You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA TIẾNG ANH


_________________

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Phương pháp học tập “học tập tự chủ”; vận dụng phương pháp
này vào chuyên môn và ngoại ngữ bản thân.

Sinh viên : Chu Thị Khánh Ngọc

Mã số sinh viên : 23014992

Khóa : K17

Ngành : Ngôn ngữ Anh

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Hương Lan


LỜI NÓI ĐẦU
Trong 1 thế giới luôn luôn phát sinh những điều mới mẻ một cách nhanh chóng
thì trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn sinh viên cũng phải cập nhật kiến thức, trau
dồi và tự đào tạo cho mình. Xuất phát từ điều đó, tôi xin lựa chọn “phương pháp
học tập tự chủ” trong tiểu luận này. Và tôi cũng cho rằng đây là phương pháp tốt
nhất, tối ưu nhất để cho sinh viên có thể học tập tốt ở môi trường đại học và tạo
tiền đề để sau này khi làm việc sinh viên cũng có thể tiếp tục học tập và rèn luyện
chuyên môn cho mình thêm vững vàng để theo kịp tiếp độ, sự phát triển của xã
hội.

Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu ham học hỏi, muốn tăng thêm sự hiểu biết
để làm việc và có cuộc sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể
thiếu của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Thực tế giảng dạy tại các
trường đại học cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập độc lập thì các thầy
cô giáo có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến
mấy thì chất lượng học tập cũng không thể cao.

Tự chủ trong học tập đóng vai trò quan trọng trên con đường học vấn của mỗi
người. Có thể nói bản chất của tự học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích
cực, tự lực không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích
nhiệm vụ dạy học. Hay việc tự học ngoài lớp đóng vai trò trọng yếu ở Đại học. Nó
giữ vai trò lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên. Vì vậy cùng tìm
hiểu rõ hơn về phương pháp học tập tự chủ và vận dụng phương pháp này vào việc
học ngoại ngữ như thế nào.
Câu 1. Đặc điểm của phương pháp “học tập tự chủ”; vận dụng phương pháp
này vào học chuyên môn và ngoại ngữ của bản thân.
I. Đặc điểm của phương pháp học tập tự chủ
1. Khái niệm

Học tập tự chủ (self-directed learning) (HTTC) được biết đến là một phương
pháp dạy và học đối với người trưởng thành. Khi HTTC, người học tự xác định
mục tiêu, đề ra kế hoạch học tập, nghiên cứu và chủ động tham gia vào quá
trình học, có hoặc không có sự tham gia của người khác (Knowles, 1975). Đây
được xem là một xu thế tất yếu trong thời kì hội nhập, đặc biệt là trong bối cảnh
phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập của người học ngày nay. Tự chủ là
từ ngữ được khá nhiều người nổi tiếng định nghĩa, điển hình là nhà giáo dục
Henri Holec, ông định nghĩa tự chủ của người học là khả năng người học chịu
trách nhiệm về việc học của chính mình. Theo quan điểm của ông, chịu trách
nhiệm học tập của một người học là phải có và chịu trách nhiệm cho tất cả các
quyết định liên quan đến tất cả các khía cạnh học, bao gồm cả việc xác định
mục tiêu, xác định nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học, giám sát
và đánh giá quá trình học (Holec, 1981).
Cũng đề cập đến định nghĩa sự tự chủ của người học, Phil Benson và Peter
Voller (1997) chỉ ra rằng trong giảng dạy ngôn ngữ, thuật ngữ này được sử
dụng theo ít nhất 5 cách khác nhau:
(1) Cho các tình huống trong đó người học tự học hoàn toàn;
(2) Cho một tập hợp các kỹ năng có thể học và áp dụng trong quá trình học tự
định hướng;
(3) Cho một năng lực bẩm sinh bị triệt tiêu bởi cơ chế giáo dục của tổ chức;
(4) Cho việc thực hiện trách nhiệm của người học về việc học tập của chính họ;
(5) Cho quyền của người học để xác định hướng học tập của mình
Để chịu trách nhiệm cho việc học của mình, người học cần phải hợp tác với
giáo viên và các sinh viên khác. Tự chủ của người học đặc biệt quan trọng trong
việc học ngôn ngữ. Từ các quan điểm trên theo tôi : Tự chủ học tập là quá trình
tự giác, tích cực, tự thân vận động của người học để chiếm lĩnh tri thức kinh
nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn, lĩnh hội và biến tri thức của loài người
thành vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân.
2. Thực trạng khả năng học tập tự chủ của sinh viên hiện nay

Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chú trọng vấn đề tự
học của sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập một cách chủ động và
sáng tạo.Thế nhưng, phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa biết tự học một
cách hiệu quả.Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo:“Số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì
không nhiều, có trường chỉ dưới 10%. Đa số sinh viên mờ nhạt về lý tưởng,
không có sự phấn đấu.” Thực trạng một bộ phận sinh viên nghiện mạng xã
hội, lười đọc sách, lười học tập đã không còn xa lạ. Trong 5 năm trở lại đây,
các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy và học, từ niên
chế sang tín chỉ. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thể
hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo
của sinh viên. Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng
mình. Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô
trên lớp cũng như khả năng tự thích nghi và có tinh thần tự học cao

3. Những lợi ích mà người học tập tự chủ có được

Khi có được sự tự chủ trong quá trình học thì người học sẽ nhận thấy rõ
những lợi ích chính mà học có được.
Thứ nhất, người học có tính chủ động. Thực tế hiện nay, việc học đang dần
chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên sang xu hướng tăng
cường khả năng tự học, tự tìm kiếm tri thức của người học. Sinh viên phải tự
chủ, có ý thức tự kiểm soát cách thức, thời gian và những gì được truyền đạt.
Đây cũng là nền tảng của các phương pháp dạy và học tích cực hiện nay.
Thứ hai, người học tự chủ đạt hiệu quả hơn trong học tập. Bởi vì việc học sẽ
mang tính cá nhân và tập trung hơn nên người học đạt được kiến thức họ cần
để hoàn thành vai trò của họ theo cách riêng của họ.
Thứ ba, các kỹ năng cần thiết trong học tập tự chủ cũng là những kỹ năng sẽ
cần thiết trong tương lai, ví dụ như tại nơi làm việc. Từ đó, người học sẽ có
thêm động lực để học tập, nuôi dưỡng ý thức tự lập suốt đời, cả trong học
tập và công việc.
Thứ tư, tăng cường khả năng tự khám phá. Khám phá là cách con người bắt
đầu học từ thuở sơ khai một cách tự nhiên. Quan điểm này cho rằng, con
người đã có quyền tự do khám phá và khám phá trước khi bắt đầu vào môi
trường giáo dục chính thức, nơi mà việc học tập diễn ra theo các khuôn khổ
của trường học. Nghiên cứu tâm lý học nói rằng, tự chủ là một nhu cầu cơ
bản của con người thúc đẩy người học và nuôi dưỡng sự thích thú của họ đối
với thế giới xung quanh, tăng cảm giác tò mò trí tuệ và khao khát kiến thức.

4. Một số phương pháp học tập tự chủ hiệu quả


- Xem lại những gì đã học sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, sau khi nghe giảng trên
lớp, bạn nên xem lại, hồi tưởng những kiến thức giảng viên đã truyền đạt 1-2
lần, điều đó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nhớ cũng như hiểu hơn bài học.
- Học hỏi từ những người bạn, anh chị giỏi hơn mình, sẽ giúp bạn tiến bộ
nhanh hơn rất nhiều.
- Nghiên cứu sưu tầm tài liệu học tập thông qua sách vở, internet. Ngày nay
internet rất phát triển, bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, có vô vàn
kiến thức được đăng tải cho bạn tham khảo và học hỏi.
- Tham gia học nhóm, trao đổi tích cực với giảng viên để có thể hiểu rõ, hiểu
sâu hơn về vấn về nào đó.

II. Vận dụng phương pháp học tập tự chủ vào học chuyên
môn và ngoại ngữ của bản thân
1. Vai trò của bản thân

Là một người học, bên cạnh sự hỗ trợ và hướng dẫn của giảng viên thì bản
thân bạn phải nỗ lực tăng cường khả năng học tập tự chủ của mình. Thúc
đẩy tính tự chủ trong học ngoại ngữ của bạn chủ yếu xoay quanh việc bảo vệ
ý thức tự chủ. Nếu một cá nhân cảm thấy được trao quyền tự chủ để học và
hiểu lợi ích của tự chủ đối với sự phát triển, người đó sẽ có xu hướng tự
mình tìm kiếm cơ hội học tập. Để người học tự chịu trách nhiệm về việc học
của mình, hoặc có mong muốn làm điều đó, chiến lược học phải thấm nhuần
ý thức tự chủ trong người học. Không có nó, người học khó có thể quan tâm
đầy đủ đến việc tự mình theo đuổi việc học, bất kể tài liệu học tập có dễ
dàng như thế nào đi chăng nữa.
Bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng trong học tự chủ là điều kiện để người học
phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong học ngoại
ngữ. Học phải có kế hoạch, phương pháp học tập (Học lúc nào? Học ở đâu?
Học phần nào trước, phần nào sau?...). Để tạo được hứng thú, người học nên
bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát,
trừu tượng. Người học cũng phải tự nghiên cứu tài liệu, tự ghi chép đánh giá
quá trình học, nghiên cứu của mình. Đẩy mạnh phương pháp tự học, cũng
cần chú ý đến sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Do đó, sinh viên có
thể học theo nhóm để trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau nhằm khắc sâu nội
dung bài học. Trao đổi với giáo viên, người hướng dẫn về những vướng mắc
trong quá trình học của mình
Phương pháp học trong thời đại công nghệ khuyến khích sự tự chủ của
người học ngoại ngữ. Khi không bị ràng buộc bởi người hướng dẫn, người
học có thể tự do sử dụng các công cụ công nghệ mà thế giới mang lại để tìm
kiếm tra cứu tài liệu, lựa chọn hình thức học như trực tuyến, chọn lựa nội
dung và thời điểm học phù hợp cho mình.

Theo Dam (2011), ông đưa ra 3 cách để sinh viên thúc đẩy sự tự chủ của
mình, đó là: tự báo cáo, ghi nhật ký và bảng đánh giá, có niềm tin và thái độ
tích cực.

Cách thứ nhất: Tự báo cáo là một cách tốt để thu thập thông tin về cách sinh
viên thực hiện một nhiệm vụ học tập và giúp đỡ họ nhận thức được chiến
lược của riêng mình. Điều này đạt được thông qua cách thức giao nhiệm vụ
và yêu cầu họ báo cáo những gì họ nghĩ trong khi họ đang thực hiện nhiệm
vụ được giao.

Cách thứ hai: Nhật ký và bảng đánh giá cung cấp cho sinh viên khả nănglập
kế hoạch, theo dõi và đánh giá việc học của họ, xác định bất kỳ vấn đề họ
gặp phải và đề xuất giải pháp.

Cách thứ ba: Có niềm tin và thái độ. Sự thành công của việc học và mức độ
mà người học khai thác vào các nguồn tài liệu để vượt qua khó khăn và đạt
được sự tự chủ được xác định bởi các yếu tố như: động cơ thúc đẩy của
người học, khao khát học hỏi và niềm tin của họ về bản thân mình với tư
cách là người học và học hỏi. Thay đổi một số niềm tin và thái độ tiêu cực là
bắt buộc để tạo điều kiện học tập.

2. Vai trò của người dạy, nhà trường


Mặc dù người học tự chủ có thể đặt ra mục tiêu của riêng mình và lên kế
hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu, họ có xu hướng học hiệu quả hơn,
có động cơ học hơn và sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn về việc học tập của
chính họ. Tuy nhiên, không phải tất cả người học đều có thể làm điều này
một mình mà cần có sự trợ giúp ban đầu từ những người có kinh nghiệm như
giáo viên. Với sự hỗ trợ, người học có thể độc lập hơn và phát triển các kỹ
năng ngôn ngữ của họ. Như vậy, phát huy sự tự chủ của người học không có
nghĩa là giáo viên trở nên dư thừa, mà giáo viên phải thay đổi sang các vai
trò, như: người giúp đỡ, người hướng dẫn, người cố vấn, người tham gia tích
cực (Yang, 1998).

Khi giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên nên sử dụng phương pháp để người học
tự điều chỉnh việc học hoặc học theo hướng riêng của họ để tạo nguồn cảm
hứng, đồng thời định hướng cho người học tham gia các khóa học, xem
video hoặc sử dụng tài liệu học tập có thể truy cập bất cứ lúc nào... Trao
quyền cho người học để họ giữ vai trò tích cực hơn trong quá trình học tập
và giúp thúc đẩy sự tự chủ của họ. Ban đầu, giáo viên cần tạo cơ hội cho
người học kiểm soát việc học của họ, có thể bao gồm các cơ hội để tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau hay các hoạt động đàm phán với người học. Trong
thời gian đầu, người học có thể chưa có khái niệm phù hợp về việc tự học
của họ, nghĩa là giáo viên sẽ cần phải giới thiệu và giải thích tầm quan trọng
của sự tự chủ của người học và các kỹ năng cần có. Họ có thể thiếu khả năng
xác định mục tiêu hoặc lập kế hoạch học tập, và giáo viên có thể hỗ trợ bằng
cách tạo ra cơ hội học, đề xuất mục tiêu phù hợp hoặc đặt ra sự thương
lượng thời gian biểu. Khi người học phát triển các kỹ năng cần thiết, sự hỗ
trợ của giáo viên có thể giảm dần. Điều quan trọng là không loại bỏ hỗ trợ
quá nhanh hoặc hoàn toàn, vì điều này có thể làm mất hứng thú nếu người
học chưa sẵn sàng.
Câu 2. Tìm sự tương ứng giữa nội dung với phương pháp dạy học ngoại ngữ
(sử dụng dấu X để ghi vào cột phù hợp)

Phương pháp dạy - học ngoại ngữ


Nội dung Truyền Nghe Giao Nhúng Nhấn Dự
thống - Nói tiếp chìm án
1. Chủ yếu là nghe và ghi chép; được
giảng giải kĩ về quy tắc ngôn ngữ.
2. Người dạy đưa ra một dự án/ chủ
đề, người học xây dựng kịch bản và
thực hiện.
3. Dạy - học ngoại ngữ có sử dụng
bản ngữ.
4. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, năng
lực giao tiếp gắn với bối cảnh giao
tiếp.
5. Hoàn toàn sử dụng ngoại ngữ trên
lớp.
6. Nhấn mạnh vào kĩ năng nói - nghe;
người học bắt chước mẫu do người
dạy cung cấp.

Câu 3. Trả lời các câu hỏi:


a. - Chuyên ngành của tôi là tiếng anh
- Lí do lựa chọn chuyên ngành này vì giờ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:
khi bạn biết ngoại ngữ, giỏi ngoại ngữ, bạn sẽ rất tự tin tỏa sáng trước đám
đông. Trong thời kỳ hội nhập, ngoại ngữ rất quan trọng, đặc biệt là tiếng
Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất ở các quốc gia trên thế giới. Vì sinh viên
học ngành tiếng Anh ra xin việc dễ hơn cách ngành khác, cơ hội việc làm
của ngành này rất cao và đa dạng nghề cho chúng ta lựa chọn với mức
lương hấp dẫn. Ngoài ra, học tốt tiếng anh chúng ta có cơ hội gặp gỡ, giao
lưu, tiếp xúc với nhiều người và nhiều nền văn hóa trên thế giới. Bao giờ
cũng vậy, ở đâu cũng vậy, vẻ đẹp tri thức luôn luôn tỏa sáng.

b. Trước mắt thì tôi muốn mình sẽ cải thiện kĩ năng nghe và nói vì 2 kĩ năng này
của tôi khá là kém. Bên cạnh đó tôi sẽ học thêm từ mới hàng ngày để cải thiện
vốn từ vựng của bản thân. Sang năm sau tôi dự định sẽ đi học ở trung tâm tiếng
anh chứng chỉ ielts và mục tiêu của tôi là phấn đấu được 7.0 ielts

c. Dự kiến của tôi trong tương lai với chuyên ngành mình đã chọn là tiếng anh
thương mại vì tôi thấy chuyên ngành này kiến thức rất đa dạng thuộc lĩnh vực
kinh tế và còn được chú trọng đào tạo những kĩ năng mềm quan trọng khác.

KẾT LUẬN
Có thể nói, việc học ngôn ngữ đối với không chỉ học sinh, sinh viên mà trong
thời buổi hiện nay bất cứ ai không có ngoại ngữ là một sự thiếu sót. Vậy nên
chúng ta nếu mong muốn có cơ hội việc làm cao, được đến nhiều nơi trên thế
giới, có nhữngtrải nghiệm quốc tế, có thêm các bạn bè quốc tế thì hãy nên học
thêm một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ, một thứ tiếng mình cảm thấy hợp một
thứ tiếng có thể giúp mình có nhiều cơ hội việc làm tốt và những mối quan hệ
ổn định mang lại lợi thế cho mình. Thêm vào đó, hay tự chủ hơn không việc
học hỏi, trao dồi bản thân, việc chúng ta tự giác, có ý thức và chủ động việc
học chính là một chìa khóa quan trọng giúp chúng ta tiến bộ. Bên cạnh đó
chúng ta nên kết hợp “ học đi đôi với hành “ để nâng cao khả năng ngoại ngữ
của bản thân hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://anhnguathena.vn/thach-thuc-khi-hoc-tieng-anh-nao-khien-ban-
nan-long-id766

https://caodangquoctesaigon.vn/thuan-loi-va-kho-khan-khi-theo-nganh-
ngon-ngu-han-quoc.htm

https://korea.net.vn/nguon-goc-cua-bang-chu-cai-tieng-han-tinh-hoa-
cua-vua-

You might also like