You are on page 1of 2

Họ và tên: Trần Minh Nhựt

Lớp: Sư phạm Vật Lý

Đề: Anh/ chị nhận định như thế nào về thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh phổ thông
hiện nay? Với tư cách là sinh viên sư phạm, anh/ chị định hướng trang bị cho bản thân
những kiến thức và kĩ năng gì để có thể hỗ trợ cho học sinh trong tương lai?

Bài làm

Sự phát triển càng ngày càng cao của nền kinh tế và xã hội, yêu cầu của nhà
trường và với những kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô giáo đã và đang gây ra những
áp lực rất lớn góp phần gây căng thẳng cho học sinh phổ thông. Mặt khác, sự hiểu biết
của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước
những sức ép nói trên. Theo như em tìm hiểu thì học sinh phổ thông hiện nay có những
rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn
về hành vi( như bỏ học, trốn học, hung bạo…). Những rối loạn trên có nguyên nhân từ
những tổn thương về sức khỏe tâm thần, các vấn đề khó khăn trong học tập, khó khăn
trong lựa chọn nghề nghiệp, khó khăn trong mối quan hệ xung quanh. Hậu quả là ngày
càng có nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, xây dựng nền tảng đạo đức, xây dựng
lý tưởng sống cho bản thân… Vì thế học sinh rất cần được sự trợ giúp của các thầy cô
giáo, nhà chuyên môn và bậc phụ huynh để giảm bớt tình trạng này.

Với tư cách là sinh viên sư phạm, em đã định hướng mình cần trang bị cho bản
thân những kiến thức và kỹ năng sau đây để hỗ trợ cho học sinh trong tương lai:

- Về kiến thức:
1. Cần nắm rõ nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo do bộ GD & ĐT
ban hành để chuẩn bị giáo án phù hợp.
2. Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên ngành về bộ môn mà bản thân dạy
để đảm bảo dạy đúng và đủ kiến thức cho học sinh.
3. Trang bị cho bản thân kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện tốt tác
phong sư phạm và tìm hiểu về tâm lý của học sinh để có thể giải quyết
những vấn đề trong việc giáo dục học sinh.
- Về kỹ năng:
1. Kỹ năng kiên nhẫn. Đây là kỹ năng có thể xem là quan trọng nhất vì học
sinh ngày nay rất bướng bỉnh và nhiều em có thái độ thiếu tôn trọng với
giáo viên. Các em đang trong độ tuổi chuyển biến về tâm lý nên chúng ta
cần phải kiên nhẫn để có cách thức làm việc hiểu quả với các em.
2. Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề. Mỗi em học sinh đều là những cá
nhân hoàn toàn khác biệt với nhau nên giáo viên cần phải thích ứng để đưa
ra được phương pháp giáo dục với từng học sinh và giải quyết tốt những
vấn đề của từng em học sinh gặp phải.
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo. Giáo viên cần phải sử dụng trí tưởng tượng để tạo
ra nhiều cách tiếp cận mới cho học sinh dễ tiếp thu bài học
4. Kỹ năng làm việc nhóm. Hiệu trưởng nhà trường, nhân viên hành chính,
phụ huynh và đồng nghiệp chính là những người đồng minh có thể mang
đến cho giáo viên sự giúp đỡ. Bằng cách làm việc theo nhóm, giáo viên có
thể dễ dàng tăng khả năng học tập và vui chơi của học sinh
5. Kỹ năng chấp nhận. Trở thành một giáo viên là luôn tìm kiếm những cách
thức mới để học sinh có thể học tập tốt hơn. Đôi khi những phương pháp
học tập mới này có thể mang lại cả những rủi ro. Nên phải tập chấp nhận
không bỏ cuộc và cố tìm ra phương pháp mới
6. Kỹ năng học hỏi. Giáo viên cần học hỏi thêm nhiều kiến thức mới để giúp
cho công tác giảng dạy thêm sinh động và hiệu quả

You might also like