You are on page 1of 4

Đề tài: Giải pháp đổi mới phương pháp

học tập trong sinh viên hiện nay


1) Thực trạng học tập của sinh viên hiện nay
a) Thụ động trong học tập
Dù các trường đại học đã đổi mới và cải tiến khá nhiều trong phương pháp dạy học
với mục tiêu giúp sinh viên chủ động hơn trong nghiên cứu học tập. Song, chính bản
thân các bản sinh viên lại có tính thụ động vì vốn quen với cách học ở cấp 2,3. Sinh
viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình ( mặc
dù trong phương pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn
và đưa ra những tư liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo)
và tâm lí quen với việc đọc – chép dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập
của phần lớn sinh viên hiện nay.
b) Tâm lý ngại phát biểu
Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là
Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn. Khi ấy, thầy cô sẽ phải
đứng trên bục giảng yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời. Vốn các câu hỏi
đó không khó, vì đều nằm trong phạm vi hiểu biết của sinh viên. Thế nhưng
lại có rất ít cách tay nào giơ lên trả lời những câu hỏi ấy. Điều này rất ảnh
hưởng đến không khí học tập trong lớp. Nó gây ra một cảm giác rất áp lực
mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. Sinh viên thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng
cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
2) Giải pháp đổi mới phương pháp học tập
a) Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn
Ngay khi còn học tập ở giảng đường đại học, sinh viên phải nhận thức rằng
việc học tập, rèn luyện không chỉ có ý nghĩa phục vụ cho bản thân mà còn có ý
nghĩa cho xã hội. Để gặt hái cho bản thân những thành tựu nhất định, đòi hỏi
sinh viên phải xây dựng cho bản thân một quá trình hoạt động, rèn luyện và
nỗ lực không ngừng. Đó chính là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi
con người trên con đường học vấn thường xuyên của cả cuộc đời. Vì vậy sinh
viên càng phải nhận thức được rằng học để nâng cao tri thức cho bản thân,
“học để cống hiến cho đất nước” chứ không phải “học để được tuyển dụng”
b) Xây dựng kế hoạch học tập và thời gian biểu khoa học
Trước khi bắt đầu suy nghĩ về quá trình học tập, người học cần phải xây dựng một kế
hoạch học tập. Nếu không, người học sẽ bị động trong việc sử dụng thời gian của
mình và sẽ không thể thu xếp được thời gian cho những vấn đề nãy sinh. Một kế
hoạch học tập tốt là kế hoạch đáp ứng được các yêu cầu của người học nhưng phải
đảm báo có thể điều chỉnh được nếu cần (có tính định hướng, mềm dẻo) và quan
trọng hơn cả là có thể thực hiện được (có tính khả thi)
Dựa trên lịch học trên lớp, người học có thể tạo cho bản thân một thời gian biểu –
lịch trình học tập ngắn hạn như kỳ học, tháng, tuần,… Thời gian biểu nên được lập chi
tiết 24 giờ trong ngày bao gồm các hoạt động sinh hoạt cá nhân như ăn, ngủ, vệ sinh,
… và cả những kế hoạch bên ngoài: lên lớp, làm thêm,… đặc biệc kế hoặc để sử dụng
các “khoảng thời gian rỗi” nên được lập cụ thể cho các hoạt động như tự học, nghiên
cứu, rèn luyện, giải trí,… Sinh viên cần hiểu rõ thời gian là nguồn tài nguyên lớn nhất
mà bản thân đang sở hữu, vì vậy cần phân bổ thời gian sao cho hiệu quả giúp bản
thân có một lịch trình hoạt động logic, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đạt được
mục tiêu học tập.
Áp dụng các phương pháp học tập tính cực
Thực tiển giáo dục thường tập trung vào nội dung cần học, chẳng hạn như mối quan
hệ giữa cung và cầu trong kinh tế học hay làm thế nào để đánh giá được kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp,… Các chương trình giảng dạy thường không có môn
“phương pháp học”. Tuy nhiên, nếu học được cách học hiệu quả có thể cũng sẽ quan
trọng không kém vì nó sẽ đem lại ích lợi cả đời cho người học. Học đúng phương
pháp có thể giúp người học tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn, khiến họ có
thể ghi nhớ thông tin trong nhiều năm thay vì chỉ nhiều ngày.
Phương pháp tự kiểm tra (Self-Testing): Tự kiểm tra đem lại điểm cao
Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiếm tra chính mình, ở bên ngoài lớp
học. Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các tấm bìa (bằng giấy hoặc điện
tử) để kiểm ra việc nhớ lại hoặc trả lời các bài tập ở cuối một chương sách. Sinh viên
sẽ tự mình viết lại những nội dung đã học theo trí nhớ của bản thân, sau đó đối chiếu
với đáp án. Mặc dù hầu hết học sinh đều muốn làm kiểm tra ít chừng nào tốt chừng
ấy nhưng phương pháp này đã được chứng minh cho thấy rằng tự kiếm tra giúp cải
thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu
- Cách thức thực hiện: Bao gồm nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như dùng
giấy nháp tự hệ thống lại lượng kiến thức đã học, vận dụng giải các bài tập của
từng môn học theo nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp
hiệu quả nhất. Cách học này có thể áp dụng cho nhóm từ hai người trở lên để
cùng giúp nhau ghi nhớ và bổ sung phẩn kiến thức mà đối phương chưa nắm
rõ. Bên cạnh đó, chúng ta còn thể áp dụng phương pháp hệ thống kiến thức
Cornell. Phương pháp này áp dụng được đối với mọi loại thông tin (bao gồm
cả thông tin trừu tượng)
Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro
- Theo một cuộc khảo sát, phải mất hơn 15 phút để chúng ta có thể tập trung lại nếu
bị gián đoạn. Nhận thấy vấn đề này, Cirillo- người sáng tạo ra phương pháp
pomodoro, đã cho ra đời một cách thức học tập mới cho phép mọi người làm việc
năng suất và hiệu quả nhất
- Phương pháp pomodoro đòi hỏi chia nhỏ thời gian học/ làm việc của bạn thành
nhiều phiên nhỏ, mỗi phiên 25 phút. Sau mỗi phiên bạn sẽ có 5 phút nghỉ ngơi, thư
giản mắt, đầu óc cũng như uống nước hoặc đi vệ sinh cá nhân. Sau đó bạn tiếp tục
phiên tiếp theo. Sau 4 lần nghỉ giải lao, bạn có thể nghỉ dài hơn với thời
gian 10, 15 hay 30 phút tùy vào tình trạng mỗi người.
- Lợi ích của phương pháp pomodoro có thể kể đến như: tạo thói quen cố gắng để
hoàn thành mọi yêu cầu của công việc trong những khoảng thời gian ngắn
nhất. Người học cũng sẽ tránh được việc sao nhãng, nâng cao tinh thần, độ
tập trung cho công việc, học tập. Phương pháp này còn cho phép chúng ta dễ
dàng kiểm soát thời gian và tối ưu mọi công việc. Qua việc giới hạn thời gian,
công việc nhanh chóng được hoàn thành
Phương pháp SQ3R
- SQ3R là viết tắt của Survey, Question, Read, Recite, Review tức là khảo sát,
câu hỏi, đọc, thuật lại và ôn tập. Phương pháp SQ3R theo tác giả sẽ giúp cho
người học làm sắc nét kỹ năng học tập của mình
- Survey (khảo sát) Trước khi bắt đầu đọc một chương mới, hãy đọc lướt
qua toàn bộ tài liệu và tìm hiểu các ý chính trong văn bản. Quá trình
đề xuất dưới đây sẽ mất 5-10 phút.
- Question (đặt câu hỏi) Ở bước này, sử dụng những câu hỏi như một
công cụ dẫn dắt quá trình đọc của mình. Sử dụng tiêu đề đầu tiên
của chương và chuyển nó thành một câu hỏi trước khi bắt đầu đọc
chương đó. Ví dụ: nếu tiêu đề là “Quan hệ đối tác hữu hạn”, hãy
chuyển nó thành một câu hỏi: “Quan hệ đối tác hữu hạn là gì?” Bây
giờ bạn đã tìm thấy mục đích để đọc chương này: tìm kiếm câu trả
lời cho câu hỏi trên.
- Read (đọc) Khi đọc, người học cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi đã
đặt ra
- Recite (thuật lại) Sau khi đọc, hãy xem lại những câu hỏi đã đặt ra
ngay từ đầu hoặc những câu hỏi tác giả đặt ra ở cuối chương và tự
trả lời chúng. Nếu không thể, hãy quay lại, đọc lại phần đó và ghi chú
- Review (ôn tập) Sau khi nghiên cứu một tài liệu mới, việc cần phải tiến hành
ôn tập lại tổng thể trong vòng 24 giờ rất quan trọng, bởi vì việc đó giúp người
học có thể hiểu và ghi nhớ tối đa những gì đã học.
Bên trên là một số phương pháp học tập phổ biến và hiệu quả đã được nghiên
cứu và đánh giá, song chúng không phải là “phương thuốc chữa bách bệnh” mà
chúng chỉ đem lại lợi ích cho những người học có mục tiêu và có khả năng sử
dụng chúng
Trong thực tế khó nhất của học theo tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tích
cực vào quá trình học tập một cách chính xác và linh hoạt. Cụ thể, nếu như giờ lý
thuyết chủ yếu là nghe, viết và suy ngẫm thì các giờ thảo luận cần phải chú trọng
nói và tranh luận nhiều, ưu tiên đặt câu hỏi hơn là trả lời. Sinh viên phải học cách
tự đọc tài liệu để hiểu sâu “linh hồn “ của từng chương và tiến tới học cả phần, tự
triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế chuẩn bị
câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

You might also like