You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

----ͼͽ----

1. BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN


Học phần: Tổ chức dạy học môn Ngữ văn

Đề bài: Tìm hiểu kĩ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi

Giảng viên: Nguyễn Thế Hưng

Nhóm thực hiện: 9 - Lớp tín chỉ: PHIL308-K71SP Văn.03 LT (Sáng thứ 2)

Thành viên nhóm 9 Nhiệm vụ

1. Trương Thị Trà My Làm nội dung, PPT, thuyết trình phần 3, 4 + Tổng hợp nội
dung
(Nhóm trưởng)

2. Đỗ Thị Thu Phương Làm nội dung, PPT, thuyết trình phần 7

3. Hà Thị Tuyết Minh Làm nội dung, PPT, thuyết trình phần 5, 6

4. Nguyễn Phương Oanh Làm nội dung, PPT, thuyết trình phần 1, 2

5. Nguyễn Ngọc Oanh Làm nội dung, PPT, thuyết trình phần 7

1
1. Khái niệm

Phản hồi trong DH là hoạt động đưa ra những biểu hiện về ngôn ngữ, thái độ, hành
động... nhằm phản ánh tình trạng học tập của HS so với các mục tiêu học tập đề ra. Trong
những tình huống cụ thể, phản hồi chỉ ra HS đạt tới mức độ của nhiệm vụ học tập, đang gặp
phải những khó khăn, ngộ nhận nào trong quá trình học, từ đó mở ra những giải pháp cần
thực hiện tiếp theo trong quá trình học tập để có thể đảm bảo đạt được các mục tiêu dạy học.

Kỹ năng phản hồi là gì?

Theo từ điển đồng nghĩa, phản hồi được định nghĩa là "sự quay lại đầu vào của một
phần đầu ra của một hệ thống hay một quá trình" [10]. Trong DH, (sự) phản hồi là sự tác
động trở lại của kết quả học tập của người học đối với tác động sư phạm của người dạy, của
nhà quản lí và đối với chính bản thân người học [21. Thông tin phản hồi là thông tin về kết
quả của một quá trình tác động vào một đối tượng, trong mối quan hệ ảnh hưởng trở lại đối
với yếu tố đầu vào của quá trình: Trong quá trình DH, thông tin PH được hiểu là những thông
tin thu nhận được từ người học, có tác động trở lại đối với cả chính người học và người dạy
làm cho quá trình DH ngày càng hiệu quả hơn [2]. Trong phạm vi bài báo này, thuật ngữ
"phản hồi" được sử dụng như một động từ, với nghĩa là "hành động cung cấp thông tin phản
hồi".

Kĩ năng phản hồi là kĩ năng người dạy đưa ra được những biểu hiện, phản ứng trong
dạy học phù hợp cho người học sửa khi đối chiếu với mục tiêu học tập đã đề ra và đưa ra
những biện pháp, định hướng phù hợp để người học có thể tiếp tục vượt qua trở ngại trong
quá trình học tập, thực hiện tốt các mục tiêu dạy học.

Kĩ năng ghi nhận phản hồi là kĩ năng người dạy thu thập thông tin phản hồi trong quá
trình dạy học để có những điều chỉnh phù hợp, nhằm đạt được những mục tiêu dạy học đề ra.

Khi thực hiện kĩ năng phản hồi, GV hướng dẫn HS nhận phản hồi từ 3 nguồn chính:

 Từ GV – GV phản hồi HS.


 Từ HS khác – GV hướng dẫn HS đánh giá đồng đẳng.
 Từ bản thân HS – GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá.

Khi thực hiện kĩ năng ghi nhận phản hồi, GV có thể thu nhận phản hồi từ 2 nguồn chính:

 Từ HS (ví dụ phát cho học sinh phiếu hỏi, bảng đánh giá học câu hỏi đánh giá chất lượng
bài giảng có giáo viên).
 Từ GV khác – đồng nghiệp (hoạt động dự giờ).
 Từ bản thân GV – tự đánh giá/tự ghi nhận.

2. Vai trò

2
Vai trò của phản hồi trong giáo dục là không thể phủ nhận. Nó không chỉ là một phần
quan trọng của quá trình học tập mà còn là một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ sự phát triển cá
nhân của học sinh. Dưới đây là một số vai trò chính của phản hồi:

 Hướng dẫn và hỗ trợ tiến trình học tập: Kĩ năng phản hồi giúp học sinh hiểu được
những gì họ đã làm đúng và sai trong quá trình học tập. Điều này giúp họ điều chỉnh
và cải thiện phương pháp học tập của mình. Vừa cho học sinh biết được những điểm
cần sửa, vừa giúp học sinh rèn luyện được tính kiên trì, biết phân biệt đúng sai để
không bị phạm lại những sai lầm trước đó.
 Khuyến khích và tạo động lực: Phản hồi tích cực có thể tạo ra động lực và khích lệ
học sinh tiếp tục nỗ lực. Khi họ nhận thấy mình đã đạt được một số thành tựu, họ cảm
thấy động viên và sẵn lòng tiếp tục cố gắng. Đây cũng là một trong những vai trò lớn
trong giáo dục, chính là giúp học sinh nhìn thấy được điểm mạnh và vươn lên trong
học tập, khiến cho con người trở nên tốt hơn là một trong những mục tiêu cao cả mà
giáo dục phải đạt được.
 Xác định mục tiêu: Phản hồi giúp học sinh hiểu rõ các mục tiêu học tập và tiến bộ của
họ đối với những mục tiêu đó. Nó cung cấp thông tin về những gì cần phải làm để đạt
được mục tiêu đó.
 Phát triển kỹ năng tự điều chỉnh: Phản hồi giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và
tự điều chỉnh. Nó khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Đây là một trong
những kĩ năng cần thiết khi học sinh sẽ tìm ra được những cách hay hơn, ngắn gọn
hơn để giải quyết vấn đề, tìm ra được điểm sáng thông qua những khe hẹp và đầu óc
phản biện phong phú là cái để tạo nên sự thành công trong giáo dục.

 Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Phản hồi giúp học sinh nhận biết được điểm mạnh
và điểm yếu của mình. Điều này giúp họ phát triển mạnh mẽ hơn trong những lĩnh
vực họ đã thành thạo và cải thiện những khía cạnh họ cảm thấy yếu kém.
 Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Phản hồi cũng giúp tạo ra một môi trường giao
tiếp tích cực giữa giáo viên và học sinh, từ đó xây dựng một môi trường học tập tích
cực và hỗ trợ. Điều quan trọng nhất trong quá trình tiếp thu kiến thức giữa một giáo
viên và học sinh là việc thu hẹp khoảng cách khiến cho học sinh tiếp thu tốt nhất kiến
thức được giáo viên truyền đạt.

Tóm lại, phản hồi không chỉ là một phần quan trọng của quá trình học tập mà còn là một
công cụ quan trọng để hỗ trợ sự phát triển cá nhân của học sinh.

Đối với HS thì phản hồi giúp HS biết mình đang ở vị trí nào trong mục tiêu học tập, HS
cần làm gì để cải thiện việc học tập của mình, giúp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá
đồng đẳng.

Đối với GV thì: Cung cấp phản hồi ngắn hạn về quá trình học tập và dạy học bằng cách
xác định những gì HS đã học được và khó khăn học gặp phải. GV có thể tập trung dạy học
hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu học tập của HS, tìm ra những cách thức có thể thay đổi để
cải thiện việc học của HS.

3
Vai trò KN ghi nhận phản hồi: Giúp GV xác định ưu, nhược điểm trong quá trình dạy
học, từ đó quyết định phương pháp, hình thức, nhịp độ giảng dạy phù hợp nhằm cải tiến,
nâng cao chất lượng dạy học

3. Lưu ý

Những điểm cần chú ý khi đưa phản hồi và ghi nhận phản hồi. Lưu ý chung:

● Lắng nghe chân thành và tôn trọng HS

● Tạo môi trường chia sẻ an toàn

● Xác định vấn đề rõ ràng trước khi trao đổi

● Đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

● Dành lời khen ngợi và động viên, khích lệ

Cần đặc biệt chú ý đến:

- Thời điểm để đưa phản hồi phù hợp

Thời điểm đưa ra phản hồi thông thường nên là ngay sau khi sự việc hành động xảy
ra, khi mà sự việc còn mới đối với cả GV và HS. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, ví dụ
khi một tình huống xấu, tâm trạng HS chưa tốt. GV cần nên dành thời gian để làm không khí
lắng xuống. Sắp xếp lại câu từ, ý tưởng và ngữ điệu phù hợp từ đó mới đưa ra phản hồi hợp
lý.

- Chọn kỹ năng phản hồi trong giao tiếp

Tùy vào trường hợp giao tiếp mà lựa chọn kỹ năng phản hồi phù hợp. Phản hồi tích
cực cần dựa trên những hành vi cụ thể, quan sát các hiện hiện tỉ mỉ, cẩn thận mới phản hồi.
Không nên tự áp đặt , suy diễn hoặc đánh giá.

- Chú ý không gian và thời gian

Hãy chọn không gian phù hợp cho buổi nói chuyện để kỹ năng phản hồi được phát
huy tối ưu, thể hiện tốt hơn và lịch sự hơn.

Phản hồi tất cả là vì sự tiến bộ của HS, vì GV phải cẩn trọng với những tác động mà
thông tin bạn truyền tải. Phải nhạy cảm trong việc điều chỉnh giọng nói, âm sắc, biểu cảm
hoặc luận điểm của bản thân.

4. Nguyên tắc

4
Có một số nguyên tắc cơ bản khi đưa và nhận phản hồi:

- Trước khi GV đưa ra ý kiến phản hồi:

+ Chọn thời điểm thích hợp: Đưa ý kiến càng sớm càng tốt

+ Chọn địa điểm thích hợp: Trên lớp học

- Khi đưa ý kiến phản hồi:

+ Sử dụng các câu hỏi gợi mở và kỹ năng lắng nghe tích cực

+ Chọn lọc (2-5 điểm quan trọng nhất)

+ Phản hồi dựa trên các dữ liệu thu thập trực tiếp, đảm bảo tính thực tế

Chủ thể cho phản hồi và tiếp nhận phản hồi phải:

- GV nên:

+ Quan sát và mô tả lại các hành vi cụ thể.

+ Nêu phản hồi cụ thể, rõ ràng

+ Đúng thời điểm (tốt nhất là khi vấn đề cần được khắc phục mới xảy ra)

+ Phản hồi các hành vi có thể thay đổi được trong điều kiện cho phép

- HS tiếp nhận phản hồi nên: Chú ý lắng nghe với thái độ tích cực; chủ động thay đổi theo
đóng góp tích cực...

5. Cách thức tổ chức hoạt động đánh giá, phản hồi trong dạy học Ngữ văn

5.1. Làm thế nào để phản hồi và ghi nhận phản hồi hiệu quả

- GV cần xác định rõ mục tiêu tổng thể cũng như các mục tiêu bộ phận của bài học. Các mục
tiêu cần được xây dựng theo các chuẩn năng lực phù hợp với nội dung bài học.

- Phản hồi cần được đưa ra và phân tích thông qua các bằng chứng cụ thể kết quả của người
học khi đối chiếu với mục tiêu cần đạt.

VD: Khi đọc bài Ông đồ - SGK Ngữ văn 7, tập 1, bộ Cánh diều). Sau khi học sinh
đọc bài GV nhận xét, góp ý cải thiện: Khi đọc cần nhấn nhá, lên giọng, hạ giọng, thể hiện
tính cách nhân vật... GV tuyệt đối không nói “đọc giống bạn A mới đúng” => tránh để học
sinh xấu hổ, không lấy một đối tượng khác làm tiêu chuẩn đánh giá.

5
- Phản hồi cần hướng tới đích cuối cùng là giúp định hướng cho ng học về mặt giải pháp,
chiến thuật tiếp theo. Nói cách khác giá trị của phản hồi cần đạt tới là khả năng giám sát, điều
chỉnh quá trình học tập của ng học.

- Trong lí luận dạy học hiện đại, phản hồi hiệu quả là phản hồi tích cực, khích lệ được những
ưu điểm trong quá trình học tập của HS.

5.2. Các bước thực hiện phản hồi

- Bước 1: Xác định mục tiêu: Cần phân tích được mục đích đánh giá, phản hồi học tập sẽ
đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù…

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá, phản hồi: Cần xác định các thông tin, bằng chứng về
phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh. Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần
phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.
Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

- Bước 3: Thực hiện: Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay
phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước. Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với
các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp
với từng loại hình.

- Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả: Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo các phương
pháp định tính, định lượng… Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

- Bước 5: Phản hồi:

+ Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho
học sinh.

+ Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở bước 4, các giáo
viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực,
phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

+ Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là
bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng
lực đạt được…

+ Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh,
từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

6. Một số công cụ phản hồi

6
Nội dung thu thập phản hồi Câu hỏi thu thập phản hồi Công cụ

Kiến thức đã học - Học sinh đã học được gì? Bảng khảo sát kiến thức nền,
thang đo khoảng, thẻ huy
- Học sinh có kiến thức nền động kiến thức, câu hỏi, bài
như thế nào? tập, nhiệm vụ…

Kiến thức đang học/ Tiến - Học sinh đang học gì? Thẻ đánh giá nhanh, thẻ
trình học tập/ Trở ngại khi học điểm mập mờ/ khó hiểu, thẻ
- Học sinh học tập như thế đặt câu hỏi, bảng phân tích
nào? (bảng so sánh, hệ thống)

- Học sinh gặp trở ngại gì


khi học tập?

Khả năng vận dụng kiến thức - Học sinh vận dụng kiến Thẻ vận dụng kiến thức
thức như thế nào?

Kĩ năng - Học sinh có đạt được kĩ Bảng tranh luận, thẻ đặt câu
năng cần thiết không? Đạt hỏi, bảng hỏi, bảng kiểm,
được thì đạt ở mức độ nào? tiểu luận nhỏ, câu hỏi, bài
tập, nhiệm vụ…

Thái độ Học sinh có suy nghĩ/ cảm Thang đo, bảng hỏi, bảng
giác/ giá trị gì? kiểm.

VÍ DỤ:

VD1: Bài 1 - Tiểu thuyết và truyện ngắn. Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

(SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Cánh diều)

GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 người với nhiệm vụ sau. Trả lời các câu hỏi:

1. Tiếng kêu và hình ảnh con vượn bạc má gợi ra cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

7
2. Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng gì về nhân vật
Võ Tòng?

3. Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé lộ gì về tính cách, cuộc đời nhân vật.

Sau khi hoạt động nhóm, từng HS phản hồi về thái độ làm việc nhóm của các thành viên
khác theo thang đo dưới đây:

Hãy đánh dấu (v) vào cột theo đánh giá của em.

Tiêu chí đánh giá Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

1. Sự chủ động tìm


kiếm thông tin của các
thành viên trong nhóm

2. Sự hợp tác của các


thành viên trong nhóm
khi làm việc cùng nhau

3. Kết quả của nhóm


khi thực hiện nhiệm vụ
chung

VD2: Trong buổi ngoại khóa về kĩ năng tự học của HS, GV hướng dẫn học sinh điền
phiếu sau:

Câu hỏi Mức độ

8
Luôn luôn Thường Thỉnh Hiếm khi Chưa bao
xuyên thoảng giờ

1. Em có lên kế hoạch
tự học cho cá nhân
mình không?

2. Em có xác định mục


tiêu học tập của từng
chủ đề không?

3. Em có tự tìm kiếm
thông tin qua sách báo,
tài liệu, mạng Internet
không?

4. Em có tự kiểm tra
đánh giá, rút kinh
nghiệm và đề ra hướng
khắc phục đối với việc
học của mình không?

VD3: Bài 2 - Thơ bốn chữ, năm chữ (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1). Sau khi học bài thơ
Ông đồ, GV phát thẻ đánh giá nhanh dưới đây để thu thập phản hồi của HS:

1. Điều quan trọng nhất mà em học được ngày hôm nay là gì?...................................................

2. Nội dung nào em cảm thấy khó hiểu nhất?..............................................................................

3. Tốc độ của lớp học chủ đề này như thế nào?...........................................................................

4. Điều em muốn thay đổi trong lớp học để giúp em học hiệu quả hơn là gì?............................

9
5. Nếu em là người hướng dẫn cho lớp học này, em sẽ làm gì để lớp học hiệu quả
hơn?............................................................................................................................................

6. Hoạt động nào trong giờ học làm em hứng thú nhất? Hoạt động nào em chưa hài
lòng?............................................................................................................................................

7. Mối quan hệ

7.1 Mối quan hệ với kĩ năng phân hóa học sinh

- Phản hồi chính là công cụ quan trọng giúp thực hiện phân hóa học sinh hiệu quả. Khi giáo
viên cung cấp phản hồi cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và khả năng riêng của từng học sinh, họ
đang thực hiện phân hóa.

- Ghi nhận phản hồi là bước quan trọng trong quá trình phân hóa. Học sinh cần có khả năng
nhận biết và hiểu phản hồi để có thể tận dụng thông tin đó để phát triển. Nếu họ không thể
ghi nhận phản hồi một cách hiệu quả, phân hóa sẽ không mang lại kết quả tốt nhất.

=> Tóm lại, mối quan hệ giữa kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi với kỹ năng phân hóa
học sinh là tương đối chặt chẽ và quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập linh
hoạt và phát triển đồng đều cho tất cả các học sinh.

7.2. Mối quan hệ với kĩ năng bao quát lớp học

- Phản hồi là một phần quan trọng của quản lý lớp học. Bằng cách cung cấp phản hồi liên tục
về hành vi và hiệu suất học tập của học sinh, giáo viên giúp duy trì một môi trường học tập
tích cực và có tổ chức.

- Ghi nhận phản hồi là khả năng quan trọng của học sinh để hợp tác trong quản lý lớp học.
Học sinh cần phải hiểu và chấp nhận phản hồi từ giáo viên và từ đồng học để tham gia tích
cực vào quá trình học tập và quản lý lớp học.

- Kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một môi trường
học tập hòa mình và tích cực, từ đó cải thiện kỹ năng bao quát lớp của giáo viên và sự hợp tác
của học sinh trong quản lý lớp học.

Tóm lại, kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
và duy trì một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, điều này góp phần vào việc phát triển
kỹ năng bao quát lớp trong giáo dục.

7.3. Mối quan hệ với kĩ năng tổ chức học sinh tự học

- Phản hồi là công cụ giúp học sinh hiểu được mình và cách cải thiện. Khi nhận được phản
hồi từ giáo viên và từ môi trường học tập, học sinh có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm
yếu của mình, từ đó tự điều chỉnh và tổ chức học tập một cách hiệu quả hơn.

10
- Ghi nhận phản hồi là khả năng của học sinh tự chủ và tự quản lý quá trình học tập. Việc
chấp nhận và ứng dụng phản hồi đòi hỏi sự tự trách nhiệm và tự quản lý từ học sinh. Kỹ năng
này là chìa khóa cho việc tự tổ chức học tập một cách hiệu quả.

- Kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, trong
đó học sinh có thể phát triển kỹ năng tự học và tự tổ chức. Cả hai yếu tố này đều đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cá nhân và học tập tự chủ của học sinh.

7.4. Mối quan hệ với kĩ năng tổ chức học sinh hoạt động nhóm

- Phản hồi là công cụ quan trọng giúp cải thiện hiệu suất học tập và hoạt động nhóm. Khi
nhận được phản hồi từ giáo viên và các thành viên khác trong nhóm, học sinh có thể đánh giá
và điều chỉnh cách làm việc của mình để tối ưu hóa kết quả.

- Ghi nhận phản hồi là khả năng của học sinh phản ứng và sử dụng thông tin phản hồi để cải
thiện hành vi và hiệu suất học tập. Sự chấp nhận và áp dụng phản hồi từ giáo viên và từ các
thành viên khác trong nhóm giúp tổ chức học sinh hiểu và tận dụng thông tin để cải thiện
hoạt động nhóm của mình.

- Kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì
một môi trường học tập tích cực và hiệu quả trong hoạt động nhóm. Cả hai yếu tố này đều
giúp cải thiện sự hợp tác và tương tác trong nhóm, từ đó nâng cao hiệu suất và thành công
của hoạt động nhóm.

Tóm lại, kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ
năng tổ chức học sinh trong hoạt động nhóm, giúp họ trở thành những thành viên hoạt động
nhóm hiệu quả và có khả năng làm việc trong môi trường hợp tác.

7.5. Mối quan hệ với kĩ năng thuyết trình

- Phản hồi là công cụ quan trọng giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình. Khi nhận được phản hồi
từ giáo viên và đồng nghiệp, học sinh có thể hiểu rõ hơn về những điểm cần cải thiện và áp
dụng những điều này vào các buổi thuyết trình sau.

- Ghi nhận phản hồi là yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển kỹ năng thuyết trình. Học
sinh cần phải có khả năng chấp nhận và sử dụng phản hồi để cải thiện kỹ năng thuyết trình
của mình.

- Kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một
môi trường học tập tích cực, trong đó kỹ năng thuyết trình được đánh giá và phát triển một
cách liên tục.

Tóm lại, mối quan hệ giữa kỹ năng phản hồi và ghi nhận phản hồi với kỹ năng thuyết trình
trong giáo dục là tương đối phức tạp và đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ giữa giáo viên và học
sinh để đạt được sự tiến bộ và phát triển trong quá trình học tập.

11
12

You might also like