You are on page 1of 6

Bài giảng 3: Hàm một biến phức

1 Hàm một biến phức


Định nghĩa 1.1 (Hàm biến phức) Cho E là một tập con của mặt phẳng phức. Một hàm biến phức đơn trị
f xác định trên E là một quy luật cho tương ứng mỗi số phức z ∈ E với một số phức w, ta viết

w = f (z), z ∈ E.

Trong trường hợp ứng với một giá trị z ∈ E có nhiều số phức w, thì ta gọi f là một hàm đa trị. Tập E được
gọi là tập xác định của hàm f .

Chú ý 1.2 Thông thường nếu không nhắc gì thêm ta giả sử rằng hàm biến phức đang xét là hàm đơn trị. Ta
cũng chỉ xét các hàm có miền xác định là một miền trong C.

Chú ý 1.3 Nếu ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trên miền G và là một đơn ánh, thì ta gọi f là hàm
đơn diệp. Nếu f không đơn diệp trên toàn miền G, thì ta có thể chia G thành các miền con lớn nhất Gi mà
trên đó f đơn diệp. Mỗi Gi như thế được gọi là một miền đơn diệp của f .
1
Ví dụ 1.4 1. Hàm ω = f (z) = có tập xác định là C \ {0}.
z
z2
2. Hàm f (z) = có tập xác định là C \ {i, −i}.
z2 + 1

Ví dụ 1.5 1. Hàm ω = f (z) = z 3 là một hàm đơn trị.



2. Hàm ω = f (z) = z 2 + z − 1 là một hàm đa trị.

Định nghĩa 1.6 (Phần thực và phần ảo của hàm biến phức) Hàm phức ω = f (z) = f (x + iy) có thể
được biểu diễn bởi hai hàm thực u, v của hai biến x, y như sau: f (z) = u(x, y) + iv(x, y). Ta gọi u(x, y) là phần
thực, v(x, y) là phần ảo của hàm ω = f (z).
1
Ví dụ 1.7 1. Xét hàm ω = f (z) = . Ta có thể tách phần thực và phần ảo của hàm f như sau:
z
1 x − iy x y
f (z) = = 2 = 2 −i 2 .
x + iy x + y2 x + y2 x + y2
x y
Vậy phần thực và phần ảo của ω = f (z) lần được cho bởi u = ,v = − 2 .
x2 + y 2 x + y2
2. Xét hàm f (z) = z 2 − 2z. Ta viết f (z) = (x + iy)2 − 2(x + iy) = (x2 − y 2 − 2x) + i(2xy − 2y). Vậy phần
thực và phần ảo của ω = f (z) được cho bởi u(x, y) = x2 − y 2 − 2x và v(x, y) = 2xy − 2y.

Chú ý 1.8 Ngược lại, nếu biết phần thực u(x, y) và phần ảo v(x, y) của hàm ω = f (z), ta có thể thu lại công
z + z̄ z − z̄
thức của hàm f theo biến phức z bằng cách thay x = , y = vào biểu diễn f = u(x, y) + iv(x, y).
2 2i
2 2
Chẳng hạn, xét ω = f (z) = x − y + 2ixy. Ta có
 2   2 
z + z̄ z − z̄
z + z̄ z − z̄
ω = f (z) = − + 2i
2 2i 2 2i
 2  2   
z + z̄ z − z̄ z + z̄ z − z̄
= + +2
2 2 2 2
 2
z + z̄ z − z̄
= + = z2.
2 2

1
2 Phép biến hình từ hàm biến phức
Cho hàm biến phức ω = f (z) xác định trên miền G ⊂ C. Xét hai mặt phẳng phức z = x + iy, ω = u + iv. Khi
đó, hàm biến phức ω = f (z) xác định một phép biến hình từ mặt phẳng z sang mặt phẳng ω. Ta giả sử rằng
C là một đường tham số trên mặt phẳng z cho bởi x(t) + iy(t), với tham số t chạy trên một đoạn I ⊂ R. Nếu
u(x, y), v(x, y) là phần thực và phần ảo của ω = f (z), thì ảnh của C qua f là tập hợp những điểm trên mặt
phẳng ω cho bởi u(x(t), y(t)) + iv(x(t), y(t)), với t ∈ I.
Ví dụ 2.1 Cho C là đường cong xác định bởi z = 5eiθ + 2e−iθ với θ ∈ R. Xác định dạng của đường cong.
Chứng minh. Viết z = x + yi = 5eiθ + 2e−iθ = 7 cos θ + 3i sin θ, ta được x = 7 cos θ và y = 3 sin θ. Đây là
dạng tham số của đường elip với phương trình

x2 y2
+ = 1.
49 9

3 Giới hạn, liên tục


Định nghĩa 3.1 (Lân cận) Cho z0 ∈ C và ϵ > 0. Ta gọi đĩa mở Dr (z0 ) là một ϵ-lân cận của điểm z0 . Với
N > 0, ta gọi N -lân cận của ∞ là tập DN (∞) := {z ∈ C : |z| > N }.

Các khái niệm quen thuộc về giới hạn và liên tục của hàm số biến số thực có thể được mở rộng một cách tự
nhiên cho hàm biến phức.
Định nghĩa 3.2 (Giới hạn) Cho z0 ∈ C và ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trong một lân cận D của
z0 (có thể trừ z0 ). Ta nói số phức L là giới hạn của hàm số ω = f (z) khi z tiến đến z0 , ký hiệu limz→z0 f (z) = L
nếu
(∀ϵ > 0) (∃δ > 0), (∀z ∈ D : 0 < |z − z0 | < δ =⇒ |f (z) − L| < ϵ).
Cũng tương tự như dãy số phức, việc khảo sát giới hạn của hàm biến phức có thể quy về việc khảo sát giới
hạn của phần thực và phần ảo tương ứng. Giả sử hàm biến phức ω = f (z) có phần thực và phần ảo lần lượt là
u(x, y) và v(x, y). Nếu z0 = x0 + iy0 và L = a0 + ib0 , ta có
(
lim(x,y)→(x0 ,y0 ) u(x, y) = a0
lim f (z) = L ⇐⇒
z→z0 lim(x,y)→(x0 ,y0 ) v(x, y) = b0 .

Định nghĩa giới hạn trên có thể mở rộng cho trường hợp khi z0 = ∞ hay L = ∞. Cụ thể hơn ta có các định
nghĩa giới hạn mở rộng sau.
Định nghĩa 3.3 (Giới hạn hữu hạn tại vô tận) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trong một
lân cận D của ∞. Ta nói số phức L là giới hạn của hàm số ω = f (z) khi z tiến đến ∞, ký hiệu limz→∞ f (z) = L
nếu
(∀ϵ > 0) (∃N > 0), (∀z ∈ D : |z| > N =⇒ |f (z) − L| < ϵ).

Định nghĩa 3.4 (Hàm số tiến đến vô tận) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trong một lân
cận D của z0 (có thể trừ z0 ). Ta nói hàm số ω = f (z) tiến đến ∞ khi z tiến đến z0 , ký hiệu limz→z0 f (z) = ∞
nếu
(∀N > 0) (∃δ > 0), (∀z ∈ D : 0 < |z − z0 | < δ =⇒ |f (z)| > N ).

Định nghĩa 3.5 (Giới hạn vô tận tại vô tận) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trong một lân
cận D của ∞. Ta nói hàm số ω = f (z) tiến đến ∞ khi z tiến đến ∞, ký hiệu limz→∞ f (z) = ∞ nếu

(∀M > 0) (∃N > 0), (∀z ∈ D : |z| > N =⇒ |f (z)| > M ).

Tương tự các kết quả đã biết ở giải tích thực, ta có


Định lý 3.6 (Mọi giới hạn riêng bằng nhau thì hội tụ) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định
trong một lân cận D của z0 . Khi đó limz→z0 f (z) = L khi và chỉ khi

(với mọi dãy {zn }∞


n=1 ⊂ C), ( lim zn = z0 =⇒ lim f (zn ) = L).
n→∞ n→∞

2
Định nghĩa 3.7 (Hàm liên tục tại một điểm) Cho z0 ∈ C và ω = f (z) là một hàm biến phức xác định
trong một lân cận D của z0 . Ta nói hàm ω = f (z) là liên tục tại z0 nếu

lim f (z) = f (z0 ).


z→z0

Định nghĩa 3.8 (Hàm liên tục trên miền) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trên một miền
G ⊂ C. Ta nói hàm ω = f (z) là liên tục trên G nếu nó liên tục tại mọi điểm của G.

4 Hàm khả vi
Định nghĩa 4.1 (Đạo hàm) Cho ω = f (z) là một hàm biến phức xác định trên miền G ⊂ C chứa điểm
z = x + iy. Xét số gia của biến ∆z = ∆x + i∆y, sao cho z + ∆z ∈ D, ta gọi ∆ω là số gia tương ứng của hàm
ω = f (z) xác định bởi
∆ω = f (z + ∆z ) − f (z).
∆ω
Nếu có giới hạn hữu hạn khi ∆z → 0, thì ta nói hàm ω = f (z) khả vi (hay có đạo hàm) tại z. Giới hạn
∆z
này được gọi là đạo hàm của hàm ω = f (z) tại z, ký hiệu bởi f ′ (z) hay ω ′ (z). Ta viết

∆ω f (z + ∆z) − f (z)
f ′ (z) = lim = lim .
∆z→0 ∆z ∆z→0 ∆z

Nhận xét 4.2 Về mặt hình thức, định nghĩa đạo hàm của hàm biến phức hoàn toàn tương tự như trường hợp
hàm biến thực. Tuy vậy ta cần chú ý rằng số gia ∆z = ∆x + i∆y tiến về 0 theo mọi hướng.

Ví dụ 4.3 Xét tính khả vi và tính đạo hàm của hàm ω = f (z) = z 2 − 2z.
Giải. Trước hết ta tính số gia tương ứng của hàm:

∆ω = f (z + ∆z) − f (z) = (z + ∆z)2 − 2(z + ∆z) − (z 2 − 2z)


= 2z∆z + (∆z)2 − 2∆z.

∆ω ∆ω
Từ đây ta được = 2z + ∆z − 2, do vậy lim∆z→0 = 2z − 2. □
∆z ∆z

Ví dụ 4.4 Xét tính khả vi và tính đạo hàm của hàm ω = f (z) = z̄.
Giải. Với số gia của biến ∆z = ∆x + i∆y, số gia tương ứng của hàm được tính bởi

∆ω = z + ∆z − z = ∆z = ∆x − i∆y.
∆ω
Do đó, với ∆x = 0 thì ∆ω = −i∆y, ∆z = i∆y, từ đó ta được lim∆z→0 = −1. Mặc khác, với ∆y = 0 thì
∆z
∆ω
∆ω = ∆x, ∆z = ∆x, và do vậy lim∆z→0 = 1. Do kết quả tính hai giới hạn riêng là khác nhau nên hàm
∆z
ω = f (z) = z̄ không khả vi tại bất kỳ z ∈ C. □

Kết quả dưới đây cho phép ta kiểm tra tính khả vi của hàm biến phức khi biết phần thực và phần ảo.

Định lý 4.5 (Điều kiện Cauchy-Riemann cho tính khả vi) Nếu hàm biến phức ω = f (z) = u(x, y) +
iv(x, y) khả vi tại z = x + iy thì phần thực u(x, y) và phần ảo v(x, y) tương ứng của f phải có các đạo hàm
riêng cấp một tại (x, y) và các đạo hàm riêng này phải thỏa mãn điều kiện Cauchy-Riemann (CR):

∂u ∂v

 (x, y)
 = (x, y)
∂x ∂y (1)
∂u ∂v
 (x, y)
 = − (x, y).
∂y ∂x

Ngược lại, nếu các hàm phần thực u(x, y) và phần ảo v(x, y) khả vi tại (x, y) và thỏa mãn điều kiện Cauchy-
Riemann (1), thì hàm phức tương ứng ω = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) khả vi tại z = x + iy, đồng thời:

∂u ∂v ∂v ∂u
f ′ (z) = (x, y) + i (x, y) = (x, y) − i (x, y). (2)
∂x ∂x ∂y ∂y

3
Chứng minh. Trước hết, giả sử hàm biến phức ω = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) khả vi tại z = x + iy. Khi đó,
tồn tại giới hạn
∆ω
lim = f ′ (z). (3)
∆z→0 ∆z

Giới hạn này tồn tại khi ∆z → 0 theo mọi cách. Với ∆z = ∆x, đẳng thức (3) dẫn đến
 
′ u(x + ∆x, y) − u(x, y) + i v(x + ∆x, y) − v(x, y)
f (z) = lim
∆x→0
 ∆x 
u(x + ∆x, y) − u(x, y) v(x + ∆x, y) − v(x, y)
= lim +i .
∆x→0 ∆x ∆x

Do giới hạn ở vế phải tồn tại hữu hạn nên các phần thực và phần ảo tương ứng cũng có giới hạn hữu hạn. Do
đó, các đạo hàm riêng của u, v theo biến x tồn tại và
∂u ∂v
f ′ (z) = (x, y) + i (x, y). (4)
∂x ∂x
Hoàn toàn tương tự, với ∆z = i∆y, từ (3) ta nhận được
 
′ u(x, y + ∆y) − u(x, y) + i v(x, y + ∆y) − v(x, y)
f (z) = lim
∆y→0 i∆y
 
u(x, y + ∆y) − u(x, y) v(x, y + ∆y) − v(x, y)
= lim (−i) + .
∆x→0 ∆y ∆y

Do vậy, các đạo hàm riêng của u, v theo biến y tồn tại và
∂u ∂v
f ′ (z) = (−i) (x, y) + (x, y). (5)
∂y ∂y

So sánh (4) và (5), ta nhận được điều kiện Cauchy-Riemann (1).


Ngược lại, giả sử u(x, y) và v(x, y) là các hàm khả vi thỏa mãn điều kiện Cauchy-Riemann (1). Với ω =
f (z) = u(x, y) + iv(x, y), ta có
∆ω ∆u + i∆v
= . (6)
∆z ∆x + i∆y
Do u(x, y) và v(x, y) là các hàm khả vi tại (x, y) nên ta có thể viết
∂u ∂u
∆u = ∆x + ∆y + α|∆z|
∂x ∂y
∂v ∂v
∆v = ∆x + ∆y + β|∆z|, (7)
∂x ∂y
p
trong đó |∆z| = (∆x)2 + (∆y)2 và α, β → 0 khi |∆z| → 0. Thay (7) vào (6) và sử dụng điều kiện Cauchy-
Riemann ta được
   
∂u ∂u ∂v ∂v
∆x + ∆y + i ∆x + ∆y + (α + iβ)|∆z|
∆ω ∂x ∂y ∂x ∂y
=
∆z ∆x + i∆y
∂u ∂v |∆z|
= +i + (α + iβ) .
∂x ∂x ∆z
Do α, β → 0 khi |∆z| → 0, nên từ đẳng thức trên ta có
∆ω ∂u ∂v
lim = +i .
∆z→0 ∆z ∂x ∂x
Vậy hàm biến phức ω = f (z) khả vi tại z = x + iy và ta cũng đồng thời có đẳng thức (2). □

Ví dụ 4.6 Ta quay trở lại ví dụ 4.3. Phần thực và phần ảo của hàm ω = f (z) = z 2 − 2z cho bởi u(x, y) =
x2 − y 2 − 2x và v(x, y) = 2xy − 2y. Tính các đạo hàm riêng ta được ux = 2x − 2, uy = −2y, vx = 2y, vy = 2x − 2.
Các đạo hàm riêng đều liên tục và điều kiện Cauchy-Riemann được thỏa mãn, do vậy hàm ω = f (z) khả vi tại
mọi điểm z ∈ C.

4
Ví dụ 4.7 Xét hàm ω = f (z) = z Re(z). Phần thực và phần ảo của hàm này được cho bởi u(x, y) = x2
và v(x, y) = xy. Ta có ux = 2x, uy = 0, vx = y, vy = x, vậy các đạo hàm riêng đều liên tục. Điều kiện
Cauchy-Riemann được thỏa mãn khi và chỉ khi x = y = 0. Vậy hàm ω = f (z) chỉ khả vi tại z = 0.

Chú ý 4.8 Điều kiện Cauchy-Riemann chỉ là điều kiện cần để hàm biến phức khả vi. Tính khả vi của các hàm
phần thực và phần ảo tương ứng là không thể bỏ qua (xem phần bài tập).

Do khái niệm khả vi và đạo hàm của hàm biến phức được định nghĩa hoàn toàn tương tự như hàm biến thực,
và đạo hàm của hàm biến phức có thể tính thông qua các đạo hàm riêng của các hàm biến thực, nên các quy
tắc tính đạo hàm của hàm biến thực vẫn còn đúng cho hàm biến phức.

Mệnh đề 4.9 (Quy tắc tính đạo hàm) Cho f, g là các hàm khả vi tại z, khi đó
1. (f (z) + g(z))′ = f ′ (z) + g ′ (z);
2. (αf (z))′ = αf (z)′ , với mọi α ∈ C;
3. (f (z)g(z))′ = f ′ (z)g(z) + g ′ (z)f (z);
′
f ′ (z)g(z) − f (z)g ′ (z)

f (z)
4. = (với g(z) ̸= 0);
g(z) (g(z))2

5. Nếu u khả vi tại z và f khả vi tại u(z) thì f ◦ u khả vi tại z và (f (u(z)))′ = f ′ (u(z))u′ (z).

5 Ý nghĩa hình học của đạo hàm


Xét hàm biến phức ω = f (z) = f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y), xem như phép biến hình từ mặt phẳng z = x + iy
sang mặt phẳng ω = u + iv. Giả sử f khả vi tại z = x + iy và f ′ (z) ̸= 0. Khi đó, từ điều kiện Cauchy-Riemann,
ma trận Jacobian của phép biến hình trên được cho bởi
 
a −b
A= ,
b a

∂u ∂v ∂v ∂u
trong đó a = = ,b= = − . Do đó, tồn tại góc θ sao cho ma trận A được viết lại dưới dạng
∂x ∂y ∂x ∂y
 
′ cos θ − sin θ
A = |f (z)| ,
sin θ cos θ
 
cos θ − sin θ
với là ma trận của phép quay. Ta xem Jacobian của phép biến hình trên tại z là tích của một
sin θ cos θ
phép quay và một phép vị tự. Vậy phép biến hình ω = f (z) bảo toàn góc giữa hai đường cong đi qua z. Ta nói
phép biến hình với tính chất trên là một phép biến hình bảo giác. Đồng thời, giá trị |f ′ (z)| đại diện cho độ co
giãn của phép biến hình. Nếu |f ′ (z)| < 1 thì ta gọi ω = f (z) là phép biến hình co, nếu |f ′ (z)| > 1 thì ta gọi
ω = f (z) là phép biến hình giãn.
Chú ý 5.1 Để hàm biến phức ω = f (z) là bảo giác thì ta cần điều kiện f ′ (z) ̸= 0. Ví dụ sau cho thấy điều
kiện này là không thể lược bỏ. Xét hàm ω = f (z) = z 2 , ta có f khả vi tại z = 0 và f ′ (0) = 0. Góc giữa nửa trục
π
dương Ox và nửa trục dương Oy là . Mặc khác, ảnh của nửa trục dương Ox qua ω = f (z) là nửa trục dương
2
Ou, ảnh của nửa trục dương Oy qua ω = f (z) là nửa trục âm Ou. Vậy góc giữa các nửa trục dương Ox và Oy
không được bảo toàn qua ω = f (z).

5
Bài tập

Bài tập 5.1 Xác định dạng của đường cong có tham số hóa cho bởi:
1. z = z1 + (z2 − z1 )t với 0 ≤ t ≤ 1, z1 , z2 là các hằng số;
2. z = e4iθ + 2, với 0 ≤ i ≤ 2π.

Bài tập 5.2 Xét tính liên tục của các hàm biến phức sau tại z = 0:
 2 2
 x (2 + i) − y (1 + 2i) , nếu z ̸= 0
1. ω = f (z) = x + y2
2

0, nếu z = 0.

 2 2
 x y(1 − i) − y x(1 + i) , nếu z ̸= 0
2. ω = f (z) = x + y2
2

0, nếu z = 0.

Bài tập 5.3 Xét tính khả vi của ω = f (z) = |z|2 tại z = 0, z − i.

Bài tập 5.4 Xét tính khả vi của hàm


 2
 xy (x − 2iy) , nếu z ̸= 0
ω = f (z) = x3 + y 4
0, nếu z = 0

tại z = 0.

Bài tập 5.5 Cho hàm biến phức


 3 3
 x (1 + i) − y (1 − i) , nếu z ̸= 0
ω = f (z) = x2 + y 2
0, nếu z = 0.

Chứng minh rằng hàm ω = f (z) liên tục tại 0, thỏa mãn điều kiện Cauchy-Riemann tại 0 nhưng không khả vi
tại 0.

Bài tập 5.6 Cho ω = f (z) là hàm biến phức xác định trên miền D ⊂ C. Chứng minh rằng nếu f (z) khả vi
trên miền D và f ′ (z) = 0 tại mọi z ∈ D thì f là hàm hằng.

Bài tập 5.7 Cho ω = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) là hàm biến phức khả vi tại mọi điểm thuộc miền D ⊂ C. Chứng
tỏ rằng nếu hai đường cong u(x, y) = u0 , v(x, y) = v0 giao nhau tại (x0 , y0 ), thì tích hệ số góc của hai tiếp tuyến
tương ứng của hai đường cong này tại (x0 , y0 ) là −1.

You might also like