You are on page 1of 6

NHIỆM VỤ HỌC TẬP

BÀI TẬP LỚP TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG KHÓA 4

Đề bài: Anh/Chị có thể chia sẻ những hình dung của bản


thân về công việc, những khó khăn và thách thức của một chuyên viên Tư vấn học
đường sẽ phải đối diện? Kế hoạch và dự định nghề nghiệp tương lai của anh chị?

Học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang

Hà Nội, ngày 21/08/2022


MỤC LỤC

I. Hình dung của bản thân về công việc:..................................................................................2

II. Những khó khăn và thách thức của một chuyên viên Tư vấn học đường sẽ phải đối
diện?................................................................................................................................................3

III. Kế hoạch và dự định nghề nghiệp tương lai của anh chị?..............................................5
I. Hình dung của bản thân về công việc:

Chuyên viên Tư vấn học đường sẽ áp dụng các kiến thức và kỹ năng về sức khỏe tâm
thần, học tập, hành vi, để trợ giúp trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực: nhận
thức, học tập, hành vi, cảm xúc hay xã hội. Họ cũng phối hợp với gia đình, giáo viên, cán
bộ quản lý và các chuyên gia khác để tạo ra những môi trường học tập an toàn, lành
mạnh, tăng cường sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Công việc
của một chuyên viên Tư vấn học đường bao gồm ba điều cơ bản:

Một là, Hướng dẫn học đường bao gồm: Hỗ trợ kỹ năng học tập; Giáo dục nâng cao
hiểu biết về bản thân và người khác; Dạy các kỹ năng xã hội, ứng xử, giao tiếp hiệu quả
và cách xử lý một số tình huống thường gặp; giáo dục về lạm dụng game/chất gây
nghiện,… Truyền thông, giải quyết vấn đề, ra quyết định và giải quyết vấn đề xung đột.

Hai là, Tham vấn tâm lý cá nhân, nhóm trong các trường hợp như: Kết quả học tập sa
sút, không chú ý đến học tập; Sợ đi học, sợ đến trường, trốn học, bỏ học; Không làm
theo yêu cầu của giáo viên, phàn nàn về giáo viên; Từ chối tham gia hoạt động ở lớp, ở
trường; Xác định những rào cản, nguy cơ cả trở học tập và cung cấp các phương thức ứng
phó; Hình thành thói quen tích cực trong học tập.

Ba là, Tư vấn phụ huynh, giáo viên và những người khác có liên quan về: Vấn đề học
tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng; Cung cấp thông tin và giới thiệu dịch vụ,
nguồn lực hỗ trợ học sinh; Làm việc về những vấn đề liên quan tới bắt nạt/bị bắt nạt và
bạo lực học đường; Hợp tác cùng gia đình trong việc thực hiện các chiến lược giúp đỡ
học sinh; Thảo luận về các tình huống có nguy cơ cao và thực hiện các biện pháp can
thiệp; Nói chuyện và hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phụ huynh trong việc
dạy và ứng xử với trẻ; Chuyển các học sinh cần trị liệu đến các dịch vụ trợ giúp phù hợp.

Các nhà tâm lý học đường có thể hỗ trợ trường học phát triển những khía cạnh như:

 Cải thiện thành tích học tập của học sinh

 Thúc đẩy sự phát triển sức khỏe tâm thần và các hành vi tích cực
 Thúc đẩy và hỗ trợ sự đa dạng trong học tập

 Xây dựng môi trường học đường an toàn, tích cực

 Tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa gia đình và nhà trường

 Cải thiện hệ thống đánh giá toàn diện; theo dõi sự tiến bộ của học sinh về học tập, hành vi

Trong quá trình phát triển, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên có thể phải đối mặt với các
vấn đề liên quan đến học tập; các mối quan hệ xã hội; những quyết định khó khăn; kỹ
năng quản lý các cảm xúc (chán nản, lo lắng, bị cô lập…).

Chuyên gia tâm lý học đường giúp học sinh, gia đình, giáo viên và các thành viên của nhà
trường hiểu và giải quyết được các vấn đề đó trong ngắn hạn và cả dài hạn. Họ là nguồn
lực có trình độ chuyên môn bài bản và luôn nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả trẻ em, thanh
thiếu niên đều có cơ hội phát triển tốt nhất có thể ở trường, ở nhà và trong cuộc sống.

II. Những khó khăn và thách thức của một chuyên viên Tư vấn học
đường sẽ phải đối diện?

Thứ nhất, đó là đội ngũ giáo viên tư vấn. Theo nguyên tắc, phụ trách phòng tư vấn
học đường phải là một giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn giáo dục tâm lý
học đường. Nhưng thực tế ở các trường học hiện nay lại không được như vậy. Hầu hết
các trường đều giao cho các giáo viên trong tổ giám thị, hoặc giáo viên trong Chi đoàn
thanh niên hoặc một vài giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm sống phụ trách là chính. Trong
khi đó phần lớn những giáo viên này lại không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên
môn trong việc tư vấn cho học sinh. Do đó hiệu quả hoạt động của các phòng tư vấn hiện
nay chưa cao.

Thứ hai là do tâm lý e ngại của học sinh ở lứa tuổi này, nên các em vẫn chưa thật
sự chủ động đến với các thầy cô để được tư vấn khi cần thiết. Có nhiều em biết mình
đang gặp khó về tâm lý như thích một bạn khác giới nào đó, gia đình có chuyện không
ổn, quan hệ bạn bè rạn nứt… nhưng không biết tìm đâu để gỡ rối. Nhiều em trong số đó
tự giấu trong lòng, nhiều em lại tìm cách giải quyết theo hướng tiêu cực như rượu bia,
thuốc lá… Đến với thầy cô thì các em lại không dám vì sợ những chuyện riêng tư ấy bị lộ
ra ngoài, bạn bè trêu chọc, bàn tán ra vào. Trong khi đó thầy cô tư vấn thì chưa hẳn đã
đọc được, hiểu được những khó khăn ấy của các em để tư vấn kịp thời. Chính vì vậy đã
có không ít chuyện đau lòng xảy ra, khi các em hành động vội vàng, bồng bột mà người
lớn chưa kịp thời can thiệp.

Thứ ba có lẽ chính là chế đội cho giáo viên phụ trách phòng tư vấn hiện nay. Hiện
tại những quy định phụ cấp, hỗ trợ hay định mức miễn giảm tiết cho giáo viên phụ trách
phòng tư vấn rất mơ hồ. Gọi là mơ hồ vì không ai, không một cơ quan chức năng nào quy
định rõ ràng, hay một hướng dẫn cụ thể nào mang tính pháp lý. Vì vậy, những giáo viên
làm công tác tư vấn hiện nay khá thiệt thòi. Bởi ngoài công tác chuyên môn họ còn kiêm
nhiệm thêm việc nhưng không có chế độ gì. Điều này khiến cho nhiều giáo viên khi được
phân công phụ trách phòng tư vấn thường từ chối, đùn đẩy và né tránh, hoặc nếu có nhận
nhiệm vụ thì cũng chẳng mấy mặn mà. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các phòng tư vấn học đường hiện nay.

Thứ tư, sự hiểu biết và sẵn sàng tiếp nhận tư vấn tâm lý nói chung, tư vấn tâm lý học
đường nói riêng của đa số phụ huynh, giáo viên và học sinh còn hạn chế. Giáo viên khi
gặp trường hợp học sinh chưa ngoan, thường nghĩ đến các biện pháp giáo dục trước khi
áp dụng các biện pháp tâm lý để điều chỉnh. Cha mẹ khi nhận thấy con cái có các biểu
hiện tâm lý bất thường thì đưa đến khám tại các khoa thần kinh chứ hiếm khi tìm chuyên
gia tư vấn để hỗ trợ.

Thứ năm, những vấn đề tâm lý ở học sinh ngày càng gia tăng: rất nhiều em cảm thấy
căng thẳng trong việc học, sợ làm bài thi không tốt, sợ làm cha mẹ thất vọng. Ngoài vấn
đề học tập, mối quan hệ với bạn bè cũng là nguyên nhân gây ra bất ổn tâm lý ở học sinh.
Số lượng học sinh bị bắt nạt sinh ra stress chiếm tỷ lệ tương đương với số em bị stress do
học tập. Những học sinh thường xuyên tranh cãi với thầy cô giáo hoặc bị thầy cô la
mắng, xử phạt cũng bị căng thẳng nhiều hơn các học sinh không bị như vậy. Theo số liệu
điều tra, tỷ lệ có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý trong trẻ em tuổi học đường là 20%.

III. Kế hoạch và dự định nghề nghiệp tương lai của anh chị?

Hiện tại, bản thân mình đang đảm nhiệm vai trò giảng viên của trường Cao đẳng FPT.
Vậy nên công việc của mình cũng có thể giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn học đường cho các bạn
học sinh, sinh viên.

Trong tương lai, mình có kế hoạch sẽ tiếp tục phát triển bản thân, học hỏi thêm để có thể
nắm bắt được tâm lý của học sinh, sinh viên; đảm nhiệm vai trò giảng viên tốt hơn; cùng
với đó là dự định trở thành một diễn giả về tâm lý học đường cho các bạn.

You might also like