You are on page 1of 7

Bài giảng 7: Một số hàm sơ cấp

1 Hàm mũ
Định nghĩa 1.1 Hàm ω = f (z) = ez := ex (cos y + i sin y) được gọi là hàm mũ.

Chú ý 1.2 1. Hàm mũ thu hẹp trên tập số thực R trùng với hàm biến thực ex thông thường. Ta nói rằng
hàm biến phức ez là thác triển của hàm biến thực ex ra toàn mặt phẳng phức.
2. Hàm ez chỉnh hình trên toàn mặt phẳng phức và đạo hàm của ez bằng chính nó.
3. Với z = x + iy thì |ez | = ex = eRe(z) và arg(ez ) = y + k2π, k ∈ Z.

Cho x = 0, ta thu lại được công thức Euler. Từ định nghĩa ta dễ kiểm tra trực tiếp các tính chất sau đây của
hàm mũ.
Mệnh đề 1.3 Với mọi z1 , z2 ∈ C ta có
1. ez1 ez2 = ez1 +z2 ;
ez1
2. = ez1 −z2 .
ez2
Định lý 1.4 (Tính tuần hoàn của hàm mũ) Hàm ω = f (z) = ez là hàm tuần hoàn với chu kỳ cơ sở 2πi.

Chứng minh. Với z = x + iy và k ∈ Z, ta có ez+2kπi = ex+(2kπ+y)i = ex (cos(2kπ + y) + i sin(2kπ + y)) =


ex (cos y + i sin y) = ez . Vậy ez là hàm tuần hoàn. Giả sử có α = a + ib sao cho ez = ez+α với mọi z = x + iy ∈ C.
Khi đó ex = ex+a và y + b = y + 2kπ (k ∈ Z) với mọi x, y ∈ R. Điều này dẫn đến a = 0 và b = 2kπ(k ∈ Z). Do
vậy ez là hàm tuần hoàn với chu kỳ cơ sở 2πi. □

Hệ quả 1.5 D là một miền đơn diệp của hàm ez khi và chỉ khi D không chứa hai điểm z1 , z2 với z1 − z2 =
i2kπ, k ∈ Z.

Mệnh đề 1.6 Hàm ez là bảo giác trên mọi miền đơn diệp của nó.

2 Các hàm lượng giác và các hàm hyperbolic


Từ công thức Euler, ta có thể định nghĩa các hàm lượng giác như sau:

Định nghĩa 2.1 Các hàm lượng giác sin, cos, tan, cot được cho bởi
eiz − e−iz eiz + e−iz sin z π cos z
sin z := , cos z := , tan z := (z ̸= +kπ, k ∈ Z), cot z := (z ̸= kπ, k ∈ Z).
2i 2 cos z 2 sin z
Định nghĩa 2.2 Các hàm hyperbolic sinh, cosh, tanh, coth được cho bởi
ez − e−z ez + e−z sinh z π cosh z
sinh z := , cosh z := , tanh z := (z ̸= + kπ, k ∈ Z), coth z := (z ̸= kπ, k ∈ Z).
2 2 cosh z 2 sinh z
Chú ý 2.3 Các tính chất chẵn (lẻ), tuần hoàn, các công thức lượng giác hay hyperbolic cơ bản quen thuộc đã
được biết trong trường hợp thực vẫn đúng cho trường hợp phức. Chẳng hạn, cos z là hàm chẵn, sin z là hàm lẻ,
sin z, cos z là hàm tuần hoàn với chu kỳ cơ sở 2π. Các hàm trên đều chỉnh hình trên miền xác định của chúng,
đồng thời công thức tính đạo hàm của chúng hoàn toàn tương tự các công thức quen thuộc đã được học trong
trường hợp thực.

Mệnh đề 2.4 (Mối liên hệ giữa các hàm lượng giác và hyperbolic) Với mọi z = x + iy ∈ C ta :
1. sin(iz) = i sinh z, sin z = −i sinh(iz), cos z = cosh(iz), cos(iz) = cosh z.
2. sin z = sin x cosh y + i cos x sinh y, cos z = cos x cosh y − i sin x sinh y.
3. | sin z|2 = sin2 x + sinh2 y, | cos z|2 = cos2 x + sinh2 y.

Hệ quả 2.5 Các hàm sin z, cos z có môđun không bị chặn.

1
3 Hàm logarit
Định nghĩa 3.1 (Logarit của số phức) Số phức ω được gọi là một logarit của số phức z ̸= 0 nếu eω = z,
ký hiệu ω = log z.
Chú ý 3.2 1. z = 0 không có logarit.
2. Nếu z ̸= 0 là số phức viết dưới dạng cực z = reiφ , với r = |z| và φ là argumen chính của z, thì ω là một
logarit của z khi và chỉ khi ω = ln r + i(φ + 2kπ), k ∈ Z.
3. Mỗi số phức z ̸= 0 có vô hạn đếm được logarit, cho bởi log z = ln |z|+i arg z = ln |z|+i(Arg z +k2π), k ∈ Z.
Mệnh đề 3.3 Với mọi số phức z1 , z2 khác 0, ta có
1. log(z1 z2 ) = log z1 + log z2 ;
 
z1
2. log = log z1 − log z2 .
z2

Chứng minh. Ta chứng minh phát biểu đầu tiên, phát biểu còn lại được chứng minh hoàn toàn tương tự. Ta

log(z1 z2 ) = ln |z1 z2 | + i arg(z1 z2 ) = ln |z1 | + ln |z2 | + i(arg z1 + i arg z2 ) = log z1 + log z2 .

Định nghĩa 3.4 (Giá trị chính của logarit phức) Giá trị chính của logarit của số phức z ̸= 0 là logarit ω
của z sao cho Im(ω) ∈ (−π, π], ký hiệu Log z.
π
Ví dụ 3.5 Số phức z = −3i có dạng cực cho bởi z = 3e−i 2 , do vậy Log(−3i) = ln 3 − i π2 .

Định nghĩa 3.6 (Hàm logarit) Hàm logarit ln z xác định trên miền D ⊂ C \ {0} là hàm ngược của hàm mũ
ez , xác định bằng cách đặt tương ứng mỗi z ∈ D với tập tất cả các logarit của z, tức là
ln z := {ω ∈ C : eω = z}.
Chú ý 3.7 Như vậy, logarit là một hàm đa trị, ảnh của mỗi z ̸= 0 qua hàm logarit là tập vô hạn đếm được.
1
Chú ý 3.8 Trên mỗi miền đơn diệp, hàm logarit khả vi và theo quy tắc đạo hàm của hàm ngược ta có (ln z)′ = .
z
Định nghĩa 3.9 (Nhánh chính của hàm logarit) Nhánh chính của hàm logarit là hàm ω = f (z) = Ln z
với miền xác định là tập {z = x + iy : x ∈ R, −y ∈ (−π, π]}, được cho bởi Ln z = ln |z| + i Arg z.
Chú ý 3.10 Với mỗi z ∈ C với phần ảo thuộc (−π, π], giá trị Ln z chính là giá trị chính của logarit của z.
Chú ý 3.11 1. Hạn chế của hàm Ln lên tập các số thực dương trùng với hàm logarit thực.
2. Không phải lúc nào đẳng thức Ln ω z = z Ln ω cũng đúng, chẳng hạn xét ω = −i, z = 2, ta có Ln(−i)2 =
iπ −iπ
Ln(−1) = iπ, nhưng 2 Ln(−i) = 2 Ln(e− 2 ) = 2 = −iπ.
2

4 Hàm lũy thừa


Định nghĩa 4.1 Hàm lũy thừa là hàm biến phức có dạng ω = f (z) = z n , với n là số nguyên dương.
Chú ý 4.2 1. Hàm z n chỉnh hình trên C và (z n )′ = nz n−1 .
2. Nếu n > 1 thì hàm z n bảo giác tại mọi z ̸= 0, tại điểm z = 0, hàm z n mất tính bảo giác.
3. D là một miền đơn diệp của hàm z n khi và chỉ khi D không chứa hai điểm z1 , z2 với
2kπ
|z1 | = |z2 | và arg z1 = arg z2 + (k ∈ Z).
n
, ta có hàm ngược f −1 cho bởi một giá trị của căn bậc n của các phần tử
Trên mỗi miền đơn diệp của f √
−1
trên D. Ta ký hiệu f (z) = n z, và gọi là một nhánh giá trị của căn bậc n của z. Mỗi nhánh này là
√ 1 1
chỉnh hình và đạo hàm được cho bởi n z = z n −1 .
n

2
Định nghĩa 4.3 (Lũy thừa phức của số phức) Cho z, ω ∈ C là các số phức và z ̸= 0. Lũy thừa ω của z,
ký hiệu z ω , được xác định bởi công thức:

z ω := eω log z = eω(ln |z|+i(Arg z+k2π)) .

Chú ý 4.4 Như vậy, lũy thừa phức z ω của một số phức z có thể có vô hạn đếm được các giá trị khác nhau,
trong đó giá trị eω Log z được gọi là giá trị chính của z ω .

Ví dụ 4.5 Ta tính ii . Dạng cực của i là i = e 2 , ta được log i = i( π2 + k2π), k ∈ Z. Do vậy ii = ei log i =
π π
e− 2 e−2kπ . Giá trị chính là e− 2 .

5 Hàm tuyến tính


Định nghĩa 5.1 Hàm tuyến tính là hàm biến phức có dạng ω = f (z) = az + b, trong đó a, b ∈ C, a ̸= 0.

Nhận xét 5.2 1. Từ định nghĩa ta thấy ngay hàm tuyến tính f (z) = az + b là một song ánh và ánh xạ
z
ngược được cho bởi f −1 (z) = − b, đồng thời, f (z) = az + b là hàm nguyên và f ′ (z) = b.
a
2. Giả sử dạng cực của a là a = αeiφ , khi đó, với 0 ̸= z = reiθ ta có

f (z) = αrei(φ+θ) + B.

Do vậy, phép biến hình qua f (z) được thực hiện theo ba bước sau:
⋄ Thực hiện phép vị tự hệ số α.
⋄ Thực hiện phép quay góc φ.
⋄ Thực hiện phép tịnh tiến theo véctơ xác định bởi b.

Mệnh đề 5.3 Phép biến hình thực hiện bởi hàm tuyến tính là một phép đồng dạng. Đặc biệt, qua các phép
biến hình này, ảnh của đường thẳng là đường thẳng, ảnh của đường tròn là đường tròn.

1
6 Hàm
z
1 1 1
Hàm phức ω = f (z) = xác định trên miền C \ {0}, song ánh và có ánh xạ ngược f (z) = , đồng thời f (z) =
z z z
1 1
chỉnh hình tại mọi điểm thuộc miền xác định và f ′ (z) = − 2 . Ta có thể mở rộng hàm f (z) = lên toàn mặt
z z
phẳng phức mở rộng bằng cách đặt


 ∞ khi z = 0

f (z) := 0 khi z = ∞
 1
khi z ̸∈ {0, ∞}.


z
1
Hàm f (z) = liên hệ chặt chẽ với phép nghịch đảo đã học ở bậc phổ thông. Ta nhắc lại:
z
Định nghĩa 6.1 Trên mặt phẳng phức, cho đường tròn C = Cr (z0 ) và hai điểm z, z ′ . Hai điểm z, z ′ được gọi
là đối xứng với nhau qua đường tròn C nếu hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:
1. z và z ′ nằm trên cùng một tia gốc tại tâm z0 của C.
2. Tích khoảng cách từ hai điểm z và z ′ đến tâm z0 bằng bình phương bán kính của đường tròn C, tức là
|z − z0 ||z ′ − z0 | = r2 .
Một cách tương đương, hai điều kiện trên có thể viết gọn thành

arg(z − z0 ) = arg(z ′ − z0 ) và |z − z0 ||z ′ − z0 | = r2 .

Phép biến hình biến điểm z ∈ C \ {z0 } thành điểm đối xứng của nó qua đường tròn C = Cr (z0 ) được gọi là phép
nghịch đảo cực z0 , phương tích r2 , hay còn gọi là phép đối xứng qua đường tròn Cr (z0 ).

3
Mệnh đề 6.2 Trên mặt phẳng phức, cho đường tròn C = Cr (z0 ) và hai điểm z, z ′ . Hai điểm z, z ′ đối xứng với
nhau qua đường tròn C nếu và chỉ nếu
r2
z′ = + z0 .
z − z0

Bằng hình học sơ cấp, ta có thể chứng minh:


Mệnh đề 6.3 Hai điểm z, z ′ đối xứng với nhau qua đường tròn C nếu và chỉ nếu mọi đường tròn C ′ đi qua z, z ′
đều trực giao với C.
1 1
Viết ω = f (z) = = 2 z̄, ta thấy |ωz| = 1 và arg ω = arg z̄, do đó w̄ và z đối xứng với nhau qua đường tròn
z |z|
1
đơn vị. Vậy, phép biến hình qua hàm f (z) = được thực hiện theo hai bước sau:
z
⋄ Thực hiện phép đối xứng qua đường tròn đơn vị.
⋄ Thực hiện phép đối xứng qua trục thực.
1
Định lý 6.4 Phép biến hình qua hàm ω = f (z) = biến đường tròn hoặc đường thẳng thành đường tròn hoặc
z
1
đường thẳng. Cụ thể hơn, qua phép biến hình xác định bởi hàm ω = f (z) = thì
z
1. Đường tròn không qua gốc tọa độ trong mặt phẳng z thành đường tròn không qua gốc tọa độ trong mặt
phẳng ω.

2. Đường tròn qua gốc tọa độ trong mặt phẳng z thành đường thẳng không qua gốc tọa độ trong mặt phẳng
ω.
3. Đường thẳng không qua gốc tọa độ trong mặt phẳng z thành đường tròn qua gốc tọa độ trong ω.
4. Đường thẳng qua gốc tọa độ trong mặt phẳng z thành đường thẳng qua gốc tọa độ trong mặt phẳng ω.

Chứng minh. Phương trình đường thẳng hay đường tròn trong mặt phẳng phức có dạng

A(x2 + y 2 ) + 2Bx + 2Cy + D = 0, (1)

trong đó A, B, C, D là các hằng số thỏa mãn B 2 + C 2 > AD. Gọi ω = u + iv là ảnh của z = x + iy qua phép
1
biến hình ω = f (z) = , ta có
z
u v
x= 2 , y= 2 .
u + v2 u + v2
Thay vào (1) ta được
D(u2 + v 2 ) + 2Bu − 2Cv + A = 0. (2)
Dựa vào (2), ta dễ kiểm tra các phát biểu trong định lý (xem như bài tập). □

Chú ý 6.5 Nếu xem đường thẳng là đường tròn với bán kính vô hạn, ta có thể nói rằng qua phép biến hình
1
thực hiện bởi hàm ω = f (z) = , đường tròn được biến thành đường tròn.
z

7 Hàm phân tuyến tính


Định nghĩa 7.1 Hàm phân tuyến tính là hàm phức có dạng

az + b
ω = f (z) = ,
cz + d

với a, b, c, d ∈ C là các hằng số thỏa ad − bc ̸= 0.

Nhận xét 7.2 1. Điều kiện ad − bc ̸= 0 để bảo đảm rằng f không phải là hàm hằng.
2. Nếu c = 0 thì f trở thành hàm tuyến tính.

4
az + b d
3. Nếu c ̸= 0 thì hàm ω = f (z) = xác định trên tập C \ {− }, chỉnh hình trên tại mọi điểm trên
cz + d c
ad − bc
miền xác định và f ′ (z) = .
(cz + d)2
−dz + b
4. Hàm ngược f −1 xác định bởi f −1 (z) = , cũng là một hàm phân tuyến tính.
cz − a
5. Nếu f, g là các hàm phân tuyến tính thì f ◦ g cũng là hàm phân tuyến tính.

Do
az + b a az + b
lim = , lim = ∞,
z→∞ cz + d c d cz + d
z→−
c
az + b
ta có thể mở rộng hàm phân tuyến tính f (z) = lên toàn mặt phẳng phức mở rộng bằng cách đặt
cz + d

d

∞ khi z = −
c


a
f (z) := khi z = ∞
c
az + b d




 khi z ̸∈ {∞, − }.
cz + d c
az + b
Ta có thể viết lại hàm phân tuyến tính dưới dạng:
cz + d
az + b a −ad + bc 1
= + .
cz + d c c cz + d

Từ đây, ta thấy rằng f = f3 ◦ f2 ◦ f1 là hợp của ba hàm f1 , f2 , f3 với


1 a −ad + bc
f1 (z) = cz + d, f2 (z) = , f3 (z) = + z,
z c c
trong đó f1 , f3 là các hàm tuyến tính. Trên mặt phẳng phức mở rộng, ta xem đường thẳng là đường tròn với
1
bán kính vô hạn. Từ các kết quả đã biết về hàm tuyến tính và hàm ta có
z
az + b
Định lý 7.3 Hàm phân tuyến tính biến đường tròn thành đường tròn trên mặt phẳng phức mở rộng.
cz + d

Ở tiết trước, chúng ta đã biết


az + b
Định lý 7.4 Hàm phân tuyến tính bảo giác trên mặt phẳng phức mở rộng.
cz + d
Hàm phân tuyến tính được xác định dựa vào bốn tham số, nhưng do tính thuần nhất, ta có thể cố định một
tham số và do đó chỉ có ba tham số độc lập. Vậy ta có thể xác định phép biến hình phân tuyến tính dựa vào
ba điều kiện, chẳng hạn, ta có kết quả sau.
Định lý 7.5 Cho {z1 , z2 , z3 } và {ω1 , ω2 , ω3 } là các bộ ba điểm phân biệt trên mặt phẳng phức mở rộng. Khi đó
tồn tại duy nhất hàm phân tuyến tính f sao cho f (zi ) = ωi (1 ≤ i ≤ 3).
Chứng minh. Ta có thể xác định trực tiếp hàm f dựa vào ba phương trình thu được từ các điều kiện
f (zi ) = ωi . Hoặc ta có thể lập luận như sau. Xét f1 , f2 là hàm phân tuyến tính cho bởi
z − z1 z3 − z2 z − ω1 ω3 − ω2
f1 (z) = , fz (z) = .
z − z2 z3 − z1 z − ω2 ω3 − ω1

Khi đó f1 (z1 ) = 0, f1 (z2 ) = ∞, f1 (z3 ) = 1 và f2 (ω1 ) = 0, f2 (ω2 ) = ∞, f2 (ω3 ) = 1. Hàm f2−1 cũng là hàm phân
tuyến tính và do đó f = f2−1 ◦ f1 là hàm phân tuyến tính thỏa điều kiện f (zi ) = ωi với mọi 1 ≤ i ≤ 3. Bây giờ
giả sử g cũng là một hàm phân tuyến tính thỏa g(zi ) = ωi với mọi 1 ≤ i ≤ 3. Khi đó xét h = f2 ◦ g ◦ f1−1 , ta có
h là hàm phân tuyến tính thỏa h(0) = 0, h(1) = 1, h(∞) = ∞ và do đó dễ kiểm tra h là hàm đồng nhất. Từ đó
ta có ngay f = g. □

5
8 Hàm Joukowsky
 
1 1
Định nghĩa 8.1 Hàm Joukowsky là hàm biến phức cho bởi công thức ω = f (z) = z+ .
2 z

Chú ý 8.2 1. Hàm Joukowsky xác định và đơn trị trên C \ {0}.
 
′ 1 1
2. Hàm Joukowsky chỉnh hình trên miền xác định của nó và f (z) = 1− 2 .
2 z
 
1 1
3. Với hai điểm phân biệt z1 ̸= z2 , ta có f (z1 ) − f (z2 ) = (z1 − z2 ) 1 − . Do đó D là miền đơn diệp
2 z1 z2
của hàm Joukowsky khi và chỉ khi D không chứa những cặp điểm z1 , z2 thỏa z1 z2 = 1.

Định lý 8.3 Hàm Joukowsky bảo giác trên C∞ \ {1, −1}.

Chứng minh. Xem như bài tập. □

6
Bài tập

Bài tập 8.1 Tìm ảnh của các hình sau qua phép biến hình thực hiện bởi hàm ez :
1. Đoạn thẳng {z = x + iy : x = x0 , 0 ≤ y ≤ 2π}.
2. Đường thẳng {z = x + iy : x ∈ R, y = y0 }.

3. Nửa dải {z = x + iy : −∞ < x < 0, 0 < y < 2π}.


4. Nửa dải {z = x + iy : −∞ < x < 0, 0 < y < π}.

Bài tập 8.2 Giải các phương trình sau với ẩn z ∈ C:


1. ez = 1;
2. e3z = 1 + i.

Bài tập 8.3 Giải các phương trình sau với ẩn z ∈ C:


1. cos z = 2;

2. sin z = 2i.

Bài tập 8.4 Xác định (−2)2+3i , ( 3 − i)1+2i .

Bài tập 8.5 Các đẳng thức sau đây là đúng hay sai, giải thích.
a) Ln(1 + i)2 = 2 Ln(1 + i);

b) Ln(−1 − i)2 = 2 Ln(−1 − i).

Bài tập 8.6 Cho f là hàm phân tuyến tính trên mặt phẳng phức mở rộng. Chứng minh rằng nếu z, z ′ đối xứng
nhau qua đường tròn C thì ảnh f (z), f (z ′ ) đối xứng nhau qua f (C).

Bài tập 8.7 Tìm ánh xạ phân tuyến tính f sao cho f (1) = i, f (0) = ∞, f (−1) = 1.

Bài tập 8.8 Tìm ánh xạ phân tuyến tính f biến nửa mặt phẳng trên {z ∈ C : Im(z) > 0} thành đĩa đơn vị
{ω ∈ C : |ω| < 1}.
Hướng dẫn: lấy z0 ∈ {z ∈ C : Im(z) > 0} sao cho f (z0 ) = 0, khi đó z0 và z̄0 đối xứng nhau qua y = 0, nên
ảnh của z̄0 đối xứng với 0 qua đường tròn đơn vị, từ đó suy ra f (z̄0 ) = ∞.

Bài tập 8.9 Chứng minh chi tiết Định lý 6.4.

Bài tập 8.10 Chứng minh Định lý 8.3.

You might also like