You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN - TIN HỌC

TÍCH PHÂN KÉP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thành Nhân

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 2

LỚP HỌC PHẦN: MATH140702

(Lớp chiều thứ tư 2022)

——————————o0o—————————–

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐÓNG GÓP


1 Huỳnh Hữu Phước 46.01.101.119 Ý nghĩa hình học tích phân kép 100%
(Nhóm trưởng)
2 Đinh Phan Khánh Vũ 44.01.101.154 Tổng hợp nội dung và trình bày Latex 100%
3 Vũ Thục Thúy Quỳnh 43.01.101.089 Định nghĩa tích phân kép 100%
4 Phú Lương Chí Quốc 46.01.101.127 Ý nghĩa hình học tích phân kép 100%
5 Đỗ Hoàng Tú 44.01.101.130 Vẽ hình 100%
6 Trần Thanh Tâm 44.01.101.126 Ứng dụng của tích phân kép 100%
7 Trương Thị Mai Phương 43.01.101.083 Định nghĩa tích phân kép 100%
8 Trịnh Kim Mai 46.01.101.083 Soạn Powerpoint 100%
Mục lục

1 Định nghĩa tích phân kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3


2 Tính chất của tích phân kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3 Ý nghĩa hình học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
4 Ứng dụng của tích phân hai lớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.1 Tính diện tích hình phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.2 Tính thể tích vât thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.3 Tính khối lượng bản mỏng, không đồng chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
4.4 Tính diện tích mặt cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
5 Ứng dụng của tích phân bội ba . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
5.1 Ứng dụng trong hình học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
5.2 Ứng dụng trong cơ học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

Tài liệu tham khảo 14

2
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

1 Định nghĩa tích phân kép

• Xét trong mặt phẳng Oxy, miền kín D giới hạn bởi đường L (đóng và bị chặn; miền D kín nếu nó giới
hạn bởi đường cong kín và các điểm trên biên L được coi là thuộc D).
• Ta xét hình trụ, có mặt đáy là miền D và mặt trên là mặt cong z = f (x, y)(f (x, y) xác định và liên tục
trong miền D).
• Khi đó, ta chia miền D thành n phần có diện tích tương ứng là ∆Si , i = 1, 2, . . . , n và mỗi miền có
đường kính là ai (đường kính của 1 miền là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm thuộc miền đó. Hay ta
có thể ký hiệu: di = {d(x, y); ∀(x, y) ∈ ∆Si })
• Lấy trên mỗi miền 1 điểm Pi (xi , yi ) khi đó trên mỗi miền ∆Si , thì hình trụ sẽ xấp xỉ với hình trụ có
đáy là ∆Si và chiều cao là f (xi , yi ). Do đó, thể tích của hình trụ có mặt đáy là D và mặt trên là f (x, y)
có thề tính xấp xỉ bởi:
n
X
Vn = f (xi , yi ) · Si
i=1

• Như vậy, tổng Vn phụ thuộc vào cách chia (còn gọi là phân hoạch) của miền D và cách chọn điểm
Pi . Do vậy, nếu chúng ta chia miền D càng nhiều thì thể tích hình trụ càng chính xác. Nghĩa là đường
kính di của mỗi điểm càng nhỏ (càng tiến về 0 ) thì ta sẽ có chính xác diện tích của miền D.
• Vậy, cho n → ∞ sao cho max (di ) → 0. Khi đó, nếu tổng Vn tiến đến 1 giá trị hữu hạn V không phụ
thuộc cách chia miền D và cách chọn điểm Pi thì giới hạn y đó được gọi là tích phân kép của hàm

3
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

R R
f (x, y) trên miền D và được ký hiệu là: D
f (x, y)ds
• Trong đó: hàm số f (x, y) được gọi là hàm dưới dấu tích phân; D được gọi là miền lấy tích phân; ds là
yếu tố diện tích.
Nhận xét:
a. Từ định nghĩa ta thấy rằng, tích phân kép (tích phân hai lớp) được xuất phát từ yêu cầu tính thề tích
của hình trụ có mặt trên là mặt cong bất kỳ và mặt đáy là hình chiếu của mặt cong xuống mặt phẳng
z = 0. Do đó, f (x, y) > 0. Tuy nhiên, ta vẫn có thể xét trường hợp f (x, y) < 0 (trường hợp này có thể
xem như hình trụ có mặt dưới là f (x, y) và mặt trên là mặt phẳng z = 0). Và như vậy, ta có thể xét
f (x, y) là hàm có dấu bất kỳ.
b. Do tích phân hai lớp không phụ thuộc vào cách chia miền D nên ta có thể chia miền D bởi các
đường thẳng song song với trục Oy (cách đều nhau một khoảng ∆x ) và các đường thẳng song song
với trục Ox (cách đều nhau một đoạn ∆y). Khi đó ∆s = ∆x. ∆y và ds được thay bời dxdy. Nên ta
thường dùng ký hiệu: ZZ ZZ
f (x; y)ds = f (x; y)dxdy
D D
RR
c. Nếu hàm số f (x, y) liên tục trên miền kín D thì nó khả tích trên miền D ấy. Nghĩa là, D
f (x; y)dxdy
tồn tại (ta công nhận điều này)

2 Tính chất của tích phân kép

Từ định nghĩa, ta có thể rút ra các tính chất sau đây của tích phân kép:
RR
2.1. D dxdy = S(D) (diện tích miền D)
RR RR
2.2. D C.f (x; y)dxdy = C. D f (x; y)dxdy
RR RR RR
2.3. D (f (x; y) + g(x; y))dxdy = D f (x; y)dxdy + D g(x; y)dxdy
2.4. Nếu miền D được chia thành 2 phần D1 và D2 không có điểm chung (D1 và D2 chỉ có điểm biên
chung) thì: ZZ ZZ ZZ
f (x; y)dxdy = f (x; y)dxdy + f (x; y)dxdy
D D1 D2

2.5. Nếu f (x; y) ≤ g(x; y) trên D thì :


ZZ ZZ
f (x; y)dxdy ≤ g(x; y)dxdy
D D

2.6. Nếu m ≤ f (x; y) ≤ M, ∀(x; y) ∈ D thì


ZZ
m.S(D) ≤ f (x; y)dxdy ≤ M · S(D)
D

3 Ý nghĩa hình học

Ở chương trình Toán THPT đặc biệt là ở lớp 12 ta đã biết được ý nghĩa của tích phân là tính diện tích
miền cần lấy tích phân ví dụ như cho miền tô màu dưới đây là miền tạo bởi độ thị f(x) và trục Ox trong
đoạn [a, t].

4
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

Ta chia phần diện tích trên thành các phần hình chữ nhật liên tiếp nhau với chiều rộng mỗi hình là
∆x.

t
P
Khi đó tổng diện tích các hình chữ nhật là f (x)∆x. Ta tiếp tục chia miền trên thành các hình chữ
a
Rt
nhật ngày càng nhỏ khi đó tổng trên sẽ trở thành f (x).dx và đó chính là diện tích phần được tô màu.
a
Áp dụng tư tưởng trên ta thu được công thức tính thể tích của một hình đối xứng như sau, xét đường
cong f(x):

5
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

Ta cho f(x) quay quanh trục Ox ta sẽ thu được một hình như sau:

Khi đó diện tích hình tròn đáy tạo thành là π(f (x))2 . Ta cắt hình trên thành các lát mỏng có độ dày dx.

6
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

Khi đó thể tích của mỗi lát mỏng là π[f (x)]2 dx. Ta cộng thể tích các lát mỏng từ 0 tới a lại ta được
a
π[f (x)]2 dx. Tương tự nhu ý tưởng tính diện tích đã nêu ở trên ta tiếp tục chia hình nón thành các
P
0
Ra
lát mỏng ngày càng nhỏ khi đó tổng trên sẽ trở thành π[f (x)]2 dx. Và đó là cách tính thể tích hình đối
0
xứng .
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để tính được thể tích của một hình không đối xứng. Ví dụ như hình
dưới đây:

7
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

Và để tính được thể tích của hình trên ta phải sử dụng đến tích phân kép cụ thể như sau: Xét mặt
phẳng (Oxz) ta có:

Sử dụng ý nghĩa của tích phân đã nêu ở trên ta chứng minh được diện tích của miền tạo bởi đồ thị f (x)
Rb
và trục Ox trong đoạn [0, b] là 0 f (x, y)dx.
Xét một đoạn dy trên Oy. Khi đó ta thu được phần hình được tô màu như sau:

8
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

!
Z b
Như vậy ta thu được thể tích phần hình được tô màu là f (x, y)dx dy. Ta tiếp tục cắt hình cần
0
tính thành nhiều hình nhỏ như hình dưới đây:

9
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

Khi đó ta sẽ thu được thể tích cần tính là:


 
Za Zb Za Zb
 f (x, y)dxdy = f (x, y)dxdy
0 0 0 0

Đây chính là ý nghĩa hình học của tích phân kép mà ta được học.

4 Ứng dụng của tích phân hai lớp

4.1 Tính diện tích hình phẳng


RR RR
Trong tích phân kép D
f (x, y)dxdy, coi f(x, y) = 1 thì D
dxdy biểu diển thể tích hình trụ đáy là miền
D, chiều cao là 1 , về số đo nó đúng bằng diện tích miền D.
Vậy diện tích của miền D là: ZZ ZZ
S= dxdy hay S = rdrdφ.
D D

Vi dụ 1. Tìm diện tích miền giới hạn bởi các đường:


y = 2 − x2 yà y = x.

Miền D được biểu diễn dưới dạng: −2 ≤ x ≤ 1; x ≤ y ≤ 2 − x2


R1 R 2−x2
dy = 27
RR
Diện tích miền D là: SD = D dxdy = −2 dx − 6 (đvdt)

4.2 Tính thể tích vât thể

Từ ý nghĩa hình học của tích phân kép ta có thể tích hình trụ cong giới hạn bởi các mặt z = f (x, y)
miền D và các đường sinh song song với trục Oz là:
 RR

D
f (x, y)dxdy khi f (x, y) ≥ 0
V=
 − RR f (x, y)dxdy khi f (x, y) ≤ 0
D

Trong trường hợp cần tính thể tích của vật thể giới hạn bởi các mặt cong z1 = f1 (x, y), z2 = f2 (x, y) với
giả thiết f1 (x, y) ≤ f2 (x, y) và miền D chính là hình chiếu của các mặt biên lên mặt phẳng xOy.
ZZ
V= [f2 (x, y) − f1 (x, y)] dxdy
D

Trường hợp tổng quát: ZZ


V= |f2 (x, y) − f1 (x, y)| dxdy
0

10
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

x2
Vi du 2. Tìm thể tích hình giới hạn bởi các mặt: z = 4 − y 2 , y = 2 ,z = 0.

x2
Mặt trên của vật thể là z = 4 − y 2 , Miền D giới hạn bởi cảc đường y = 2 và y = 2 .

Ta có thể tích phải tính: V = D 4 − y 2 dxdy = 12, 2( (đvtt).
RR

4.3 Tính khối lượng bản mỏng, không đồng chất

Giả sử có một bản mỏng, phẳng có diện tích là miền D, Tai điểm M(x, y) khối lượng riêng của nó là
RR
δ(x, y) thì khối lượng của bản mỏng là: m = D δ(x, y)dxdy.

Ví du 3. Tìm khối lương của 1 bản phẳng tròn không đồng chất bán kính R, biết rằng khối lương
riêng theo diên tích của bản phẳng tại 1 điểm M(x, y) tỷ lê với khoảng cách từ điểm M(x, y) đến
p
tâm của bản, nghĩa là : δ(x, y) = k x2 + y 2

Chọn hệ trục tọa độ Oxyz với gốc O trùng tâm của bản. Áp dung công thức đã nêu ta có:
ZZ p
m= k x2 + y 2 dxdy, trong đó D là mặt tròn x2 + y2 ≤ R2
D

Chuyển sang toạ độ cưc ta có:


2π R R
r3 2kπR3
Z Z
2
m= dφ kr dr = 2kπ · =
0 0 3 0 3

4.4 Tính diện tích mặt cong

Cho một mặt (giới hạn bởi một đường kín) có phương trình là z = f (x, y) trong đó f (x, y) là hàm số
liên tục và có các đạo hàm riêng liên tục. Khi đó, diện tích mặt cong có phương trình z = f (x, y) được

11
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

tính bằng công thức sau: s


ZZ  2  2
∂z ∂z
S= 1+ + dxdy
D ∂x ∂y
D là hình chiếu của S xuống mặt phẳng xOy.

Ví du 4. Tính diên tích của phần mặt cầu x2 + y 2 + z 2 = 4 nằm bên trong mặt trụ x2 + y 2 = 2x

Do tính đối xứng nên ta chỉ xét phần của mặt nằm trong góc phần tám thứ nhất. Khi đó:
p ∂z x ∂z y
z= 4 − x2 − y 2 ; = −p ; = −p
∂x 4 − x2 − y 2 ∂y 4 − x2 − y 2

Vậy diện tích của mặt cong trên là:


ZZ
2
S=4 p dxdy
D 4 − x2 − y 2

Trong đó D là nửa mặt tròn x2 + y2 − 2x ≤ 0, y ≥ 0. Chuyển sang toạ độ cực, ta được:


Z π2 Z 2 cos φ Z π2 p 2 cos φ Z π2
rdr π 
S=8 dφ √ =−8 2
4−r dφ = 16 (1 − sin φ)dφ = 16 − 1 .(dvdt)

0 0 4 − r2 0 0 2
0

5 Ứng dụng của tích phân bội ba

Tích phân bội 3 của hàm số f(x, y, z) xác định trong miền đóng, giới nội D của không gian Oxyz được
xác định như sau:
Nếu miền D được giới hạn bởi các mặt z = z1 (x, y), z = z2 (x, y), với z1 (x, y), z2 (x, y) là những hàm số
liên tục trong miền D1 - hình chiếu của D lên mặt phẳng Oxy, miền D1 được giới hạn bởi các đường
y = y1 (x), y = y2 (x), trong đó y1 (x), y2 (x) là những hàm số liên tục trên đoạn [a, b], khi đó:
Z b Z y2 (x) Z z2 (x,y)
I= dx dy f (x, y, z)dz
a y1 (x) z1 (x,y)

12
Khoa Toán-Tin học Giải tích các hàm nhiều biến

5.1 Ứng dụng trong hình học


RRR
Vật thể D trong không gian Oxyz có thể tích được cho bởi: V (D) = D
dxdydz.
Trong trường hợp D giới hạn trên bởi mặt z = f2 (x, y) và giới hạn dưới bởi mặt z = f1 (x, y) và giới hạn
xung quanh bởi mặt trụ có đường sinh song song với Oz và có đường chuẩn là biên của D′ trong Oxy
thì: ZZ
V (D) = [f2 (x, y) − f1 (x, y)] dxdy
D′

p
Vi du 5. Tính thể tích phần hình nón z ≥ x2 + y 2 nằm trong mặt cầu x2 + y 2 + z 2 = 4

p
Giải. Gọi D là vật thể hình nón z ≥ x2 + y 2 nằm trong hình cầu x2 + y 2 + z 2 ≤ 4. Khi đó:
ZZZ
V (D) = dxdydz
D
RRR
Chuyển sang hệ toạ độ cầu thì: V (D) = D
r2 sin θdrdθdφ
Trong đó miền giới hạn là: 0 ≤ r ≤ 2, 0 ≤ θ ≤ π4 , 0 ≤ φ ≤ 2π
R 2π Rπ R2 √
Như thế : V (D) = 0 dφ 04 dθ 0 r2 sin θdr = π3 (2 − 2)( đvtt )

5.2 Ứng dụng trong cơ học

• Tính khối luợng


RRR
Khối lương của vật thể D có khối lượng riêng tại M(x, y, z) là f(x, y, z) thì: m(D) = D
f (x, y, z)dxdydz
• Momen quán tính của vật thể D với khối lượng riêng ρ(x, y, z) đối với:
RRR 
i. Trục Ox: Ix = D
y 2 + z 2 ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 
ii. Trục Oy: Iy = D
x2 + z 2 ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 
iii. Trục Oz: Iz = D
y 2 + x2 ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 2
iv. Mặt Oxy: Ixy = D
z ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 2
v. Mặt Oyz: Iyz = D
x ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 2
vi. Mặt Oxz: Ixz = D
y ρ(x, y, z)dxdydz
RRR 
vii. Gốc toa đô: IO = D
x2 + y 2 + z 2 ρ(x, y, z)dxdydz
• Momen tĩnh của D với khối lượng riêng; ρ(x, y, z)
RRR
i. Mặt Oxy: Mxy = D
zρ(x, y, z)dxdydz
RRR
ii. Mặt Oyz: Myz = D
xρ(x, y, z)dxdydz
RRR
iii. Mặt Oxz: Mxz = D
yρ(x, y, z)dxdydz
• Trọng tâm của D với khối luợng riêng ρ(x, y, z):

Myz Mxz Mxy


xG = , yG = , zG =
m(D) m(D) m(D)

13
Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Giải tích hàm nhiều biến (2022) - Nguyễn Thành Nhân.

[2] Toán cao cấp A2 – Nguyễn Hải Đăng.

[3] Giải tích 2 (2014) – Ôn Ngũ Minh.

[4] https://thunhan.wordpress.com/bai-giang/giai-tich-2/double-integrals/.

14

You might also like