You are on page 1of 3

Phương pháp khen thưởng

1. Khái niệm:
Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đồng tình, sự đánh giá tích cực của nhà
giáo dục đối với thái độ, hành vi ứng xử của người được giáo dục trong những tình
huống giáo dục cụ thể.
2. Yêu cầu khi thực hiện:
– Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở hành vi thực tế đạt được của người được giáo
dục.
– Đảm bảo khen thưởng phải khách quan, công bằng, không vì thiên vị mà đánh
giá cao, thành kiến mà đánh giá thấp.
– Đảm bảo khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, tránh khen thưởng ở
những nơi không thích hợp, tuỳ tiện, quá sớm hay quá muộn.
– Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình.
– Đảm bảo khen thưởng phải tạo được dư luân tập thể đồng tình, ủng hộ.
3. Định hướng cách thức sử dụng:
3.1.Tổ chức các buổi khen thưởng
Hãy tổ chức các buổi tổng kết hoặc sinh hoạt lớp, nếu có thể ít nhất mỗi quý. Điều
này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên khen ngợi từng điểm mạnh của học sinh và hỗ trợ
học sinh tìm ra những lĩnh vực mà chúng cần cải thiện.
Ví dụ, nếu một học sinh ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể
chỉ ra số lượng hoạt động mà học sinh đó tham gia và đặt mục tiêu, sẽ trao thưởng
nếu học sinh đó tham gia tích cực hơn vào các hoạt động. Giáo viên có thể làm
việc này một cách công khai hoặc nói chuyện riêng với học sinh.
3.2.Tạo các giấy khen và giấy chứng nhận
Nếu như giấy khen cuối năm học thường dùng những danh hiệu đơn điệu và nhạt
tẻ như Học sinh giỏi hay Học sinh xuất sắc, nó chỉ phản ánh được kết quả học tập
của học sinh mà không tôn vinh những thành tích trong các lĩnh vực khác. Chính vì
thế, giáo viên hãy chủ động tạo ra các mẫu giấy khen, các mẫu giấy chứng nhận để
tôn vinh những thành tích mà học sinh đã đạt được. Đó có thể là chứng nhận dành
cho Học sinh đi học đầy đủ nhất Học sinh chăm đọc sách nhất Học sinh tham gia
tích cực vào các hoạt động cộng đồng Hãy nhớ rằng, tất cả những danh hiệu này
đều có giá trị như nhau.
3.3. Phân hóa, xây dựng thang bậc cho lời Khen
Trẻ rất cần được khen ngợi, nhưng học sinh cũng không thích những lời khen
giống nhau. Lời khen cũng đưa lại những tác động khác nhau tùy thuộc vào cá tính
của trẻ, một nghiên cứu năm 2001 của Paul C. Burnett cho thấy rằng các học sinh
tiểu học và trung học thường thích được khen ngợi công khai, trong khi học sinh ở
bậc trung học “thích ca ngợi riêng tư hơn”. Tương tự, một cuộc điều tra năm 2016
do Đại học Massachusetts Amherst rằng 73% học sinh đã chọn “khen ngợi bằng cá
nhân một cách riêng tư” là một trong những điều họ thích.  Theo các chuyên gia
nghiên cứu Amherst, khi kết hợp lời khen với những phần thưởng sẽ củng cố mạnh
mẽ hơn cho hành vi tích cực đối với một số nhóm học sinh.
3.4. Khen ngợi một cách chi tiết và cụ thể
Thay vì sử dụng các lời khen chung chung (“Tốt!”), sẽ làm giảm hứng thú của học
sinh, hãy thử một trong số những lựa chọn thay thế sau:
- Khen ngợi học sinh với cảm xúc cá nhân của giáo viên “thầy cảm thấy…” để
truyền đạt sự đánh giá chân thành.
Ví dụ: “Thầy luôn mong muốn được nghe những gì em nói”.
- Lời khen ngợi phải gắn với hành vi cụ thể dựa trên bằng chứng (BSP). Mô tả
hành vi quan sát và đưa ra nhận xét tích cực. 
Ví dụ: “Em đã làm rất tốt khi đưa ra một cách giải riêng biệt và sáng tạo”. Đại học
Vanderbilt đã đưa ra gợi ý tần suất của lời khen ngợi là 15 phút/ lần.
- “Khen ngợi hiệu quả” mô tả cụ thể những hành vi tích cực và giải thích tại sao
học sinh lại đặc biệt. 
Ví dụ: “Đặt những câu hỏi xuất sắc, hoặc em đã rất chú ý lắng nghe các bạn phát
biểu…”
- Củng cố các bước mà học sinh làm tốt, hãy phản hồi mô tả và đặt ra các câu hỏi
mở để học viên suy ngẫm. 
Ví dụ: “Các bạn trong lớp đã thực sự tập trung vào bài thuyết trình của em. Em
nghĩ điều gì trong bài làm của mình đã thu hút sự chú ý của mọi người? ”
Ngoài ra, để xác định sở thích mong muốn của trẻ, hãy khảo sát lớp học vào đầu
năm. Hỏi xem học sinh có thích nhận lời cảm ơn, khen ngợi thông qua bố mẹ hay
cá nhân, học sinh thích được khen công khai hay là gửi thư khen… Hãy tạo một
danh sách phần thưởng và yêu cầu học sinh xác định ba lựa chọn hàng đầu mà
chúng thích. Khám phá những gì củng cố các định hướng nỗ lực học tập cho học
sinh.
3.4.Chuyên nghiệp hơn với những lời khen ngợi
– Hãy lập kế hoạch: Trước khi lớp học bắt đầu, hãy lên kế hoạch khen ngợi một số
học sinh cụ thể. Cố gắng ghi nhận những gì các học sinh đó đã làm để giáo viên có
thể bình luận và đưa lời khen. Sau đó lan rộng lời khen ngợi và tình yêu cho học
sinh một cách đồng đều.
– Nhắm mục tiêu các hành vi học tập cụ thể: tác giả Jim Wright của Trung tâm can
thiệp, liệt kê một số yếu tố có thể được củng cố thông qua khen ngợi, bao gồm nỗ
lực, tính chính xác, sự thành thạo, mục tiêu, và đáp ứng một tiêu chuẩn.
Ví dụ, Wright mô tả cách khuyến khích nỗ lực: “Em đã không ngừng trong suốt
thời gian qua. Thầy đánh giá cao mức độ hoàn thành công việc và nỗ lực vượt qua
khó khăn của em”.
– Khuyến khích lời khen từ chính học sinh với nhau: Nghiên cứu Amherst năm
2016 phát hiện ra rằng học sinh đánh giá cao sự tán dương của các bạn cùng lớp,
nhưng lại thích các cử chỉ phi ngôn ngữ như hight-fives (đập tay) hơn là những lời
khen ngợi. Giáo viên cũng cần chú ý, không thể thay thế hoàn toàn những lời khen
của giáo viên bằng lời khen của học sinh dành cho nhau. Theo nghiên cứu, học
sinh thực sự đánh giá cao sự khen ngợi của giáo viên so với những lời khen khác.
– Bình tĩnh: Tiến sĩ Marilyn Price-Mitchell cho rằng: Nói chuyện từ tốn, bình tĩnh
để trấn an đứa trẻ hay lo lắng và giúp chúng gắn kết với người lớn, việc giao tiếp
tốt với trẻ đôi khi còn có giá trị hơn là lời khen ngợi.
Đã có rất nhiều nghiên cứu ủng hộ một quan điểm vô cùng đơn giản: Việc sử dụng
những lời khen ngợi có tính mực đích và chiến lược thường xuyên là cách hiệu quả
nhất để thúc đẩy học sinh. Nhưng đó mãi là vấn đề cần thiết và có giá trị trong
công việc giảng dạy của giáo viên.

You might also like