You are on page 1of 12

Câu 1: Từ kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy thầy (cô) hãy

đưa ra các giải pháp để tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông?
Dưới đây là một số hoạt động tạo động lực cho học sinh trong quá
trình học tập mà các thầy cô có thể áp dụng trong lớp học của mình.
**. Câu hỏi mở:
Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh đưa ra
các giải pháp sáng tạo. Đưa ra các câu hỏi mở giúp học sinh có thể
suy nghĩ theo quan điểm cá nhân, từ đó thử thách sự sáng tạo của
bản thân mình. Các câu hỏi mở cũng tạo điều kiện để những học sinh
kém hơn có thể tham gia và đưa ra câu trả lời mà không bị bỏ lại phía
sau.
**. Nhiệm vụ gắn với tinh thần trách nhiệm
Điều quan trọng là phải đối xử với học sinh như những người đã
trưởng thành, tin tưởng giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh chịu trách
nhiệm cho các nhiệm vụ của mình. Điều này giúp học sinh cảm thấy
được tôn trọng, được tin tưởng và phát triển tinh thần trách nhiệm.
Từ đó thúc đẩy học sinh trong việc tham gia tích cực hơn vào quá
trình học tập. Cùng với các nhiệm vụ trong quá trình học tập, giáo
viên cần cho phép học sinh được đảm nhận những vai trò quan trọng
khác trong lớp học và trong cuộc sống.
**. Làm việc theo nhóm
Động lực học tập cũng đến từ cảm giác “thuộc về” – nghĩa là học
sinh cảm thấy mình là một phần của một đội nhóm, một cộng đồng và
có trách nhiệm với cộng đồng đó. Các hoạt động làm việc theo nhóm
giúp học sinh hiểu hơn mọi người xung quanh và tìm cách để đàm
phán, đưa ra giải pháp chung cho cả nhóm. Nó cũng mang đến cho
học sinh cơ hội để bày tỏ quan điểm cá nhân, cảm thấy thoải mái,
được lắng nghe và tôn trọng.
**. Cạnh tranh tích cực
Các cuộc thi, trò chơi mang tính cạnh tranh là cách để tạo động lực
học tập hiệu quả cho học sinh. Nó không chỉ thúc đẩy học sinh làm
việc chăm chỉ hơn, nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập mà còn
dạy cho học sinh cách tôn trọng và chấp nhận thành công của người
khác, kiểm soát cảm xúc cá nhân.
**. Hoạt động đánh giá thường xuyên
Cùng với các kỹ thuật giảng dạy tích cực, điều quan trọng là phải
thiết lập hệ thống đánh giá thường xuyên. Đánh giá cho học sinh biết
được mức độ đạt được so với các mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, giáo
viên có thể đưa ra các hướng dẫn và điều chỉnh cần thiết. Điều này
khiến học sinh cảm thấy không bị bỏ rơi, kịp thời khắc phục những
khó khăn và hạn chế gặp phải. Bên cạnh đó, học sinh có thể sử dụng
điều này như một sự tự đánh giá để biết được vị trí của mình và làm
việc chăm chỉ hơn để hoàn thành tốt hơn.
**. Đối mặt với thất bại
Việc cho phép học sinh được trải nghiệm, thử và sai, được làm lại và
học hỏi từ những sai lầm khiến học sinh có động lực học tập tích cực
hơn. Giáo viên cần giúp học sinh cách tập trung vào các nhiệm vụ và
quá trình học tập hơn là nỗi lo sợ thất bại.
**. Sử dụng các câu danh ngôn về động lực
Giáo viên có thể giao cho học sinh công việc thu thập các câu danh
ngôn về động lực học tập và sử dụng nó để trang trí lớp học cũng
như góc học tập ở nhà. Những câu danh ngôn truyền cảm hứng như
vậy sẽ giúp học sinh có thêm niềm tin và sức mạnh trong quá trình
học tập.
**. Các chuyến đi thực địa
Lên kế hoạch cho một số chuyến đi thực tế thú vị bên ngoài trường
học. Giáo viên nên đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào cuối mỗi
chuyến đi, sau đó để học sinh chủ động hoàn thành các mục tiêu
theo cách của riêng chúng. Điều này sẽ làm cho chuyến đi trở nên thú
vị hơn. Giáo viên cũng nên đưa sẵn cho học sinh các hình thức đánh
giá hoặc tổ chức một cuộc cạnh tranh lành mạnh để giúp học sinh
làm việc tích cực hơn.
**. Đặt mục tiêu đầu mỗi học kỳ
Đặt ra những mục tiêu thực tế là điều rất quan trọng và việc đạt được
những mục tiêu sẽ mang đến cho học sinh niềm vui và cảm hứng để
cố gắng hơn. Giáo viên có thể tìm kiếm một số mẫu phiếu để hướng
dẫn học sinh cách đặt mục tiêu đầu học kỳ và sau đó, dành thời gian
vào cuối mỗi học kỳ để suy ngẫm về mức độ đạt được so với mục
tiêu đề ra.
**. Giao việc cho học sinh
Học sinh rất thích được nhận các trách nhiệm, thích có được sự tin
tưởng của giáo viên. Vì vậy hãy mạnh dạn phân công công việc và
giao cho học sinh các công việc chung của cả lớp. Đó cũng có thể là
việc điểm danh, phân công trang trí lớp học, sắp xếp bàn ghế,… Hãy
theo dõi, giám sát hỗ trợ và tôn vinh kịp thời những đóng góp của
học sinh trong các công việc của lớp, đó là cách tạo ra động lực học
tập hiệu quả.
**. Trò chơi tạo động lực
Có rất nhiều trò chơi vận động mà giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh chơi theo nhóm, cả lớp hoặc cá nhân. Giáo viên có thể tổ chức
các trò chơi trong hoạt động chuyển tiếp, các tiết trống hoặc những
khoảnh khắc học sinh cảm thấy mệt mỏi. Các trò chơi nên được đưa
thành một phần của chiến lược giảng dạy.
**. Cơ hội dẫn đầu
Một vai trò lãnh đạo luôn đi kèm với đó là các trách nhiệm và cam kết.
Nó thậm chí có thể thay đổi tính cách của học sinh và giúp chúng làm
việc tích cực và hiệu quả hơn. Hãy giao cho học sinh cơ hội được
làm “lãnh đạo”, “thủ lĩnh” trong các hoạt động của lớp. Điều này sẽ
nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy học sinh đảm nhận
những vai trò mới mang tính thử thách trong cuộc sống.
**. Tôn vinh những ý tưởng của học sinh
Điều quan trọng là tạo cho học sinh một không gian để có được tiếng
nói trong quá trình học tập. Luôn hoan nghênh các ý tưởng của học
sinh và thảo luận với học sinh về các vấn đề chung của lớp học. Cho
phép học sinh được có tiếng nói và sự lựa chọn trong các nhiệm vụ
học tập. Điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy mình quan trọng và cảm
giác được tham gia vào việc giảng dạy của giáo viên. Khi đó học sinh
sẽ có cảm hứng để thể hiện ý tưởng của mình.
**. Kỷ niệm các “sự kiện đặc biệt” của học sinh
Hãy tưởng tượng, một ngày kia, học sinh bước vào lớp học và thấy
cả lớp chào đón để chúc mừng ngày sinh nhật của học sinh đó. Chắc
chắn, học sinh sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào và có cảm giác “thuộc
về” cộng đồng lớp học đó. Hay một thời điểm nào đó trong tiết học,
giáo viên đột nhiên dừng lại và khen học sinh vì đã có thành tích tốt
trong trận đá bóng hay một môn thể thao nào đó, chắc chắn khi ấy
học sinh sẽ cảm thấy có động lực học tập hơn rất nhiều.
**. Cơ hội trải nghiệm
Có kinh nghiệm thực tế về các chủ đề bài học, học sinh sẽ học tập
tích cực và hiệu quả hơn. Nó cũng là nguồn cảm hứng thôi thúc học
sinh tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học. Cơ
hội trải nghiệm là một nền tảng cần thiết để học sinh áp dụng những
gì đã học trong lý thuyết trên lớp, từ đó cải thiện mức độ tự tin đối
với chủ đề này.
**. Tạm ứng niềm tin
Hãy cho học sinh thấy rằng mình đang được tin tưởng. Nhất là đối
với những học sinh cá biệt hoặc những học sinh học kém. Cần cho
trẻ thấy trẻ hoàn toàn có khả năng học tập bằng chính năng lực của
chúng. Thử bước vào lớp học và nói: “Cô được nghe mọi người nói,
lớp chúng ta là một lớp học tuyệt vời, cô tin các em sẽ làm cho lớp
mình trở thành một tập thể xuất sắc nhất trong trường”. Thực sự tin
vào điều đó. Chắc chắn bạn sẽ thấy được một lớp học với những học
sinh tích cực, nỗ lực và luôn cố gắng trong học tập.
**. Lời khen và phần thưởng
Ghi nhận thành quả của học sinh và đánh giá đúng sự nỗ lực cố gắng
là điều quan trọng để tạo động lực cho học sinh. Giáo viên có thể tạo
ra các lời khen nhanh, mang tính cá nhân đối với những trường hợp
học sinh có hành vi hoặc thành tích học tập tốt. Ngoài ra, giáo viên có
thể xây dựng một hệ thống phần thưởng, và dùng nó để khích lệ khi
học sinh có những thành tích hay sự nỗ lực vượt bậc. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, lời khen giúp cải thiện 73% chất lượng của quá
trình học tập của học sinh. Vì vậy, hãy sử dụng nó thật thường xuyên.
**. Hỗ trợ kịp thời
Những lúc học sinh gặp khó khăn, đó là những lúc học sinh bị mất
động lực học tập. Vì vậy, hãy nhận ra những thời điểm học sinh gặp
khó khăn, tìm ra cách để hỗ trợ học sinh một cách kịp thời, đúng lúc
và đúng chỗ. Khi khó khăn được khơi thông, học sinh sẽ tự tin hơn
để đạt được các mục tiêu học tập và có động lực nhiều hơn với quá
trình học tập của bản thân.
**. Theo dõi tiến độ
Con người ta sẽ không làm điều gì đó mà không thấy kết quả. Con
người ta cũng rất dễ cảm thấy nản chí khi làm mãi mà không biết
mình đang ở đâu, cần làm gì để có sự tiến bộ. Giáo viên nên thiết lập
một lộ trình cần đạt của một năm hoặc một học kì, mỗi thời điểm giáo
viên lại cho học sinh dừng lại, suy ngẫm và chỉ ra mức độ mà học
sinh đang đạt được. Bằng cách này, học sinh sẽ nhìn thấy được sự
tiến bộ, phát triển đi lên của bản thân và có thêm động lực học tập.
**. Hãy chọn các hình mẫu
Học sinh, đặc biệt là học sinh ở các lớp lớn rất cần những hình mẫu
và thần tượng. Giáo viên cần chọn những hình mẫu phù hợp với học
sinh, khơi dậy trong học sinh những giá trị tích cực mà thần tượng
của các em đang có và dùng nó làm động lực thúc đẩy học sinh trong
quá trình học tập. Những chiến lược này có thể giúp cải thiện và thúc
đẩy động lực học tập của học sinh – điều kiện tiên quyết để giúp
chúng có được thành công trong cuộc sống. 

Câu 2 : Theo Thầy (cô), có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình
thành phát triển nhân cách của con người? Phân tích yếu tố giáo
dục?
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách :
Di truyền và bẩm sinh, môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân.
*Phân tích yếu tố giáo dục:
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể
(nhà giáo dục) và đối tượng (người được giáo dục) nhằm hình thành
và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội. Đây là quá
trình tác động tự giác có mục đích, có nội dung, phương pháp,
phương tiện v.v... được lựa chọn, tổ chức một cách khoa học giúp
cho mọi cá nhân chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, những giá trị
xã hội của nhân loại bằng con đường ngắn nhất. Như vậy, đặc trưng
của quá trình giáo dục là:
- Tác động tự giác được điều khiển bởi cơ quan, lực lượng chuyên
trách, khác với tác động tự phát tản mạn của môi trường.
- Có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, chương trình
v.v... được tổ chức, lựa chọn khoa học phù hợp với mọi đối tượng,
giúp họ chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, giá trị xã hội của nhân
loại bằng con đường ngắn nhất.
Nói tới vai trò của giáo dục, ngay từ thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử
(551 - 479 TCN) cũng đã có quan điểm đánh giá về vai trò của giáo
dục “Viên ngọc không được mài dũa thì không thành đồ dùng được.
Con người không được học thì không biết gì về đạo lí”, hoặc “Ăn no,
mặc ấm, ngồi dưng không được giáo dục thì con người gần như cầm
thú”. Bác Hồ cũng đã nói:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển
nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì
mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu. Ba lực lượng
giáo dục là gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội, trong đó nhà
trường có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục
đích, nội dung giáo dục bằng các phương pháp khoa học có tác động
mạnh nhất giúp cho học sinh hình thành năng lực ngăn ngừa, đấu
tranh với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường hoặc di truyền
bẩm sinh. Giáo dục gia đình được tiến hành sớm nhất từ khi đứa trẻ
cất tiếng khóc chào đời, tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên
rất quan trọng làm nền tảng cho giáo dục nhà trường. Giáo dục xã hội
thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị,
pháp luật, văn hoá đạo đức, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển
nhân cách toàn diện theo sự phát triển xã hội.
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học
sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong muốn.
Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại
những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường,
hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát.
Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm
chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó
chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc
người phạm pháp.
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật
hoặc thiểu năng do bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra.
Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp giáo dục, rèn luyện
đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể
giúp cho người khuyết tật, thiểu năng phục hồi một phần chức năng
đã mất hoặc phát triển các chức năng khác nhằm bù trừ những chức
năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào cuộc sống cộng
đồng.
Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên
không những thích ứng với các yếu tố di truyền, bẩm sinh, môi
trường, hoàn cảnh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách
mà nó còn có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tổ ảnh hưởng
đến quá trình đó theo một gia tốc phù hợp mà di truyền và môi
trường không thể thực hiện được.
Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục cần tích cực góp phần
cải tạo môi trường sống (gia đình, nhà trường, xã hội) làm cho nó
ngày càng lành mạnh, văn minh, tạo thành định hướng thống nhất vì
mục tiêu nhân cách.
Giáo dục phải diễn ra trong một quá trình có sự tác động đồng bộ của
những thành tố như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức quá trình giáo dục.
Giáo dục phải bao gồm hoạt động tích cực, đa dạng của người giáo
dục và người được giáo dục trong mối quan hệ thống nhất; phải phát
hiện và phát huy triệt để những điều kiện bên trong (bẩm sinh, di
truyền vốn có ở người được giáo dục) để những tiềm năng trở thành
hiện thực. Không nên coi "giáo dục là vạn năng", thậm chí còn ảo
tưởng dùng giáo dục để thay đổi xã hội.

CÂU 5: Thầy (cô) hãy phân tích các khâu của quá trình giáo dục ở nhà
trường phổ thông. Theo thầy cô, có nhất thiết phải thực hiện tuần tự
các khâu đó hay không? Tại sao? Cho ví dụ minh họa.
Các khâu của quá trình giáo dục:
Quá trình giáo dục mang tính toàn vẹn. Để hình thành và phát triển
bất kì một phẩm chất nhân cách nào đều phải tác động vào tất cả các
mặt của đời sống tâm lí cá nhân: nhận thức, ý chí, niềm tin, tình cảm,
kĩ năng hành động... Từ lí luận và thực tiễn giáo dục ta có thể nêu ra
các khâu của quá trình giáo dục như sau:
a. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức làm cơ sở cho hành động
Quá trình giáo dục trước hết phải làm cho học sinh nhận thức đúng,
đủ, chính xác các nội dung khái niệm về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
văn hoá, thẩm mĩ, quyền lợi, nghĩa vụ, bơn phận, các quy định, chuẩn
mực hành vi trong các quan hệ xã hội... Từ nhận thức đúng đắn, học
sinh mới có thể biết và hành động như thế nào trong các tình huống
của đời sống xã hội. Nhận thức làm kim chỉ nam cho hành động. Nếu
có nhận thức đúng sẽ có cơ hội để dẫn đến hành động đúng. Quá
trình giáo dục là quá trình giúp học sinh phát triển về mặt nhận thức
từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết những điều đơn
giản đến phức tạp hơn, cao hơn... để rồi biết vận dụng vào đời sống
xã hội. Chính quá trình vận dụng, trải nghiệm những điều đã thu nhận
được trong quá trình giáo dục lại củng cố nhận thức, xây dựng được
ý thức niềm tin cho cá nhân.
b. Bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn, lành mạnh phù hợp với các
quan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ - ứng xử xã hội
Quá trình giáo dục, trên cơ sở làm cho cá nhân có nhận thức đúng
đắn sẽ hình thành thái độ, niềm tin và tình cảm đúng. Thái độ, tình
cảm là sự biểu hiện cụ thể của quan điểm sống với những giá trị,
chuẩn mực xã hội và của bản thân. Từ nhận thức đến hành động phải
có sự thúc đẩy của tình cảm. Tình cảm - sức mạnh tinh thần to lớn để
chuyển hoá nhận thức thành hành động. Với vai trò là động cơ thúc
đẩy hành động nên trong quá trình giáo dục cần phải bồi dưỡng
những tình cảm tốt đẹp đúng đắn cho học sinh. Thực tiễn đời sống
đã cho thấy: Có nhận thức đúng nhưng do tình cảm sai lệch thì chưa
chắc đã dẫn đến hành động đúng, có khi còn làm sai lệch, xuyên tạc,
bóp méo sự thật. Ví như "yêu nên tốt, ghét nên xấu", "yêu nhau củ ấu
cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông...". Để bồi dưỡng, hình
thành được những tình cảm tốt đẹp cho học sinh phải dựa vào cơ
chế hình thành của tình cảm: tạo nhiều cơ hội nảy sinh các xúc cảm
đồng loại và được tổng hợp lại. Muốn vậy, các quan hệ giáo dục
(quan hệ sư phạm) thầy - trò phải tốt đẹp, tạo được nhiều ấn tượng
tình cảm ở học sinh. Quá trình giáo dục cũng cần chú ý uốn nắn, sửa
chữa, khắc phục những xúc cảm, tình cảm sai lệch, thiếu trong sáng
ở học sinh..
c. Rèn luyện hình thành hành vi thói quen
Quá trình giáo dục không dừng lại ở chỗ nhận thức như thế nào, mà
phải dẫn đến đích là con người phải biết thể hiện nhận thức bằng
hành động. Hành vi đạo đức là bộ mặt đạo đức của cá nhân.
Trong thực tiễn nhiều khi không có sự thống nhất giữa nhận thức và
hành vi đạo đức, như "nói hay, làm dở", "chỉ nói mà không làm",
hành động trái với nhận thức "nghĩ một đằng, làm một nẻo". Qua đây
ta thấy: hình thành hành vi thói quen, tức là hành vi của cá nhân đã
vững chắc trong mọi trường hợp, là kết quả của quá trình giáo dục,
và cũng chính là kết quả của việc thực hiện tốt hai khâu bồi dưỡng
nhận thức và tình cảm trong quá trình giáo dục. Trong thực tiễn giáo
dục, cần căn cứ vào nội dung và yêu cầu giáo dục cụ thể, vào đối
tượng giáo dục cụ thể mà vận dụng các khâu của quá trình giáo dục
theo trình tự và mức độ khác nhau. Ví dụ, để giáo dục cho học sinh ý
thức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh thì chú ý tác động thường xuyên
vào khâu rèn luyện thói quen. Hoặc để nâng cao tình yêu quê hương,
đất nước thì vừa bồi dưỡng về nhận thức vừa đặc biệt gây nhiều ấn
tượng tốt về quê hương, đất nước. Như vậy, trong quá trình giáo dục
phải tác động đầy đủ vào cả ba khâu (nhận thức, tình cảm, hành vi).
Tuy nhiên do tính không đồng đều của sự hình thành, phát triển nhân
cách của mỗi cá nhân về nhận thức, tình cảm, hành vi thói quen, nên
có khi phải tập trung nhiều hơn vào một nhiệm vụ trong một thời gian
nhất định để giải quyết dứt điểm nhiệm vụ đó. Mặt khác khi tác động
vào khâu này, đồng thời lại có tác động đến khâu khác trong quá
trình giáo dục. Ví dụ, khi ta giảng giải về một yêu cầu, một chuẩn mực
đạo đức, làm cho học sinh nhận thức được nó thì đồng thời cũng tác
động đến việc hình thành tình cảm đạo đức và có phương hướng
trong hành vi.
Tóm lại: Ba khâu nhận thức, tình cảm, hành vi thói quen trong quá
trình giáo dục không tách biệt nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau,
không thể thiếu được khâu nào bởi vì giáo dục là một quá trình toàn
vẹn. Khi vận dụng các khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo
dục phải tuỳ theo đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ giáo đục cụ thể, đối
tượng và hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các khâu cho phù hợp

Câu 4:
Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của học
sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Để chứng minh cho kết luận trên chúng ta đi so sánh hoạt động nhận
thức của nhà khoa học và hoạt động của học sinh trong hoạt động
dạy học.
Sự giống nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng : Quá trình dạy học về
bản chất là quá trình nhận thức.
Sự khác nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng: quá trình nhận thức
của học sinh có tính chất độc đáo.
A, Sự giống nhau:
- Về mục đích khám phá thế giới khách quan: cả nhà khoa học và học
sinh trong quá trình dạy học đều nhằm mục đích là khám phá thế giới
khách quan để cải tạo thế giới khách quan và cải tạo chính bản thân
mình.
- Về con đường khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và
học sinh đều đi theo con đường mà Lê Nin đã đưa ra “từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực
tiễn”.
- Về điều kiện khám phá thế giới khách quan : Cả nhà khoa học và
học sinh đều dựa trên sự huy động ở mức độ cao nhất của các thao
tác trí tuệ.
b. sự khác nhau
- Về mục đích nhận thức: nếu mục đích nhận thức của nhà khoa học
là nhằm phát hiện ra những chân lí khách quan thì mục đích nhận
thức của học sinh là nhằm phát hiện chân lí chủ quan.
- Về con đường nhận thức: Nếu con đường nhận thức của nhà khoa
học là con đường vòng quanh co khúc khuỷu, mất nhiều thời gian
thậm chí thất bại thì con đường nhận thức của học sinh là con đường
thẳng, mất ít thời gian không bao giờ thất bại.
- Về điều kiện nhận thức: Nếu có điều kiện nhận thức của nhà khoa
học là độc lập mò mẫm, không cần ôn tập củng cố, không cần kiểm
tra đánh giá, lứa tuổi không cần đặt ra điều kiện nhận thức của học
sinh là có sự hướng dẫn của giáo viên, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh
giá là những khâu không thể thiếu được và và lứa tuổi là điều kiện rất
quan trọng.
Từ bản chất của quá trình dạy học chúng ta định nghĩa của quá trình
dạy học như sau: Quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động
nhận thức cho học sinh.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh là:
- Tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác tài liệu học
tập.
- Tổ chức cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội khái
niệm.
=> Kết luận sư phạm:
- Trong dạy học không cường điệu hóa tính độc đáo của quá trình
nhận thức của học sinh, không đồng nhất hai hoạt động nhận thức và
hoạt động dạy học. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến việc hình
thành cho học sinh phương pháp học tập cả học sinh càng gần với
phương pháp nghiên cứu của nhà khoa học.
- Mỗi giáo viên phải tự hình thành cho mình kĩ năng, kĩ xảo tổ chức
hoạt động cho học sinh.

CÂU 3: Thầy (cô) hãy phân tích những đặc điểm của lao động sư
phạm và những năng lực, phẩm chất nhân cách cần có của người
giáo viên trong thế kỉ 21?:

Phẩm chất nhân cách cần có của người giáo viên trong thế thế kỷ 21
đó là: “vừa có đức, vừa có tài”. Vì đó cũng là mục tiêu hướng đến
của nền giáo dục Việt Nam luôn luôn coi trọng việc xây dựng con
người phát triển toàn diện, con người vừa có đức, vừa có tài.

You might also like