You are on page 1of 6

1.2.

Vấn đề tự học của sinh viên năm nhất trên cơ sở của lý


thuyết phản ánh và lthuyet thông tin

1.2.1. Một số vấn đề chung về vấn đề nâng cao chất lượng


tự học của sinh viên năm nhất
a. Khái niệm “tự học”

Tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng thuật ngữ tự học (auto didacticism/
learner autonomy/ autonomous learning/ self-instruction/ seft-study/ self-access/
self-direction/ self-directed learning/ self-planned learning/ self-education,… ) lại
là một thuật ngữ gây nhiều tranh luận, và đôi khi các nhà giáo dục học và ngôn
ngữ học không thể thống nhất hoàn toàn với nhau về định nghĩa tự học là thế
nào. Đối với một số nhà giáo dục như Holec (1981) và Dickinson (1987), việc phân
biệt các thuật ngữ này là cần thiết; đối với một số nhà giáo dục trong đó có
Knowles (1976), những thuật ngữ này không có khác biệt lớn về ý nghĩa được
truyền tải cũng như nội dung công việc được mô tả.
Một số nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã định nghĩa về tự
học như sau:
i) Tự học tìm hiểu mối quan hệ giữa người biết và cái được biết đến, để hiểu
được hình thức và bản chất của thực tế là những gì. (Kuzmik & Bloom,)
ii) Tự học có thể được coi là một sự khởi đầu từ giáo dục như một nổ lực xã
hội hướng tới việc phân bổ lại năng lượng tham gia vào việc xây dựng kiến
thức và vai trò của người học trong quá trình học.
iii) Tự học là những thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục.
iv) Tự học là vấn đề mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và nội
dung học
v) Tự học thể hiện ý chí và khả năng của người học nhằm kiểm soát và giám
sát quá trình học
vi) Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi
quyết định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó
vii) Tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình
viii) Tự học được xem như một quá trình, trong đó người học, có hay không có
sự giúp đỡ của người khác, trong việc xác định nhu cầu học tập của mình,
xây dựng mục tiêu học tập, nhìn nhận những phương tiện hỗ trợ học tập,
chọn lựa và triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược học tập, cũng như
đánh giá kết quả học tập.

Còn các nhà nghiên cứu học giả nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra những
định nghĩa về tự học dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:

Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với
sự giúp đỡ gián tiếp của người vậy, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên,
tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (1997) cho rằng: “tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp… và có khi
cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ, thế giới quan như tính trung thực, khách
quan, ý chí tiến thủ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa
học… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó.”

Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là một hình thức tổ chức
hoạt động dạy học ở đại học, tác giả Lưu Xuân Mới (2000) cho rằng: “tự học là
hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và
kỹ năng do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp theo hoặc không theo chương
trình và sách giáo khoa đã được quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy
học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân nhưng
có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học.”

Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng, tự học là học với sự chủ động,
độc lập và mang tính tích cực, tự giác ở mức độ cao. Tự học là quá trình mà trong
đó, chủ thể người học phải tự biến đổi mình, thích nghi, tự làm phong phú giá trị
của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua ý chí, nghị lực và sự say mê
học tập của cá nhân.

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng vấn đề chính là chúng ta
xem tự học là phương tiện hay mục đích cuối cùng. Hai các nhìn này đan xen lẫn
nhau và cả hai đều có thể là một phần trong quan điểm của chúng ta về việc học
ngôn ngữ hay viêm học nói chung. Do đó, có thể hiểu ngắn gọn rằng, tự học ở đây
chính là một quá trình tự giác tích cực, gắn liền với Ý thức, thái độ, động cơ, tình
cảm, ý chí, … của người học nhầm biến những kiến thức và kỹ năng nhận được từ
kho tàng tri thức của nhân loại thành tài sản riêng của người học; bên cạnh đó,
người học đào sâu kiến thức và mài giữa các kỹ năng này, cố gắng liên hệ và áp
dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn của mỗi cá nhân người học.
b. Vai trò tự học của sinh viên

Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập cá nhân. Dù có sự
hướng dẫn từ người thầy trong giáo dục nhà trường, tự học vẫn là yếu tố quyết
định và đóng vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Tự học giúp bày tỏ tính tự giác, tích cực và năng lực đọc sách và nghiên cứu của
người học để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở trường. Điều này biến quá trình đào
tạo trở thành quá trình tự đào tạo của học viên. Do đó, việc tổ chức tốt việc tự
học để nâng cao chất lượng đào tạo là rất cần thiết.
Tự học giúp con người khắc phục nghịch lí của việc học không có hạn mà
tuổi thọ con người lại có hạn, khiến cho việc học suốt đời trở nên cần thiết. Tự
học là giải pháp cho mọi người trước mâu thuẫn giữa khát vọng học vấn và hoàn
cảnh khó khăn. Không phải ai sinh ra cũng có cơ hội học hành, và tự học là con
đường duy nhất cho những người không có cơ hội. Tự học cũng rèn luyện ý chí và
tinh thần cao đẹp trên con đường sự nghiệp.
Ngoài ra, tự học còn giúp hình thành nhân cách cho sinh viên bằng cách rèn
luyện tư duy độc lập và khả năng tự giải quyết vấn đề khó khăn. Điều này giúp
sinh viên tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống và khát khao tiếp thu tri thức,
đạt đến những thành công trong khoa học và đáng mơ ước. Tóm lại, tự học không
chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức mà còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành nhân cách sinh viên.

c. Chất lượng tự học của sinh viên năm nhất

Chất lượng tự học là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm người
dạy, người học, quy trình dạy học, quy chế quản lý, cơ sở vật chất kĩ thuật, đời
sống của sinh viên và thời gian tự học. Trong đó, vai trò của người dạy và người
học là quan trọng nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại
trường Đại học bách khoa. Trong quá trình đào tạo tại trường, đã có những kết
quả tích cực và vẫn đang tiếp tục được phát huy. Một sự chuyển biến rõ rệt là tính
chủ động và sáng tạo được nâng cao của các giáo viên và sinh viên trong quá trình
giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, quá trình này cũng đưa ra một số hạn chế, với
hạn chế chính là khả năng tự học, tự rèn luyện và tự nghiên cứu của sinh viên
chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

Sinh viên năm nhất trường đại học Bách khoa đang gặp khó khăn trong việc
xác định mục tiêu và động cơ học tập, và chưa có kế hoạch tự học khoa học. Họ
cũng chưa thể xác định được phương pháp tự học phù hợp cho mình và cho từng
môn học cụ thể. Do đó, việc tự học của họ chưa thể phát triển tích cực và chủ
động. Các giảng viên và cán bộ quản lý của trường cũng chỉ ít quan tâm đến hoạt
động tự học của sinh viên và chưa tập trung vào việc hướng dẫn sinh viên về
phương pháp học tập cũng như chưa đánh giá việc tự học một cách thường
xuyên.

Phương pháp tự học: Sinh viên trong các cơ sở đại học tự xác định, nội
dung và phương pháp tự học của riêng mình. Còn đối với sinh viên năm nhất
trường Đại học Bách Khoa, do học đa phần là những môn đại cương như Giải tích
1, Vật lý 1, Đại số tuyến tính,… nên phương pháp tự học chủ yếu là tự học trên
sách, trên slide của giảng viên, trên BKEL,…

Cơ sở vật chất phục vụ cho tự học: Các phương tiện cơ sở vật chất như
sách, tài liệu, thư viện còn thiếu, trang web trường hay sập do lượng sinh viên
truy cập quá nhiều. Do đặc thù môn học đại cương của sinh viên năm nhất rất
nặng về mặt kiến thức nên cần bổ sung thêm nhiều tài liệu, bài tập để sinh viên
phục vụ cho việc tự học.

Bên cạnh những nét riêng biêṭ trong thực hiện vấn đề tự học tại sinh viên
thì một điểm tồn tại của sinh viên là khả năng tự kiểm tra, đánh giá, đối chiếu kết
quả tự học và việc tự cải tạo hoạt động tự học của mình còn ở mức hạn chế.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính đầu tiên là sinh viên năm nhất còn hạn chế vì chịu tác
động bởi cách học từ hệ thống giáo dục phổ thông, ít tích cực và tự chủ trong quá
trình học tập. Sinh viên chưa hiểu rõ về động lực tự học, không có sự tò mò sâu
sắc và không có đam mê cao trong việc tự học.
Nguyên nhân thứ hai là sự kết hợp chưa chặt chẽ giữa sự điều khiển từ
giảng viên và sự tự điều khiển của sinh viên trong hoạt động tự học. Sự hướng
dẫn từ phía giảng viên chưa đủ để khuyến khích sinh viên tự học và thiếu sự đồng
thuận trong việc tổ chức hoạt động tự học.
Nguyên nhân thứ ba là phương pháp tự học chưa phù hợp và kỹ năng, kinh
nghiệm của sinh viên trong việc tự học còn hạn chế. Sinh viên chưa biết cách tự
quản lý thời gian, xác định mục tiêu và tìm hiểu cách học hiệu quả. Thư ̣viện sách,
tài liệu tham khảo liên quan đến môn học còn hạn chế và không đủ sức hấp dẫn.
Nguyên nhân thứ tư là cơ sở vật chất chưa đạt yêu cầu, sách báo và tài liệu
tham khảo liên quan đến môn học còn thiếu, không đa dạng và không thu hút
được sinh viên. Thêm vào đó, ý thức của sinh viên về việc tự kiểm tra, đánh giá và
cải tiến hoạt động tự học còn thấp. Sinh viên chưa nhận thức được vai trò quan
trọng của việc đánh giá và tự cải thiện kỹ năng học tập của mình.

d. Nâng cao chất lượng tự học sinh viên năm nhất

Để tăng cường khả năng tự học của sinh viên, cần nâng cao cả nội dung và
chất lượng yếu tố tác động tới khả năng tự học. Đồng thời, sinh viên cần biết khai
thác và tận dụng tốt những yếu tố tích cực này. Để thực hiện điều này, có hai khía
cạnh cần quan tâm.

Đầu tiên, cần cải thiện nội dung của khả năng tự học bằng cách tăng cường
khả năng tư duy của sinh viên. Điều này bao gồm việc cải thiện khả năng tư duy,
trí tuệ và hoạt động của não bộ, cũng như khả năng thực hiện các thao tác tư duy
trong việc nhận thức và lý tính. Sinh viên cần phát triển khả năng tư duy lôgic, hệ
thống, phê phán và sáng tạo. Họ cần biết phát hiện và giải quyết vấn đề, tìm hiểu
bản chất của vấn đề, không chỉ dừng lại ở việc miêu tả và học vẹt. Sinh viên cũng
cần phát triển và hoàn thiện khả năng sử dụng kiến thức, áp dụng kỹ năng và
phương pháp thích hợp để hiệu quả giải quyết các vấn đề trong quá trình tự học,
bao gồm việc đọc tài liệu, ghi chú và xử lý thông tin. Ngoài ra, sinh viên cần rèn
luyện và nâng cao các phẩm chất cần thiết trong hoạt động tự học như tính chủ
động, độc lập, sáng tạo, kiên trì, ham hiểu biết, mong muốn khám phá bản chất
của vấn đề và làm việc theo phương pháp khoa học. Sinh viên cần có ý thức học
tập tốt, làm việc chăm chỉ, có ý chí quyết tâm cao, động cơ học tập đúng đắn, và
luôn suy nghĩ và hành động tích cực.

Thứ hai, cần nâng cao tính tích cực của các yếu tố tác động đến khả năng tự
học của sinh viên. Điều này đòi hỏi cần cải thiện chất lượng của các yếu tố tác
động đến khả năng tự học và biết khai thác và tận dụng tốt hiệu quả của chúng.
Các yếu tố này bao gồm cả yếu tố nội tại và bên ngoài, như đã được trình bày ở
phần trên.

You might also like