You are on page 1of 30

THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

GV. Nguyễn Bá Đạt


Bộ môn Tâm lý học Tham vấn, Khoa Tâm lý học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
ĐẠI DỊCH COVID – 19 LÀM THAY ĐỔI VAI TRÒ
CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
VAI TRÒ CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19
• Nghiên cứu của Schaffer, G. E., Power, E. M., Fisk, A. K., & Trolian,
T. L. (2021) ở Hoa Kỳ cho thấy:
1. NASP và sở giáo dục các Tiểu bang khuyến nghị hoãn lịch đánh
giá hoặc tham khảo sổ tay hướng dẫn đánh giá trong tâm lý học học
đường từ xa,
2. Sự dịch chuyển vai trò của nhà TLHĐ từ chuyên về đánh giá, tư
vấn, xây dựng, kiểm định chương trình sang vai trò tham vấn –
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần
3. Ngoài việc hỗ trợ học sinh, nhà tâm lý học đường (SP) hỗ trợ giáo
viên và nhân viên nhà trường hồi phục sức khoẻ tâm thần – gia
tăng cảm nhạn hạnh phúc – giảm căng thẳng hàng ngày
Các dịch vụ của Nhà tâm lý học đường (SP)
trong đại dịch Covid - 19
• SP cung cấp các dịch vụ từ xa:
• Can thiệp hoặc tư vấn từ xa bằng điện thoại thông minh:
(55.4%)
• Đăng tải và chia sẻ các bài viết về cảm xúc/xã hội trên các nền
tảng cơ sở dữ liệu 44.1%
• Thực hiện các can thiệp (khoá học) cảm xúc/xã hội hoặc khoá
học dành cho cha mẹ 35.8%
• Gửi bài tập của các khoá học cảm xúc/hành vi xã hội – bài tập
về nhà (19.3%)
• Các nền tảng ưu thích nhất:
• Google Meet / Hangouts (33,6%)
• Zoom (29,7%).
TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19

Các nhà SP cung cấp ba dịch vụ căn


bản sau:
oTư vấn xây dựng chương trình
oTham gia vào quá trình giáo dục cá
nhân
oTham vấn
NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN

• Các nhà SP báo cáo:


• Sự tác động của đại dịch Covid – 19 đến sức khoẻ tâm
thần của học sinh
• 56,5% báo cáo Đại dịch tác động một cách vừa phải
• 22.4% tác động ở mức độ nghiêm trọng
• 62.5% báo cáo vẫn duy trì các dịch vụ chăm sóc SKTT
như trước (chưa có đại dịch)
ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU NÀY

•Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các SP cảm thấy


có trách nhiệm hỗ trợ tâm lý học sinh, cả giáo
viên và nhân viên trong trường.
•Các nghiên cứu trong tương lai nên đánh giá
• Vai trò, trách nhiệm của các nhà SP hỗ trợ tâm
lý – xảm xúc cho giáo viên, đồng nghiệp và
• Phương pháp hỗ trợ tâm lý giúp giáo viên và
đồng nghiệp hồi phục và hạnh phúc trong công
việc.
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG
ĐIỀU GÌ MANG LẠI SỰ THAY ĐỔI Ở KHÁCH HÀNG THAM VẤN

Cơ sở nền tảng tạo nên sự thay đổi ở khách hàng (Murphy,


2015).
• Yếu tố khách hàng (40% sự thay đổi): những điều khách hàng
mang đến phiên tham vấn: điểm mạnh, sở thích, nhận thức, giá
trị, sự hỗ trợ xã hội, sự hồi phục, các nguồn lực khác
• Yếu tố mối quan hệ (30% sự thay đổi): Khách hàng cảm thấy
được tôn trọng, hợp tác, chấp nhận từ nhà tham vấn
• Yếu tố hy vọng (15% sự thay đổi) khách hàng có niềm tin và
dự đoán về sự thay đổi
• Mô hình/yếu tố kỹ thuật (15% sự thay đổi): Mô hình lý thuyết
và kỹ thuật can thiệp của nhà tham vấn
THAM VẤN TẬP TRUNG VÀO GIẢI PHÁP

•Mục đích tham vấn:


•Hướng học sinh đến tương lai
•Tập trung giải quyết các vấn đề liên
quan đến:
• Học tập
• Mối quan hệ liên cá nhân

9
10

Các nguyên tắc của tham vấn tập trung vào giải pháp

• HS có năng lực vượt qua kó khăn


• Hợp tác tăng cường sự thay đổi
• Tập trung vào những giải pháp hơn là những vấn đề
trong quá khứ
• Đưa ra mong đợi đối với các vấn đề một cách rõ ràng
• Từ thay đổi nhỏ dẫn đến những thay đổi lớn
• Những phản hồi cải thiện kết quả.
• Tăng cường tham vấn nhanh nhiều hơn nữa

See Murphy, 2008 for more detailed information


10
11

Các kỹ thuật cơ bản trong tham vấn nhanh


Murphy, 2008

1. Định hướng học sinh trong quá trình tham vấn


• Sắp đặt buổi tham vấn, tạo cảm giác thoải mái và hợp tác
• Sử dụng những cách thức đơn giản để đàm thoại một cách dễ dàng
• Chuẩn bị trước cho học sinh những điều mong đợi cho buổi tham vấn
2. Thiết lập quan hệ hợp tác
• Lắng nghe và suy nghĩ trước khi đưa ra những ý kiến của bạn
• Công nhận giá trị, những trải nghiệm của học sinh “Với em, điều đó
như vẫn còn dai dẳng/khó khăn…..”
• Đưa ra những gợi ý với sự tò mò để học sinh có thể chấp nhận hoặc
phủ nhận ý kiến của bạn “Có thể là…/cô không chăc….nếu….”
• Thu nhận những phản hồi trong các buổi tham vấn và các kết quả “
Tôi sẽ làm như thế nào….”
• Liên kết các ý kiến của học sinh để xây dựng mục tiêu tham vấn
• Đưa ra câu hỏi thay cho nói

11
12

3. Phát triển những mục tiêu có ý nghĩa và rõ ràng


–Khám phá những giá trị của học sinh và chuyển những giá trị
này vào các mục tiêu có liên quan đến trường học
–Chuyển từ tiêu cực sang tích cực và chuyến từ mơ hồ sang
cụ thể
–Đặt những câu hỏi có hiệu quả cao và những câu hỏi đánh
giá mức độ
4. Sử dụng những ngoại lệ cho các vấn đề
–Hỏi những ngoại lệ - Hãy nói cho tôi về khoảng thời gian mà
sự việc không xảy ra
–Khám phá những tình huống có liên quan đến ngoại lệ - Bạn
đã làm gì để làm sự việc xảy ra một cách khác đi?
–Tăng cường những ngoại lệ - Tôi băn khoăn không biết bạn
có thể thực hiện điều đó nhiều hơn ở trường được không?.

12
13
5. Tận dụng những nguồn lực tự nhiên khác trong cuộc sống của học
sinh
• Kết nối những sở thích và điểm mạnh của học sinh với những giải
pháp – Từ lúc em thực sự giỏi môn toán, em sẵn lòng để….
• Sử dụng những người hùng và những người có ảnh hưởng trong
cuộc sống của học sinh – Ai có thể tư vấn cho em thực hiện?
• Xây dựng cho trẻ kỹ năng ứng phó và hồi phục – Nghĩ về một thời
gian khó khăn. Làm thế nào để em vượt qua nó?
• Tranh thủ học sinh như một nhà cố vấn hay nhà tham vấn – em
có thể đưa ra lời khuyên gì nếu em là một nhà tham vấn?

6. Thay đổi cách thực hiện và cách nhìn nhận vấn đề


• Thay đổi những hành động điển hình trong mỗi vấn đề này – thực
hiện một số thử nghiệm khác
• Nhìn nhận lại vấn đề theo cách tăng cường hy vọng và có giải
pháp – Vấn đề này đơn giản và chỉ mang tính nhất thời, có thể
thay đổi được

13
14
7. Đánh giá – nhận những phản hồi và duy trì sự tiến
bộ
• Thu nhận phản hồi có xếp loại kết quả và xếp loại buổi tham vấn
• So sánh dữ liệu trước và sau tham vấn
• Khen học sinh khi thành công, khám phá những tác động xã hội và cá nhân đến
sự tiến bộ, lên kế hoạch cho tương lai, chuẩn bị cho những vấn đề sau này, hỏi ý
kiến của học sinh về những vấn đề khác
8. Kết thúc tham vấn
• Thấy được sự hoàn thành của học sinh và tiếp tục duy trì mối liên hệ trong thời
gian tiếp theo

14
Tình huống đóng vai tham vấn nhanh

• Nhà tâm lý học đường


• Học sinh cấp III: có dấu hiệu học tập giảm sút do mâu thuẫn với bạn
thân, được giáo viên chủ nhiệm lớp yêu cầu đi tham vấn

15
Thực hành

• Câu hỏi của nhà TL:


• Trước thời gian đó em và bạn thân em có xảy ra chuyện gì không?
• Em muốn bạn em ở bên cạnh, nhưng em có biết tương lai mỗi người có cuộc
sống riêng.
• Tôi hiểu mỗi người có ước mơ riêng, em tôn trọng điều đó. Em muốn hai bạn
học cùng lớp, em đã chia sẻ với bạn về điều đó.
• EM rất là hiểu bạn hiểu mong muốn của bạn, điều gì em nhất quyết giữ bạn
bên cạnh.
• Khi hai bạn học khác trường, không có bạn chia sẻ nữa?
• Điều lo lắng ở đây bạn ấy quên em đi?
• Điều gì làm cho bạn ấy thay đổi.

16
Tình huống đóng vai

• Nhà tham vấn học đường: thiết lập mối quan hệ tham vấn, lắng nghe
vấn đề của học sinh, cung cấp thông tin giúp học sinh có nhận thức
đầy đủ về vấn đề của mình
• Học sinh: gặp khó khăn trong việc chọn nghề, chọn trường sau khi tốt
nghiệp phổ thông trung học.

17
2. Tham vấn nhóm trong TVHĐ

• Là một tiến trình tương


tác trong nhóm, ở đó
nhà tham vấn giúp học
sinh thay đổi thái độ,
suy nghĩ, hành vi kém
thích nghi, nâng cao
năng lực giải quyết vấn
đề
Mục tiêu tham vấn nhóm
• Nhà tham vấn giúp học sinh:
• Bộc lộ các cách suy nghĩ, hành vi, cảm xúc
• Tăng cường khả năng tự nhận thức về bản thân, về vấn đề của bản thân, của các
bạn khác
• Nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề
• Học hỏi các cách giải quyết vấn đề từ bạn khác
• Nâng cao năng lực phòng ngừa các hành vi tiêu cực
Các lý thuyết trong tham vấn nhóm

• Lý thuyết thân chủ trọng tâm của C.Rogers


• Lý thuyết học tập xã hội của Bandura
• Lý thuyết nhận thức hành vi
Các chủ đề tham vấn nhóm

• Hành vi gây hấn, bạo lực học đường


• Tự tin trong giao tiếp
• Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
• Ám sợ học đường
• Xác lập mục tiêu trong học tập

21
Những học sinh không thể tham gia
tham vấn nhóm
• Học sinh có dấu hiệu:
• Loạn thần, hoang tưởng
• Trầm cảm
• Từ chối các hoạt động của nhóm
• Khó khăn trong ngôn ngữ nói
• Không cam kết thực hiện các quy tắc của nhóm
• Rối loạn nhân cách

22
Quy trình tham vấn nhóm

• Thiết lập nhóm


• Thực hiện tham vấn nhóm
• Kết thúc

23
Bước 1 thiết lập nhóm

• Mục đích của nhóm


• Loại hình nhóm:
• nhóm đóng, nhóm mở
• Quy mô của nhóm: số lượng
• Thời gian địa điểm sinh hoạt
• Các thành viên tham gia

24
Bước 2 Tiến hành tham vấn nhóm

• Khởi động nhóm


• Giới thiệu các thành viên
• Xác lập nhu cầu
• Xác lập mục tiêu
• Những thách thức
• Nội quy
• Thực hiện các phiên tham vấn nhóm
• Lựa chọn chủ đề
• Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ
• Các phản hổi
• Các giải pháp
• Các rào cản của các giải pháp
• Đi từ vấn đề chung đến vấn đề riêng

25
Bước 3. Kết thúc tham vấn nhóm

• Tóm tắt nội dung chính của mỗi phiên tham vấn
• Khích lệ các cá nhân thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ

26
Một số lưu ý khi tham vấn nhóm

1. Tạo sự thoải mái và cảm giác an toàn


• Tạo bầu không khí khi bắt đầu buổi tham vấn
• Các hoạt động khởi động
• Tạo cơ hội cho các thành viên chia sẻ
2. Luôn tạo bầu không khí tích cực trong nhóm
• Cách thức trang trí phòng tham vấn
• Cách thức giao tiếp của nhà tham vấn
• Quan tâm tới cảm xúc của thành viên
• Sử dụng các hoạt động khác nhau
3. Sử dụng thành thạo các công cụ
• Viết
• Hoạt động thể chất
• Vẽ tranh
• Trò chơi
• Sắm vai

27
Các kỹ năng tham vấn nhóm

• Kỹ năng lắng nghe và quan sát


• Kỹ năng thấu hiểu và phản hồi cho nhiều người trong nhóm
• Kỹ năng tóm lược
• Kỹ năng điều phối sự tham gia
• Xử lý sự xung đột trong nhóm giữa các thành viên
• Xử lý im lặng
• Xử lý hành vi gây hấn với nhà tham vấn

28
Bài tập thực hành
Tham vấn nhóm trong trường học
• Tình huống 1: Tham vấn nhóm cho 7 học sinh lớp 9, gặp khó khăn
trong mối quan hệ với bạn khác giới.
• Tình huống 2: tham vấn nhóm cho một nhóm học sinh có học lực từ
trung bình trở xuống cảm thấy bối rối không biết chọn làm việc gì sau
khi học xong lớp 12.

29
THẢO LUẬN NHÓM LẤY ĐIỂM GIỮA KỲ LẦN 3

• Nhóm 1. Bạn hãy trình bày kế hoạch đánh giá cho một học sinh lớp 9
có dấu hiệu trầm cảm và lựa chọn một liệu pháp được coi là hiệu quả
để tham vấn – trị liệu tâm lý cho học sinh đó tại phòng tham vấn tâm
lý của nhà trường.
• Nhóm 2. Bạn hãy trình bày kế hoạch đánh giá cho một học sinh lớp 5
có dấu hiệu đi bắt nạt các bạn học sinh khác và lựa chọn một liệu
pháp được coi là hiệu quả để tham vấn – trị liệu tâm lý cho học sinh
đó tại phòng tham vấn tâm lý của nhà trường.
• Nhóm 3. Bạn hãy trình bày kế hoạch tổ chức một buổi tư vấn hướng
nghiệp cho một nhóm học sinh lớp 12, giúp các bạn học sinh đưa ra
quyết định lựa chọn ngành và trường đại học sau khi kết thúc THPT.
• Nhóm 4: Bạn hãy đánh giá một nhóm học sinh lớp 8 mất động lực
học tập, chán học và tổ chức một buổi tham vấn nhóm gúp các bạn
học sinh tìm thấy động lực học tập

You might also like