You are on page 1of 6

Nội dung thuyết trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Làm sao để nâng cao chất lượng môn học Hồ Chí Minh
I. Nội dung chính:
1. Nguyên nhân
2. Ưu điểm
3. Nhược điểm
4. Giải pháp
5. Dự báo
II. Bài thuyết trình:
1. Nguyên Nhân.
+ Cách học Đại học truyền thống thiếu sáng tạo: Hình thức giảng dạy
Đại học ở Việt Nam vẫn mang một phong cách thụ động, điển hình với việc
thầy thuyết trình – trò chép.
khuôn mẫu xã hội tại nước ta đã gò bó những quan điểm, tư tưởng và lối sống
vào các thế hệ, và những thế hệ trước lại vô tình gò bó thế hệ sau dựa trên
những “cái biết” của mình.

+ Nợ môn Đại học quá nhiều: Kết quả thi không qua môn. Nợ môn càng
nhiều thì tâm lý mệt mỏi, chán học lại càng tăng cao. Mà càng nhàm chán việc
học, càng không chịu đối diện để giải quyết vấn đề thì mức độ nghiêm trọng
của vấn đề lại càng lớn dẫn đến không ít sinh viên bỏ học vì nợ môn quá
nhiều.

+ Chương trình học chán: Đôi khi, sinh viên không hiểu học những kiến
thức này để làm gì, dẫn đến chán nản, "đứt gánh giữa đường".
chương trình học chưa thực sự hấp dẫn.Chương trình dài, phải học thuộc nhiều
khiến sinh viên cảm thấy nặng nề và khó học

+ Chưa hiểu rõ về lợi ích của việc học: Nhiều sinh viên luôn mặc định những
môn đại cương chỉ học để qua. Sinh viên không hiểu, chính môn đại cương
như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học, Kinh tế chính trị,, ... sẽ giúp bạn có tư
duy logic và phương pháp học tốt các môn chuyên ngành của mình. Môn đại
cương là nền móng cho các môn học sau này của bậc đại học.
2. Ưu điểm
+ Xác định mục tiêu, phương hướng học: Giúp phấn đấu, nỗ lực, kiên
trì và thúc ép bản thân để hoàn thành mục tiêu.
+ Tập trung trong giờ học và ghi chép: Ghi chép ngắn gọn khoa học
giúp bạn nhớ và hiểu rõ vấn đề, bài học được dạy trên lớp và học lại bài
cũ dễ dàng hơn. Giúp não cảm thấy thoải mái khi nhìn vào.

+Trò chuyện với giáo viên: Khi có một thắc mắc trên lớp bạn có thể
hỏi luôn giáo viên vì nếu có bất cứ vấn đề nào chưa hiểu rõ giúp bạn
tiếp cận kiến thức và hòa nhập vào cuộc sống học đường tốt hơn sẽ nhớ
lâu hơn những kiến thức mà ban thắc mắc.

+ Học tập theo nhóm: Người ta có câu: học thầy không tày học bạn>
tại sao lại vậy? vì những người cùng thế hệ sẽ nói chuyện cho người
cùng thế hệ hiểu hơn. Đó là lí do tại sao những người cùng sở thích lại
dễ kết bạn, việc học cũng như vậy. Học cùng nhau bạn sẽ dễ tiếp thu và
học nhanh hơn. Khi có một vấn đề khó khăn xuất hiện, cả nhóm sẽ cùng
đưa ra những vấn đề tiếp cận, đặt câu hỏi để bổ sung phần thiếu sót cho
nhau, giúp nhau hiểu nhanh hơn.
3. Nhược điểm.
+ Nhược điểm của việc dạy học:

- Chất lượng của đội ngũ giảng viên dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
không đồng đều. Nhiều giảng viên chưa được đào tạo chính quy, chuyên
sâu về môn học mà chỉ được bồi dưỡng ngắn hạn. Chất lượng của đội
ngũ giảng viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy môn
học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Không phải người dạy nào cũng có khả
năng truyền đạt tốt , dễ hiểu. Có thể cùng một nội dung kiến thức nhưng
với cách truyền đạt của mỗi người giảng dạy khác nhau cũng sẽ đem đến
cho học viên những cảm nhận, tốc độ tiếp thu khác nhau
- Một số bài giảng vẫn thiên về thuyết trình một chiều, sự tương tác giữa
người dạy và người học chưa đồng đều, đôi khi chỉ mang tính hình thức.
- Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu của bài nên nội dung chồng
chéo lên nhau hoặc rời rạc, phát huy tính năng động sáng tạo của học
sinh nên lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học chưa phù hợp. Giáo
viên nói nhiều, nói không gọn làm cho tiết học bị dài, học sinh mệt mỏi.
- Nếu như giảng viên không chủ động trong việc đầu tư chất xám cho
khoá học, cập nhật thêm các kiến thức mới thì cũng sẽ khiến cho khoá
học không thể nâng cao chất lượng so với sự phát triển của kho tàng kiến
thức thời đại.

+ Nhược điểm của việc học:


- Việc học phải song hành với việc độc lập, đi kèm với sự tự giác, nâng
cao ý thức bản thân. Do đó, nếu ý thức học viên quá kém sẽ không thể
phát huy hiệu quả như mong muốn
- Sinh viên chưa có phương pháp học phù hợp, vốn chịu ảnh hưởng của
phương pháp học truyền thống là “học thuộc lòng”; chưa có thái độ và
tâm lý học tập đúng đắn nên không tích cực tham gia vào bài giảng của
giảng viên, chưa đào sâu nghiên cứu tài liệu theo yêu cầu của giảng viên
đưa ra; chưa đóng góp vào bài giảng của giảng viên
- Trong quá trình học, phần lớn sinh viên còn lệ thuộc vào bài giảng của
giảng viên, chưa tích cực nghiên cứu giáo trình, tài liệu. Do đó trong giờ
thảo luận và thực tế, sinh viên ít tranh luận làm sáng tỏ những vấn đề
thực tiễn đặt ra, hoặc ý kiến tranh luận chưa sâu, cách lập luận giải quyết
vấn đề chưa chặt chẽ, thiếu tính lôgic khoa học. Dẫn đến sinh viên nắm
thực chất vấn đề còn hạn chế, chưa chịu khó đào sâu suy nghĩ, thường
rập khuôn một chiều theo thầy và chấp nhận những giải pháp quen
thuộc.
4. Giải pháp
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình môn học: Nâng cao chất
lượng giảng dạy môn học phải bắt đầu từ việc đổi mới nội dung, phương
pháp tổ chức học tập, phương pháp truyền thụ kiến thức cũng như chất
lượng các bài giảng, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất
+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực: đây
là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh nói riêng. Mạnh dạn áp dụng các phương pháp như đối
thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm để thu hút học viên chủ động tham gia
tìm hiểu kiến thức. Giảng viên cần giới thiệu hoặc cung cấp những tài
liệu có liên quan đến môn học, hướng dẫn cho học viên đọc tài liệu trước
khi lên lớp, góp ý những vấn đề đề trọng tâm để học viên tập trung tìm
hiểu, hoặc đặt những câu hỏi xung quanh những nội dung quan trọng để
học viên tự đọc tài liệu và tìm câu trả lời. Giảng viên tạo điều kiện cho
học viên trình bày những gì mình đã tìm hiểu được, hoặc trả lời những
câu hỏi. Sau đó cả lớp chia nhóm thảo luận và cuối cùng giảng viên phát
biểu tổng kết, khẳng định những nhận thức đúng, bổ sung những nhận
thức chưa đầy đủ, chấn chỉnh những nhận thức sai. Cách học này buộc
học viên nhớ và nắm sâu kiến thức hơn, đồng thời người thầy cũng phải
nhuần nhuyễn kiến thức và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.    
 Tích cực sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như máy chiếu, đầu
đĩa CD, máy ghi âm, mô hình... để hỗ trợ cho bài giảng, sẽ cuốn hút
người học và tạo nên sự hấp dẫn cho môn học.
+ Tích cực sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như máy
chiếu, đầu đĩa CD, máy ghi âm, mô hình... để hỗ trợ cho bài giảng,
sẽ cuốn hút người học và tạo nên sự hấp dẫn cho môn học: Nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
là nâng cao tư tưởng, đạo đức; nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ giảng viên.
Thứ nhất, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học để hiểu sâu sắc
hơn về tư tưởng và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới
Thứ hai, học viên xây dựng phương pháp học tập khoa học; không chỉ
học trên lớp mà còn học trong nhân dân, học những tấm gương người tốt
việc tốt. Không chỉ học ở giáo trình mà còn phải tích cực tìm đọc những
tài liệu tham khảo

Thứ ba, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá hoặc tham quan các
di tích lịch sử, gặp gỡ giao lưu với các cá nhân, tập thể điển hình trong
cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, giúp học viên rèn luyện nhân cách, sự tự tin và kỹ năng diễn
đạt và hỗ trợ học viên học tập tốt hơn môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

5. Dự báo
+ Phương pháp truyền thống học thuộc lòng: ( Không thể nghiên cứu sâu vào
những đề tài của giảng viên đưa ra, + Khó có thể tranh luận làm rõ vấn đề,
Logic lập luận không chặt chẽ, khoa học, Không có tính sáng tạo trong việc tìm
ra giải pháp vấn đề)
=> Phương pháp học tập mới ( tự học, tự tìm hiểu, tìm tòi, khám phá ) giao
viên chỉ là người hướng đẫn đồng thời cũng trở thanh một người bạn với học
sinh không chú trọng quá nhiều vào điểm số và thông qua các bài miniproject
để đanh giá học sinh thông qua nhiều phương diện khac nữa( ví dụ cả các kĩ
năng mềm, ….)
+ Củng cố, mở rộng, nghiên cứu sâu vào đề tài, hiểu rõ bản chất vấn đề không
làm quá lan man không đung trọng tâm. Rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo,Cải thiện những khó khăn của phương pháp học cũ, những
khó khăn trong quá trình học tập, lập ra,kế hoạch cho quá trình học tập Luôn
đổi mới các bài giảng:
Hết
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like