You are on page 1of 53

Chương 1: Giải tích vector

Dương Thanh Phong

Khoa Toán–Thống kê, Trường đại học Tôn Đức Thắng

Ngày 24 tháng 7 năm 2020

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 1 / 53
Nội dung

Nội dung chương 1


1.1 Khái niệm cơ bản
1.2 Divergence và curl
1.3 Tích phân đường
1.4 Định lý Green
1.5 Tích phân mặt
1.6 Định lý Gauss
1.7 Định lý Stokes
1.8 Ứng dụng trong kỹ thuật

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 2 / 53
1.1. Khái niệm cơ bản

Đường cong tham số hóa


Khi một chất điểm di chuyển trong không gian trong khoảng thời gian I ,
các thành phần tọa độ vị trí chất điểm có thể xem là các hàm

x = f (t ) , y = g (t ) , z = h (t ) , t ∈ I . (1)

Các điểm (x , y , z ) = (f (t ) , g (t ) , h (t )), t ∈ I , tạo thành một đường cong


trong không gian, ta gọi là quỹ đạo của chất điểm. Đường cong có các
thành phần như (1) được gọi là đường cong tham số hóa.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 3 / 53
1.1. Khái niệm cơ bản

Hàm vector
Một đường cong trong không gian có thể được đặc trưng dưới dạng vector.
Vector
−→
r (t ) = OP = f (t ) i + g (t ) j + h (t ) k (2)

là vector từ gốc tọa độ đến vị trí chất điểm P (f (t ) , g (t ) , h (t )) tại thời


điểm t được gọi là vector vị trí của chất điểm (hình 1.1). Các hàm f , g , h
được gọi là các hàm thành phần của vector vị trí. Ta gọi (2) là hàm vector
của biến thực t ∈ I .

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 4 / 53
1.1. Khái niệm cơ bản

Hình: 1.1. Vector vị trí của hạt di chuyển trong không gian là hàm theo thời gian.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 5 / 53
1.1. Khái niệm cơ bản

Định nghĩa
Hàm giá trị vector (hoặc nói ngắn gọn là hàm vector) trên tập D là quy tắc
biến một phần tử trong D thành một vector trong không gian.
Khi D là một khoảng thì hàm vector xác định một đường cong trong không
gian, khi D là một miền trong mặt phẳng thì hàm vector xác định một mặt
cong trong không gian.
Hàm vector còn được gọi là trường vector, có vai trò quan trọng trong khảo
sát dòng chảy chất lỏng, các trường trọng lực và các hiện tượng điện từ.
Hàm thực thông thường được gọi là hàm vô hướng để phân biệt với hàm
vector.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 6 / 53
1.2. Divergence và curl

Divergence
Xét sự chuyển động ổn định của chất lỏng trong một miền R sao cho hạt
của chất lỏng tại điểm r với tọa độ (x , y , z ) có vận tốc là v (r ) độc lập với
thời gian. Để đo lưu lượng chất lỏng tại vị trí này, ta bao quanh điểm này
bởi các khối hộp có kích thước (2∆x ) × (2∆y ) × (2∆z ) như hình 1.2 và
tính lưu lượng trung bình chảy qua khối hộp trong một đơn vị thời gian.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 7 / 53
1.2. Divergence và curl

Hình: 1.2. Vị trí hạt được bao bởi khối hộp

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 8 / 53
1.2. Divergence và curl

Lưu lượng chảy qua khối hộp là tổng lưu lượng vượt qua 6 mặt của khối.
Giả sử tốc độ của dòng chất lỏng tại (x , y , z ) là v , lưu lượng vượt qua mặt
ABCD được xấp xỉ bởi

iv (x + ∆x , y , z ) (4∆y ∆z ) .

Lưu lượng vượt qua mặt A0 B 0 C 0 D 0 được xấp xỉ bởi

−iv (x − ∆x , y , z ) (4∆y ∆z ) .

Các mặt còn lại thực hiện tương tự.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 9 / 53
1.2. Divergence và curl

Tổng lưu lượng là

i [v (x + ∆x , y , z ) − v (x − ∆x , y , z )] (4∆y ∆z )
+ j [v (x , y + ∆y , z ) − v (x , y − ∆y , z )] (4∆x ∆z )
+ k [v (x , y , z + ∆z ) − v (x , y , z − ∆z )] (4∆x ∆y ) .

Chia tổng lưu lượng cho thể tích của khối hộp là 8∆x ∆y ∆z, và cho
∆x , ∆y , ∆z → 0 ta được lưu lượng tại điểm (x , y , z ) trên một đơn vị thời
gian là
∂v ∂v ∂v
i +j +k . (3)
∂x ∂y ∂z

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 10 / 53
1.2. Divergence và curl

Công thức divergence


Biểu thức (3) có thể được viết dạng
 
∂ ∂ ∂
i +j +k .v hoặc ∇.v . (4)
∂x ∂y ∂z
 
∂ ∂ ∂
Như vậy lưu lượng tại một điểm là tích vô hướng của ∇ = ∂x , ∂y , ∂z với
vector vận tốc v . Nó được gọi là divergence của vector v , ký hiệu div v . Vậy
∂ v1 ∂ v2 ∂ v3
div v = ∇.v = + + . (5)
∂x ∂y ∂z

Ví dụ 1.
Tìm div v tại (1, 2, 3) biết v = 2x − y 2 , 3z + x 2 , 4y − z 2 .


Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 11 / 53
1.2. Divergence và curl

Tổng quát
Tổng quát ta định nghĩa divergence của một trường vector F (r ) tại điểm là

divF = ∇.F .

Divergence khác không tại một điểm chứng tỏ mật độ chất lỏng thay đổi tại
điểm đó. Khi divergence bằng không tại mọi vị trí, thì lưu lượng chất lỏng
vào và ra tại một khu vực là cân bằng.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 12 / 53
1.2. Divergence và curl

Curl
Một số chuyển động của các hạt liên quan tới chuyển động quay. Để đo sự
quay của các hạt ta dùng đại lượng vector và tính toán theo từng trục
Ox , Oy , Oz. Xét trường vector v (r ), ta bao quanh vị trí hạt tại r bởi một
hình chữ nhật theo hướng trục Ox như hình 1.3.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 13 / 53
1.2. Divergence và curl

Hình: 1.3. Bao quanh vị trí r vởi hình chữ nhật ABCD

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 14 / 53
1.2. Divergence và curl

Để đo lưu lượng quanh điểm r trong hình chữ nhật, ta tính tổng lưu lượng
và chia cho diện tích.

[v2 (x , y ∗ , z − ∆z ) (2∆y ) + v3 (x , y + ∆y , z ∗ ) (2∆z )


− v2 (x , ỹ , z + ∆z ) (2∆y ) − v3 (x , y − ∆y , z̃ ) (2∆z )]/ (4∆y ∆z )

với y ∗ , ỹ ∈ (y − ∆y , y + ∆y ), z̃ ∈ (z − ∆z , z + ∆z ) và
v = v1 i + v2 j + v3 k.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 15 / 53
1.2. Divergence và curl

Sắp xếp lại và cho ∆y ∆z → 0, ta được kết quả


∂ v3 ∂ v2
− .
∂y ∂z

Tương tự cho hướng trục Oy ta được


∂ v1 ∂ v3
− .
∂z ∂x
Và hướng Oz là
∂ v2 ∂ v1
− .
∂x ∂y

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 16 / 53
1.2. Divergence và curl

Vector đo sự quay xung quanh một điểm trong dòng chất lỏng được gọi là
curl của v :
     
∂ v3 ∂ v2 ∂ v1 ∂ v3 ∂ v2 ∂ v1
curl v = − i+ − j+ − k
∂y ∂z ∂z ∂x ∂x ∂y
 
∂ v3 ∂ v2 ∂ v1 ∂ v3 ∂ v2 ∂ v1
= − , − , − .
∂y ∂z ∂z ∂x ∂x ∂y

Một cách viết khác cho curl là



i j k

curl v = ∂∂x ∂ ∂ = ∇ × v.

∂y ∂ z
v v2 v3
1

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 17 / 53
1.2. Divergence và curl

Ví dụ 2.
Tìm curl của vector v = 2x − y 2 , 3z + x 2 , 4y − z 2 tại (1, 2, 3).


Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 18 / 53
1.3. Tích phân đường

Tích phân đường trong mặt phẳng


Xét tích phân Z b
f (x , y ) dx với y = g (x )
a

tích phân này có thể tính theo cách thông thường bằng cách thế y = g (x ),
Z b
f (x , g (x )) dx .
a

Nói chung giá trị của tích phân sẽ phụ thuộc vào hàm y = g (x ). Tích phân
này được xem như kết quả của việc tính tích phân dọc đường cong
y = g (x ), như hình 1.4.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 19 / 53
1.3. Tích phân đường

Hình: 1.4. Tích phân dọc một đường cong.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 20 / 53
1.3. Tích phân đường

Chú ý:
Tích phân đường không đặc trưng cho diện tích phía dưới dưới đường cong
(như tích phân thông thường). Tích phân này được gọi là tích phân đường.
Có nhiều loại tích phân đường khác nhau, ví dụ :

ZB ZB Zt2 ZB
f (x , y ) dx ; f (x , y ) ds ; f (x , y ) dt ; [f1 (x , y ) dx + f2 (x , y ) dy ].
A A t1 A
C C C C

Ở đây chữ C dưới dấu tích phân chỉ ra rằng tích phân được tính dọc đường
cong C . Tích phân đường có thể được tính trong không gian 3 chiều.
Thông thường các điểm A, B được bỏ đi.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 21 / 53
1.3. Tích phân đường

Ví dụ 1.
R
Tính tích phân đường xydx từ A (1, 0) đến B (0, 1) dọc đường cong C có
C
phương trình x 2 + y 2 = 1 trong góc phần tư thứ nhất (hình 1.5).

Hình: 1.5

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 22 / 53
1.3. Tích phân đường

Ví dụ 2.
x 2 + 2y dx + x + y 2 dy từ A (0, 1) đến
R   
Tính tích phân đường I =
C
B (2, 3) dọc đường cong định nghĩa bởi y = x + 1.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 23 / 53
1.3. Tích phân đường

Tích phân đường trong không gian


Đặt P (r ) là một điểm trên đường cong C trong không gian 3 chiều, và t là
vector tiếp tuyến tại P có độ dài bằng 1 (vector đơn vị) theo hướng của
đường lấy tích phân, hình 1.6. Khi đó tds là vector độ dài cung tại P, và
 
dx dy dz
tds = i+ j + k ds = dxi + dyj + dzk = dr .
ds ds ds

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 24 / 53
1.3. Tích phân đường

Nếu f1 (x , y , z ), f2 (x , y , z ), f3 (x , y , z ) là các thành phần của trường vector


F (r ) khi đó
Z
[f1 (x , y , z ) dx + f2 (x , y , z ) dy + f3 (x , y , z ) dz ]
C
Z  
dx dy dz
= f1 (x , y , z ) ds + f2 (x , y , z ) ds + f3 (x , y , z ) ds
ds ds ds
C
Z Z
= F .tds = F .dr .
C C

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 25 / 53
1.3. Tích phân đường

Như vậy, cho trường vector F (r ), ta có thể tính tích phân đường dưới dạng
R R
F .dr . Tích phân đường còn được viết dạng F .ds, với ds = dr .
C C
Tương tự ta có Z
F × dr .
C

Ví dụ 3.
R R
Tính F .dr và F × dr , với C là đường cong có phương trình
C C

r = (a cos θ, a sin θ, aθ)

với 0 ≤ θ ≤ 12 π (hình 1.7) và F = r 2 i.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 26 / 53
1.3. Tích phân đường

Hình: 1.7

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 27 / 53
1.3. Tích phân đường

Ý nghĩa vật lý của tích phân đường


Vấn đề : Tính công sinh ra khi lực F di chuyển dọc đường cong C như hình
1.8.

Hình: 1.8

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 28 / 53
1.3. Tích phân đường

−−→
Công sinh ra khi lực di chuyển từ P (r ) đến P 0 (r + dr ), với PP 0 = dr , là

dW = |dr | |F | cos θ = F .dr .

Như vậy công sinh ra khi lực di chuyển từ A đến B là


Z
W = F .dr .
C

Nói chung W phụ thuộc vào việc chọn đường cong C .


H
Tương tự, nếu v (r ) là trường vận tốc của dòng chất lỏng, khi đó v .dr là
C
lưu lượng xung quanh đường cong C trong một đơn vị thời gian. Đặc biệt
H
nếu v .dr = 0 thì ta có dòng chất lỏng không xoáy.
C

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 29 / 53
1.4. Định lý Green

Xét đường cong kín không tự cắt (ta gọi là đường cong đơn giản) C , bao
quanh miền A như hình 1.9.

Hình: 1.9. Đường cong đơn giản

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 30 / 53
1.4. Định lý Green

Định lý Green
Nếu P (x , y ) và Q (x , y ) là các hàm liên tục có các đạo hàm riêng cũng liên
tục, khi đó I ZZ  
∂Q ∂P
(Pdx + Qdy ) = − dxdy ,
∂x ∂y
C A

trong đó hướng lấy của C là hướng sao cho phần bên trong của C luôn nằm
bên trái.
H
Lưu ý rằng để chỉ tích phân đường của đường cong kín C .
C

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 31 / 53
1.4. Định lý Green

Ví dụ 1.
2x (x + y ) dx + x 2 + xy + y 2 dy dọc theo các cạnh của hình
H  
Tính
vuông có các đỉnh (0, 0), (1, 0), (1, 1) và (0, 1) như hình 1.10.

Hình: 1.10

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 32 / 53
1.5. Tích phân mặt

Tích phân mặt của trường vô hướng


Giả sử rằng chúng ta có một dòng điện tích chạy trên mặt cong S, và
G (x , y , z ) là hàm mật độ dòng điện tích này (dòng điện tích trên một đơn
vị diện tích) tại mỗi điểm trên S. Khi đó ta có thể tính tổng dòng diện tích
trên mặt S như sau:
Giả sử mặt S được tham số hóa bởi phương trình

r (u , v ) = x (u , v ) i + y (u , v ) j + z (u , v ) k ,

trong đó (u , v ) ∈ R.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 33 / 53
1.5. Tích phân mặt

Hình: 1.11

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 34 / 53
1.5. Tích phân mặt

Ta chia miền R thành nhiều miền nhỏ hơn mà trên mỗi miền nhỏ này ta
xem như là một hình chữ nhật. Khi đó diện tích mỗi miền nhỏ này là

∆σuv ≈ |ru × rv | dudv .

Ta đánh số diện tích các miền con bởi ∆σ1 , ∆σ2 , ..., ∆σn . Như vậy dòng
điện tích trên miền có diện tích ∆σk được xấp xỉ bởi G (xk , yk , zk ) ∆σk ,
trong đó (xk , yk , zk ) là một điểm trong miền có diện tích ∆σk . Tổng điện
tích trên mặt S được xấp xỉ bởi tổng
n
X
G (xk , yk , zk ) ∆σk .
k =1

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 35 / 53
1.5. Tích phân mặt

Phụ thuộc vào cách chọn (xk , yk , zk ) mà ta có nhiều giá trị xấp xỉ. Nếu ta
tính giới hạn của tổng này khi n → ∞, tức là diện tích ∆σk → 0. Giới hạn
này nếu tồn tại thì ta gọi là tích phân mặt của G trên mặt S
ZZ n
X
G (x , y , z ) dS = lim G (xk , yk , zk ) ∆σk .
n→∞
S k =1

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 36 / 53
1.5. Tích phân mặt

Cách tính
i) Giả sử mặt S được tham số hóa bởi phương trình

r (u , v ) = x (u , v ) i + y (u , v ) j + z (u , v ) k , (u , v ) ∈ R .

Ta có dS = |ru × rv | dudv do đó
ZZ ZZ
G (x , y , z ) dS = G (x (u , v ) , y (u , v ) , z (u , v )) |ru × rv | dudv .
S R

được cho bởi phương trình z = z (x , y ), (x , y ) ∈ D. Ta có


ii) Nếu Sq
dS = 1 + zx2 + zy2 dxdy do đó
ZZ ZZ q
G (x , y , z ) dS = G (x , y , z (x , y )) 1 + zx2 + zy2 dxdy .
S D
Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 37 / 53
1.5. Tích phân mặt

Cách tính
iii) Nếu S là một phần mặt cầu có bán kính a thì dùng phép đổi biến

x = a sin θ cos φ

y = a sin θ sin φ ⇒ dS = a2 sin θd θd φ.


z = a cos θ

iv) Nếu S là một phần mặt trụ có bán kính a thì dùng phép đổi biến

x = a cos φ

y = a sin φ ⇒ dS = adzd φ.


z =z

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 38 / 53
1.5. Tích phân mặt

Ví dụ 1.
p
x 2 dS với mặt S là mặt nón z =
RR
Tính x 2 + y 2 , 0 ≤ z ≤ 1.
S

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 39 / 53
1.5. Tích phân mặt

Tích phân mặt của trường vector


Ta gọi mặt cong S là mặt định hướng, hay mặt hai phía, nếu ta có trường
vector pháp tuyến đơn vị n trên mặt S sao cho trường vector này biến thiên
liên tục theo vị trí trên mặt. Ví dụ mặt cầu, các mặt cong kín trong không
gian là các mặt định hướng. Ta thường chọn hướng n là hướng ra ngoài của
mặt S và gọi là hướng dương.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 40 / 53
1.5. Tích phân mặt

Hình: 1.12

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 41 / 53
1.5. Tích phân mặt

Định nghĩa tích phân mặt


Giả sử rằng F là một trường vector liên tục trên mặt định hướng S có
vector pháp tuyến đơn vị là n, ta gọi tích phân của trường vô hướng F .n
trên S là tích phân của trường vector F trên S, hay thông lượng của F vượt
qua mặt S theo hướng dương. Ký hiệu
ZZ ZZ
F .dS = (F .n) dS .
S S

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 42 / 53
1.5. Tích phân mặt

Cách tính
i) Nếu mặt S được tham số hóa bởi

r (u , v ) = x (u , v ) i + y (u , v ) j + z (u , v ) k , (u , v ) ∈ R ,

ru ×rv
thì vector pháp tuyến đơn vị được tính bởi n = |ru ×rv | và
dS = |ru × rv | dudv , do đó
ZZ ZZ
F .dS = F . (ru × rv ) dudv .
S R

ii) Nếu S có phương trình z = z (x , y ) , (x , y ) ∈ D, thì


r = (x , y , z (x , y )) và ta có rx × ry = (−zx , −zy , 1).

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 43 / 53
1.5. Tích phân mặt

Ví dụ 2.
V .dS trong đó V = zi + xj − 3y 2 zk và S là một phần mặt trụ
RR
Tính
S
x 2 + y 2 = 16 trong góc phần tám thứ nhất giữa z = 0 và z = 5. (xem hình
1.13)

Hình: 1.13
Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 44 / 53
1.6. Định lý Gauss

Cho trường vector F = f1 (x , y , z ) i + f2 (x , y , z ) j + f3 (x , y , z ) k với các


hàm f1 , f2 , f3 có đạo hàm riêng cấp 1 liên tục. Cho S là mặt đóng kín, trơn
từng khúc định hướng ra ngoài có miền bên trong là V . Khi đó ta có
ZZ ZZZ
F .dS = (divF )dxdydz .
S V

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 45 / 53
1.6. Định lý Gauss

Ví dụ 1:
F .dS biết F = x 3 yi + x 2 y 2 j + x 2 yzk, với S là mặt của khối tứ
RR
Tính
S
diện tạo bởi x + y + z ≤ 1 nằm trong góc phần tám thứ nhất (hình 1.14).

Hình: 1.14
Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 46 / 53
1.6. Định lý Gauss

Ví dụ 2:
F .dS biết F = 2xzi + yzj + z 2 k với S là mặt ngoài của khối V là
RR
Tính
S
giao của khối cầu x 2 + y 2 + z 2 ≤ a2 và z ≥ 0 (hình 1.15).

Hình: 1.15

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 47 / 53
1.7.Định lý Stokes

Xét trường vector F = f1 (x , y , z ) i + f2 (x , y , z ) j + f3 (x , y , z ) k, với các


hàm f1 , f2 , f3 có đạo hàm riêng cấp 1 liên tục. Xét S là mặt có biên là
đường cong kín C , khi đó ta có
I ZZ
Fdr = (CurlF ) .dS .
C S

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 48 / 53
1.7.Định lý Stokes

Ví dụ 1.
(CurlF ) .dS biết F = (2x − y ) i − y z 2 j − y 2 zk, với S là nửa trên
RR
Tính
S
mặt cầu x 2 + y 2 + z 2 = 1, z ≥ 0, và biên của S là đường tròn
C : x 2 + y 2 = 1 trong mặt Oxy (hình 1.16).

Hình: 1.16
Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 49 / 53
1.8. Ứng dụng trong kỹ thuật

Truyền nhiệt
Trong mô hình truyền nhiệt ta giả sử dụng ba luật sau:
(1) Dòng nhiệt di chuyển từ vùng nóng đến vùng lạnh.
(2) Tốc độ nhiệt vượt qua mặt một mặt phẳng trong vùng khảo sát là tỷ lệ
với diện tích và véc tơ gradient nhiệt độ tại vùng.
(3) Lượng nhiệt trong vùng khảo sát tỷ lệ với khối lượng và nhiệt độ.

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 50 / 53
1.8. Ứng dụng trong kỹ thuật

Xét bài toán truyền nhiệt trong môi trường mà các hằng số tỷ lệ trong ba
luật trên là độc lập theo các hướng. Môi trường như vậy được gọi là đẳng
hướng. Trong một miền V bất kỳ của môi trường ta có thể tính phương
trình cho dòng nhiệt. Tổng lượng nhiệt Q (t ) trong miền V là
ZZZ
Q (t ) = c ρu (r , t ) dV ,
V

trong đó c là hằng số nhiệt của môi trường, ρ là mật độ nhiệt và u (r , t ) là


nhiệt độ ở điểm r tại thời gian t. Dòng nhiệt vượt qua vùng có biên là mặt
S. Luật (1) và (2) suy ra dòng nhiệt vượt qua một phần tử ∆S của mặt là
−k ∇u .∆S, với k đặc trưng cho tính dẫn nhiệt của môi trường. (Dấu trừ
chỉ ra nhiệt di chuyển từ vùng nóng đến vùng lạnh).

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 51 / 53
1.8. Ứng dụng trong kỹ thuật

Như vậy nhiệt vượt qua mặt S được cho bởi


ZZ ZZ
(−k ∇u ) .dS = −k ∇u .dS .
S S

Sử dụng định lý Gauss, ta được nhiệt vượt qua mặt S là


ZZZ
−k ∇2 udV .
V

Nhiệt vượt qua mặt S phải bằng với lượng nhiệt mất đi, −dQ /dt, do đó
 
ZZZ ZZZ
d 
− c ρu (r , t ) dV = −k
 ∇2 udV .
dt
V V

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 52 / 53
1.8. Ứng dụng trong kỹ thuật

Bởi vì ZZZ ZZZ


d ∂u
u (r , t ) dV = dV
dt ∂t
V V
suy ra ZZZ  
2 ∂u
k∇ u − cρ dV = 0.
∂t
V

Bởi vì tích phân bằng 0 với mọi cách chọn miền V nên ta suy ra biểu thức
dưới dấu tích phân phải bằng 0, tức là
c ρ ∂u
∇2 u = .
k ∂t

Dương Thanh Phong (TDTU) C01144-Toán 2E1 Ngày 24 tháng 7 năm 2020 53 / 53

You might also like