You are on page 1of 8

3.

Hệ thống các nguyên tắc dạy học


3.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
trong dạy học
Nguyên tắc này chính là đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng
lực trong nhân cách học sinh.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vũ trang cho người học
những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ
và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học
tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học, dạy học không
chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượng
kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tập một cách
nghiêm túc và thiếu điều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sống xứng
đáng và hạnh phúc.

Cách thực hiện nguyên tắc này cần phải:


- Cần phải bổ xung cho người học những tri thức khoa học  hiện đại nhằm giúp
cho người học nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội nhờ khoa học, bên
cạnh đó giúp học có cái nhìn tư duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúng đắn đối
với hiện thực  hơn.
- Cung cấp cho người học hiểu biết sâu sắc về  xã hội, con người , những truyền
thống tốt đẹp của Việt Nam ta trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước  qua hàng
ngàn năm, từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân bảo
vệ các truyền thống đó trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong
học tập
- Bồi dưỡng cho học sinh các khả năng phân tích, tư duy phê phán một cách đúng
nhất các thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nó đúng
hay sai và những vấn đề khác nữa.
- Vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng khoa học hóa giúp
học sinh làm quen được với một số phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó dần tiếp
cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người
nghiên cứu khoa học.
3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa “lý luận và thực tiễn”, “học đi đôi
với hành”  và “nhà trường gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất
nước”
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ
sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri
thức lý thuyết đối với thực tiễn, hình thành cho họ những kỹ năng vận dụng chúng ở
những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển kinh tế- xã hội
và văn hoá- khoa học của đất nước.
Bản thân nguyên tắc “ Lý luận và thực tiễn” đã phản ánh luôn nội dung “học đi
đôi với hành”,  như chúng ta đã biết khi đưa ra lý luận thì cần phải có những dẫn
chứng thực tiễn để có thể phân tích được vấn đề cần phải lý luận đó, cũng giống
như  lúc chúng ta muốn bắn cái tên đến cái đích đã định sẵn, có tên rồi mà lại không
bắn được, bắn lệch bắn ngang, việc này muốn nhắc nhở chúng ta cần phải cố gắng
học, đồng thời phải thực hành kèm theo.
Bác Hồ đã nói, đã học là phải học phải toàn diện, không những phải có tri thức
phổ thông mà còn phải có đạo đức cách mạng, còn với hành theo Bác  là vận dụng
những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra, việc thực
hành này không chỉ là những việc to lớn mà cả trong những việc bình thường, ai
cũng làm, từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành nó liên kết chặt
chẽ với nhau, trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững lý thuyết, thấy rõ nguồn
gốc của những giá trị và vai trò của kiến thức khoa học đối với thực tiễn, phải vạch
ra phương hướng ứng dụng kiến thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất nước và
phản ánh được tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.
- Về phương pháp dạy học cần phải giúp người học hiểu được vấn đề từ đó đặt ra
những câu hỏi và giải quyết những vấn đề cần lý luận bên cạnh đó cần vận dụng
những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn
để cho học sinh nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những
tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau.
- Về hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác
nhau như hình  tham quan, thực hành ở phòng thí nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật
tổng hợp cần thiết cho môn học
3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi phải giúp người học lĩnh hội hay nói cách khác là nhận
thức được trình tự hệ thống logic, phải cho người học biết hệ thống những kiến thức
khoa học hiện đại. Trong lịch sử khoa học, sự nhận thức những vật thể và hiện tượng
phức tạp hơn thường đi trước sự nhận thức những thành phần của nó, trong quá trình
dạy học ở trường phổ thông khi muốn giới thiệu về tế bào của động, thực vật thì cần
phải giới thiệu những thực vật, động vật trước hay việc trình bày các hợp chất trước
tiên phải nghiên cứu các phân tử, nguyên tử,… Chính vì thế hệ thống hợp lý về mặt
lý luận dạy học của những giáo trình phải được xây dựng trên sự nghiên cứu cẩn
thận logic của khoa học và sự phát triển của những khái niệm, định luật trong lịch sử
khoa học và trong ý thức của người học sinh.

Để thực hiện nguyên tắc dạy học này, về mặt nội dung dạy học cần:
- Xây dựng hệ thống dạy học cần phải phụ thuộc vào lý thuyết làm cơ sở cho việc
giảng dạy, với tính tuần tự như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy
lý luận cho học sinh.
3.4. Thống nhất vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò tích cực, tự giác, sáng
tạo độc lập của học sinh trong dạy học
Trong dạy học, phải đảm bảo mối quan hệ thuận lợi nhất giữa sự chỉ đạo sư phạm
của thầy giáo và lao động tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh
- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học phải tự nhận thức đầy đủ mục
đích của việc học này, nhiệm vụ của mình cần phải làm gì.
- Tính tích cực nhận thức ở đây được hiểu là người học có thái độ tích cực trọng
việc học, có sự tương tác cao trong việc dạy và học của hai.
- Tính sáng tạo độc lập ở đây được hiểu là học sinh tự độc lập trong việc giải
quyết các vấn đề, cần sáng tạo trong lúc cần thiết điều này cần phải linh động từ ý
thức tới hành động .
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Hoạt động dạy học phải hướng vào người học sinh, phải phát huy cao độ tính
tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh,  tạo điều kiện cho họ có thể học tập bằng
chính hoạt động của mình.
- Giáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, nhiệm vụ học tập, từ
đó có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
- Phát huy tư duy ngôn ngữ cho học sinh, khéo léo dẫn dắt học sinh vào các tình
huống có vấn đề, giải các bài tập có tính độc lập.
- Bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu, óc hoài nghi khoa học…
- Trong giảng dạy, giáo viên phải thu được thông tin ngược chiều từ phía học sinh
để điều chỉnh và hoàn thiện hơn công tác dạy và học.
3.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong
dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp
với những sự vật hiện tượng hay các hình ảnh của chúng từ đó có thể tự đưa ra các 
khái niệm, quy luật trừu tượng theo cách suy nghĩ của mình. Và ngược lại, có thể
cho học sinh nắm cái trừu tượng, khái quát rồi xem xét các sự vật, hiện tượng cụ thể,
đảm bảo được mối liên hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

Để thực hiện nguyên tắc này cần:


- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương
tiện và các nguồn kiến thức trong khi giảng bài, khi tổ chức, điều khiển hoạt động
lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ôn tập và củng cố kiến thức
- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói, nghĩa là kết hợp 
hai hệ thống tín hiệu với nhau.
- Rèn luyện cho học sinh óc quan sát và năng lực rút ra những kết luận có tính
khái quát.
- Tổ chức, điều khiển học sinh, trong những trường hợp nhất định, nắm những cái
khái quát, trừu tượng như các khái niệm, những quy tắc, ... rồi từ đó đi đến những
cái cụ thể, riêng biệt  như lấy ví dụ cụ thể minh họa, vận dụng quy tắc để giải các bài
tập cụ thể ..
- Cho học sinh làm các bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa cụ
thể hóa và trừu tượng hóa, giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng ...
3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức
của học sinh
Trong quá trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
để khi cần, có thể nhớ, vận dụng được một các linh hoạt, sáng tạo trong các tình
huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau. Bên cạnh đó rèn luyện ở học
sinh phẩm chất tư duy nói chung, phẩm chất mềm dẻo để vận dụng điều đã học vào
tình huống quen thuộc và tình huống mới.
Tâm lý học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực
nhận thức là hai mặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau, khi lĩnh hội
những tri thức khoa học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức
khác nhau, và cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển.
Biện pháp thực hiện
-Trong dạy học, cần làm nổi bật cái cơ bản của từng đề mục, từng chương để học
sinh tập trung sức lực và trí tuệ vào đó, không bị phân tán vào tình huống không cơ
bản.
-Trong dạy học, học sinh phải biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ, ghi nhớ
không chủ định và ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. Trong
khi học bài, có những cái phải học thuộc lòng, có cái nhớ đại ý.
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập khác.
- Hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập
- Cần tổ chức quá trình dạy học như thế nào để một bộ phận đáng kể những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo được củng cố tại tiết học muốn vậy, việc trình bày tài liệu học
tập của giáo viên phải logic, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm xúc.
3.7. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm
cá biệt và tính tập thể của việc dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ
khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần
thiết, nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên
khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng
với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất.
Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mỗi độ tuổi gắn liền
với sự trưởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của
các cơ quan đó, cũng như với sự tích lũy những kinh nghiệm về mặt nhận thức
và về mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó, lứa tuổi thay đổi
thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi.
Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện
tiến hành dạy và học với cả tập thể cần:
- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập
những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận
thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với
từng học sinh.
- Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình
thức học tập nhóm tại lớp, trước tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và
dưới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết và trong
thời gian đó, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho
học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở
nên vừa sức mỗi người.
3.8. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức
riêng trong dạy học
Đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học là phải vận dụng nội dung, phương pháp,
hình thức dạy học nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên trong lớp
đồng thời phải quan tâm đến từng cá nhân người học, đảm bảo cho mọi người đều
có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình.
 Biện pháp thực hiện
- Khi dạy học, cần nắm vững đặc điểm chung của cả lớp, đặc điểm riêng từng em
về các mặt, nhất là về năng lực nhận thức và động cơ, thái độ học tập.
- Khi lên lớp, giáo viên phải thường xuyên nắm tình hình lĩnh hội của học sinh để
có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình cũng như của học sinh, nhất là học
sinh yếu kém.
- Cần cá biệt hóa việc dạy học
- Đây là biện pháp cơ bản để giúp đỡ riêng từng loại đối tượng học sinh, thậm chí
từng học sinh.
3.9. Nguyên tắc đảm bảo cảm xúc mang tính tích cực của dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải lôi cuốn hấp dẫn tạo hứng thú
học hỏi cho người học, tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của họ, bởi tình cảm có vai
trò quan trọng đối với hoạt động của con người, thôi thúc con người hành động,
thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp
Thực tiễn cũng chứng minh rằng nếu bạn yêu thích một  công việc nào đó thì bạn
sẽ dễ dàng hoàn thành nó, mặt khác nếu gặp khó khăn trong chính công việc bạn yêu
thích bạn cũng sẽ biết cách giải quyết nó một cách triệt để nhất.  Ngược lại, nếu bạn
không yêu thích công việc đó thì không những không động viên được chính mình
mà còn đè nén nó tạo ra cái cảm giác khó chịu trong lòng làm cho công việc có hiệu
quả không được cao bởi vậy việc học tập của học sinh cũng giống như như vậy. 

Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước,
với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh, đó là phương tiện hình thành tình cảm
nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.
- Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích
cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện, điều đó sẽ tạo điều kiện cho
học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.
- Nên sử dụng các phương tiện nghệ thuật như văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo
hình, kịch…trong quá trình dạy học, vì đó là những phương tiện tác động mạnh mẽ
đến tình cảm của người học,  đây là một phương pháp giúp cho người học thích thú
hơn. Người dạy không cần phải lo cho học sinh thiếu tập trung vào công việc học
tập nghiêm túc, vì khoa học và nghệ thuật nó gắn liền với nhau.
Khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng phương
tiện sử dụng của chúng khác nhau, khoa học phản ánh hiện thực bằng khái niệm,
định luật, lý thuyết còn nghệ thuật bằng hình tượng, cả hai cách phản ánh đó không
mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo điều kiện hình
thành và phối hợp tư duy logic với tư duy thẩm mỹ.
- Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào hoạt động
học tập, hoạt động tập thể của học sinh càng có nội dung, càng phong phú về hình
thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập, vì vậy cần chú ý tổ
chức hoạt động tập thể của học sinh cần tổ chức dạy học như một hình thức tham
quan học tập, hình thức ngoại khoá
- Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc
đối với người học, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thể hiện thái độ của giáo
viên đối với những sự vật, hiện tượng và tư tưởng được trình bày không chỉ giúp cho
học sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích hình thành tình cảm tương
ứng.
3.10. Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm
chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học, nghĩa là
người học có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác bằng hành động
của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động của
mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình.
Để thực hiện nguyên tắc này cần:
- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện
có hệ thống công tác độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật,
nghệ thuật mà họ yêu thích.
- Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của
chính mình, thông qua công tác độc lập làm cho học sinh cảm thấy rằng việc tự học
không chỉ là công việc của bản thân từng người mà là sự quan tâm chung của cả tập
thể lớp, của giáo viên và của tập thể sư phạm.
- Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi nêu những
tấm gương tự học của những nhân vật trong lịch sử đất nước, trong trường, trong lớp
để các em lấy đó làm gương mà học tập, noi theo.
- Cần phát động và tổ chức các giờ tự học trong lớp, trong trường cho học sinh.
4. Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học
Các nguyên tắc dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau, nội dung của từng
nguyên tắc đan kết với nhau hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo thực hiện quá trình dạy học
đạt được hiệu quả, chẳng hạn khi thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và
tính giáo dục trong dạy học không thể không chú ý tới nguyên tắc đảm bảo sự thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành; nguyên tắc đảm bảo sự thống
nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ
đạo của giáo viên trong quá trình dạy học; nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý
tới đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trong điều kiện dạy học tập thể; nguyên
tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học; nguyên tắc chuyển từ dạy học sang
tự học.
Nếu xét các nguyên tắc dạy học khác thì cũng như vậy, trong quá trình dạy học,
với nội dung và những điều kiện dạy học nhất định, có thể coi trọng một nguyên tắc
dạy học nào đó, điều đó không có nghĩa là coi nhẹ những nguyên tắc khác mà cần
phải kết hợp các nguyên tắc thành một thể hoàn chỉnh thì mới đạt được hiệu quả cao
trong quá trình dạy học.

You might also like