You are on page 1of 13

HỌC PHẦN

THAM VẤN TRONG TRƯỜNG HỌC


Chương 1
Một số vấn đề chung về tư vấn cho học sinh
và nhu cầu tư vấn của học sinh
(3 tiết)
Ngày dạy: 12/12/2023
Giảng viên: TS. Mã Ngọc Thể
Khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội
Lớp dạy: ĐH Tâm lý học K2 (khóa 2021-2025)

Trường Đại Học Tân Trào


ĐHTT Tan Trao University
Địa chỉ: Km6, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang
Adress: Km6, Trung Mon Commune, Yen Son District, Tuyên Quang Province
NỘI DUNG
1.1. Công tác tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường
phổ thông.
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong tư vấn học đường.
1.3. Nguyên tắc đạo đức trong tư vấn học đường.
1.4. Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông.
1.5. Quy trình tư vấn tâm lý trong nhà trường.
1.6. Một số phương pháp nhận biết nhu cầu tư vấn học
đường của học sinh phổ thông.

ĐHTT

March 1
1, 2024 2
Tài liệu học tập

Tài liệu chính:


1. Mã Ngọc Thể, (2023), Bài giảng Tham vấn trong trường
học, Trường Đại học Tân Trào
Tài liệu tham khảo
2. Trần Thị Minh Đức (2012), Tham vấn tâm lý, Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Sơn (2018), Tài liệu bồi dưỡng năng lực
cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý trong
trường phổ thông,Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (2012), Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Tâm lý học đường Lý luận, thực tiễn và định
hướng phát triển, Nxb Đại học sư phạm.

ĐHTT

March 1
1, 2024 3
1.1. Công tác tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường
.
- Tư vấn học đường là. hoạt động của những người có
chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ học sinh và
nhà trường (dưới các hình thức: cố vấn, chỉ dẫn, tham
vấn) để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan
đến học đường như về tâm lý- sinh lí, định hướng nghề
nghiệp, về học tập, về định hướng giá trị sống và kĩ năng
sống, về pháp luật.

ĐHTT

March 1
1, 2024 4
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong tư vấn học đường

- Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng
cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ
đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó
khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường.
- Tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can
thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với học sinh khi
gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối
quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc
tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó.
- Tham vấn hướng nghiệp là quá trình tương tác tích cực giữa nhà
tham vấn - người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kĩ năng tham
vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn với thân chủ đang
có vấn đề khó khăn về lựa chọn nghề nghiệp cần được giúp đỡ. Thông
qua các kĩ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình giúp thân chủ khơi
dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải, đồng
thời nâng cao được khả năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống.
ĐHTT

March 1
1, 2024 5
1.3. Nguyên tắc đạo đức trong tư vấn học đường.

- Tôn trọng
- Chấp nhận vô điều kiện
- Bí mật
- Trung thực
- Mối quan hệ giữa nhà
tham vấn và thân chủ
- Đảm bảo quyền lợi của
khách hàng.
- Trách nhiệm của nhà tham
vấn
- Vấn đề liên quan đến pháp
luật
ĐHTT

March 1
1, 2024 6
1.4. Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường

1. Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe
sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.
2. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng,
chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện.
3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát
sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan
hệ xã hội khác.
4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng
nghề nghiệp (tùy theo cấp học).
5. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can
thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ
sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối
loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

ĐHTT

March 1
1, 2024 7
1.4. Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường

 Tư vấn học đường cho những học sinh gặp khó


khăn trong học tập.
- Các vấn đề học sinh lo lắng trong kiểm tra, thi cử, cảm
thấy chán nản học tập, không hiểu bài và cần sự giúp
đỡ.
- Những thất bại của học sinh hoặc giáo viên trong công
tác tổ chức kỉ luật của lớp học cần được sự trợ giúp của
các chuyên gia tâm lý, nhà tham vấn.
- Nhà tham vấn sẽ làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến
thất bại.
- Nhà tham vấn đưa ra các giả thuyết khác nhau, sau đó
tìm hiểu, đánh giá các vấn đề học sinh gặp phải từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
ĐHTT

March 1
1, 2024 8
1.4. Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường

Tư vấn học đường cho những học sinh gặp khó khăn
trong học tập.
- Nếu học sinh gặp thất bại trong học tập do các nguyên
nhân chậm phát triển trí tuệ, rối loạn tâm thần thì nhà tham
vấn tư vấn cho phụ huynh và học sinh theo đuổi những
chương trình học tập phù hợp.
- Nếu học sinh gặp vấn đề thất bại học tập do bắt nạt học
đường thì cần can thiệp ngay để chấm dứt tình trạng cũng
như giúp các em đương đầu tốt hơn với vấn đề gặp phải.
Có thể tham vấn ở hai hình thức tham vấn cá nhân và
tham vấn nhóm.

ĐHTT

March 1
1, 2024 9
1.4. Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường

 Tham vấn cho học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi


- Những học sinh có biểu hiện buồn rầu, lo âu, mệt mỏi, thu mình,
từ chối tham gia các hoạt động nhóm, vi phạm kỉ luật, bắt nạt các
học sinh khác, có hành vi bạo lực, thích chơi trò chơi điện tử...Nhà
tham vấn cần đánh giá nhanh để nhận diện và phân loại các mức
độ khó khăn về cảm xúc và hành vi của các em.
- Vấn đề cảm xúc và hành vi của học sinh cần tham chiếu 3 tiêu
chí:
+ Thứ nhất, hành vi đó gây đau khổ và sự khó chịu cho chính cho
bản thân học sinh và những người khác.
+ Thứ hai, hành vi đó làm suy giảm chức năng tâm lý, cản trở các
hoạt động thường ngày của học sinh ở trường, ở nhà hoặc trong
những hoàn cảnh khác nhau.
+ Thứ ba, hành vi đó không thích hợp với những giá trị, chuẩn mực
văn hóa của trường học, nhóm, cộng đồng hoặc xã hội mà trẻ đang
ĐHTT sống.
March 1
1, 2024 10
1.5. Quy trình tư vấn tâm lý trong nhà trường.

 Tiến trình một ca tham vấn cá nhân cho học sinh gồm 9
bước:
1. Thiết lập mối quan hệ
2. Tiếp nhận yêu cầu và lắng nghe lời phàn nàn của học sinh
3. Giới thiệu với học sinh về công việc tham vấn
4. Lắng nghe, nhận diện vấn đề của học sinh
5. Xác định mong đợi của học sinh và khả năng ứng phó, đương
đầu với vấn đề của học sinh.
6. Thảo luận về các giải pháp
7. Lựa chọn giải pháp
8. Khích lệ thực hiện các giải pháp
9. Chia tay và hẹn gặp buổi tiếp theo.

ĐHTT

March 1
1, 2024 11
1.6. Một số phương pháp nhận biết nhu cầu tư vấn học đường

Điều tra bằng phiếu khảo sát


Thông qua sinh hoạt chuyên đề
Sinh hoạt câu lạc bộ
Tổ chức diễn đàn
Xây dựng hòm thư

ĐHTT

March 1
1, 2024 12
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN

* Câu hỏi, thảo luận:


1. Công tác tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường phổ
thông?.
2. Phân tích các khái niệm cơ bản trong tư vấn học đường.
3. Trình bày các nguyên tắc đạo đức trong tư vấn học đường.
4. Phân tích nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông.
5. Phân tích quy trình tư vấn tâm lý trong nhà trường.
6. Nêu các phương pháp nhận biết nhu cầu tư vấn học đường
của học sinh.
* Hướng dẫn học tập:
* Yêu cầu sinh viên trả lời và gửi file mềm vào email:
mangocthe@gmail.com
Thời gian: trước 24h00 ngày 17/12/2023
ĐHTT

March 1
1, 2024 13

You might also like