You are on page 1of 4

BÁO CÁO

THỰC HÀNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG


Họ vào tên sinh viên: Trần Kỳ Vĩ

Mã số:67510090

Ngày sinh: 29/03/1999

Khoa: Vật Lí

Lớp thực hành trong trường phổ thông: Lớp 11L Chuyên Lý

Trường: THPT Chuyên ĐHSP

Họ và tên giáo viên hướng dẫn thực hành: Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh

I. Tổng quan tình hình đánh giá chung của lớp


- Bầu không khí lớp học vui vẻ, học sinh hòa đồng, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học
tập cũng như trong sinh hoạt văn nghệ, có tinh thần đoàn kết của tập thể lớp.
- Học sinh trong lớp năng động nhiệt tình tham gia các hoạt động của tập thể, tự tin thể
hiện ở chỗ đông người, muốn thể hiên bản thân. Các em xác định được những sở trường
của mình.
- Nhìn chung học sinh đều có ý thức đối với việc học, tích cực chủ động học tập. Một vài
em chưa có phương pháp học tập hiệu quả nên gặp một số khó khăn nhỏ trong một vài
môn học.
- Phần lớn các em do học ở lớp chuyên chất lượng cao top đầu của cả nước nên đầu vào rất
cao, do đó thường các em đã có hiểu biết nhất định về thị trường nghề và được hưởng tư
vấn rất nhiều từ các GV cả chủ nhiệm lẫn bộ môn nên định hướng nghề nghiệp trong
tương lai rất sớm.
II. Kết quả đánh giá nhu cầu hỗ trợ tâm lý học sinh Ngô Việt Đức trong lớp
*Đối tượng: Em Ngô Việt Đức

Học sinh lớp :11 Lý

*Nội dung:

 Về nghề nghiệp:
Đức là học sinh lớp 11 nhưng đã xác định rõ nghề nghiệp của mình. Em đang là thành viên
đội HSG QG môn Vật lý của Chuyên ĐHSP nên mong ước ngắn hạn là đạt kết quả cao
trong kỳ thi sắp tới, để có thể thực hiện ước mơ vào ĐHBK Hà Nội. Ước mơ của em là trở
thành một kỹ sư giỏi, có cống hiến.
 Về học tập rèn luyện:
Đức học khá tốt các môn tự nhiên, nổi bật nhất là môn Toán, và môn Vật Lí. Em hơi gặp
khó khăn với môn tiếng Anh.

 Sự phát triển của bản thân:


Đức đang ở giai đoạn hoàn thiện nhân cách và hiện tại em đang cần trau dồi cả tri thức
lẫn kĩ năng để đối diện với những thử thách của mình sau cấp 3 và tham gia vào thị trường
nghề. Khi em không thể giải quyết được hoặc giải quyết không triệt để các khó khăn tâm lí
gặp phải sẽ dẫn tới những tác động có tính tiêu cực lên quá trình phát triển nhân cách.

-Theo lời chia sẻ của Đức: “Em cảm thấy việc học đội tuyển hơi nặng, vẫn chưa tháo gỡ
được cách học hiệu quả”, ‘Em gặp phải khó khăn trong chỗ ở, việc ở KTX hơi đông đúc
nên việc không gian học bị chia sẻ và em chỉ có 1 bàn học rất hẹp, chỗ học ở phòng KTX
hơi ồn ào làm em khó tập trung cho việc học, thư viện cũng mở cửa rất ít, em đi học về lúc
5h30 chiều về còn tắm giặc mà thư viện chỉ mở từ 7h tối đến 9h tối làm em phải chuyển
chỗ học nhiều”, vài lần gặp phải những biểu hiện như căng thẳng, chán nản, chưa hài lòng
về bản thân.

 Quan hệ với bạn bè:


Đức rất hòa đồng với các bạn bè và thầy cô không chỉ trong lớp mà còn các bạn ở lớp
khác. Đức tự nhận mình là người có khả năng giao tiếp tốt, thường xuyên giúp đỡ bạn bè
nên luôn nhận được sự yêu quý từ các bạn, điều đó khiến em rất vui và tự hào

 Quan hệ với gia đình:


Trong gia đình, Đức là anh cả và có 1 em gái, Đức thân nhất với mẹ.

Gia đình là nơi mà em hay chia sẻ chuyện học tập trên lớp cũng như tình cảm bạn bè để
nhận được lời khuyên hay và ý nghĩa. Gia đình luôn ủng hộ trong mọi quyết định của
Đức.

Gia đình em sống rất vui vẻ,và dường như chưa bao giờ xảy ra bất đồng,hay mâu Việtẫn
giữa các thành viên trong gia đình

Sự đánh giá từ người khác:

Qua việc trao đổi với các bạn trong lớp học cho thấy mọi người đều quý mến Đức. Dù hay
tranh luận với bạn bè nhưng chưa bao giờ xảy ra xích mích với các bạn, luôn vui vẻ, thân
thiện, hòa nhã với mọi người xung quanh.
Kết luận: Từ các khía cạnh trong đời sống của Đức, em có nhu cầu hỗ trợ tâm lí về chuyện
học tập. Hiện tại, Đức muốn xác định rõ các nội dung cần quan tâm cho kỳ thi HSG QG
sắp tới, động lực học và phương pháp học tập để em có thể học tập tốt hơn.
III. Kế hoạch tư vấn tâm lý học đường cụ thể cho em Ngô Việt Đức
1. Nhu cầu tham vấn của học sinh
Xác định được công việc mình yêu thích, qua đó xác định được những môn học nào là
quan trọng với bản thân.
Xác định rõ mục tiêu, mục đích học tập, động lực học tập và phương pháp học tập để có
thể học tập tốt và không bị phân tâm bởi các yếu tố: môi trường học tập, thái độ không tích
cực,...
2. Mục tiêu
Giải quyết vấn đề khó khăn trong tâm lý của học sinh về: “Vấn đề học tập của hs trong
hiện tại”
Tạo động lực cho học sinh trong việc học tập cũng như trong cuộc sống.
Hướng cho học sinh đi theo con đường đúng đắn, được làm việc đúng với sở thích, ước
mơ của mình; từ đó trở thành người có ích cho xã hội.
3. Kế hoạch tham vấn tâm lý cho học sinh Ngô Việt Đức
o Bước 1: Tìm hiểu rõ về tình hình học tập của Việt Đức
Gặp trực tiếp Đức mời đức cùng ăn cơm để hỏi han, trò chuyện thêm với Đức về tình hình
học tập, thường đây là cách làm thân mật của người Việt Nam nói chung/
 Đức học đều tất cả các môn, điểm trung bình môn của em cũng rất cao
 Đức có đam mê về vật lý và kỹ Việtật, em hiện dành 100% tâm lực cho bài tập Vật lý
để tăng thêm kỹ năng giải bài tập, rèn tư duy logic.
 Em chưa có hứng thú với tiếng Anh.
 Tổng kết: Hiểu rõ hơn về các môn học mà em gặp phải khó khăn để từ đó có thể
truyền đạt những kinh nghiệm học tập hoặc lời khuyên cho Đức. Cung cấp tài liệu ôn tập
chuyên đề cho Việt Đức.
o Bước 2: Tìm hiểu về nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả học tập của Việt Đức
 Tác động ảnh hưởng tới học tập của Việt Đức:
Do gia đình (có thể bố mẹ quan tâm quá mức vô hình chung đã gây nên những áp lực lên
Việt Đức, mà ở tuổi của em đang gặp những khủng hoảng của tuổi mới lớn)
Do bản thân (chưa hiểu rõ giá trị, năng lực của bản thân, còn tự ti về bản thân).
 Tổng kết: Từ việc tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa ta có thể tìm được cách giải
quyết phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, tháo gỡ được các nút thắt trong khó khăn mà
em gặp phải.
o Bước 3: Đưa ra những lời khuyên và kinh nghiệm truyền đạt cho Đức
 Hướng dẫn cho em lập một thời gian biểu cụ thể để em có thể tự học ở nhà cũng như
học tập ở trên lớp. Đưa ra những địa điểm giúp em thoải mái tập trung trong việc học.
 Tạo cho em niềm cảm hứng đối với môn Anh văn bằng những tác dụng của tiếng Anh
trong học tập và đời sống như: Giúp em có thể tự dịch đề thi HSG Vật lý của nước ngoài
tăng thêm tài liệu học tập, có thể giới thiệu văn hóa Việt cho các bạn ngoại quốc khi em có
cơ hội gặp họ nếu định hướng du học hay học ở những khoa trên ĐH có nhiều người nước
ngoài đăng ký, giúp em có cơ hội việc làm rộng mở, học sớm lại giúp em dễ tiếp thu tiếng
Anh hơn,…
 Chia sẻ kinh nghiệm học tốt tiếng Anh của chính bản thân mình
Tổng kết: Cung cấp tài liệu cho em có thể hăng hái hơn trong các môn học mà mình thích
cũng như không thích.
 Tài liệu tham khảo:
Giáo trình GD học tập 2 – Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên)
Kỹ năng tham vấn học đường – Hoàng Anh Phước
Giáo trình tâm lý học giáo dục – Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt

Phụ lục: Các phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn qua việc mời đi ăn chung, điều
tra một cách mềm mại qua nhắn tin facebook,...

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018.


Xác nhận của Giáo viên Chủ nhiệm Chữ kí sinh viên

Trần Kỳ Vĩ

You might also like