You are on page 1of 3

Bài giảng 6: Phép biến hình bảo giác

1 Ý nghĩa hình học của đạo hàm phức


Giả sử hàm phức ω = f (z) xác định trên miền G và khả vi tại z0 = x0 + iy0 ∈ G sao cho f ′ (z0 ) ̸= 0. Nhắc lại
rằng khi đó các hàm u(x, y), v(x, y) có đạo hàm riêng tại (x0 , y0 ) thỏa điều kiện Cauchy-Riemann
∂u ∂v

 (x0 , y0 ) =
 (x0 , y0 )
∂x ∂y (1)
∂u ∂v
 (x0 , y0 ) = − (x0 , y0 ).

∂y ∂x

Khi đó, định thức Jacobian của (u, v) tại (x0 , y0 ) thỏa
∂u ∂u
 
(x , y ) (x0 , y0 )
 ∂x 0 0 ∂y ′ 2
J(u, v)(x0 , y0 ) = det  ∂v  = |f (z0 )| > 0.

∂v
(x0 , y0 ) (x0 , y0 )
∂x ∂y

Theo định lý hàm ngược, tồn tại hàm ngược của (u, v) trong lân cận của (x0 , y0 ). Vậy tồn tại hàm ngược
z = f −1 (ω) của hàm ω = f (z) trong lân cận của ω0 = f (z0 ), đồng thời
1
(f −1 )′ (ω0 ) = .
f ′ (z0 )

Bây giờ, giả sử γ : [0, 1] → G là đường cong trơn với tham số t đi qua z0 = γ(t0 ) với t0 ∈ (0, 1) sao cho γ ′ (t0 ) ̸= 0.
Khi đó ảnh của γ qua phép biến hình ω = f (z) là đường cong trơn Γ trên mặt phẳng phức ω đi qua điểm
ω0 = f (z0 ) với dạng tham số cho bởi Γ(t) = f (γ(t)) (t ∈ [0, 1]). Từ công thức đạo hàm của hàm hợp ta có

Γ′ (t0 ) = f ′ (γ(t0 ))γ ′ (t0 ) = f ′ (z0 )γ ′ (t0 ) ̸= 0. (2)

Lấy argumen hai vế của đẳng thức trên, ta được

arg(f ′ (z0 )) = arg(Γ′ (t0 )) − arg(γ ′ (t0 )). (3)

Như vậy, từ đẳng thức trên ta thấy rằng với bất kỳ đường cong trơn γ nào đi qua z0 , bằng cách quay tiếp tuyến
của đường cong này tại z0 một góc không đổi arg(f ′ (z0 )) và tịnh tiến từ z0 đến ω0 = f (z0 ), ta nhận được tiếp
tuyến của đường cong ảnh Γ tại ω0 .
Bây giờ xét hai đường cong trơn γ1 , γ2 : [0, 1] → G cắt nhau tại z0 = γ1 (t0 ) = γ2 (t0 ) với t0 ∈ (0, 1) và
γ1′ (t0 ) ̸= 0, γ2′ (t0 ) ̸= 0. Khi đó ảnh của γ1 , γ2 qua phép biến hình ω = f (z) là các đường cong trơn Γ1 , Γ2 trên
mặt phẳng phức ω đi qua điểm ω0 = f (z0 ) với dạng tham số cho bởi Γ1 (t) = f (γ1 (t)) và Γ2 (t) = f (γ2 (t))
(t ∈ [0, 1]). Áp dụng (3) ta được

arg(Γ′1 (t0 )) − arg(Γ′2 (t0 )) = arg(γ1′ (t0 )) − arg(γ2′ (t0 )), (4)

tức là góc giữa hai đường cong γ1 , γ2 được bảo toàn cả về hướng và độ lớn qua phép biến hình ω = f (z).
Cũng từ (2) ta có
|Γ(t) − Γ(t0 )|
lim = |f ′ (z0 )|,
t→t0 |γ(t) − γ(t0 )|

với mọi đường cong trơn γ đi qua z0 . Vế trái của đẳng thức trên là hệ số co giãn của đường cong ảnh Γ, trong
khi vế phải của đẳng thức trên không phụ thuộc vào γ, ta nói phép biến hình ω = f (z) có tính chất co giãn
đều tại z0 .

2 Ánh xạ bảo giác


Định nghĩa 2.1 (Ánh xạ bảo giác) Ánh xạ ω = f (z) biến miền G thành miền G′ được gọi là ánh xạ bảo
giác trên G nếu tại mọi z ∈ G, qua ánh xạ f , góc giữa các đường cong là không đổi cả về hướng và độ lớn, đồng
thời ánh xạ f có tính chất co giãn đều tại z.

1
Định lý 2.2 (Sự tương đương giữa chỉnh hình và bảo giác) Cho ω = f (z) là ánh xạ bảo giác trên miền
G. Khi đó f là hàm chỉnh hình trên G và f ′ (z) =
̸ 0 với mọi z ∈ G.

Chứng minh. Giả sử f là ánh xạ bảo giác trên miền G. Lấy z0 ∈ G, ta cần chứng minh ω = f (z) là chỉnh
hình tại z0 và f ′ (z0 ) ̸= 0. Lấy số gia ∆z và viết dưới dạng lũy thừa bởi ∆z = |∆z|ei arg(∆z) . Số gia tương ứng
của hàm tại z0 cho bởi ∆ω(z0 ) = |∆ω(z0 )|ei arg(∆ω(z0 )) . Sử dụng tính chất bảo toàn góc của f , tồn tại giới hạn

lim arg(f (z0 + ∆z) − f (z0 )) − arg(∆z) = θ


∆z→0

Hơn nữa, từ tính chất giãn đều, gọi k ̸= 0 là hệ số co giãn của f tại z0 , ta được
|f (z0 + ∆z) − f (z0 )|
lim = k.
∆z→0 |∆z|

Vậy, ta được
∆ω(z0 )
lim = keiθ ̸= 0,
∆z→0 ∆z
do vậy hàm f khả vi tại z0 và f ′ (z0 ) = keiθ ̸= 0. □

Ví dụ 2.3 Xét hàm ω = f (z) = z n với n là số nguyên dương. Ta có f ′ (z) ̸= 0 khi z ̸= 0 nên f bảo giác khi
z ̸= 0. Tại z = 0, với n ≥ 2 thì f không bảo giác do với hai số phức bất kỳ z1 , z2 có cùng môđun và argumen sai
2kπ
khác , k ∈ Z sẽ cho ảnh trùng nhau.
n
π
Ví dụ 2.4 Hàm ω = f (z) = sin z có f ′ (z) = cos z = 0 khi và chỉ khi z = +kπ với k ∈ Z. Vậy ω = f (z) = sin z
2
π
bảo giác tại những điểm khác + kπ với k ∈ Z.
2
1 1
Ví dụ 2.5 Hàm ω = f (z) = bảo giác trên miền xác định C \ {0} của nó do f ′ (z) = − 2 ̸= 0.
z z
b = C ∪ {∞}, bằng cách bổ sung
Tiếp theo, ta sẽ mở rộng định nghĩa ánh xạ bảo giác cho mặt cầu Riemann C
thêm điều kiện bảo toàn góc giữa hai đường cong tại điểm ∞, trong đó:
Định nghĩa 2.6 (Góc giữa hai đường cong tại ∞) Cho hai đường cong γ1 và γ2 cùng đi qua ∞. Góc giữa
1
hai đường cong này tại ∞ là góc giữa ảnh của chúng qua ánh xạ ω = f (z) = tại ω = 0.
z
Với định nghĩa trên ta có khảo sát tính bảo giác của một số hàm quen thuộc nhận giá trị trên C,
b chẳng hạn
ta có:
Mệnh đề 2.7 Ánh xạ phân tuyến tính (phép biến đổi Möbius)
az + b
ω = f (z) = ,
cz + d
trong đó ad − bc ̸= 0, c ̸= 0 là bảo giác trên toàn mặt phẳng phức mở rộng.
Chứng minh. Ta đã biết hàm f chỉnh hình trên toàn bộ mặt phẳng phức trừ điểm z0 = −d/c. Vậy ta chỉ cần
khảo sát tính bảo giác của f tại z0 = −d/c và z1 = ∞.
Trước hết, ta chứng minh f bảo giác tại z0 = −d/c. Gọi γ1 , γ2 là hai đường cong trơn đi qua z0 và Γ1 , Γ2 là
ảnh tương ứng của chúng qua f . Ta cần chứng minh góc giữa γ1 , γ2 tại z0 bằng góc giữa Γ1 , Γ2 tại f (z0 ) = ∞.
1
Theo định nghĩa, góc giữa Γ1 , Γ2 tại ∞ là góc giữa ảnh Γ∗1 , Γ∗2 của hai đường cong này qua ánh xạ ω ∗ = g(ω) =
ω
1 cz + d
tại ω ∗ = 0. Do Γ∗1 , Γ∗2 là ảnh của γ1 , γ2 qua ánh xạ phân tuyến tính ω ∗ = = và do ánh xạ này bảo
ω az + b
∗ ∗ ∗
toàn góc tại z0 nên góc của γ1 , γ2 tại z0 bằng góc của Γ1 , Γ2 tại ω = 0, và do đó, bằng góc giữa Γ1 , Γ2 tại ∞.
Vậy f bảo giác tại z0 .
Tiếp theo, ta chứng minh f bảo giác tại z1 = ∞. Gọi γ1 , γ2 là hai đường cong đi qua z1 . Khi đó góc giữa
1
hai đường cong này tại ∞ là góc giữa hai đường cong ảnh γ1∗ , γ2∗ qua ánh xạ z ∗ = tại z ∗ = 0. Gọi Γ1 , Γ2 là
z
ảnh tương ứng của γ1 , γ2 qua f . Do
az + b a + bz ∗
ω = f (z) = = ,
cz + d c + dz ∗

2
nên Γ1 , Γ2 là ảnh của γ1∗ , γ2∗ qua
a + bz ∗
ω= ,
c + dz ∗
và do đây cũng là ánh xạ phân tuyến tính bảo toàn góc tại z ∗ = 0, nên góc giữa γ1∗ , γ2∗ tại z ∗ = 0 bằng góc giữa
Γ1 , Γ2 tại ω = a/c. Vậy f bảo giác tại ∞. □

Bài tập

Bài tập 2.1 Phần nào của mặt phẳng phức co lại, phần nào giãn ra dưới các ánh xạ sau:
1. ω = f (z) = z 2 ;

2. ω = f (z) = z 2 + 2z;
1
3. ω = f (z) = .
z

Bài tập 2.2 Tìm góc mà đường cong γ đi qua điểm z0 được quay dưới ánh xạ ω = f (z) = z 2 , với
1. z0 = i;
2. z0 = 1 + i;

3. z0 = 3 − 4i.

Bài tập 2.3 Chứng minh rằng phép biến đổi tuyến tính ω = f (z) = az + b (a ̸= 0) là bảo giác tại ∞.

Bài tập 2.4 Tìm phép biến đổi tuyến tính ω = L(z) = αz + β biến tam giác với ba đỉnh 0, 1, i thành tam giác
có ba đỉnh 0, 2, 1 + i.

Bài tập 2.5 Khảo sát tính bảo giác của hàm Joukowski
 
1 1
ω = f (z) = z+
2 z

trên mặt phẳng phức mở rộng.


Hướng dẫn: Viết ω = f (z) = f3 ◦ f2 ◦ f1 với
z−1 1+z
f1 (z) = , f2 (z) = z 2 , f3 (z) = .
z+1 1−z

You might also like