z∞
−πt 2 2
e = e −πx e −2πixt dx.
−∞

You might also like