You are on page 1of 6

1.

Curl
Nếu F = Pi + Qj + Rk là một trường vectơ trên R3 và các đạo hàm riêng của P, Q
và R đều tồn tại, thì curl của F là một trường vectơ trên R3 được xác định bởi

(1)

Để có thể nhớ dễ dàng, ta hãy viết phương trình (1) bằng cách sử dụng ký hiệu
phép toán. Ta định nghĩa một phép toán đạo hàm vectơ ∇ (“del”) như sau:

Nó có ý nghĩa khi nó tác động lên một hàm vô hướng để có gradient của f:

Nếu ta nghĩ rằng ∇ là một vectơ có các thành phần ∂/∂x, ∂/∂y, ∂/∂z, ta có thể
xem nó như là một tích vectơ của ∇ với trường vectơ F như sau:

| |
i j k
∂ ∂ ∂
∇×F=
∂x ∂y ∂z
P Q R

= ( ∂∂ Ry − ∂Q
∂z ) ⅈ+(
∂ P ∂R

∂z ∂ x ) j+ (
∂x ∂ y )
∂Q ∂P
− k = curl F

Do đó cách dễ nhất để nhớ định nghĩa (1) đó là


curl F = ∇ × F

2.Định Lý Stokes
Hình 1.
Định lý Stokes được xem như là một phiên bản nhiều chiều của định lý Green.
Trong khi định lý Green đề cập từ tích phân bội trên một miền phẳng D đến tích
phân đường bao quanh mặt phẳng đó, thì định l Stokes đề cập từ tích phân mặt
trên một mặt S đến tích phân đường trên các đường cong biên của S (đường cong
trong không gian). Hình 1 chỉ ra một mặt có hướng và một vectơ pháp tuyến đơn
vị n. Hướng của mặt S dẫn ra chiều dương của đường cong biên C được chỉ ra
trong hình. Điều này có nghĩa là nếu bạn đi bộ theo chiều dương xung quanh C và
đầu hướng theo chiều của vectơ pháp tuyến n, thì mặt đó sẽ luôn ở bên trái của bạn.

Định lý 2.1. Cho S là một mặt có hướng trơn từng khúc bị chặn bởi một đường
cong biên C đóng, đơn, và trơn từng khúc theo chiều dương. Cho F là một trường
vectơ mà các thành phần của nó có đạo hàm riêng liên tục trên một miền mở trong
R3 chứa S. Khi đó
❑ ❑

∫ F . dr=∬ curl F . dSBởi vì


C S
❑ ❑ ❑ ❑

∫ F . dr=∫ F . T dS=∬ curl F . dS=∬ curl F .n dS Định lý Stokes nói rằng tích phân đường
C C S S

trên đường biên của S của thành phần tiếp


tuyến của F bằng với tích phân mặt trên S của thành phần curl của F.
Đường biên theo chiều dương của mặt có hướng S thường được viết là ∂S, cho
nên định lý Stokes có thể biểu diễn dưới dạng
❑ ❑

∬ curl F . dS=¿ ∫ F . d r (2)


S ∂S

Có một sự tương tự giữa các định lý Stokes, định lý Green và định lý Cơ Bản
của Giải Tích. Như trước đây, có một tích phân chứa các đạo hàm bên vế trái của
phương trình (2) (nhơ lại rằng curl F là dạng viết gọn của đạo hàm của F) và vế
phải chứa giá trị của F chỉ trên biên của S.

Thật ra, trong trường hợp đặc biệt trong đó S là phẳng và nằm trong mặt phẳng
xy với chiều hướng lên trên, vectơ pháp tuyến đơn vị là k, tích phân mặt trở thành
tích phân bội, và định Stokes trở thành
❑ ❑ ❑

∫ F . dr=∬ curl F . dS=∬ ( curl F ). k dA


C S S

Mặc dù định lý Stokes đối với chúng ta rất khó để chứng minh cho trường hợp
tổng quát, nhưng ta có thể chứng minh cho trường hợp S là một đồ thị và F, S và
C đều xác định.
Chứng minh định lý Stokes cho trường hợp đặc biệt. Ta giả sử rằng phương
trình của S là z = g(x, y), (x, y) ∈ D, trong đó g có các đạo hàm riêng cấp hai liên
tục và D là miền phẳng đơn liên có biên C1 ứng với C. Nếu S có chiều hướng lên trên,
thì chiều dương của C tương ứng với chiều dương của C1. (Xem hình 2). Ta cũng
được cho trước F = Pi+Qj+Rk, trong đó các đạo hàm riêng của P, Q và R liên tục.

Do S là đồ thị của một hàm, nên ta áp dụng công thức với F được thay bởi
curl F. Kết quả là

( ∂∂ Ry − ∂∂Qz ) ⅈ+( ∂∂ Pz − ∂∂ Rx ) j+( ∂Q


∂x ∂y )
❑ ❑
∂P
∬ curl F . dS=∬ (− − k )trong đó các đạo hàm riêng
S ❑

của P, Q và R được tính tại điểm (x, y, g(x, y)). Nếu


x = x(t) y = y(t) a≤x≤b
là biểu diễn tham số của C1, khi đó biểu diễn tham số của C là
x = x(t) y = y(t) z = g(x(t), y(t)) a≤x≤b
Dựa vào quy tắc đổi biến, ta được
❑ b
∫ F . dr = ∫ (P dx
dt
dy dz
+ Q + R )dt
dt dt
C a

b
dx dy ∂ z ∂z ∂z ∂ z
= ∫ [P +Q + R ( + )]dt
a dt dt ∂ x dt ∂ y dt

b
∂z ∂z
= ∫ [P+ R +(Q+ R )]dt
a ∂x ∂y

b
∂z ∂z
= ∫ [P+ R +(Q+ R )]dt
a ∂x ∂y


∂z ∂z
= ∫ ( P+ R ∂ x )dx+(Q+ R ∂ y )dy
C1

= ∬ ¿ ¿]dA
D

trong đó ta vừa áp dụng định lý Green ở bước cuối cùng. Khi đó, áp dụng quy tắc
đổi biến và nhớ rằng P, Q và R là các hàm theo biến x, y và z và z lại là một hàm
theo hai biến x, y, ta được
❑ ❑ 2
∫ F . dr = ∬ [( ∂∂Qx + ∂∂Qz ∂∂ zx + ∂∂ Rx ∂∂ zy + ∂∂Rz ∂∂ xz ∂∂ zy + R ∂ ∂x ∂z y )]dA
C D

❑ 2
∂ P ∂ P ∂ z ∂ R ∂ z ∂R ∂z ∂z ∂ z
- ∬ [( + + + +R )]dA
D ∂ y ∂z ∂ y ∂y ∂x ∂z ∂y ∂x ∂ y∂ x

Bốn số hạng trong công thức tích phân bội này bị triệt tiêu và sáu số hạng còn lại
có thể được sắp xếp để trở thành vế phải của phương trình . Do đó,
❑ ❑

∫ F . dr=∬ curl F . dS
C S
Chú ý . Trong các tài liệu tiếng Anh, công thức Stokes thường được phát biểu dưới
dạng ngắn gọn
❑ ❑

∮ F . dr =¿∬ curl F . dS ¿
C S

curl F=¿ ( ∂∂ Ry − ∂Q
∂z ) ⅈ+(
∂ P ∂R

∂z ∂ x ) j+ (
∂x ∂ y )
∂Q ∂P
− k là vecto xoáy của trường vecto F

( ∂∂ Ry − ∂∂Qz ) dydz +( ∂∂ Pz − ∂∂Rx ) dzdx +( ∂∂Qx − ∂∂ Py ) dxdy là tích phân mặt loại
❑ ❑

∬ curl F . dS=∬
S S

II của trường vecto curl F

Theo dạng véctơ của công thức Green ,công thức Stokes chính là một dạng mở rộng
của công thức Green sang trong không gian ba chiều, ở đó
a) Công thức Green liên hệ tích phân kép trên miền D với tích phân đường trên biên
của D (trong mặt phẳng), trong khi đó, công thức thức Stokes liên hệ tích phân mặt trên
mặt cong S với tích phân đườngtrên biên của S (trong không gian).
b) Véctơ xoáy của trường véctơ F còn được kí hiệu là ⃗
rot F

You might also like