You are on page 1of 231

HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC
Ý tưởng và công cụ

Tài liệu phát triển chuyên môn


Táo Tài Liệu dành cho giáo viên 2019
Nội dung

• Lời giới thiệu

• Ý tưởng hoạt động khởi động

• Ý tưởng hoạt động dạy học tích cực

• Ý tưởng hoạt động dạy học phân hóa

• Ý tưởng hoạt động thảo luận

• Ý tưởng hoạt động kiểm tra đánh giá


Lời giới thiệu
Hoạt động dạy học - Ý tưởng và công cụ

Quá trình chuyển sang cách phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc phát triển năng lực học
sinh, khiến các thầy cô giáo phải chú ý đến việc tổ chức các hoạt động dạy học nhiều hơn là giảng
bài và thuyết trình. Bên cạnh đó, những áp lực của công việc khiến các giáo viên không có đủ thời
gian để suy ngẫm và liên tục sáng tạo những ý tưởng mới. Làm sao để có được những hoạt động
dạy học thú vị, hấp dẫn cho mỗi bài học. Làm sao để những ý tưởng mới, sáng tạo có thể đến được
với lớp học. Đó là điều mà các thầy cô giáo đều mong muốn và đang cảm thấy băn khoăn, trăn trở.

Bộ tài liệu của chúng tôi gồm 5 nội dung chính, là gợi ý cho các hoạt động theo tiến trình của một
giờ học:

1. Ý tưởng hoạt động khởi động


2. Ý tưởng hoạt động dạy học tích cực
3. Ý tưởng hoạt động dạy học phân hóa
4. Ý tưởng hoạt động thảo luận
5. Ý tưởng hoạt động kiểm tra đánh giá

Mỗi nội dung mà chúng tôi đưa ra đều đi kèm những hướng dẫn chi tiết và cụ thể để giáo viên có
thể hiểu được mục đích của hoạt động, những điều cần chuẩn bị, cách thức tổ chức hoạt động, lưu
ý và các hoạt động mở rộng kèm theo.

Điểm đặc biệt của bộ tài liệu này còn nằm ở chỗ, chúng tôi cố gắng xây dựng và lựa chọn các hoạt
động dạy học có thể áp dụng được trên phạm vi rộng ở cả ba cấp học và với tất cả các môn học.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi cũng đưa ra những template, công cụ mẫu và ví dụ, một số
hoạt động có video mẫu kèm theo để các thầy cô giáo có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

Chúng tôi tin rằng, bộ tài liệu sẽ là cẩm nang cần thiết và hữu ích đối với những người mới bắt đầu
công việc giảng dạy, cũng như các thầy cô giáo đang thay đổi phương pháp giảng dạy. Tài liệu cũng
sẽ là cơ sở để các thầy cô có thể sáng tạo thêm những ý tưởng mới cho các tiết dự giờ, chuyên đề
hay đơn giản hơn là trong mỗi bài giảng trên lớp.

Nhân ngày 20 – 11 sắp tới, chúng tôi xin phép được gửi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành công, chúc các thầy cô sẽ có thêm nhiều nhiệt huyết, đam mê và có những bài giảng
thực sự truyền cảm hứng đến với học sinh của mình.

Táo Giáo Dục


Tài liệu phát triển chuyên môn
dành cho giáo viên

Hoạt động
dạy học
Ý tưởng và công cụ

Táo Tài Liệu - 2019


Ý tưởng

HOẠT ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG

• Chuyển phát nhanh • Đoàn tàu • Cảm xúc


• Đánh bại giáo viên • Mặt trời chiếu sáng • Người mẫu
• Trò chơi Bingo • Đặc phái viên hình ảnh • Phản ứng dây chuyền
• Ai là triệu phú • Biến hình • Bóng Tennis
• Trò chơi hẹn hò • Chạm vào bầu trời • Người theo dõi bí mật
• Taboo • Đóng kịch câm • Làn sóng sân vận động
• Stop the bus (Dừng xe bus) • Con rối • Đứng, cúi, ngồi
• Trò chơi tìm từ • Dance-Oke • Từ điển
• "Cô nói" • Thu thập thông tin cá nhân • Xếp hình
• "Đứng lên, ngồi xuống" • Ai có thể trả lời? • Trải nghiệm nghề nghiệp
Nếu bạn để mất học sinh
trong 2 phút đầu tiên,
việc bạn chỉ có thể làm
được trong 58 phút còn
lại là kéo học sinh về với
bài học.
Giới thiệu
Hoạt động khởi động

Điều cốt yếu nhất khi tiến hành hoạt động khởi động là phải thu hút được sự “tập trung” và
“chú ý”, là hai trạng thái tâm lý cần thiết cho quá trình học tập. Những ý tưởng hoạt động đó
không đơn giản là một trò chơi để giúp học sinh cảm thấy hứng thú mà còn phải kích thích
sự suy ngẫm, liên tưởng với bài học và là những bước trải nghiệm đầu tiên trong tiết học.

Để thực hiện các hoạt động khởi động một cách hiệu quả nhất, các thầy cô cần lưu ý một số
điểm sau:

 Lựa chọn các hoạt động phù hợp với đặc điểm của lớp học và nội dung bài học
 Luôn có phương án dự phòng khi học sinh không hợp tác cùng giáo viên
 Có sự kỳ vọng cao ở học sinh, không nên chỉ coi đây là một trò chơi giải trí đơn
thuần
 Cần có sự chuẩn bị để dẫn vào bài mới sao cho hợp lý mà không bị gẫy hoạt động.

Về phương pháp tổ chức các hoạt động khởi động, các thầy cô có thể thực hiện theo các
bước sau:

1. Tập trung chú ý của học sinh


2. Đứng trước lớp đưa hướng dẫn (không đứng ở giữa lớp), các khẩu lệnh phải chắc
chắn, có sức ảnh hưởng đến học sinh
3. Đưa hướng dẫn hoạt động rõ ràng (Ai làm gì? Ở đâu? Làm như thế nào? Dựa vào cái
gì để thực hiện? Trả lại sản phẩm gì? Yêu cầu về sản phẩm)
4. Làm nháp rồi mới làm thật (nếu khởi động dưới hình thức thi giữa các đội)
5. Bình tĩnh làm lại nếu như làm sai.
Chuyển phát nhanh

Đây là hoạt động khởi động thú vị dành cho giáo viên khi bắt đầu tiết học, đồng
thời nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn về nội dung của bài học và ôn tập
lại kiến thức cũ.

Mục đích

 Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã được học ở buổi trước
 Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh
 Tăng tính bất ngờ và ngẫu nhiên
 Buộc tất cả học sinh đều phải tập trung suy nghĩ

Chuẩn bị

 1 chiếc hộp nhỏ


 10 – 20 câu hỏi có liên quan đến bài học
 3 – 5 bài hát/ đoạn nhạc mà học sinh thích

Các bước thực hiện

1. Chọn 1 hộp có chứa các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học

2. Giáo viên mở to một đoạn nhạc, hoặc một bài hát (ví dụ: Let it go, Hãy trao cho anh,
Để Mị nói cho mà nghe,…) đồng thời học sinh phải luân chuyển chiếc hộp đó theo thứ
tự.
Chuyển phát nhanh

3. Giáo viên cho nhạc dừng lại ở một thời điểm bất kỳ, chiếc hộp ở vị trí của học sinh
nào thì học sinh đó phải chọn một câu hỏi trong hộp và đưa ra câu trả lời.

4. Nếu học sinh không trả lời được, có thể nhờ sự trợ giúp.

Mở rộng

Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị, giáo viên có thể cho học sinh luân chuyển chiếc mũ,
cây bút, cái thước, ...

Khi đoạn nhạc dừng ở đâu, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh đưa ra
câu trả lời.

Có thể chuẩn bị một số phần thưởng cho học sinh.

Xem
ví dụ
Ví dụ
Chuyển phát nhanh

Các câu hỏi về chủ đề Chiến tranh thế giới II (1939 – 1945)

1. Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra vào thời gian nào?

2. Tại sao Đức ký với Liên Xô hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau?

3. Chính sách “thỏa hiệp” của Anh và Pháp là gì? Vì sao họ lại thực hiện chính sách đó?

4. Tại sao các nước lại thành lập phe Đồng minh?

5. Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản có tên là gì?

6. Hội nghị nào đã hình thành nên trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II?

7. Đức kí hiệp ước đầu hàng vào ngày nào?

8. Trận chiến nào được coi là bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới II?

9. Ai là người đã giải phóng nước Pháp?

10. Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng vào ngày nào?
Đánh bại giáo viên

Đây là hoạt động được tiến hành giữa giáo viên và toàn bộ học sinh của lớp. Giáo
viên và học sinh sẽ cùng đưa ra đề bài, trong một khoảng thời gian cố định, hai bên sẽ
thi xem ai là người hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.

Mục đích

 Kích thích học sinh tham gia tích cực hơn vào các hoạt động
 Tạo cảm giác cạnh tranh, thử thách học sinh
 Giúp học sinh thực sự làm chủ và chiếm lĩnh kiến thức khi trở thành người ra
đề, đặt câu hỏi và tạo nên các thử thách cho giáo viên.

Chuẩn bị

 Bảng trắng
 Bút
 Hộp câu hỏi
Đánh bại giáo viên

Các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài
học, sau đó cùng bỏ vào trong một chiếc hộp.

Bước 2: Đặt giới hạn thời gian (ví dụ 3 phút).

Bước 3: Học sinh và giáo viên sẽ cùng trả lời các câu hỏi/ làm các bài toán trong hộp.

Bước 4: Giáo viên phải tự mình đưa ra câu trả lời, còn học sinh được phép hỗ trợ, giúp
đỡ nhau.

Bước 5: Tổng kết và cùng đưa phản hồi về những câu trả lời.

Học sinh rất hứng thú với trò chơi này vì chúng có cảm giác cạnh tranh với giáo viên, cả
hai bên cũng đưa ra những câu hỏi mang tính thử thách.

Lưu ý

- Các câu hỏi giáo viên đưa ra không nên quá khó hoặc đánh đố học sinh quá nhiều.
- Nên đưa ra các câu hỏi khuyến khích học sinh tìm kiếm thông tin, tư duy sâu và có
sự hợp tác.
- Giáo viên nên thành thật và dũng cảm trong những trường hợp bị thua.
- Nên có sự suy ngẫm sau hoạt động.

Mở rộng

Giáo viên có thể tổ chức giữa các lớp với cùng một chủ đề/ bài dạy.

Chia học sinh theo các nhóm và thi đấu cùng nhau.

Xem
mẫu phiếu
Họ tên: Lớp:

Đánh bại giáo viên

Thử thách dành cho giáo viên:

Thử thách dành cho học sinh:


Trò chơi bingo

Trò Bingo là một hoạt động khởi động thú vị, được chơi theo nhóm, luật chơi vô cùng
đơn giản và nhất là có thể giúp học sinh ôn luyện bất cứ vấn đề nào, từ Ngôn ngữ tới Toán
học, Lịch sử… Mọi người đều có thể chơi Bingo cùng nhau, bất kể trình độ khác nhau thế
nào. Và hơn hết thảy, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra trò Bingo của mình.

Mục đích

 Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức đã học


 Tăng khả năng giao tiếp, tương tác giữa các học sinh
 Thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động

Chuẩn bị

 Một bảng Bingo được chia thành các ô vuông (5 ô


hàng dọc và 5 ô hàng ngang
 Các hình vẽ, con số, câu đố trong mỗi ô

Các bước thực hiện

1. Mỗi người chơi sẽ nhận một bảng Bingo với các ô vuông có chứa từ, cụm từ, số hoặc
tranh ảnh.

2. Mỗi học sinh đều nhận được một bảng Bingo có nội dung các ô giống nhau, chỉ khác
nhau về thứ tự các ô.
Trò chơi bingo
3. Giáo viên đọc một yêu cầu (ví dụ như tìm một từ, giải một phép tính, hay tìm một bức
tranh tương ứng với nội dung mô tả một nội dung), học sinh sẽ phải tìm ô kết quả tương
ứng rồi đánh dấu (sử dụng dấu “tick” hoặc tô màu toàn bộ ô đó).

4. Nếu tìm ra được 5 từ tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4
góc, người chơi kêu lên “Bingo” và giành chiến thắng (Xem hình minh hoạ ở trang sau).

Mở rộng

Thay thế các từ trên bảng Bingo bằng các bức tranh.

Không đọc luôn tên/bức tranh có trong mỗi hình vuông mà đưa ra gợi ý để học sinh đoán
được ô vuông chứa từ/bức tranh đó.

Thay đổi số ô vuông trong bảng Bingo, tương ứng với số lượng các từ cho phù hợp với
trình độ của học sinh.

Bạn có thể để học sinh tự tạo ra bảng Bingo với các lựa chọn từ/cụm từ mà học sinh ấn
tượng thay vì chuẩn bị sẵn.

Bạn có thể cho học sinh làm việc theo cặp đôi và theo nhóm để rèn luyện kỹ năng hợp tác
và tăng tính hấp dẫn cho cuộc chơi.

Khi học sinh tìm được 5 ô vuông tạo thành 1 hàng dọc/ngang/chéo, hãy đề nghị học sinh
thực hiện thêm một nhiệm vụ nào đó với 5 ô vuông này, như đặt câu, tạo thành câu
chuyện mới, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các từ tìm được…

Xem
ví dụ và
mẫu phiếu
Ví dụ
Trò chơi bingo
7 cách để chiến thắng
Ví dụ
Trò chơi bingo "Lớp học tử tế"
Thử thách cho cả lớp hoàn thành bảng Bingo "Lớp học tử tế" trong một tuần.

Dọn dẹp rác Nhường cho Nói lời khen với Giới thiệu bản
giúp ai đó một người lên một người lớn thân với một
đứng trước khi người mới
xếp hàng

Giúp người Mời ai đó chơi Vẫy chào một Tự dọn dẹp rác
khác thực hiện cùng người bạn của mình
công việc của họ

Tặng bạn một Giới thiệu cho Nhặt đồ giúp ai Cảm ơn ai đó đã


đồ dùng học tập bạn một cuốn đó đánh rơi giúp đỡ bạn
sách hay

Cảm ơn giáo Nói điều gì đó Kiên nhẫn với ai Làm điều gì đó


viên của bạn vì tốt đẹp với một đó trong lớp tốt đẹp cho một
đã giảng dạy người bạn người bạn

Xem thêm các mẫu Bingo tại:


https://taotailieu.com/?product_cat=&s=b
ingo&post_type=product
Họ tên: Lớp:

Trò chơi Bingo


Ai là triệu phú

Đây là trò chơi được sử dụng theo chương trình Ai là triệu phú. Học sinh sẽ trả
lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra và nhận được các phần thưởng hay sự trợ giúp
giống như của chương trình.

Mục đích

 Học sinh tham gia tích cực hơn vào việc trả lời các câu hỏi
 Học sinh nhận được sự trợ giúp

Chuẩn bị

 Powerpoint mẫu của trò chơi này (có trong phần tài liệu)
 Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi và 4 đáp án A, B, C, D cho mỗi câu hỏi
 Phần thưởng cho người chơi xuất sắc
Ai là triệu phú

Hướng dẫn thực hiện

1. Học sinh có thể chơi cá nhân hoặc theo nhóm.

2. Bắt đầu trò chơi và nhấp vào các câu hỏi theo thứ tự.

3. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

4. Nếu trả lời đúng học sinh sẽ được trả lời các câu hỏi tiếp theo và phần thưởng sẽ
tăng lên. Nếu trả lời sai, học sinh phải dừng lại.

5. Học sinh sẽ nhận được quyền trợ giúp bất cứ khi nào.

6. Khi câu trả lời đúng được chọn, một slide mới xuất hiện, và chuyển tiếp sang câu hỏi
mới.

Lưu ý

- Giáo viên có thể chèn thêm hiệu ứng về âm thanh giống như nhạc điệu của chương
trình.
- Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng dẫn chương trình giống như một MC thực thụ.
- Cần bổ sung các phần giải thích, mở rộng thông tin liên quan đến nội dung câu hỏi.

Mở rộng

Giáo viên có thể điều chỉnh hình thức của trò chơi bằng cách để tất cả học sinh cùng
tham gia và cùng đưa ra đáp án A, B, C, D. Nếu học sinh nào đưa đáp án sai sẽ bị
loại.

Những học sinh còn lại sẽ làm công việc hỗ trợ giáo viên để kiểm soát các người
chơi còn lại.
Ví dụ
Ai là triệu phú
Chủ đề Halloween

Download powerpoint Ai là triệu phú tại: http://bit.ly/2pfVtQT


Trò chơi hẹn hò

Đây là trò chơi khởi động khá thú vị, thu hút được sự tham gia của nhiều học
sinh, giúp kiểm tra được nội dung kiến thức đa dạng, đồng thời kích thích học sinh
tương tác trong lớp học.

Mục đích

 Để lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động ngay từ khi bắt đầu tiết học
 Dùng để kiểm tra bài cũ đầu giờ học
 Học sinh được chủ động, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn .

Chuẩn bị

 Các tờ giấy note hoặc tấm thẻ


 Lớp học được bố trí với khoảng không giang rộng rãi để học sinh có thể di chuyển
 Giáo viên có thể chuẩn bị đồng hồ đếm ngược để đặt thời gian cho học sinh.
Trò chơi hẹn hò

Cách thực hiện

1. Giáo viên viết câu hỏi và câu trả lời lên các tờ giấy note hoặc các tấm thẻ. Mỗi câu
hỏi được viết trên một tờ giấy note riêng biệt.

2. Một nửa số lớp được đưa ra câu hỏi và một nửa được đưa ra câu trả lời.

3. Học sinh phải di chuyển khắp phòng cố gắng tìm ra ai là “đối tác” của chúng bằng,
cách tìm ra người đang sở hữu câu trả lời cho các câu hỏi mà mình đang có trong tay.

Lưu ý

- Giáo viên chú ý đến vấn đề kiểm soát thời gian (đặt giới hạn thời gian cho học sinh
ngay từ đầu)
- Cần yêu cầu học sinh sau khi tìm được “đối tác” phải giải thích về câu hỏi hoặc câu trả
lời cho đối tác của mình.

Mở rộng

Hoạt động này cũng có thể được thay đổi bằng cách đặt các câu hỏi hoặc câu trả lời
trên lưng của học sinh để tăng phần thú vị.

Ngoài ra, thay vì chỉ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi, học sinh có thể tìm các câu hỏi
mà có chung một câu trả lời.

Mẫu
phiếu
Phiếu câu câu hỏi và câu trả lời

Câu hỏi Câu hỏi

Câu hỏi Câu hỏi

Câu trả lời Câu trả lời


Taboo
(Ta-bu)

Đây là trò chơi đoán từ dựa trên việc đưa ra các gợi ý nhưng không được nhắc
đến các “từ cấm” trên thẻ. Hoạt động này nhằm mục tiêu phát triển khả năng ghi nhớ
và giải thích khái niệm của học sinh.

Mục đích

 Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói, giải thích vấn đề
 Giúp học sinh làm chủ được các thuật ngữ của bài học
 Là một hoạt động khá hấp dẫn, thú vị và mang tính thử thách đối với học sinh.

Chuẩn bị

 Các tấm thẻ/các tờ giấy note trên đó có ghi các thuật ngữ chính và các từ có liên quan.
Taboo
(Ta-bu)

Hướng dẫn thực hiện

1. Giáo viên cho các tấm thẻ chứa các thuật ngữ có liên quan đến nội dung bài học vào
trong một chiếc hộp.

2. Học sinh sẽ chọn một tấm thẻ chưa thuật ngữ trong hộp.

3. Học sinh phải mô tả thuật ngữ cho các thành viên khác trong lớp để mọi người có
thể đoán được thuật ngữ mà không sử dụng từ đã viết trên tấm thẻ.

4. Học sinh sau đó có thể ghi lại từ mà chúng đoán lên bảng hoặc giơ tay xin trả lời từ
khóa.

5. Đặt giới hạn thời gian để thúc đẩy học sinh tham gia và tăng tính thử thách.

5. Mở rộng

Số lượng các “từ cấm” trên tấm thẻ có nhiều hơn 2 – 3 từ để tăng sự thử thách.

Giáo viên có thể biến thể trò chơi này dưới hình thức “Quay lưng đoán từ” theo
cách truyền thống.

Xem
ví dụ
TRIỂN LÃM QUẢ TÁO DIỄN VIÊN

Bức tranh Trái cây Phim


Họa sĩ Đỏ Rạp hát
Tham quan Iphone Biểu diễn

CHUNG CƯ ANGRY BIRD CẤP CỨU


Căn hộ Game Bác sĩ
Nhà Gây nghiện Người bệnh
Cao tầng Chơi Bệnh viện

SÂN BAY THỂ DỤC TRẺ EM


Cất cánh Thể thao Khóc
Máy bay Tập Nhỏ
Bay Môn học Người
Stop the bus
Dừng xe buýt

Dừng xe buýt là một trò chơi từ vựng đơn giản và thú vị cho mọi cấp độ hoặc
nhóm tuổi. Trò chơi này khá thú vị và có thể áp dụng trong phần khởi động tiết học.

Mục đích

 Rèn kỹ năng thực hành: Mở rộng vốn từ vựng, động não và suy nghĩ nhanh
 Tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhóm.

Chuẩn bị

 Thời gian hoạt động: 5 - 10 phút


 Tài liệu cần thiết: Một mảnh giấy cho mỗi đội để viết các từ vựng.
Stop the bus
Dừng xe buýt
Hướng dẫn thực hiện

1. Xếp lớp thành các nhóm hoặc các cặp đôi.

2. Mỗi nhóm sẽ nhận một chủ đề. Ví dụ có thể được sử dụng là: trái cây, động vật,
thành phố, đất nước, người nổi tiếng, thương hiệu, thời trang, danh từ, động từ, ...

3. Bạn có thể phân chia theo các chủ đề trong bài học của bạn.

4. Giáo viên viết một chữ cái bất kì lên bảng. Ví dụ: B.

5. Sau đó, các đội phải viết, càng nhanh càng tốt các từ theo từng chủ đề có bắt đầu
bằng chữ B trên mảnh giấy của họ.
Ví dụ, với chữ B, học sinh sẽ viết tìm các từ theo từng chủ đề và viết lên mảnh giấy như
sau:
Trái cây: Bàng
Quốc gia: Bun-ga-ri
Danh từ: Ban công
Động từ: Bắn
Thương hiệu: Bphone
Người nổi tiếng: Thanh Bạch

6. Khi họ đã viết được hết các từ cho tất cả các chủ đề, học sinh sẽ hô to “STOP THE
BUS” hoặc “Dừng xe buýt!”

7. Sau đó, giáo viên có thể kiểm tra câu trả lời của học sinh, cho học sinh giải thích
nghĩa của các từ (Và cho điểm).

Mẫu
phiếu
Dừng xe buýt

Tính chất Tính chất


Chữ cái Ứng dụng Công thức
vật lí hóa học

Dừng xe buýt
Chữ cái Nguyên nhân Diễn biến Kết quả Ý nghĩa
Dừng xe buýt
Chữ cái Tứ giác Hình chữ nhật Hình vuông Hình thoi

Dừng xe buýt
Trò chơi tìm từ

Đây là trò chơi giúp học sinh phát triển khả năng nhận diện các từ khóa/ thuật
ngữ. Trò chơi này phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi, nhất là học sinh tiểu học và
trung học cơ sở.

Mục đích

 Giúp tất cả học sinh đều có thể tham gia vào hoạt đông dựa trên những gợi ý
 Đối với học sinh tiểu học, trò chơi này còn giúp học sinh học cách đánh vần và viết từ
 Nó là một hoạt động khá đơn giản nhưng cũng rất hấp dẫn đối với học sinh.

Chuẩn bị

 Các phiếu tìm từ được in sẵn


 Đặt giới hạn thời gian cho hoạt động
 Có thể cân nhắc cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp đôi.
Trò chơi tìm từ

Hướng dẫn thực hiện

1. Truy cập vào website (có thể tự thiết kế một bảng tìm từ cho riêng bằng tiếng Việt)
https://worksheets.theteacherscorner.net/make-your-own/word-search/

2. Điền các từ khóa bạn muốn tạo cho học sinh, sau đó phần mềm sẽ tự tạo cho bạn
một phiếu tìm từ.

3. Giáo viên in các phiếu, photo và phát cho học sinh vào đầu tiết học.

4. Chia lớp thành các nhóm hoặc cho học sinh làm việc cá nhân (tùy từng lớp học cụ
thể).

5. Để đảm bảo yếu tố công bằng, yêu cầu học sinh úp phiếu xuống, khi có hiệu lệnh
của giáo viên học sinh mới được bắt đầu làm.

6. Đặt giới hạn thời gian 4 – 5 phút cho học sinh.

5. Mở rộng

Giáo viên có thể nâng cao mức độ tư duy của trò chơi tìm từ bằng cách:

- Học sinh phải tự tìm kiếm các từ khóa mà không có các từ gợi ý sẵn ở phía dưới.

- Yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của các từ.

- Kết nối các từ khóa lại thành một câu chuyện/ đoạn văn.

- Biến thể của trò chơi này là các hoạt động giải ô chữ theo các cột và các hàng.

Xem
ví dụ
Ví dụ
Trò chơi tìm từ

Website xây dựng trò chơi tìm từ bằng tiếng Việt


tại: http://bit.ly/2q7eFjS
"Cô nói"

Một trò chơi hết sức cổ điển.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên sẽ đứng trước lớp để thực hiện và mô tả một hành động được mở đầu bằng
câu “Cô/ Thầy nói …”

2. Học sinh bắt chước lại hành động của giáo viên sau mỗi câu nói đó.

3. Khi giáo viên nêu ra một hành động mà không có lời nói đầu “Cô nói ...” mà học sinh nào
làm theo sẽ bị loại.

4. Tiếp tục chơi cho đến khi chỉ còn một người chiến thắng.
Đứng lên ngồi xuống

Một hoạt động tuyệt vời thúc đẩy sự hợp tác, hiểu ý nhau và tạo nên sự sôi nổi cho lớp
học.

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng dậy.

2. Mục đích là tất cả học sinh cùng ngồi xuống bằng cách hô lên một con số theo thứ tự từ
1 đến X (X là tổng số học sinh).

3. Học sinh đầu tiên ngồi xuống sẽ hô “Một”, học sinh thứ hai ngồi xuống sẽ hô “Hai”.
Tương tự như vậy cho các học sinh tiếp theo.

Lưu ý

- Các học sinh không được phép trao đổi với


nhau.

- Nếu có từ hai học sinh nói cùng một con số


cùng một lúc thì tất cả mọi người sẽ phải
đứng dậy và bắt đầu lại từ đầu.
Đoàn tàu

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng dậy.

2. Học sinh ngồi hàng đầu sẽ tạo thành toa tàu đầu tiên.

3. Các học sinh còn lại lần lượt tham gia vào và nối dài đoàn tàu.

4. Đoàn tàu di chuyển quanh lớp học và cố gắng diễn tả những âm thanh hay hành động
giống như một đoàn tàu đang chạy.

Lưu ý

Giáo viên mô tả từng hoạt động của


đoàn tàu để gia tăng sự hào hứng.
Mặt trời chiếu sáng

Mặt trời chiếu sáng vào những đặc điểm khác nhau.

Các bước thực hiện

1. Học sinh ngồi thành một vòng tròn.

2. Giáo viên hô “Mặt trời chiếu vào …” và chọn một đặc điểm:
Ví dụ

Ai đã xem “Ai là triệu phú?” tối hôm qua

Ai đang đi giày màu nâu

Ai buộc tóc đuôi ngựa

Học sinh nào có đặc điểm này sẽ phải đứng dậy và


thay đổi vị trí.
Đặc phái viên hình ảnh

Chuẩn bị

 Một vài bức tranh/ảnh.

Các bước thực hiện

1. Chia học sinh thành các nhóm.

2. Mỗi nhóm sẽ cử một thành viên tới gặp giáo viên, và giáo viên sẽ cho các học sinh đó
xem một bức tranh.

3. Học sinh quay trở lại nhóm của mình và diễn tả lại bức tranh cho các bạn trong nhóm mà
không được dùng lời.

4. Nhóm đầu tiên đoán chính xác nội dung bức tranh sẽ giành chiến thắng.
Biến hình

Các bước thực hiện

1. Chia lớp ra làm hai nửa

2. Một nửa lớp sẽ được yêu cầu thể hiện một nội dung nào đó trong bài học qua hình thể.

3. Một nửa lớp còn lại sẽ đi vòng quanh ‘phòng trưng bày’ và đoán xem các bạn của mình
đang muốn thể hiện nội dung gì của bài học.
Chạm vào bầu trời

Một hoạt động chuyển tiếp rất đơn giản.

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng dậy.

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh cố gắng


vươn càng cao càng tốt để giống như
đang cố gắng để chạm vào bầu trời.

3. Giáo viên có thể tăng mức độ hào hứng


của hoạt động bằng cách mô tả, tường
thuật lại hoạt động của cả lớp.
Đóng kịch câm

Một trò chơi quen thuộc.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên có thể chia học sinh chơi theo nhóm hoặc chơi cả lớp.

2. Giáo viên đưa ra một số từ, cụm từ, tên sách, … cho một hoặc một nhóm học sinh và
các bạn còn lại không được biết.

3. Học sinh (nhóm học sinh) này sẽ phải diễn tả lại mà không được dùng lời chủ đề mà
giáo viên đưa ra để các bạn còn lại đoán.
Con rối

Điều này giúp học sinh xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

Các bước thực hiện

1. Chia học sinh theo cặp đôi.

2. Một học sinh đứng trước và một học


sinh đứng sau.

3. Học sinh đứng trước sẽ là con rối.

4. Người đứng sau dùng lời hướng dẫn


người đứng trước thực hiện các hành
động. Người đứng trước có thể làm
các động tác tay như thể chúng đang
bị kéo dây.

5. Học sinh đổi vị trí và lặp lại.


Dance-Oke

Giống như hát karaoke nhưng là hoạt động nhảy.

Các bước thực hiện

1. Sử dụng một video với một bài tập nhảy đơn giản.

2. Tất cả học sinh đứng dậy và nhảy theo video

3. Giáo viên cũng đứng dậy và cùng học sinh thực hiện

5. Giáo viên có thể cho học sinh làm


quen với các động tác cơ bản của
bài nhảy, sau đó mới bắt đầu thực
hiện với cả lớp.

6. Mở rộng hoạt động bằng cách sử


dụng các bài nhảy phức tạp hơn.
Thu thập thông tin cá nhân

Giúp học sinh tìm hiểu thông tin cá nhân.

Chuẩn bị

 Giáo viên chuẩn bị một bảng, trong đó có các ô tìm kiếm thông tin như:

Những người xem đá bóng tối qua

Những người thích ăn Pizza

Những người không thích trà sữa

Những người hay đi ngủ muộn

Những người không có tài khoản facebook

Những người thích học môn Toán

Các bước thực hiện

1. Giáo viên có thể đưa ra một bảng.

2. Học sinh phải di chuyển xung quanh lớp học để điền tên các bạn phù hợp với các thông
tin trên.

3. Giáo viên có thể tạo nên các mẫu phiếu có sẵn, phát cho học sinh để chúng có thể dễ
dàng sử dụng.
Ai có thể trả lời?

Một cách tuyệt vời để biến học sinh thành giáo viên.

?
Chuẩn bị

Giáo viên chuẩn bị một chủ đề.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên đưa ra một chủ đề. Mỗi học sinh đưa ra một câu hỏi mà chúng muốn được trả
lời liên quan đến chủ đề.

2. Học sinh đứng dậy và di chuyển khắp phòng, đặt hỏi của mình cho ít nhất ba bạn khác
nhau.

3. Học sinh so sánh các câu trả lời mà chúng nhận được.

4. Mỗi học sinh cũng phải trả lời câu hỏi cho ít nhất ba bạn.
Cảm xúc

Một hoạt động cảm xúc.

Các bước thực hiện

1. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi.

2. Giáo viên hoặc học sinh chọn một cảm xúc.

3. Cả lớp thể hiện cảm xúc đó trên khuôn mặt chúng, có thể hơi phóng đại lên một chút.

4. Cả lớp quay sang nhìn nhau.

5. Một cảm xúc khác được chọn và lặp lại mô hình.


Người mẫu

Chuẩn bị

 Giáo viên chuẩn bị vật thể hoặc hình vẽ.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên đưa ra một hình dạng, vật thể hoặc hình vẽ trên bảng

2. Học sinh sử dụng cơ thể để tạo thành hình mà giáo viên đưa ra.

3. Có thể cho học sinh làm theo cặp.

4. Các hình dáng hoặc vật thể có thể là bất cứ thứ gì.
Phản ứng dây chuyền

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng dậy.

2. Giáo viên thống nhất các hành động với học sinh từ trước, ví dụ “Giơ ngón tay cái lên”
hoặc “Giơ hai tay cao qua đầu”.

3. Tạo ra một phản ứng dây chuyền bằng cách học sinh đầu tiên thực hiện hành động, sau
đó mỗi học sinh tiếp theo lần lượt lặp lại hành động đó.

4. Mở rộng hoạt động bằng cách thay đổi, tăng số điểm bắt đầu hoặc có hai hành động
đồng thời đi vòng.

Lưu ý

Có thể cần cho cả lớp thực hành vài


lần để có thể thực hiện trôi chảy.
Bóng Tennis 1

Hoạt động yêu cầu phản ứng và suy nghĩ nhanh.

Chuẩn bị

 Quả bóng tennis.

Các bước thực hiện

1. Học sinh đứng hoặc ngồi.

2. Giáo viên bắt đầu với một quả bóng tennis.

3. Giáo viên hỏi một câu hỏi và ném quả bóng cho một học sinh.

4. Học sinh đó phải trả lời câu hỏi để giành quyền đặt câu hỏi cho bạn khác.

5. Sau khi có quyền, học sinh đặt câu hỏi và ném quả bóng cho người khác.

6. Tiếp tục như vậy ...


Người theo dõi bí mật

Học sinh phải hành động như một gián điệp trong trò chơi này.

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng trong một không gian rộng rãi. Một nửa lớp đóng vai thám tử và một
nửa lớp đóng vai người bị theo dõi.

2. Các thám tử sẽ phải bí mật chọn một học sinh khác mà chúng sẽ phải theo dõi, và ở giữa
chúng phải cách ít nhất một người.

3. Trò chơi bắt đầu: Học sinh lén lút theo dõi người mà họ đã chọn và luôn giữ khoảng cách
với người đó. Thám tử nào mà bị người theo dõi phát hiện sẽ thua cuộc.
Làn sóng sân vận động

Tương tự như đang tham gia một sự kiện thể thao lớn.

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh ngồi tại chỗ theo hàng ngang.

2. Giáo viên chỉ tay tới học sinh nào thì bạn ấy sẽ đứng lên và giơ hai tay qua đầu, sau đó
ngồi xuống.

3. Học sinh tiếp theo sẽ làm tương tự ngay sau đó.

4. Cả lớp cùng thực hiện hoạt động này với tốc độ nhanh hơn để tạo thành những làn sóng
nối nhau..
Đứng, cúi, ngồi

Chuẩn bị

 Một vài câu hỏi theo nội dung bài học.

Các bước thực hiện

1. Ban đầu tất cả học sinh đều ngồi.

2. Giáo viên đặt một câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.

3. Học sinh nào cảm thấy tự tin với nội dung bài học thì đứng dậy.

4. Nếu cảm thấy có phần hiểu có phần không thì đứng cúi người, nửa đứng nửa ngồi.

5. Nếu không chắc chắn về bài học thì chúng có thể ngồi yên tại chỗ.
Từ điển

Một hoạt động ngẫu hứng.

Chuẩn bị

 Một cuốn từ điển.

Các bước thực hiện

1. Học sinh có thể ngồi hoặc đứng.

2. Giáo viên hoặc học sinh chọn một trang trong từ điển.

3. Chọn một từ trong trang từ điển đó.

4. Học sinh phải làm/ tìm ra những thứ khác nhau liên quan tới từ đó (cá nhân hoặc theo
nhóm). Ví dụ, đặt câu, viết đoạn văn về chủ đề đó, tìm hình ảnh, bài hát,…
Xếp hình

Chuẩn bị

 Một vài hình ảnh hoặc hình khối đủ to để học sinh quan sát.

Các bước thực hiện

1. Tạo hình khổng lồ.

2. Tất cả các học sinh đứng dậy.

3. Giáo viên treo một hình ảnh hoặc


hình khối ở trên bảng.

4. Một nhóm học sinh hoặc cả lớp sẽ


phải cùng nhau xếp để tạo ra hình
khối đó.
Trải nghiệm nghề nghiệp

Giống như một trải nghiệm nghề nghiệp.

Các bước thực hiện

1. Tất cả học sinh đứng dậy.

2. Giáo viên hoặc một học sinh sẽ chọn một nghề.

3. Tất cả các sinh viên phải hành động như thể chúng đang làm nghề đó.
Ý tưởng

HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC
TÍCH CỰC

• Mô tả và ghi chép • Thiết kế poster • Bài thuyết trình ppt


• Timeline và sơ đồ hóa • Sáng tác truyện tranh • Tranh biện
• Sơ đồ tư duy • Viết thư • Đóng kịch
• Thiết kế Facebook • Thiết kế sổ tay • Thiết kế video
• Viết báo/ tạp chí • Mô hình hóa • Mô phỏng các chương
trình truyền hình
Nếu chỉ nghe, tôi sẽ quên

Nếu được nhìn, tôi sẽ nhớ

Nếu được làm, tôi sẽ hiểu

(Régis Vaillancourt)
Giới thiệu
Hoạt động dạy học tích cực

Hoạt động dạy học là những việc làm, những dạng thức hoạt động khác nhau của
học sinh được tạo ra bởi người giáo viên nhằm mang đến cho học sinh những trải
nghiệm trong quá trình học tập từ đó giúp học sinh làm chủ các kiến thức, hình thành kĩ
năng và phát triển các năng lực của người học. Nó là sự kết hợp của các quan điểm dạy
học, các kĩ thuật dạy học và khả năng nhận thức của học sinh.

Trong quá trình soạn giáo án, xây dựng các kế hoạch giảng dạy, các thầy cô luôn cố
gắng tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia.
Trong phần này, chúng tôi chia sẻ cùng các thầy cô 15 ý tưởng dạy học tích cực. Mỗi
hoạt động được đưa ra dựa trên nền tảng nhận thức của học sinh, dựa trên những cơ
sở để hình thành nên các kỹ năng, phù hợp với sở thích và phong cách của các đối
tượng học sinh khác nhau.

Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo các hoạt động dạy học có thể đạt được
hiệu quả, các thầy cô cần lưu ý một số điểm sau:

ü Đưa hướng dẫn chi tiết và cụ thể, để học sinh hiểu chính xác các bước thực
hiện nhiệm vụ

ü Giáo viên cần có thang đo sự thành công, và các tiêu chí đánh giá cho mỗi hoạt
động

ü Các hoạt động cần được thiết kế theo mạch logic của nội dung và logic hình
thức hoạt động, đảm bảo tính liên kết.

ü Sau mỗi hoạt động giáo viên cần dành thời gian để đưa ra phản hồi về mức độ
hoàn thành nhiệm vụ, những lỗi sai cần chỉnh sửa.

ü Học sinh nên có một khoảng lặng để suy ngẫm về những điều đã học.
Mô tả và ghi chép

Đây là hoạt động giúp học sinh tìm hiểu nội dung của bài học thông qua quan sát
các tranh ảnh và hình minh họa, sau đó ghi lại những điều mà con quan sát được. Từ
những điều quan sát được, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những kiến thức của
bài học.

Mục đích

ü Rèn kỹ năng quan sát qua nhiều góc nhìn, chú ý đến từng chi tiết

ü Phát triển khả năng liên kết hình ảnh, đưa ra các nhận định, đánh giá

ü Kỹ năng diễn đạt nói và viết

ü Phát triển năng lực tư duy hình ảnh

Chuẩn bị

§ Giáo viên chuẩn bị các bức hình có liên quan đến nội dung bài học

§ Những bức ảnh được chụp lại từ thời điểm xảy ra sự kiện

§ Các poster, tranh biếm họa


Mô tả và ghi chép
Các bước thực hiện

1. Giáo viên chuẩn bị các bức tranh/ bức tranh in sẵn thành các phiếu cho học sinh

2. Yêu cầu học sinh dán trực tiếp bức tranh vào vở hoặc làm vào phiếu học tập

3. Học sinh ghi xung quanh bức tranh về những gì mà chúng nhìn thấy

4. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Những gì mà con quan sát được có mối quan hệ
với nhau như thế nào? Những hình ảnh mà con nhìn thấy cho chúng ta biết thêm
các thông tin nào?

Lưu ý

- Chọn các hình ảnh cho học sinh phải tạo ấn tượng, có khả năng biểu đạt thông tin và
tạo sự liên tưởng tốt cho học sinh.
- Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh để học sinh có thể phát triển
các kỹ năng tư duy và khai thác thông tin.
- Cần khuyến khích học sinh tạo ra những liên tưởng hoặc ý tưởng mới.

Mở rộng

Giáo viên có thể thay thế quan sát hình ảnh bằng việc quan sát các mô hình, thí
nghiệm.
Giáo viên có thể cho học sinh trải nghiệm thực tế, sau đó yêu cầu học sinh vẽ lại mô
hình và chú thích những điều mà chúng quan sát được.

Xem
ví dụ
Ví dụ
Mô tả và ghi chép
Timeline & sơ đồ hóa

Việc sơ đồ hóa và Timeline đi kèm với việc sử dụng các hình ảnh, sắp xếp các sự
kiện theo thứ tự, lựa chọn các thuật ngữ, từ khóa buộc học sinh phải đọc văn bản, tài
liệu đồng thời phải có quá trình phân tích, sắp xếp các dữ liệu.

Đây là bước khởi đầu để học sinh nắm được nội dung bài học, trước khi tiến hành các
hoạt động ở mức độ cao hơn ở cấp độ vận dụng và sáng tạo.

Mục đích

ü Việc thiết kế timeline hoặc sơ đồ hóa giúp học sinh biểu hiện các kiến thức dưới
dạng các sơ đồ, biểu đồ.
ü Là công cụ, giúp học sinh đọc có mục đích, có định hướng
ü Nó là sự kết hợp của tư duy ngôn ngữ và tư duy hình ảnh, không gian.
ü Giúp học sinh nhận ra mối quan hệ giữa các thuật ngữ, khái niệm trong bài học…
Timeline & sơ đồ hóa
Các bước thực hiện

1. Giáo viên cho học sinh đọc một nội dung trong sách giáo khoa hoặc trong tài liệu
phát tay.

2. Yêu cầu học sinh tóm tắt các sự kiện chính dưới dạng timeline hoặc sơ đồ (có mẫu
sẵn cho học sinh).

3. Yêu cầu học sinh có các hình ảnh minh họa hoặc màu sắc trang trí.

4. Học sinh thuyết trình dựa trên timeline hoặc các sơ đồ kiến thức đã thực hiện.

Lưu ý

- Giáo viên cần giúp học sinh nhận ra đâu là sự kiện chính, ý tưởng chính cũng như mối
quan hệ giữa các ý, các sự kiện để đưa vào các timeline hoặc sơ đồ.
- Tránh việc chép lại toàn bộ nội dung sự kiện/ thông tin
- Tránh sự phân tán, mất quá nhiều thời gian. Không cần thiết phải tập trung quá nhiều
vào phần tô màu và trang trí.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các kỹ thuật của việc lựa chọn loại sơ đồ, cũng như
cách biểu hiện thông tin dưới dạng sơ đồ hóa.

ví dụ và
mẫu phiếu
Ví dụ
Timeline & sơ đồ hóa

Bắt đầu
Timeline môn Lịch sử

Bắt đầu
Thành phố nghiên cứu
Safransisco được
thành lập Năm thứ 2
Năm đầu tiên Chỉnh sửa phạm vi
- Chuẩn bị đề tài
và giới hạn của đề
- Liên hệ với giáo sư
tài

Tàu Titanic bị chìm

Ray Kroc bắt đầu mở


chuỗi nhà hàng McDonald Năm thứ 3
Năm thứ 4
Giáo sư thông qua đề tài
- Nhận kinh phí nghiên cứu luận văn
- Bảo vệ luận văn

Tokyo Disney được


khai trương

Sự kiện 1 Sự kiện 2

Nội dung sự kiện… Nội dung sự kiện…

Sự kiện 3 Sự kiện 4 Sự kiện 5


Nội dung sự kiện… Nội dung sự kiện… Nội dung sự kiện…
Họ tên: Lớp:
Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch
kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết với sự tư duy tích cực.

Mục đích

ü Có thể vận dụng để hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết
học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kỳ…
ü Giúp học sinh xác định các thuật ngữ, từ khóa, chỉ ra được mối quan hệ tầng bậc
giữa các nội dung kiến thức
ü Học sinh thể hiện năng lực tư duy của bản thân mình thông qua khả năng liên kết
giữa các hình ảnh, ý tưởng, thể hiện năng khiếu hội họa…

Chuẩn bị

§ Giấy khổ A0,


§ Bút màu,
§ Bút chì,
§ Giấy note
Sơ đồ tư duy
Các bước thực hiện

1. Hướng dẫn học sinh về cách vẽ sơ đồ tư duy, cách thể hiện các ý chính, ý nhánh và
ý phụ thuộc.

2. Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa/ tài liệu/ văn bản

3. Chia học sinh thành các nhóm/ làm việc cá nhân, tóm tắt lại nội dung bằng sơ đồ
tư duy theo các cách khác nhau.

4. Giáo viên có thể cho học sinh thuyết trình hoặc dùng kỹ thuật phòng tranh, để học
sinh di chuyển và chấm chéo lẫn nhau.

Lưu ý

- Giáo viên không nên lạm dụng quá nhiều, sẽ khiến việc học trở nên nhàm chán và
mất thời gian.
- Tránh việc học sinh chép lại toàn bộ nội dung của sách giáo khoa, hoặc dành quá
nhiều thời gian vào việc vẽ và tô màu mà không chú ý đến các thao tác tư duy của
việc lập sơ đồ.
- Giáo viên phải đặt ra yêu cầu cao về việc nhận ra mối quan hệ giữa các sự kiện, các
thuật ngữ, giữa ý chính và ý phụ thuộc.

ví dụ và
mẫu phiếu
Ví dụ
Sơ đồ tư duy
Sự vận động của nước biển và đại dương
Họ tên: Lớp:

Sơ đồ tư duy

Ý 1:

Ý 5:
Ý 2:

Ý chính

Ý 4:
Ý 3:
Thiết kế Facebook

Hoạt động này dùng giao diện của một trang facebook cá nhân để thể hiện các
kiến thức của bài học. Nó được sử dụng khi dạy học về một nhân vật, một sự kiện hoặc
về một quy trình hay một tiến trình với một chuỗi các sự kiện, hành động, biến cố…

Mục đích

ü Học sinh ghi nhớ các sự kiện tốt hơn khi gắn sự kiện với thời gian, không gian và
cảm xúc.
ü Rèn luyện khả năng đồng cảm với các sự kiện các nhân vật trong quá khứ.
ü Học sinh có cơ hội được trải nghiệm về mặt cảm xúc, qua đó giáo viên có thêm
những thông tin về sở thích, tích cách của người học.

Chuẩn bị

§ Template Facebook in sẵn hoặc giấy khổ lớn để làm việc nhóm.
§ Bút dạ, màu vẽ, kéo và hồ dán.
§ Không gian lớp học để trưng bày sản phẩm của học sinh.
Thiết kế Facebook
Các bước thực hiện

1. Giáo viên phát template facebook hoặc giấy khổ lớn cho học sinh theo các nhóm.
2. Giáo viên đưa ra các yêu cầu cơ bản (có ít nhất mấy sự kiện, chọn hình đại diện,
trang trí màu sắc,…) để thể hiện các ý tưởng cơ bản trong nội dung bài học.
3. Ví dụ, khi dạy về truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, giáo viên có thể cho
học sinh đóng vai làm Chí phèo, ghi lại năm sự kiện trong cuộc đời với cảm xúc,
ngày tháng và địa điểm check-in. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh chọn hình đại
diện cho Chí Phèo kèm theo đó là các thông tin về tiểu sử, bạn bè…

Lưu ý

- Giáo viên cần đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh. Ví dụ, giáo viên cho
phép học sinh được sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo có ít nhất 5 sự kiện có thật
trong cuộc đời của Chí Phèo.
- Để tránh mất quá nhiều thời gian, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các
template Facebook có sẵn để học sinh điền các thông tin.

Mở rộng

Hoạt động này cũng có thể áp dụng thay cho việc soạn bài trong môn Văn hoặc việc
đọc chép trong quá trình giảng dạy.

Học sinh có thể lập tài khoản facebook thực tế cho các nhân vật và để các nhân vật
tương tác với nhau.
Họ tên: Lớp:

Dòng thời gian Giới thiệu Ảnh Bạn bè Xem thêm

Giới thiệu Trạng thái Ảnh Vị trí Sự kiện

Làm việc tại

Sống tại

Gia đình

Đến từ Đăng

Bạn bè
5 phút trước

Thích Bình luận Chia sẻ

2 phút trước qua điện thoại

Thích
4 phút trước

11 giờ trước

Thích Bình luận Chia sẻ


Viết báo/ tạp chí

Thiết kế một trang báo hoặc một cuốn tạp chí là một hoạt động nhằm phát triển
kỹ năng viết của học sinh. Nó phù hợp với các hoạt động nhóm, thuộc nhiều cấp học
khác nhau. Giáo viên có thể áp dụng vào tất cả các bộ môn.

Mục đích

ü Giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc và viết


ü Dạy học sinh cách viết có mục đích nhằm truyền tải một thông điệp, hướng đến đối
tượng cụ thể
ü Phát triển khả năng hợp tác với các bạn cùng lớp

Chuẩn bị

§ Giấy A0 hoặc các loại giấy khổ lớn


§ Bút màu, keo dán, kéo,…
§ Các tờ báo thật dùng để làm mẫu
Viết báo/ tạp chí
Các bước thực hiện

Bước 1: Lập kế hoạch cho trang báo


Bằng cách cho học sinh xem mẫu của một tờ báo để học sinh nắm được cấu trúc của
một tờ báo. Yêu cầu học sinh tìm tiêu đề, tiêu đề phụ, hình ảnh, chú thích, ý kiến cá
nhân,...
Học sinh sẽ chọn các chủ đề cho tờ báo của nhóm, có bao nhiêu trang, bao nhiêu chủ
đề, và bao nhiêu bài viết. Học sinh cũng sẽ lựa chọn tên của bài báo.

Bước 2: Phân công các vị trí


Bước tiếp theo là phân công các vị trí cho tờ báo. Giáo viên có thể để cho học sinh tự
phân công, nhưng nhớ nêu rõ trách nhiệm của từng thành viên. Một vài gợi ý về các vị
trí: tổng biên tập, biên tập viên, thiết kế, đại diện quảng cáo, nghệ sĩ, nhà thiết kế, đội
ngũ sản xuất...

Bước 3: Viết những câu chuyện/ bài báo


Học sinh được chia thành các nhóm theo vị trí và thực hiện các nhiệm vụ.
Giáo viên có thể đi xung quanh lớp học và hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Trình bày, xuất bản, trưng bày

Mở rộng

Giáo viên có thể cho học sinh thiết kế các tạp chí/ tập san sau mỗi chủ đề học tập.

Có thể dùng cách thiết kế báo, tạp chí để đưa tin về các hoạt động trong lớp học.

Học sinh cũng có thể viết bài để gửi đến các tạp chí hoặc các tờ báo của địa phương.
Ví dụ
Viết báo/ tạp chí
Ví dụ
Viết báo/ tạp chí
BẢN TIN HÀNG TUẦN
Lớp Phóng viên Năm học

Những tin chính

Ảnh 1

TÊN BÀI

Ảnh 2
Thiết kế poster

Poster là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế mang tính biểu tượng cao, thể
hiện rõ dấu ấn cá nhân của người tạo ra nó. Mục đích của poster nhằm truyền đến
người xem một thông điệp thông qua những hình ảnh, màu sắc hay một khẩu hiệu.
Poster nhìn chung có thể chia thành 3 loại: poster nhằm mục đích quảng cáo, poster
thông tin, poster tuyên truyền (Propaganda)

Việc thiết kế poster đòi hỏi phải có tác động mạnh đến thị giác với việc sử dụng các
gam màu tương phản, các hình khối được bố cục gây ấn tượng. Các thông điệp cần tác
động mạnh vào nhận thức của người xem. Việc thiết kế poster đòi hỏi cần rất nhiều sự
sáng tạo trong cách thể hiện, tính thẩm mỹ trong sắp xếp hình ảnh, phông chữ, cách bố
cục về điểm nhìn xa gần, chính phụ…

Mục đích

ü Việc sử dụng poster giúp học sinh vận dụng được kiến thức vào cuộc sống, thể hiện
được bản sắc, quan điểm cá nhân
ü Thể hiện được năng lực tư duy
ü Phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm.

Chuẩn bị

§ Học sinh được chia thành các nhóm hoặc làm việc cá nhân
§ Giấy A0/A1/A2, bút màu, bút chì, kéo, hồ dán
Thiết kế poster
Các bước thực hiện

1. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh một chi tiết rõ ràng, cụ thể thế nào là một
poster và những yêu cầu của nó.
2. Đưa ra những tiêu chí đánh giá, để học sinh nắm được các yêu cầu của một poster
tốt.
3. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ để học sinh triển khai việc
thiết kế.
4. Học sinh trình bày ý tưởng thể hiện qua poster, các nhóm khác sẽ dựa vào tiêu chí
đánh giá để đưa ra các nhận xét.

Lưu ý

- Giáo viên phải cho học sinh làm quen với hoạt động thiết kế poster, sau đó mới yêu
cầu học sinh thực hiện.
- Trong một số trường hợp, giáo viên có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn từng phần (xác
định thông điệp, lựa chọn hình ảnh, vẽ và trang trí…)
- Chú ý đến việc phân công nhiệm vụ của học sinh trong nhóm. Tránh tình trạng chỉ có
một vài học sinh thực sự làm việc.

Xem
ví dụ
Ví dụ
Thiết kế poster
Ví dụ
Thiết kế poster
Sáng tác truyện tranh

Truyện tranh là những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hoặc được tưởng
tượng, được thể hiện qua những bức tranh, bức hình kèm theo lời thoại ngắn hay các
câu văn kể chuyện. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể biến các đơn vị kiến thức
của bài học thành các câu chuyện với những tình tiết, kết cấu, nhân vật, xung đột…

Ví dụ, khi dạy về Vòng tuần hoàn của nước trong bộ môn Khoa học, thay vì việc trình
bày lại nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cho phép học sinh
đóng vai là một giọt nước và kể lại cuộc phiêu lưu của mình qua những vương quốc
khác nhau dưới dạng một câu truyện tranh.

Mục đích

ü Phát triển khả năng tư duy logic, xây dựng câu chuyện
ü Rèn luyện kĩ năng vẽ, biểu đạt bằng hình ảnh. Rèn luyện khả năng diễn đạt bằng
lời nói.
ü Kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau

Chuẩn bị

§ Học sinh được chia thành các nhóm hoặc làm việc cá nhân
§ Giấy A0/A1 được chia sẵn thành các ô truyện tranh
§ Bút màu, kéo, hồ dán,…
Sáng tác truyện tranh
Các bước thực hiện

1. Giáo viên hướng dẫn học về cách thiết kế một câu truyện tranh.

2. Giáo viên giao nhiệm vụ và đưa ra các tiêu chí đánh giá.

3. Cung cấp cho học sinh những mẫu truyện tranh với 6 ô, 8 ô hoặc nhiều hơn để học
sinh có thể sắp xếp và xây dựng nội dung của câu chuyện.

4. Sau khi học sinh hoàn thành xong bức tranh, giáo viên có thể trưng bày hoặc cho
học sinh thuyết trình, kể lại câu chuyện trước lớp.

Lưu ý

- Giáo viên cần chú ý đến vấn đề thời gian, một số nhiệm vụ có thể giao cho học sinh
thực hiện ở nhà.
- Tiêu chí đánh giá cần cân bằng giữa việc xây dựng ý tưởng, kịch bản và phần hình
ảnh vẽ minh họa.
- Chú ý đến cốt truyện và thông điệp.
- Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách vẽ nhân vật
một cách đơn giản.

ví dụ và
mẫu phiếu
Ví dụ
Sáng tác truyện tranh

Tôi quyết định ra khỏi nhà tập đi xe


Mặt trời tỏa ánh nắng đẹp đạp

Đúng lúc tôi đã chuẩn bị sẵn sàng Trời đột nhiên đổ mưa

Tôi lấy chiếc áo mưa mặc vào và nhìn ra Gió thổi ngày càng mạnh hơn
ngoài cửa sổ
Ví dụ
Sáng tác truyện tranh
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Họ tên: Lớp:

S á n g tá c t r u yệ n t ra n h
Viết thư

Hoạt động viết thư, là cách học sinh dùng hình thức của một bức thư thể hiện quan
điểm cá nhân, những suy nghĩ của bản thân về cách sự kiện, nhân vật đã được học. Qua đó
giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các kiến thức đã được học.

Mục đích

ü Thể hiện tốt hơn mức độ nắm kiến thức cũng như khả năng biểu đạt cảm xúc cá nhân.

ü Cho phép học sinh được thể hiện sự sáng tạo trong kĩ năng viết.

ü Việc áp dụng kĩ năng viết cũng cho phép học sinh kết nối kiến thức của các môn học,
kết nối những gì mà học sinh gặp trong cuộc sống.

ü Tăng khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

Chuẩn bị

§ Mẫu phiếu viết thư

§ Phong bì và tem (nếu bạn có ý


định gửi bức thư đó)
Viết thư
Các bước thực hiện

Giáo viên có thể giao nhiệm vụ viết thư cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau:

1. Viết thư cho bản thân trong tương lai

2. Viết thư cho tác giả/nhà khoa học/ chuyên gia để tranh luận về một vấn đề nào đó

3. Viết thư cho một người bạn bất kì chia sẻ về trải nghiệm trong bài học

4. Viết thư ứng tuyển/ xin được tham gia một chương trình, sự kiện nào đó.

5. Viết thư cho các nhân vật trong tác phẩm,…

Lưu ý

- Giáo viên cần chú ý đặt ra các tiêu chí đánh giá bao gồm cả về mặt kiến thức, ngôn ngữ,
cách diễn đạt…

- Giáo viên cần dành thời gian đọc, chấm bài, sửa chữa cho người học những lỗi trong quá
trình diễn đạt.

- Đối với những địa chỉ người gửi có thật, giáo viên có thể cùng với học sinh gửi các bức thư
đó và sau đó trao đổi về các phản hồi.

Mẫu
phiếu
Ngày _______________

Gửi đến ____________

Ký tên _______________
Người gửi

Người nhận
Thiết kế sổ tay

Thiết kế sổ tay là một hoạt động thú vị phù hợp với học sinh thuộc mọi cấp học. Hoạt
động này vừa giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa lại các đơn vị kiến thức, đồng thời, là một
sản phẩm thể hiện sự ứng dụng kiến thức của học sinh.

Chuẩn bị

§ Tùy theo khổ sách mà học sinh có sự lựa chọn về loại giấy, chất liệu
§ Giấy A4, A3, keo dán, bút màu, kim chỉ

Các bước thực hiện

1. Giáo viên lựa chọn chủ đề và chọn tiêu đề cho cuốn sổ tay

2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn các hình ảnh để minh họa cho nội dung trong cuốn sổ tay

3. Học sinh tự thiết kế và trang trí kiểu dáng, bổ cục của cuốn sổ tay theo sự sáng tạo của
bản thân.

4. Giáo viên cũng nhận xét, đánh giá và giúp học sinh chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm.
Thiết kế sổ tay
Lưu ý

- Giáo viên cần tránh việc học sinh đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào việc trang trí
thiết kế và quên đi nội dung kiến thức chính.

- Dạy học sinh cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thiết kế.

- Giáo viên cũng nên đưa ra các tiêu chí đánh giá chi tiết, cụ thể để làm định hướng cho
quá trình học sinh thiết kế.

- Học sinh có thể sáng tạo các cuốn sổ tay dưới nhiều hình thức khác nhau: sổ thông tin, tờ
rơi quảng cáo, cẩm nang,…

THIẾT KẾ
Sổ tay học sinh
2019-20

Mẫu
phiếu
3 2

4 1
Mô hình hóa

Mô hình hóa là một hoạt động hiệu quả giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học
để biến thành các mô hình minh họa cho kiến thức hoặc tạo ra các sản phẩm sáng tạo hơn.
Đây cũng là cách để đưa nội dung bài học đến gần hơn với những ứng dụng trên thực tế
cuộc sống.

Mục đích

ü Học sinh được ứng dụng các kiến thức đã học

ü Là hình thức dạy học tích hợp, liên môn

ü Được thể hiện sự sáng tạo và những ý tưởng cá nhân

ü Học sinh nắm chắc và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên lựa chọn các chủ đề có thể mô hình hóa (ví dụ về thời trang, các công trình
kiến trúc, các thí nghiệm,…

2. Giáo viên cung cấp cho học sinh các vật dụng cần thiết và hướng dẫn học sinh phục
dựng, mô hình hóa hoặc tạo ra các sản phẩm mới dựa trên hướng dẫn.

3. Giáo viên có các tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện, ý tưởng sáng tạo cũng như kết quả
của sản phẩm đầu ra.
Mô hình hóa
Lưu ý

- Khi tạo ra các mô hình, điều cốt lõi không phải là bắt chước lại một mô hình đã có sẵn
trong sách giáo khoa mà phải chú trọng vào việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức.

- Giáo viên phải có bảng phân công công việc, tiêu chí đánh giá rõ ràng cho quá trình thực
hiện của học sinh.

- Học sinh phải thể hiện được yếu tố cá nhân trong các mô hình/ sản phẩm. Tìm ra được
mối liên hệ giữa kiến thức và tính ứng dụng trong thực tiễn.

- Giáo viên có thể áp dụng dạy học theo định hướng STEM hoặc STEAM để tạo ra các mô
hình phù hợp với bộ môn.

Mô hình tế bào động vật -


Môn sinh học

Xem thêm
ví dụ và mẫu
phiếu
Ví dụ
Mô hình hóa

Mô hình xích đu điện từ


- Môn Khoa học

Mô hình kim tự tháp -


Môn Lịch sử Mô hình các lớp của Trái Đất-
Môn Địa lí
Họ tên: Lớp:

Bảng phân công công việc thiết kế


mô hình

Tên thành viên Công việc Sản phẩm Thời gian

Những điều mà em học được từ việc thiết kế mô hình

Những điểm mới, sáng tạo trong sản phẩm

Những điểm em có thể làm tốt hơn


Bài thuyết trình ppt

Hoạt động thuyết trình sử dụng PPT, yêu cầu học sinh chủ động tìm kiếm, tập hợp các
nguồn thông tin thành bài thuyết trình thông qua các slide PPT.
Đây là hoạt động phù hợp với học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Mục đích

ü Phát triển các kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn, phân tích phê phán các nguồn thông tin.

ü Giáo viên thay vì việc giảng giải từ đầu đến cuối hay cho phép học sinh cơ hội được lựa
chọn các chủ đề trong bài học, tìm kiếm thông tin và thuyết trình cho các thành viên khác.

ü Học sinh thể hiện được quan điểm và bản sắc cá nhân của mình.

ü Học sinh được rèn luyện cách thiết kế PPT và sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ quá
trình thuyết trình.

ü Rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông, cách tiếp nhận phản hồi từ người khác và
bảo vệ quan điểm.
Bài thuyết trình ppt

Các bước thực hiện

1. Giáo viên lựa chọn chủ đề thuyết trình cho học sinh.

2. Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thức và địa điểm tìm kiếm tài liệu

3. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một bài thuyết trình bằng PPT

4. Đưa ra và thảo luận với học sinh về các tiêu chí đánh giá

5. Theo dõi và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện

Lưu ý

- Giáo viên cần hướng dẫn để tránh việc học sinh copy lại một bài thuyết trình PPT của
người khác hoặc một nội dung có sẵn trên mạng internet.

- Yêu cầu học sinh phải đọc, tổng hợp và chắt lọc thông tin và coi đó là một tiêu chí đánh
giá hiệu quả của bài thuyết trình.

- Giáo viên có thể cho học sinh làm việc, tương tác theo nhóm.

- Học sinh có thể sử dụng công cụ goole PPT để hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ trực tuyến.

Powerpoint
template
Mẫu powerpoint template
Mẫu 1: chủ đề STEAM

Download slide chủ đề STEAM tại: http://bit.ly/2N6txI0

Mẫu 2: chủ đề Xanh

Download slide chủ đề Xanh tại: http://bit.ly/36n0RlX


Tranh biện

Tranh biện là một hoạt động hiệu quả trong việc giúp học sinh thu thập thông tin, đưa
ra quan điểm dưới nhiều góc nhìn và biết cách trình này quan điểm của bản thân, thuyết
phục người khác.

Chuẩn bị

§ Giáo viên cần chuẩn bị các chủ đề gây tranh cãi phù hợp
với độ tuổi học sinh. Dưới đây là một vài ý tưởng:
- Trường học có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại.
- Trẻ em có thể xem tivi nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày.
- Cần bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho các môn thể thao.
- Bài tập về nhà nên bị cấm trong tất cả các trường học.

Các bước thực hiện

1. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, tiếp cận các vấn đề ở những khía cạnh khác
nhau.

2. Hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm các ý tưởng và các bằng chứng để bảo vệ cho quan
điểm của mỗi nhóm.

3. Hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ để hỗ trợ cho phần tranh biện: hình ảnh, bài
viết, các hiện vật, các nhân chứng,…

4. Giáo viên tổ chức hoạt động tranh biện với các hình thức phù hợp với từng chủ đề.

5. Đưa ra và thảo luận với học sinh các tiêu chí đánh giá và nội quy trong quá trình tranh
biện.
Tranh biện
Các hình thức tranh biện

- Tranh biện theo mô hình bể cá: Chọn ngẫu nhiên một số học sinh tạo thành nhóm, ở vị trí
giữa lớp học. Các học sinh còn lại ngồi thành vòng tròn bao quanh. Nhóm học sinh ở giữa sẽ
nêu ra quan điểm về chủ đề mà giáo viên đưa ra. Các học sinh xung quanh sẽ thể hiện sự
đồng tình/ phản đối thông qua các câu hỏi chất vấn nhóm ở giữa.

- Người phán xử: Học sinh được xếp vào nhóm ba người và được giao cho một chủ đề để
tranh luận. Một người ủng hộ, một người phản đối và một người đóng vai trò là người phán
xử để đưa ra các nhận xét, đánh giá. Người phán xử sẽ đưa ra các câu hỏi để hỏi những
người đồng tình và phản đối để hai người bảo vệ quan điểm của mình.

- Tranh biện theo góc: Hoạt động tranh biện này khiến học sinh di chuyển trong khi sử dụng
các kỹ năng tư duy phê phán. Giáo viên chuẩn bị một chủ đề, và chia thành các góc: đồng ý,
đồng ý một phần, không đồng ý, cực lực phản đối. Tiếp theo, học sinh thể hiện quan điểm
của mình, di chuyển đến các góc lớp ở trên. Vị trí cực lực phản đối ở góc bên phải, trong khi
vị trí đồng ý ở góc bên trái, v.v. Học sinh di chuyển đến góc của mình và có 10 phút để thảo
luận với những người khác. Chỉ định một học sinh là người ghi chép. Kết thúc 10 phút, mời
từng diễn giả đưa ra quan điểm và bắt đầu hoạt động tranh biện giữa các góc.

- Chuyền bóng tranh luận: Học sinh chia thành hai nhóm với hai quan điểm đối lập nhau về
chủ đề. Hai nhóm đứng thành hai phía đối diện nhau. Giáo viên giao cho các nhóm một quả
bóng mềm. Cho học sinh trình bày quan điểm sau đó ném quả bóng về phía người bất kì
trong nhóm đối diện. Học sinh nhận được quả bóng sẽ phản bác lại quan điểm của người đối
diện.

Chấm điểm hoạt động tranh biện

- Việc chấm điểm là một hoạt động khá khó khăn. Cách tốt nhất là chấm điểm đề cương và
bài luận của học sinh. Việc chấm điểm có thể như sau:

- Chú ý vào kĩ năng nghiên cứu tài liệu, diễn giải, đưa quan điểm

- Khả năng đưa ra các lập luận


Mẫu
- Sự tham gia vào hoạt động và ghi chép phiếu
Nhóm phản biện 1

Nhóm phản biên 2


Nhóm phản biện 3

Nhóm phản biên 4


Đóng kịch

Đóng kịch là hoạt động hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm, thể hiện lại nội
dung bài học trên sân khấu hoặc ngay tại lớp học.
Đây là hoạt động phù hợp với học sinh thuộc mọi cấp học với nhiều môn học khác
nhau.

Mục đích

ü Phát triển cảm xúc và các kỹ năng xã hội

ü Giúp học sinh rèn luyện khả năng tổ chức và lên kế hoạch

ü Kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo

ü Phát triển khả năng lãnh đạo

ü Tăng tính sáng tạo, giải quyết các tình huống trên thực tế

ü Phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt.

Chuẩn bị

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị về các đạo cụ/ đồ dùng cần thiết cho việc đóng kịch
- Bảng phân vai các nhân vật
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm kịch
Đóng kịch
Các bước thực hiện

1. Giáo viên lựa chọn nội dung bài học phù hợp với hoạt động diễn kịch

2. Phân công nhiệm vụ, phân vai cho học sinh.

3. Đưa ra các yêu cầu, tiêu chí đánh giá và hướng dẫn học sinh thực hiện. Đối với lớp nhỏ,
giáo viên cần làm mẫu cho học sinh hoặc có hoạt động tìm hiểu về nhân vật trước.

4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng tiêu chí để đánh giá các vở kịch của các nhóm bạn.

5. Giáo viên dành thời gian để học sinh suy ngẫm về những điều mà con đã học được qua
hoạt động, nói lên cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

Lưu ý

- Giáo viên cần lưu ý học sinh, khi thể hiện sự sáng tạo nhưng phải có sự logic, gắn với nội
dung bài học.

- Cần chuẩn bị tâm lý để học sinh vượt qua được sự ngại ngùng hay cảm giác sợ hãi, kiên
nhẫn trong việc đưa ra các chỉ dẫn để học sinh có thể nhập vai.

- Giáo viên cần cân bằng giữa những chi tiết của bài học và sự sáng tạo của học sinh.

- Liên tục dự đoán các vấn đề phát sinh và những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá
trình diễn kịch.

- Chú ý đến yếu tố thời gian trong một tiết học.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Bảng phân công công việc thiết kế mô hình

Nhân vật Nhân vật


Trang phục: Trang phục:

Tính cách: Tính cách:

Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật: Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật:

Nhân vật Nhân vật


Trang phục: Trang phục:

Tính cách: Tính cách:

Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật: Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật:

Nhân vật Nhân vật


Trang phục: Trang phục:

Tính cách: Tính cách:

Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật: Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật:

Nhân vật Nhân vật


Trang phục: Trang phục:

Tính cách: Tính cách:

Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật: Điều em học được khi hóa thân thành nhân vật:
Thiết kế video

Hướng dẫn học sinh thiết kế video là một hoạt động dạy học tích cực nhằm lôi cuốn
học sinh tham gia, trong đó có sự ứng dụng của công nghệ thông tin. Hoạt động này phù hợp
hơn với học sinh ở độ tuổi THCS và THPT

Mục đích

ü Video là một cách quan trọng để học sinh thu thập và chia sẻ thông tin.

ü Giúp học sinh thể hiện quan điểm chia sẻ ý tưởng và kỹ năng của họ với thế giới.

ü Video giúp khai thác các sở thích và thói quen hiện tại của học sinh từ đó dễ dàng kết
nối học sinh với khán giả thực.

ü Video còn được sử dụng ghi nhớ kiến thức, suy ngẫm về quá trình học tập

Bốn loại hình làm video trong lớp học

- Video sản phẩm học tập: là các bài tập tổng hợp mà học sinh tạo ra để thể hiện việc học
của mình. Ví dụ, học sinh làm video giải thích các vòng đời của các loài động vật khác nhau.

- Video phản hồi: Học sinh tạo một video nhanh để trả lời câu hỏi hoặc các nhiệm vụ của
giáo viên. Giáo viên sẽ hỏi học sinh một câu hỏi về bài học và học sinh ghi lại câu trả lời bằng
video. Ví dụ, trong bài học về âm thanh, học sinh được tạo các video phản hồi để giải thích
cách thay đổi cao độ của âm.
Thiết kế video
- Video suy ngẫm: Học sinh tự thực hiện các video suy ngẫm về quá trình học tập. Những
video này cho biết về những gì học sinh đã học được, những gì cần phải thay đổi.

- Video hướng dẫn: Học sinh sẽ ứng dụng nội dung bài học để thiết kế các video hướng dẫn
về một kỹ năng, thực hành hoặc dạy các khái niệm. Học sinh không chỉ biết làm một cái gì đó
mà còn có thể dạy người khác cách làm.

Các bước thực hiện

1. Lựa chọn nội dung bài học và nhiệm vụ thiết kế video cho học sinh (tham khảo một trong
4 loại video ở phần trên)

2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn và sử dụng các thiết bị công nghệ: máy quay, phần mềm
chỉnh sửa, máy tính,…

3. Yêu cầu học sinh có bảng phân công nghiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoặc mô
tả về quá trình quay video.

4. Giáo viên giúp học sinh trong việc chỉnh sửa và hoàn thiện các ý tưởng cũng như cách
triển khai việc quay video trên thực tế.

5. Giáo viên đưa ra các nhận xét và phản hồi tập trung vào nội dung bài học, kĩ thuật làm
phim và khả năng sử dụng công nghệ.

6. Công chiếu video lên các phương tiện internet như: Youtube, facebook hoặc google
classroom,… và chia sẻ đến cộng đồng.
Địa chỉ một số trang web tạo video miễn phí cho các dự án của học sinh

https://biteable.com/educational/

https://photopeach.com/

https://www.moovly.com/education

https://screencast-o-matic.com/

https://edpuzzle.com/
Mô phỏng các
chương trình truyền hình

Đây là hoạt động dạy học sử dụng hình thức các chương trình truyền hình với các luật
chơi cụ thể để lôi cuốn học sinh tham gia, từ đó thể hiện khả năng nắm bắt kiến thức và ứng
dụng vào thực tế.

Các trò chơi có thể sử dụng

STT Logo Hình thức Hoạt động

Học sinh thiết kế câu hỏi và


Các gameshow (nhanh
thử thách đưa ra câu trả lời
1 như chớp, hãy chọn giá
trong một khoảng thời gian
đúng, Ai là triệu phú…)
nhất định.

Đưa ra ý tưởng và bảo vệ ý


Shark tank – Thương vụ
2 tưởng với sự phản biện của
bạc tỷ
một nhóm/ hội đồng.

Đưa tin về những vấn đề của


3 Chuyển động 24h cuộc sống có liên quan đến bài
học.
Mô phỏng các
chương trình truyền hình
Dưới hình thức talk show, chia
4 Phỏng vấn chuyên gia sẻ về các kiến thức chuyên
môn.

Kịch ứng tác, thể hiện cách giải


5 Ơn giời cậu đây rồi
quyết vấn đề.

Hoạt động tranh biện với hai


6 Trường teen
nhóm có quan điểm đối lập.

Hoạt động thảo luận, trình bày


quan điểm dưới nhiều góc
7 Tòa tuyên án
nhìn khác nhau (viện kiểm sát,
luật sự, bị cáo,…).

Các bước thực hiện

1. Giáo viên lựa chọn chương trình truyền hình phù hợp với nội dung của bài học và phù
hợp với mục đích phát triển kĩ năng của học sinh.

2. Hướng dẫn học sinh hiểu được luật của từng chương trình/ trò chơi.

3. Phân công học sinh thành các vị trí (người làm nội dung, dẫn chương trình, người chơi,
khán giả, chuyên gia thiết kế,…)

4. Đưa ra các tiêu chí đánh giá để đảm bảo học sinh có thể thực hiện đúng những điều mà
giáo viên mong muốn.

5. Giáo viên làm mẫu/ cho học sinh làm thử trước khi tiến hành trên thực tế
Ý tưởng

HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC
PHÂN HÓA

• KUD • Tạo khối lập phương


• Dạy học theo tầng • RAFT
• Thực đơn • TIC-TAC-TOE
Sai lầm lớn nhất mà chúng ta đã
tạo ra trong những thế kỷ qua là
đã đối xử với người học như thể
họ là những cá thể giống hệt nhau
và vì vậy chúng ta cảm thấy có lí
do chính đáng để dạy chúng theo
những phương pháp giống nhau
cho những môn học giống nhau.

(Howard Gardner)
Giới thiệu
Hoạt động dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học – nó được hiểu là một cách thức tiếp cận
các phương pháp giảng dạy, nó mang tính lý thuyết nhiều hơn là các chiến thuật thực
hành trên thực tiễn. Chính vì vậy, rất nhiều thầy cô cảm thấy lúng túng trong việc tìm
kiếm những hoạt động dạy học, những ý tưởng để phân hóa học sinh, phát huy được
sở thích, thế mạnh và phù hợp với năng lực trình độ của các học sinh.

Trong phần này, chúng tôi sẽ gửi đến các thầy cô 6 chiến thuật dạy học phân hóa cụ
thể. Mỗi chiến thuật đều có hướng dẫn và ví dụ cụ thể để các thầy cô có thể áp dụng
trong môn học của mình. Mục tiêu của các hoạt động dạy học phân hóa này nhằm:

ü Giúp học sinh cảm thấy hứng thú với bài học và các nhiệm vụ học tập

ü Giúp giáo viên có cách hỗ trợ hợp lí cho từng đối tượng nhóm

ü Giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phù hợp với phong cách học cá nhân

ü Tạo cơ hội học tập công bằng cho tất cả các học sinh

ü Để học sinh cảm thấy được khuyến khích và được thử thách

ü Để đạt tất cả học sinh đều đạt được mục tiêu bài học.

Việc áp dụng các chiến thuật dạy học dưới đây là cách hữu hiệu để các thầy cô bắt đầu
làm quen với lý thuyết về dạy học phân hóa. Nó là sự thử nghiệm từng phần, để mỗi
thầy cô dần thay đổi cách tiếp cận trong quá trình thực hành giảng dạy.
KUD
Biết - Hiểu - Làm

KUD – là viết tắt của Know (biết) – Understand (hiểu) – Do (làm), đây là một cách
để giáo viên có thể áp dụng việc dạy học phân hóa. Giáo viên sẽ phân hóa dựa trên
mục tiêu bài học, và kết quả đầu ra: những điều học sinh biết (K), những điều học sinh
cần hiểu (U) và những điều khi cần thực hành (D).

Mục đích

ü Phân hóa kết quả đầu ra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh
ü Giúp giáo viên xây dựng hoạt động dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học
sinh trong lớp, đảm bảo mỗi học sinh đều được làm việc với khả năng của cá nhân.

Các bước thực hiện


Bước 1: Xác định mục tiêu bài học dựa trên sự phân hóa.

Biết: Là trình bày/ tái hiện/ nói lại được các thông tin, thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, địa
danh, sự kiện). Ví dụ: Trình bày nội dung của bảng cửu chương.

Hiểu: Là giải thích được, chỉ ra được các nguyên nhân, xác định được các mối quan hệ của các sự
kiện, các thông tin. Ví dụ: Tôi muốn học sinh giải thích được mối quan hệ giữa phép nhân và phép
cộng.

Làm: Học sinh có khả năng vận dụng các thao tác tư duy, thực hiện một nhiệm vụ, một hành
động, tạo ra một sản phẩm học tập. Ví dụ: Học sinh giải toán có lời văn sử dụng những ứng dụng
của phép nhân.

Bước 2. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm tương ứng với các mục tiêu đầu ra ở
các mức độ Biết – Hiểu – Làm, đi kèm các nhiệm vụ học tập tương ứng.

ví dụ và
mẫu phiếu
Ví dụ
KUD

Ví dụ 1 Môn Lịch sử

Biết: Học sinh trình bày được những hệ quả của thảm họa diệt chủng Holocaust.

Hiểu: Học sinh sẽ lý giải được vì sao lại có những quan điểm khác nhau về nguyên
nhân dẫn đến nạn diệt chủng.

Làm: Học sinh có thể viết được bài luận thể hiện quan điểm cá nhân về nạn diệt
chủng, hoặc có thể sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề này.

Ví dụ 2 Môn Địa lí

Biết: Học sinh trình bày được các đặc điểm đất đai và sông ngòi theo khu vực.

Hiểu: Học sinh giải thích tại sao các trung tâm kinh tế lại gắn với lưu vực của các
dòng sông lớn.

Làm: Học sinh sẽ tạo ra một cuốn sách nói về đặc điểm của các dòng sông, kèm
theo các hình ảnh minh họa trực quan.
Biết

Hiểu:

Làm:

Biết

Hiểu:

Làm:
Dạy học theo tầng

Trong quá trình dạy học truyền thống, giáo viên sẽ dạy tuần tự theo các mục của
bài học và dựa trên logic của các đơn vị kiến thức. Để áp dụng chiến thuật dạy học,
giáo viên sẽ phân tầng lớp học (thành các tầng/nhóm với sự khác biệt về năng lực nhận
thức). Việc tổ chức bài học sẽ dựa trên mức độ lĩnh hội và làm chủ kiến thức của học
sinh. Từ đó, học sinh được làm việc phù hợp với khả năng của mình.

Mục đích

ü Mỗi học sinh được luyện tập các kỹ năng và kiến thức phù hợp với trình độ của bản
thân.
ü Những học sinh kém không cảm thấy bị quá áp lực khi làm việc nhóm cùng các học
sinh giỏi hơn.
ü Các học sinh giỏi có cơ hội học tập ở trình độ cao hơn.

Cơ sở để phân tầng

• Mức độ phức tạp của nhiệm vụ • Hình thức thể hiện (thư, tiểu luận, báo
• Các bước của nhiệm vụ cáo, nghiên cứu)
• Số lượng hoạt động • Thời gian cho phép
• Số bước để hoàn thành hoạt động • Sự tương tác giữa các cá nhân
• Tài liệu được cung cấp
Dạy học theo tầng

Các bước thực hiện

1. Chia lớp học thành các cấp độ/trình độ dựa trên năng lực của học sinh (phân tầng
học sinh).

2. Chia nội dung bài học thành các cấp độ từ dễ đến khó dựa trên chuẩn đầu ra (phân
tầng bài học).

3. Giáo viên lựa chọn các yếu tố để phân tầng. (Xem Sáu cách để phân tầng một bài
học trên trang sau).

4. Tạo các nhiệm vụ học tập phù hợp với các tầng kiến thức đầu ra.

5. Xây dựng các tài liệu, công cụ hỗ trợ cho các nhóm học sinh thuộc mỗi tầng.

6. Sau việc phân tầng, giáo viên có thể trộn nhóm hoặc dùng kĩ thuật mảnh ghép để
học sinh trong các tầng được chia sẻ kết quả của các hoạt động trong nhóm của mình,
sau đó bổ sung, mở rộng kiến thức.
Dạy học theo tầng
Sáu cách để phân tầng một bài học

1 Phân tầng theo cấp độ khó và thử thách (Phân loại theo thang của
Bloom)

2 Phân tầng theo cấp độ phức tạp (Khi giáo viên phân chia học sinh
thành các cấp độ theo mức độ phức tạp của các nhiệm vụ)

3 Phân tầng theo nguồn tài liệu/ tài nguyên hỗ trợ (có nhiều hoặc ít
sự hỗ trợ về tài liệu học tập)

4 Phân tầng theo kết quả (Học sinh sử dụng cùng một nguyên liệu
nhưng sản phẩm cuối cùng khác nhau.)

5 Phân tầng theo theo quá trình (Các sản phẩm cuối cùng giống nhau
nhưng cách học sinh đạt kết quả có thể thay đổi.)

6 Phân tầng theo sản phẩm (Nhóm theo nhiều phong cách học tập,
theo sau bài tập phù hợp với những sở thích của học sinh)

Xem
ví dụ
Ví dụ
Dạy học theo tầng
Bài học theo cấp độ trong Toán học: Cấp độ nội dung theo sự sẵn sàng học tập.

Môn học Toán học

Lớp 1

Chuẩn kiến thức Số học và cách sử dụng

Nội dung chính Học sinh hiểu và đại diện cho các phân số thường được sử dụng như 1/4 và 1/2.

Chuẩn kiến thức cơ bản Học sinh sẽ có thể minh họa cách các phân số đại diện cho một phần của tổng thể.

Vị trí bài học Phân số (một nửa/một phần ba) đã được giới thiệu và minh họa bởi các học sinh bằng
hình ảnh. Tài liệu học tập: Vòng tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác bằng giấy.

Sử dụng vòng tròn giấy (pizza) và hình vuông (bánh sandwich), học sinh làm việc theo cặp xác định
cách chia thành các phần nhau và minh họa bằng cách gấp giấy. Sau đó cứ hai cặp ghép thành nhóm
Tầng 1 mới để xác định cách tạo ra các phần bằng nhau cho bốn người. Học sinh có thể cắt các bộ phận và
xếp để xem nếu chúng phù hợp. Yêu cầu nhóm bốn học sinh thực hiện yêu cầu tương tự nhưng với
nhiệm vụ mới chia sẻ một cốc bơ đậu phộng Reese cho ba người.
(Xem thêm kỹ thuật thảo luận nhóm: Quả bóng tuyết )

Sử dụng vòng tròn giấy (pizza) và hình vuông (bánh sandwich), để học sinh trong nhóm ba người xác
định cách chia thành các phần bằng nhau và minh họa bằng cách gấp giấy. Sau đó cứ hai nhóm 3 sẽ
ghép cặp tạo nhóm mới 6 người, với nhiệm vụ xác định làm thế nào để chia thành 6 phần bằng nhau
Tầng 2
cho 6 người. Yêu cầu nhóm sáu người lặp lại quy trình chia sẻ bánh sinh nhật với 12 người. Trong mỗi
trường hợp, học sinh có thể cắt các phần và xếp chồng cho phù hợp. Cho nhóm bắt đầu với một nửa
chiếc bánh và chia đều cho 3, 6 và 12 người.

Sử dụng hình chữ nhật giấy (sandwiches) và hình tam giác (lát bánh), để học sinh làm việc theo cặp
xác định cách chia sẻ thức ăn theo ba cách khác nhau để có được hai phần bằng nhau. Học sinh minh
Tầng 3 họa bằng cách gấp giấy. Có những cách khác nhau nào để chia mỗi hình đều như nhau? Có bao nhiêu
cách? Yêu cầu cặp xác định hình dạng nào - hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác có thể
dễ dàng phân chia đồng đều hơn và minh họa tại sao với một loại đồ ăn cụ thể mà học sinh lựa chọn.

Khi học sinh làm việc, giáo viên sẽ quan sát và di chuyển đến các nhóm và lưu ý đến khả năng của học
sinh để chia tài liệu thành các phần bằng nhau cũng như để nhận biết và kiểm tra các phần bằng nhau.
Đánh giá
Học sinh có thể giải thích bằng miệng có bao nhiêu phần bằng nhau và chứng minh làm thế nào chúng
biết các phần bằng nhau? Giáo viên sẽ xác định xem học sinh nào cần đặt câu hỏi sâu hơn để có thể
thành thạo khái niệm này.
Ví dụ
Dạy học theo tầng
Bài học theo cấp bậc trong Toán học: Cấp bậc trong quá trình theo Phong cách học tập

Môn học Toán học

Lớp 3

Chuẩn kiến thức Hình học và ý thức không gian

Nội dung chính Học sinh làm việc với các hình dạng hình học và phát triển ý nghĩa không gian.

Học sinh xác định các đường đối xứng của các hình.
Chuẩn kiến thức cơ bản

Đây sẽ là bài học thứ tư hoặc thứ năm trong một bài học về hình học trong đó một
Vị trí bài học
vài bài học đầu tiên bao gồm nhiều hình dạng hình học khác nhau, cũng như dạng
trượt, lật, xoay, đồng dạng và đối xứng.

Các nhóm hai học sinh có phong cách học tập vận động sử dụng giấy màu để tạo ra một số thiết
Tầng 1 kế origami đơn giản. Giáo viên hướng dẫn học sinh khi cần thiết. Khi học sinh kết thúc, hãy để
chúng mở (các) hình đã gấp, tìm bất kỳ số liệu đồng dạng nào và xác định các đường đối xứng.
Học sinh sau đó chia sẻ các hình origami với các bạn khác và để các bạn cũng gấp chúng.

Các nhóm hai học sinh có phong cách học tập trực quan làm việc với các hình ảnh các vật phẩm
từ thiên nhiên, như bướm, hoa hướng dương, cầu vồng; bông tuyết, hoặc sao biển. Học sinh

Tầng 2 tìm bất kỳ số liệu đồng dạng và xác định các đường đối xứng cho mỗi hình đó. Học sinh tô màu
các hình ảnh để giúp hiển thị các đường đối xứng. Học sinh cắt ra các số liệu và yêu cầu các bạn
cùng lớp tìm các đường đối xứng.

Sử dụng đánh giá tổng kết ghi nhận khả năng của học sinh về xác định các số liệu và đường đối
xứng đồng nhất. Cho mỗi học sinh viết ra giấy các số liệu đồng dạng và các đường đối xứng. Từ
Đánh giá
một danh sách các đối tượng trong lớp học, học sinh sẽ chọn một đối tượng và viết về việc đối
tượng đó có các phần đồng dạng, các đường đối xứng hay cả hai và sau đó giải thích tại sao. Các
học sinh cũng có thể vẽ minh họa các phần đồng dạng, các đường đối xứng hoặc cả hai.

* Hai ví dụ trên trích từ bài báo Tiered Lessons: One Way to Differentiate Mathematics Instruction; Tác giả:
Adams, C. & Pierce, R. ; Trên trang: Gifted Child Today; Năm: 2004
Nguồn: davidsongifted.org - Táo Tài Liệu việt hóa
Menu
Thực đơn

Ý tưởng này cho học sinh những lựa chọn khác nhau trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập giống như các món ăn trong thực đơn của nhà hàng. Một thực đơn có
thể dành cho một bài học, một chủ đề. Thời gian học tập, có thể kéo dài một tuần hoặc
thậm chí một tháng.

Các bước thực hiện:

1. Xác định các yếu tố quan trọng nhất của một bài học hoặc đơn vị kiến thức bạn
muốn tạo thực đơn.

2. Tạo một bài tập hoặc dự án yêu cầu thể hiện được những hiểu biết tối thiểu mà bạn
mong muốn tất cả học sinh đạt được.

3. Tạo các cuộc thảo luận dựa trên các hoạt động hoặc dự án bắt buộc (món chính).
Những cuộc thảo luận này đòi hỏi học sinh phải vượt qua các cấp độ cơ bản theo thang
phân loại tư duy Bloom. Ví dụ, các hoạt động đòi hỏi kĩ năng tổng hợp, phân tích hoặc
đánh giá.

4. Tạo thêm các lựa chọn ở phần cuối của thực đơn để học sinh cơ hội làm chủ bài học.
Phần tùy chọn thêm thường là những nhiệm vụ phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau để có thêm điểm cộng.
Menu
Thực đơn

Tác giả *Rick Wormeli đã đưa ra ý tưởng cho việc dạy học phân hóa dựa trên việc cho
học sinh được phép lựa chọn thực đơn theo kiểu menu nhà hàng (xem bên dưới) có
thể bao gồm các món khai vị, một món ăn chính, món ăn phụ và thậm chí là món tráng
miệng. Cụ thể như sau:

Món khai vị (thảo luận và đàm phán)

• Danh sách các bài tập hoặc dự án


• Học sinh chọn một mục để hoàn thành

Các món ăn chính (bắt buộc)

• Một nhiệm vụ hoặc dự án mà tất cả học sinh phải hoàn thành

Món ăn phụ (đàm phán)

• Danh sách các bài tập hoặc dự án


• Học sinh chọn hai mục để hoàn thành

Món tráng miệng (Tùy chọn)

• Bài tập hoặc dự án tùy chọn hấp dẫn và học sinh khó từ chối
• Tùy chọn nên được quan tâm và thách thức cao
• Học sinh chọn một trong các lựa chọn này

ví dụ và
mẫu phiếu
* Wormeli, Rick. Fair Isn’t Always Equal: Assessing
& Grading in the Differentiated Classroom.
Portland, ME: Stenhouse, 2006, pages 62-65.
Ví dụ
Menu
Quán cà phê báo chí

Hoàn thành một trong số các mục dưới đây để kiếm được điểm C.

• 1 câu chuyện trên báo bao gồm một bức ảnh, đồ họa hoặc video clip
• Câu chuyện trên báo của bạn chuyển thành một bản tin truyền hình
• 2 bức ảnh photoShops
• 4 trang tạp chí (bằng hình thức đánh máy)
• Làm các đoạn video tin tức

Món ăn phụ
- Chọn ít nhất hai món ăn phụ để kiếm được điểm B.
- Nếu bạn muốn kiếm được điểm A, bạn phải hoàn
thành năm món phụ khác nhau.

• PhotoShop bổ sung
• Câu chuyện báo chí bổ sung Tráng miệng
• Bản tin truyền hình bổ sung Hoàn thành một cho số các lựa chọn dưới
• Biên tập lại đây để đạt điểm A.
• Biên tập phim hoạt hình
• Băng video một sự kiện
• Thiết kế quảng cáo
• PowerPoint
• Ảnh / đồ họa
• Thiết kế lại tiêu đề của bài báo
• Bán quảng cáo
• Viết hai trang báo
• Viết kịch bản
• Tạo các video cá nhân
Họ tên: Lớp:

Thực đơn
Món khai vị

Món chính

Món ăn phụ

Món tráng miệng


Họ tên: Lớp:

Thực đơn
Món khai vị

Món chính

Món tráng miệng


Cubing
Tạo khối lập phương

Tạo hình khối lập phương đòi hỏi học sinh xem xét một chủ đề từ sáu góc độ
khác nhau. Giáo viên đưa ra một khối lập phương để hướng dẫn học sinh phân tích
hoặc xem xét các khía cạnh khác nhau của một chủ đề. Các mặt của khối lập phương
sẽ tương ứng với các nhiệm vụ, đòi hỏi học sinh phải tư duy phản biện về một chủ đề.
Việc phân hóa này dựa trên hứng thú và sự sẵn sàng của học sinh.

Giải thích
Áp dụng

So sánh
Phân tích

Mô tả

Các bước thực hiện Tranh biện

1. Chọn một chủ đề, ví dụ, Nội chiến ở Mỹ, quyết định xem bạn dự định dành bao
nhiêu thời gian bạn cho hoạt động “Khối lập phương”.

2. Viết các nhiệm vụ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và các góc nhìn khác
nhau trên mỗi mặt của khối lập phương. Giáo viên có thể tự tạo các nhiệm vụ hoặc
cùng học sinh xây dựng các nhiệm vụ học tập đó.

3. Tạo các nhóm làm việc với các nhiệm vụ tương ứng với các mặt của khối lập phương.
Cubing
Tạo khối lập phương

4. Chỉ định mỗi nhóm làm một nhiệm vụ hoặc tìm hiểu chủ đề.

• Mô tả cuộc nội chiến.


• So sánh Nội chiến với một cuộc chiến khác.
• Giải thích mối quan hệ giữa cuộc nội chiến với các sự kiện khác.
• Phân tích Nội chiến bằng cách thảo luận về các sự kiện và nguyên nhân dẫn
đến chiến tranh.
• Áp dụng những bài học mà bạn đã học được từ việc nghiên cứu Nội chiến để
giải thích các vấn đề của cuộc sống ngày nay.
• Tranh biện: đồng tình hoặc phản đối cuộc Nội chiến. Đưa ra các lý do chứng
minh cho quan điểm của bạn.

4. Sau khoảng thời gian được chỉ định, yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày quan
điểm.
Cubing
Tạo khối lập phương

Lưu ý

- Thiết kế hình khối dựa trên sự hứng thú hoặc khả năng của học sinh.

- Sử dụng các hình khối cho công việc độc lập. Yêu cầu học sinh hoàn thành từng
phần tử trên khối nhưng cho phép chúng chọn và chọn thứ tự hoàn thành các hoạt
động.

- Sử dụng các hình khối như xúc xắc để học sinh lăn.

- Trong môn Toán, hãy tạo ra các bài toán để học sinh giải. Một vấn đề được in trên
mỗi mặt của khối lập phương.

- Tác giả *Rick Wormeli đề nghị kết hợp phân loại theo thang của Bloom:

o Nhớ: Học sinh nhớ lại và trích dẫn nội dung.


o Hiểu: Học sinh hiểu toàn diện, thể hiện sự hiểu biết của chúng về nội dung.

o Ứng dụng: Học sinh sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình theo một cách
hoặc tình huống khác.
o Phân tích: Học sinh chia nhỏ các chủ đề thành từng mảnh và phân tích chúng.

o Tổng hợp: Học sinh xem xét các khía cạnh dường như mâu thuẫn với nhau và
hình thành một cái gì đó mới.
o Đánh giá: học sinh sử dụng học tập trước đây của họ để đánh giá giá trị hoặc
thành công của một số điều. Học sinh theo một tiêu chí cụ thể.

Xem
ví dụ
* Wormeli, Rick. Fair Isn’t Always Equal: Assessing
and Grading in the Differentiated Classroom.
Portland, ME: Stenhouse, 2006, page 66.
Ví dụ
Cubing
Lập phương từ vựng

Đối với mỗi mặt của lập phương làm theo các hướng dẫn sau:
a. Viết từ vựng
b. Viết định nghĩa của từ vựng
c. Viết hoặc vẽ một cái gì đó cá nhân mà từ này nhắc nhở bạn về từ đó
d. Viết một từ đồng nghĩa với từ vựng
e. Viết một từ trái nghĩa cho từ vựng
f. Tạo một minh họa cho từ vựng (hoặc vẽ 1 hình diễn tả)
Mẫu Cubing
Tic- tac-toe

Bảng lựa chọn Tic-Tac-Toe cho học sinh cơ hội tham gia vào nhiều nhiệm vụ và
thực hành các kỹ năng đã học trong lớp dựa trên thuyết “đa trí thông minh”. Từ bảng
này, học sinh chọn hoặc được chỉ định các nhiệm vụ trong ba ô liền kề theo đường
thẳng hoặc đường chéo. Các hoạt động trong mỗi ô là một loại hình trí thông minh.
Học sinh sẽ được làm việc dựa trên sự sẵn sàng, nhu cầu, hoặc sở thích học tập bản
thân.

Các bước thực hiện

1. Xác định mức độ kết quả cần đạt và trọng tâm giảng dạy của một bài học/chủ đề.

2. Sử dụng các quan sát hoặc phỏng vấn để biết được loại hình trí thông minh/ phong
cách học tập của học sinh.

3. Thiết kế 9 nhiệm vụ khác nhau theo 9 loại hình trí thông minh.

4. Sắp xếp các nhiệm vụ trên bảng lựa chọn.

5. Chọn một nhiệm vụ bắt buộc cho tất cả học sinh. Đặt nó ở vị trí trung tâm của bảng.

6. Học sinh phải hoàn thành ba nhiệm vụ, một trong số đó phải là nhiệm vụ ở giữa
bảng.

Ba nhiệm vụ sẽ hoàn thành một hàng Tic-Tac-Toe.


Tic-tac-toe

Lưu ý

- Có thể cho phép học sinh hoàn thành bất kỳ ba nhiệm vụ nào ngay cả khi các nhiệm
vụ không thành hàng Tic-Tac-Toe.
- Phân công nhiệm vụ của học sinh dựa trên sự sẵn sàng.
- Tạo các bảng lựa chọn khác nhau dựa trên sở thích thế mạnh và phong cách học tập
(thuyết đa trí thông minh)
- Tạo các nhiệm vụ theo các cấp độ nhận thức (ví dụ cùng là thiết kế poster nhưng có
nhiệm vụ là tái hiện hoặc vận dụng một poster có sẵn, trong khi có những thời điểm
phải yêu cầu học sinh tạo một poster hoàn toàn mới.
- Bạn có thể tham khảo cuốn “Đa trí tuệ trong lớp học” của Amstrong để có thêm các
ý tưởng cho các nhiệm vụ trong bảng Tic-tac-toe.

ví dụ và
mẫu phiếu
* Wormeli, Rick. Fair Isn’t Always Equal: Assessing
& Grading in the Differentiated Classroom.
Portland, ME: Stenhouse, 2006, pages 65-66.
Họ tên: Lớp:

T i c - Ta c - To e
Ví dụ
Tic-tac-toe
Tic - tac - toe chủ đề Valentine

• Thiết kế một poster để kỉ • Sưu tầm các bài thơ • Sử dụng sơ đồ Venn để
niệm ngày Valentines về ngày lễ Valentines so sánh ngày Valentines
với các ngày lế khác

• Viết một bức thư để • Tạo ra một trò chơi ô


thuyết phục bạn mình chữ với khoảng 15 – 20
Bạn được tự do
rằng ngày lễ Valentine là từ về ngày Valentines
ngày lễ tuyệt vời nhất lựa chọn

hoặc tồi tệ nhất

• Sáng tác một bài hát về • Sáng tác một vở kịch, • Sáng tạo một cuốn sổ
ngày Ventines theo nhạc trong đó đề cập 3 – 5 tay trong đó có các sự
điệu mà bạn thích điều về ngày Valentines kiện, hình ảnh, bài thơ,…
nói về ngày Valentines
RAFT

Là chiến thuật phân hóa ở mức độ cao, nó khuyến khích học sinh thực hành kĩ
năng viết trong tất cả các môn học. Nó hướng dẫn học sinh cách viết có mục đích, dựa
trên các điểm nhìn khác nhau, đưa ra các thông điệp dưới nhiều hình thức đa dạng.

RAFT là viết tắt của

R: Role – Vai trò: Học sinh đóng vai thành ai?


A: Audience – Khán giả: Đối tượng mà học sinh hướng đến là ai?
F: Form – Hình thức: Học sinh sử dụng dạng thức nào để thể hiện thông điệp
T – Topic – Chủ đề/ thông điệp: Thông điệp mà học sinh muốn đưa ra là gì?

Mục đích

ü Cung cấp cơ hội cho học sinh thể hiện kiến thức dưới nhiều hình thức khác nhau.
ü Học sinh được thể hiện quan điểm cá nhân, nhìn một sự kiện một vấn đề dưới
nhiều góc nhìn khác nhau.
ü Học sinh biết cách thể hiện quan điểm, truyền tải thông điệp phù hợp với các đối
tượng người nghe.
ü Học sinh sẽ đưa những nội dung kiến thức về gần hơn với các vấn đề của cuộc sống
của mình. Qua đó giáo viên phát triển được các năng lực và phẩm chất cá nhân của
mỗi học sinh.
RAFT

Các bước thực hiện

1. Cân nhắc những yếu tố RAFT phù hợp với học sinh của bạn.

2. Chọn một chủ đề và sau đó đưa ra một số giả định đóng vai, đối tượng hướng đến,
hình thức thể hiện và thông điệp (tham khảo bảng bên dưới)

3. Sau khi đó bạn sẽ quyết định việc cho học sinh tự do lựa chọn hay giáo viên là
người chỉ định các nhiệm vụ.

4. Một hình thức là khác để học sinh tự xây dựng bảng RAFT, sau đó tự lựa chọn giả
định đóng vai và hình thức thể hiện.

5. Giáo viên đưa ra các tiêu chí đánh giá về kĩ năng viết nói chung và ý tưởng RAFT

6. Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số công cụ
hỗ trợ, các mẫu để học sinh tham khảo.

Lưu ý

- Các nhiệm vụ RAFT có thể được áp dụng cả trong các bộ môn khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên.
- Giáo viên nên để học sinh chủ động đưa ra ý tưởng, sau đó dựa trên ý tưởng của
học sinh để chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn. Tránh áp đặt học sinh hoặc đưa ra các
phản hồi tiêu cực khiến học sinh trở nên thụ động.
- Học sinh có thể thực hiện trên bản giấy hoặc máy tính. ví dụ và
mẫu phiếu
Họ tên: Lớp:

RAFT

Đóng vai Đối tượng Hình thức Thông điệp


Ví dụ
RAFT
Raft – phong trào Cần Vương

Đóng vai Đối tượng Hình thức Thông điệp

• “Phải đứng lên


• Tôn Thất Thuyết • Toàn thể nhân dân • Lời kêu gọi
kháng chiến”

• Kêu gọi đứng lên


• Hàm Nghi • Văn thân sĩ phu • Chiếu
kháng chiến

• Những người khởi • Kêu gọi dừng cuộc


• Người Pháp • Thư/ ra lệnh
nghĩa chiến

• Cảm nhận về diễn


• Người lính • Vợ, mẹ, người yêu • Lá thư/ bài thơ
biến của cuộc chiến

• Thanh minh cho


• Kẻ phản bội • Gia đình/ thế hệ sau • Lời thú tội
những sai lầm
Ví dụ
RAFT
Ví dụ về nhân vật đóng vai và đối tượng hướng tới trong Raft

• Chuyên gia quảng cáo • Chính trị gia • Nhân viên chính phủ

• Vận động viên • Nhà thơ • Tổng thống

• Nhà thiết kế • Cây cối • Quân nhân

• Biên tập viên • Cha mẹ • Chồng/vợ

• Đồ dùng học tập • Sự kiện lịch sử • Đầu bếp

• Động vật • Nhân vật văn học • Nhà hoạt động xã hội

• Nhà sử học • Các bộ phận của cơ thể • Người đấu tranh cho tự do

• Ngôi sao truyền hình • Độc giả • Các nhà văn

• Bác sĩ • Nhạc sĩ • Các anh hùng

• Luật sư • Họa sĩ • Người lính ngoài mặt trận.

Ví dụ về hình thức, sản phẩm trong Raft

• Quảng cáo • E-mail • Bài báo

• Viết note • Di chúc • Bức tranh

• Đơn xin • Thơ tự do • Tấm thiệp

• Blog • Graffiti • Bưu thiếp

• Hồ sơ • Thiệp mời • Poster

• Brochure • Chỉ dẫn • Câu đố

• Thư gửi bạn • Bài phỏng vấn • Màn hình

• Đoạn tranh biện • Bài giảng • Bài hát

• Đoạn hội thoại • Viết thư • Bài diễn thuyết

• Bản hướng dẫn • Lập danh sách • Công văn

• Bản thảo • Sơ đồ • Lệnh truy nã


Ý tưởng

HOẠT ĐỘNG
THẢO LUẬN

• Ghép hình • Sáu chiếc mũ tư duy


• Suy nghĩ - Cặp đôi - Chia sẻ • Vòng tròn đồng tâm
• Quả bóng tuyết • Thảo luận có trách nhiệm
• Tham quan phòng tranh
Nếu chúng ta muốn học sinh

nghe, giáo viên hãy nói. Nếu

chúng ta muốn học sinh học,

hãy để học sinh nói”


Giới thiệu
Hoạt động thảo luận

Lev Vygotsky, nhà tâm lý học người Nga, đã khẳng định rằng: “Nói và quá trình tư duy có mối
quan hệ mật thiết. Quá trình diễn đạt nói, con người bộc lộ các suy nghĩ, phát triển các khái
niệm. Qua đó, khả năng giao tiếp và nhận thức của con người được cải thiện”. Chính vì thế,
việc xây dựng các công cụ cho các hoạt động thảo luận từ đó giúp học sinh phát triển kỹ năng
tư duy và diễn đạt nói là yếu tốt cốt lõi của công việc giảng dạy.

Qua việc trao đổi, thảo luận, học sinh sẽ thể hiện quan điểm cá nhân, trao đổi, tranh luận các
vấn đề học tập, để người học tự rút ra các kiến thức và hình thành các kỹ năng. Hoạt động
thảo luận còn kích thích, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc tổ chức
các hoạt động thảo luận thành công cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

 Giáo viên có sự phân công công việc giữa các thành viên của nhóm đảm bảo mỗi
thành viên đều có sự tham gia và có cơ hội được thể hiện quan điểm.
 Hãy làm mẫu cách thảo luận và trao đổi
 Đừng quá tập trung vào kết quả, hãy chú ý đến việc học sinh được thể hiện
 Chú ý đến cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh để tạo sự thoải mái và dễ dàng cho
việc trao đổi, thảo luận.

Những ý tưởng, công cụ trong hoạt động thảo luận nhóm mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp giáo
viên có thêm những chỉ dẫn trong quá trình thực hiện, để lôi cuốn sự tham gia của học sinh.

Trong quá trình thực hiện, các thầy cô cần tuân thủ các bước cơ bản:

1. Đầu tiên hãy làm mẫu cho học sinh và cho học sinh thời gian để xây dựng ý tưởng
của riêng chúng.
2. Tạo ra một bầu không khí thảo luận an toàn, tích cực, học sinh sẽ cảm thấy thoải
mái học khi phải chia sẻ trong các nhóm.
3. Sắp xếp các học sinh vào các nhóm một cách có mục đích sẽ tạo ra một môi trường
tự nhiên, trong đó học sinh cảm thấy sẵn sàng chia sẻ.
Ghép hình

Kỹ thuật học tập hợp tác này cho học sinh cơ hội tìm hiểu về một khía cạnh của một
chủ đề, khai thác tài liệu và trình bày lại cho các thành viên trong nhóm. Yêu cầu học sinh
làm việc cùng nhau trong Trò chơi ghép hình giúp tăng cường sự hiểu biết, khuyến khích hợp
tác, cải thiện kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Nhóm
Nhà
Chung
Nhóm 2 Báo cáo
Chuyên
Gia

Chuẩn bị 3 Thảo luận

 Chia chủ đề thành các nhiệm vụ khác nhau


1 Lập nhóm
mới
 Các phiếu học tập/hướng dẫn học sinh làm việc
 Chia lớp thành các nhóm Nhà Chung.
Nhóm
Nhà
Hướng dẫn thực hiện Chung
Giáo viên hướng dẫn chung

Giáo viên giải thích hoạt động và các nhiệm vụ thảo luận của từng nhóm cho cả lớp. Nhấn
mạnh rằng mỗi học sinh sẽ chịu trách nhiệm trình bày/ giảng lại cho nhóm một phần nội
dung cho nhóm Nhà Chung của mình. Sau khi học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, học sinh sẽ bắt
đầu thảo luận tại các nhóm Nhà Chung, mỗi học sinh sẽ đọc các tài liệu khác nhau nhưng liên
quan đến chủ đề thảo luận chính.
Ghép hình

Bước 1: Thành lập nhóm Chuyên gia từ nhóm Nhà Chung

- Sau khi hoạt động ở các nhóm Nhà Chung, các học sinh sẽ di chuyển, tập hợp thành nhóm
mới, nhóm Chuyên Gia. Các học sinh trong nhóm Chuyên Gia đọc cùng một loại tài liệu để
trả lời cùng một câu hỏi/ nhiệm vụ.

- Ở bước này, các học sinh làm việc như những "chuyên gia" trong nhiệm vụ của mình, thảo
luận, thống nhất, ghi chép lại kết quả thảo luận của nhóm.

Bước 2: Các nhóm Chuyên gia trở về nhóm Nhà Chung để báo cáo

- Học sinh ở các nhóm Chuyên Gia trở về nhóm Nhà Chung báo cáo kết quả đã làm việc ở
nhóm Chuyên Gia. Các học sinh khác ghi chép lại nội dung báo cáo bao gồm cả câu hỏi của
mình (nếu có).

Bước 3: Các nhóm Nhà Chung thảo luận toàn lớp học
Học sinh các nhóm Nhà Chung cùng thảo luận. Mỗi học sinh (có thể do giáo viên chỉ định)
dạy/trình bày nội dung cho nhóm của họ. Tất cả các học sinh có trách nhiệm thảo luận, thống
nhất và trả lời câu hỏi của các cá nhân đặt ra về các phần đã được báo cáo.

Lưu ý

- Nên có 3 đến 5 học sinh trong một nhóm


- Chia nội dung/tài liệu được chia thành các phần từ trước khi đến lớp
- Hãy chắc chắn rằng các nhiệm vụ là khác nhau
- Có thể chia nhiệm vụ theo cấp độ tư duy, phong cách học tập, ...

Mở rộng

Để tăng cường, các kỹ năng thảo luận và thuyết trình, hãy yêu cầu các nhóm Chuyên Gia
trình bày trước lớp. Đồng thời, cả lớp có trách nhiệm đặt câu hỏi và tìm hiểu về từng chủ
đề.
Mẫu
Tham khảo video giờ học : https://bit.ly/2VysFhU
phiếu
Họ tên: Lớp:

Ghép hình
Chủ đề:

Nhiệm vụ của các nhóm:

Ghi chép nội dung được báo cáo

Ý kiến hoặc câu hỏi của cá nhân:


Suy nghĩ - Ghép cặp - Chia sẻ

Hoạt động thảo luận này cho phép học sinh có cơ hội trả lời câu hỏi bằng cách suy nghĩ
và viết ra câu trả lời của mình trước khi tham gia vào thảo luận với các học sinh khác và thể
hiện quan điểm của mình trước cả lớp.

Mục đích

Yêu cầu học sinh viết ra và thảo luận với bạn trước khi chia sẻ với một nhóm lớn hơn sẽ xây
dựng sự tự tin, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn, và kết quả thảo luận sẽ sâu sắc hơn.

?
Chuẩn bị

 Phiếu học tập Ghép cặp


 Tài liệu môn học Thảo luận với bạn

Suy nghĩ
Chia sẻ
Trước cả lớp
Các bước thực hiện

Bước 1 Suy nghĩ: Tổ chức cho học sinh viết ra các câu trả lời. Đối lới học sinh lớp nhỏ hơn thì
chúng có thể vẽ ra suy nghĩ của mình.

Bước 2 Ghép cặp: Lúc này học sinh ghép cặp và chia sẻ câu trả lời cho nhau.

Bước 3 Chia sẻ: Tập hợp lớp và yêu cầu các cặp báo cáo kết quả thảo luận của mình.
Suy nghĩ - Ghép cặp - Chia sẻ

Lưu ý

- Suy nghĩ-Ghép cặp-Chia sẻ có thể được sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào trong tiết học để
các cuộc thảo luận được hiệu quả hơn:

- Trước khi dạy các tài liệu mới

- Sau khi xem xong các video/clip dạy học

- Sau khi đọc xong đoạn văn và bắt đầu thảo luận

- Trước khi học sinh bắt đầu nhiệm vụ, ví dụ viết một bài văn/luận hoặc tổ chức các vấn
đề,thu thập ý tưởng hình thành một quá trình nào đó.

Mở rộng

Suy nghĩ - Lắng nghe cặp đôi - Chia sẻ:

Thực hành kỹ năng lắng nghe của người học, yêu cầu học sinh lắng nghe quan điểm của bạn
mình và chỉ nói khi đến phần Chia sẻ.

Suy nghĩ - Ghép cặp - Chia sẻ nhóm 4

Sau khi "Ghép cặp", để các cặp lập nhóm 4 người với một cặp khác để thảo luận.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Suy nghĩ - Cặp đôi - Chia sẻ

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

Suy nghĩ
Theo suy nghĩ của em, viết ra 3 ý về câu hỏi hoặc vấn đề này:

1._____________________________________________________________________

2._____________________________________________________________________

3._____________________________________________________________________

Ghép cặp
Thảo luận ý kiến của em với bạn. Đánh dấu, kiểm tra từng ý kiến, xem ý kiến nào trùng với
bạn của em. Sau đó viết ra những ý kiến của bạn mà em không có.
1._____________________________________________________________________

2._____________________________________________________________________

3._____________________________________________________________________

Chia sẻ
Xem lại tất cả ý kiến của em và khoanh vào một ý kiến mà em cho rằng nó là quan trọng nhất
để chia sẻ với cả lớp/nhóm.
Khi nghe xong ý kiến của các bạn khác, viết ra 3 ý kiến mà em thích nhất.

1._____________________________________________________________________

2._____________________________________________________________________

3._____________________________________________________________________
Quả bóng tuyết

Kỹ thuật quả bóng tuyết là một cách tổ chức thảo luận trong đó học sinh có thể dạy lẫn nhau
những nội dung và thông tin quan trọng. Học sinh bắt đầu từ làm việc cá nhân. Sau đó là làm
việc hợp tác với các bạn trong nhóm hai, bốn, tám..

Chuẩn bị

 Phiếu học tập, bút nếu cần


 Tài liệu môn học
Quả bóng tuyết
Các bước thực hiện

1. Cung cấp thông tin cho học sinh. Bao gồm các bài khóa, bức ảnh hoặc các tài liệu học
tập.

2. Cho học sinh 2-5 phút để đọc tài liệu (tùy từng lớp mà giáo viên điều chỉnh thời gian cho
phù hợp). Học sinh sẽ chỉ ra các nhân tố chính/quan trọng.

3. Sau khi học sinh viết/vẽ ra các ý chính trên giấy, yêu cầu chúng chia sẻ điều mình vừa tìm
được với một bạn khác trong một khoảng thời gian được giáo viên chỉ định. Lúc này học
sinh đóng vai trò là giáo viên giải thích thông tin đã tìm được.

4. Nhóm 2 học sinh tiếp tục nhập với một nhóm 2 học sinh khác để tạo thành nhóm 4. Quá
trình được lặp lại. Học sinh sẽ so sánh các ghi chép và thêm các chi tiết mình còn thiếu
vào phiếu học tập.

5. Nhóm bốn tiếp tục kết hợp để tạo thành nhóm 8 và lặp lại quá trình.

6. Tiếp tục kết hợp các nhóm và thảo luận thông tin cho đến khi toàn bộ lớp thảo luận
thông tin.

Mở rộng

Cho học sinh làm việc độc lập, rồi cặp đôi và nhóm 4. Dừng lại việc thành lập nhóm tại
đây và để cả lớp cùng thảo luận.

Tham khảo video giờ học : https://bit.ly/2pbXfSv Mẫu


phiếu
Họ tên: Lớp:

Quả bóng tuyết


Cho đoạn văn bản sau:

Nhiệm vụ từng cá nhân:

Nhiệm vụ cặp đôi:

Nhiệm vụ nhóm 4:

Nhiệm vụ nhóm 8:
Tham quan phòng triển lãm

Kỹ thuật thảo luận này cho phép học sinh tham gia tích cực khi chúng được đi bộ quanh
lớp. Học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để chia sẻ ý tưởng và câu trả lời cho
các câu hỏi, tài liệu, hình ảnh, tình huống giải quyết vấn đề.

Chuẩn bị

 Phiếu học tập


 Tranh ảnh, tài liệu môn học

Các bước thực hiện

Bước 1. Viết
Viết 6 câu hỏi hoặc nhiệm vụ về chủ đề/ bài học. Mỗi một câu viết ra một tờ/ mẩu giấy riêng
hoặc viết lên bảng. Treo hoặc đặt các câu hỏi này ở quanh lớp để tạo ra 6 góc học tập. Tranh
ảnh, tài liệu, bài viết, câu trích dẫn đều có thể được sử dụng.

Bước 2. Tạo nhóm


Cho học sinh lập nhóm 3 đến 5, tùy thuộc vào sĩ số học sinh. Từng nhóm bắt đầu ở từng góc
khác nhau.

Bước 3. Bắt đầu


Ở góc đầu tiên, các nhóm sẽ đọc những tài liệu hiện có ở góc đó, một học sinh sẽ ghi lại các
phản hổi, suy nghĩ và nhận xét của nhóm lên mẩu giấy/ bảng đã được chuẩn bị ở góc đó. Học
sinh cũng có thể tự ghi ý kiến riêng của mình vào mẫu phiếu (bên dưới). Giáo viên có thể sử
dụng bút lông nhiều màu cho từng học sinh cũng là một lựa chọn.
Tham quan phòng triển lãm

Bước 4. Di chuyển
Sau khoảng 3-5 phút, yêu cầu các nhóm di chuyển đến góc tiếp theo. Các học sinh đọc và
thảo luận về câu trả lời của nhóm trước và viết thêm nội dung của mình vào bảng/ giấy ở
góc đó. Lặp lại cho đến khi tất cả các nhóm tham quan hết 6 góc.

Bước 5. Giám sát


Giáo viên có trách nhiệm giám sát các góc khi học sinh tham gia. Bạn có thể cần giúp học
sinh làm rõ hơn bằng cách như giải thích hoặc gợi ý khi học sinh không hiểu.

Bước 6. Phản hồi


Yêu cầu học sinh quay lại góc đầu tiên của mình để đọc tất cả các ghi chép của nhóm khác đã
được viết thêm tại góc của chúng. Sau đó tập hợp cả lớp để thảo luận về những gì chúng thu
được và kết luận.

Lưu ý

- Cách thảo luận này có thể sử dụng tại mọi thời điểm trong bài học để khuyến khích học
sinh thảo luận:

+ Sau khi đọc xong câu chuyện, học sinh thảo luận ý, bối cảnh, nhân vật,..
+ Sau khi hoàn thành xong một thí nghiệm, học sinh thảo luận các kết quả tìm được và ý
nghĩa của nó
+ Để kiểm tra các tài liệu hoặc hình ảnh lịch sử
+ Trước khi giới thiệu một chủ đề mới để xác định những kiến thức từ trước
+ Sau khi học sinh đã tạo một poster hoặc bất kỳ sản phẩm dự án nào
+ Để triển khai ý tưởng hoặc bài viết

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Tham quan phòng tranh


Câu hỏi 1
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________

Câu hỏi 2
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________

Câu hỏi 3
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________

Câu hỏi 4
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________

Câu hỏi 5
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________

Câu hỏi 6
Câu trả lời của tôi:__________________________________________________________
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
Sáu chiếc mũ tư duy

Sáu chiếc mũ tư duy là phương pháp được sáng tạo bởi Edward de Bono. Trong đó học
sinh được yêu cầu triển khai cách suy nghĩ của mình về một chủ đề bằng cách đội những chiếc
mũ tư duy khác nhau.

• Mũ trắng: xác định sự thật, chi tiết của chủ đề


• Mũ đen: kiểm tra mặt tiêu cực của chủ đề
• Mũ vàng: tập trung mặt tích cực của chủ đề
• Mũ đỏ: tập trung vào chủ đề từ khía cạnh cảm xúc và cảm giác
• Mũ xanh lá: yêu cầu sự tưởng tượng, đề xuất giải pháp
• Mũ xanh da trời: tập trung vào tư duy bậc cao, quy trình và sự cần thiết để hiểu bức tranh
lớn.

Mục đích

- Giúp để phân tích các góc nhìn khác nhau của tư duy, để thảo luận có hiệu quả hơn và có
ý thức hơn về tư tưởng của riêng học sinh.

- Học sinh học cách tư duy và suy nghĩ, từ đó nhận ra sự khác nhau về tư duy đòi hỏi ở mỗi
một tình huống học tập cụ thể.

Chuẩn bị

 Tài liệu môn học


 Phiếu học tập 6 chiếc mũ tư duy
Sáu chiếc mũ tư duy
Các bước thực hiện

1. Cân nhắc và lựa chọn chủ đề thích hợp để học sinh thảo luận và khám phá. Ví dụ tham gia
vào một nhóm thảo luận cụ thể. Học sinh làm việc trong nhóm nhỏ và tự hỏi các câu hỏi sau:

Mũ trắng: Sự thật, chi Mũ vàng: Mặt tích Mũ xanh lá: Điều gì sẽ


tiết của nhóm là gì? cực của nhóm là gì? được thay đổi để tạo hiệu
quả làm việc cho nhóm?

Mũ đen: Mặt tiêu Mũ đỏ: Nhóm mang lại Mũ xanh da trời: Cách tổ
cực của nhóm là gì? cảm xúc gì cho em? chức của nhóm ảnh hưởng
đến nỗ lực thảo luận như
thế nào?

2. Giáo viên tập hợp các nhóm và để các nhóm trình bày trước lớp về những gì ghi chép
được.

Lưu ý

- Cách này có thể áp dụng cho rất nhiều tình huống mà trong đó
yêu cầu học sinh phải lên ý tưởng, giải quyết vấn đề, tư duy đa
chiều. Đây là công cụ hiệu quả trong việc nghiên cứu các khía
Mẫu
cạnh của một vấn đề. phiếu
Mũ xanh da trời
Mũ trắng Mũ xanh lá

• Điều gì ta đã biết về chủ đề/ý • Có nguyên tắc nào?


tưởng này? • Ý tưởng này có thể được

• Ý tưởng này cho ta biết điều phát triển hơn như thế nào?

gì? • Ý tưởng khác là gì?

Chủ đề/ Ý tưởng

Mũ vàng Mũ đen
Mũ đỏ

• Mặt tích cực của ý tưởng • Mặt tiêu cực của ý tưởng này
này là gì? là gì?
• Chủ đề/ý tưởng này mang
đến cảm xúc gì?
Vòng tròn đồng tâm

Hoạt động thảo luận này cung cấp cho học sinh cơ hội trả lời câu hỏi và/hoặc thảo luận
thông tin với rất nhiều bạn theo cách được cấu trúc. Các học sinh lập thành 2 vòng tròn và
trao đổi thông tin với bạn cho đến khi giáo viên ra dấu hiệu các vòng tròn, xoay chuyển, điều
này sẽ cho phép học sinh thảo luận với một bạn mới.

Chuẩn bị

 Các câu hỏi thảo luận

Cách thực hiện

Bước 1: Tạo vòng tròn


Chia lớp thành hai nhóm để tạo thành hai vòng tròn. Một vòng tròn bên trong, một vòng
tròn bên ngoài.

Bước 2: Đặt câu hỏi


Viết hoặc dán câu hỏi, một vấn đề lên bảng. Dành cho học sinh ít nhất 10 giây để suy nghĩ
câu trả lời của mình.
Vòng tròn đồng tâm
Bước 3: Chia sẻ
Yêu cầu vòng tròn bên trong chia sẻ câu trả lời của mình với bạn đối diện trước mặt mình ở
vòng tròn bên ngoài. Khi học sinh thực hiện xong điều này, yêu cầu học sinh nói " chuyển",
lúc này vòng tròn bên ngoài sẽ chia sẻ ý kiến của mình.

Bước 4: Xoay
Theo dấu hiệu của giáo viên, vòng tròn bên ngoài hoặc bên trong sẽ xoay 1 bước sang trái
hoặc phải và thảo luận cùng với bạn mới. Lựa chọn: dán hoặc viết câu hỏi mới hoặc đưa ra
chủ đề thảo luận khác.

Lưu ý

- Sử dụng cách thảo luận này ở bất cứ thời điểm nào trong tiết học:
+ Trước khi giới thiệu tài liệu mới để bắt đầu thảo luận, hoặc các vấn đề trọng tâm trong bài
thuyết trình sắp tới.
+ Trong một bài học trước khi dẫn đến một nội dung quan trọng hoặc trước khi áp dụng cho
hoạt động nhóm/cá nhân.
+ Sau khi đọc xong, học sinh đi đến thảo luận nội dung chính
+ Trước khi đánh giá để xem xét thông tin
+ Luyện tập giải quyết vấn đề với sự trợ giúp từ bạn cùng lớp.

Mở rộng

Bàn tròn
Thay vì để học sinh tạo thành vòng tròn, để học sinh di chuyển bàn ngồi đối diện với nhau và
tạo thành một hàng dài. Khi đến lúc thay đổi cặp thảo luận, học sinh đứng dậy và di chuyển
một bàn sang trái hoặc phải của mình. Học sinh cuối hàng di chuyển bàn đối diện của mình.

Mẫu
phiếu
Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:

Câu hỏi: Câu hỏi:


Thảo luận có trách nhiệm

Thảo luận có trách nhiệm yêu cầu cho học sinh đưa ra quan điểm lập luận theo cấu
trúc có sẵn dựa trên bằng chứng. Học sinh sẽ học cách tôn trọng quan điểm của bạn bè,
đồng thời củng cố kỹ năng giao tiếp. Chúng được thực hành để trở thành những người giao
tiếp tốt và tham gia vào các cuộc trò chuyện một cách lịch sự.

Chuẩn bị

 Phiếu thảo luận


 Tài liệu môn học

Các bước thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn

Tiến hành một cuộc thảo luận trên lớp bằng cách xác định cuộc nói chuyện có trách nhiệm.
Giải thích rằng trong một cuộc thảo luận học tập, mỗi người đóng góp cho cuộc trò chuyện
phải chịu trách nhiệm đưa ra lý do và bằng chứng cho ý kiến của mình.

Bước 2: Thực hiện

- Chuẩn bị các thẻ này trước để chứa các câu yêu cầu chịu trách nhiệm (xem mẫu), chẳng hạn
như " Tôi tin ____ vì ____ và tôi đồng ý với ______ bởi vì sau đó,"

- Yêu cầu một vài học sinh đọc các thẻ thảo luận có trách nhiệm về một khái niệm bạn vừa
đưa ra.

- Hãy hỏi các học sinh, bằng chứng cho quan điểm của chúng.
Thảo luận có trách nhiệm
Bước 3: Đặt câu hỏi

Đặt một câu hỏi mở và hướng dẫn học sinh thực hiện một cuộc thảo luận có trách nhiệm.
Sau khi để học sinh thảo luận, hãy nhấn mạnh một số cấu trúc câu mà chúng đã sử dụng tốt
khi tham gia để học sinh có thể cải thiện ở những lần sau.

Lưu ý

Có thể sử dụng cách thảo luận này tại bất kỳ thời điểm nào trong bài học, để hình thành một
cuộc thảo luận có ý nghĩa:

- Trước khi giới thiệu tài liệu mới để khai thác kiến thức trước
- Sau khi xem một đoạn phim để đánh giá phản hồi
- Trong quá trình đọc to để học sinh suy nghĩ về một câu hỏi kích thích tư duy
- Khi tranh luận về một sự kiện hiện tại hoặc vấn đề quan trọng đối với học sinh
- Khi thảo luận về bất kỳ khái niệm nào, trong đó học sinh nên giải thích về điều đó

Mở rộng

Cuộc tọa đàm

Chia học sinh thành các nhóm 3-4 và cho chúng rút ngẫu nhiên các thẻ mẫu câu để tạo thành
các cuộc hội thoại. Yêu cầu học sinh ghi lại các câu gốc không theo mẫu câu và các câu theo
mẫu đã hoàn thành của chúng vào vở để so sánh sự khác biệt và cho chúng thấy có trách
nhiệm trong mỗi cuộc trò chuyện.

Mẫu
phiếu
Tôi tin rằng___________________________ Tôi đồng ý với ý kiến ___________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

bởi vì _______________________________ bởi vì _______________________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

Tôi tôn trọng nhưng không đồng ý nhưng với ý ________, làm ơn hãy nói rõ ý của bạn

kiến ________________________________ ____________________________________

bởi vì _______________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

Trong sách, trang số________, có đoạn viết Tôi hiểu ý của bạn là ___________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

Vì vậy tôi nghĩ rằng ____________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

Tôi có thể trình bày ý kiến của tôi Tôi muốn đóng góp ý kiến này cho bạn như sau

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________

____________________________________ ____________________________________
Bạn có phiền không nếu tôi chỉ ra rằng Tôi rất muốn được nghe thêm về

Theo như (câu trả lời, bài luận, báo cáo), Cho phép tôi được phép thêm vào cuộc thảo
bạn nhắc đến luận của chúng ta ý kiến này
Ý tưởng

HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ

• 3-2-1 • 5-3-1
• Vé ra cửa • Đi vòng quanh tìm bạn!
• Tam giác vuông tròn • Vấn đề 1 phút!
• 4 góc nhìn • Bingo!
• Sắp xếp thẻ • Bỏ phiếu
• Tổ chức đồ họa • Hangman - Đoán chữ cứu người
• Điều cấm kỵ!
Học sinh có thể đạt được mọi

mục tiêu học tập nếu chúng biết

được cách làm thế nào để đạt

được nó.

(Rick Stiggins)
Giới thiệu
Hoạt động kiểm tra đánh giá
Khi giáo viên đặt ra mục tiêu học tập theo nguyên tắc SMART, rõ ràng chi tiết, cụ thể, đo
được và truyền đạt nó đến với học sinh, điều đó cũng có nghĩa là bạn đã xác lập cho học
sinh một cam kết về kết quả đầu ra. Kết quả đó chỉ có thể được kiểm chứng thông qua các
hoạt động kiểm tra đánh giá cuối mỗi hoạt động và kiểm tra đánh giá cuối giờ học.

Việc tìm kiếm ý tưởng cho các hoạt động đánh giá cần phải giúp học sinh đạt được các
mục tiêu cơ bản:

 Giúp học sinh ôn tập, củng cố, suy ngẫm lại những kiến thức đã học.

 Là công cụ giúp học sinh có thể thể hiện được mức độ nắm kiến thức và vận dụng
những điều đã học vào các tình huống khác nhau.

 Kiểm chứng lại các mục tiêu đã đặt ra từ đầu tiết học, từ đó có sự điều chỉnh
nhịp độ dạy học trong bài học và điều chỉnh ở các tiết học sau đó.

 Giúp giáo viên có thể đưa ra các nhận xét, phản hồi đúng lúc, đúng chỗ, đúng
mức và đến từng cá nhân để từ đó học sinh nhận ra những điểm cần sửa chữa.

 Nó cần được tiến hành dưới dạng một hoạt động, để luôn cuốn sự tham gia của
học sinh.

Khi các thầy cô thực sự làm chủ được các hoạt động đánh giá, nghĩa là chúng ta đã đáp
ứng đầy đủ các yếu tố của một “tam giác dạy học” bắt đầu từ việc đặt mục tiêu, cho đến
việc thiết kế các hoạt động và cuối cùng là đánh giá hiệu quả. Việc tổ chức các hoạt động
đánh giá thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp các thầy cô suy ngẫm, điều chỉnh công việc
giảng dạy của mình. Nó khẳng định năng lực chuyên môn của giáo viên ở một trình độ
mới.
3-2-1

Thông qua hoạt động này giáo viên cung cấp cho học sinh một form mẫu ghi lại
và tóm tắt kiến thức trong bài học. Đồng thời thông qua đó giáo viên cũng biết được
nên điều chỉnh việc giảng dạy theo hướng nào cho phù hợp với học sinh của mình.

Mục đích

Trò chơi được thiết kế vào cuối giờ trong hoạt động củng cố nhằm:

 Kiểm tra mức độ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức của học sinh
 Thu được phản hồi từ phía học sinh để có sự điều chỉnh cho phù hợp
 Giúp học sinh có cơ hội nhìn lại kiến thức của toàn bài, thêm ghi nhớ kiến thức
 Biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, và đưa ra ý kiến/ quan điểm cá nhân.

Chuẩn bị

 Phiếu học tập theo mẫu 3 – 2 – 1

Các bước thực hiện

Bước 1: Phát phiếu


Sau bài học giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh

Bước 2: Điền phiếu


Yêu cầu học sinh ghi lại 3 điều mà học sinh đã học được từ bài học ngày hôm nay vào
mục có số 3. Ghi lại 2 điều mà học sinh thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm vào mục số
2. Và viết ra 1 câu hỏi mà học sinh còn băn khoăn vào mục số 1.
3-2-1
Bước 3: Tổng kết
Cuối cùng, bước quan trọng nhất là xem xét các câu trả lời của học sinh. Bạn có thể sử
dụng thông tin này để giúp phát triển các bài học trong tương lai và xác định xem một
số vấn đề nào cần phải được nhắc lại.

Lưu ý

- Đối với học sinh lớp nhỏ thì nên tiến hành hoạt động theo nhóm hơn nên là hoạt
động cá nhân, tuy nhiên khi hoạt động theo nhóm có thể có nhiều ý kiến vì vậy có thể
thay đổi về các con số 3 – 2 – 1.

Mở rộng

So sánh và đối chiếu 3 – 2 – 1: Yêu cầu học sinh viết ra 3 điểm tương đồng giữa 2
đối tượng/ sự kiện, 2 điểm khác nhau và 1 câu hỏi về 2 đối tượng/ sự kiện đó.

Đọc hiểu 3 – 2 – 1: Sau khi đọc xong 1 văn bản, yêu cầu học sinh viết ra 3 ý chính
quan trọng nhất của văn bản, 2 chi tiết hỗ trợ cho từng ý chính trên, 1 câu hỏi về
một trong số những ý chính.

Kim tự tháp 3 – 2 – 1: Tạo phiếu học tập hình tam giác và chia nó thành ba phần
theo chiều ngang. Trong phần dưới cùng, yêu cầu học sinh ghi lại 3 điều đã học
được. Trong phần giữa, ghi lại 2 câu hỏi; trong phần trên cùng, mô tả cách áp dụng
kiến thức đã học vào thực tế.

Thuật ngữ 3-2-1: Để tăng khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ học thuật, hãy yêu
cầu học sinh khám phá một khái niệm thông qua hoạt động 3-2-1. Đầu tiên, hãy để
học sinh thảo luận theo cặp. Cung cấp nội dung trò chuyện trong 3 phút bằng các
thuật ngữ trong bài học. Sau đó, yêu cầu học sinh viết 2 câu có sử dụng các thuật
ngữ. Cuối cùng, yêu cầu học sinh đọc 1 đoạn có chứa thuật ngữ đã thảo luận.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

3 – 2 – 1
Hãy viết 3 điều mà em đã học được sau bài học ngày hôm nay:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

2.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

3.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

Hãy viết 2 điều mà em thấy thú vị nhất trong bài học ngày hôm nay:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

2.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

3.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

Hãy viết 1 câu hỏi mà em có đối với bài học ngày hôm nay:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________
Họ tên: Lớp:

Kim tự tháp 3 – 2 – 1
Theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra 3 điều mà em học được sau bài học
hôm nay? 2 câu hỏi còn có về bài học? Và 1 điều từ bài học hôm nay mà em có thể
áp dụng được vào thực tế cuộc sống?
Họ tên: Lớp:

So sánh 3 – 2 – 1
Cho 2 vấn đề/đối tượng/quan điểm:

Hãy viết ra 3 điểm tương đồng giữa 2 vấn đề/đối tượng/quan điểm trên:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________
2.________________________________________________________________
_________________________________________________________________
3.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

Hãy viết ra 2 điểm khác nhau giữa 2 vấn đề/đối tượng/quan điểm trên:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________
2.________________________________________________________________
_________________________________________________________________

Hãy viết ra 1 câu hỏi về 2 vấn đề/đối tượng/quan điểm trên:

1.________________________________________________________________
_________________________________________________________________
Vé ra cửa

Thông qua hoạt động này giáo viên có thể biết được những điều học sinh đang
nghĩ và mức độ hiểu bài của học sinh. Trước khi học sinh rời khỏi lớp (để giải lao, ăn
trưa, cuối ngày, lớp tiếp theo hoặc đang chuyển sang một môn học khác), học sinh phải
trao cho lại cho giáo viên một tấm vé có viết một câu trả lời cho một câu hỏi, một giải
pháp cho một vấn đề, hoặc với những gì đã học được. Tấm vé này giúp giáo viên đánh
giá mức độ nắm kiến thức của học sinh và có thể dựa vào đó để lên kế hoạch cho bài
học tiếp theo.

Mục đích

Hoạt động này được thực hiện vào cuối giờ học nhằm mục đích:

 Giúp học sinh có cơ hội suy ngẫm và thể hiện những gì mình đã học được trong bài
học.
 Giúp giáo viên thu được phản hồi trên toàn lớp học, nhận ra những vấn đề/ lỗi sai
mà học sinh mắc phải để khắc phục trong tiết học tiếp theo.
 Giáo viên có thể sử dụng các tấm vé này để bắt đầu hoạt động khởi động cho tiết
học tiếp theo.
 Là bằng chứng về mức độ nắm kiến thức của học sinh so với mục tiêu bài học mà
giáo viên đưa ra đầu giờ.

Chuẩn bị

 Các tấm vé để học sinh điền


thông tin.
Vé ra cửa
Các bước thực hiện

Bước 1: Phát vé
Giáo viên có thể lựa chọn nội dung, câu hỏi, ý kiến để in trên vé và yêu cầu học sinh
bình luận, trả lời, phản hồi vào vé.

Bước 2: Thu vé
Yêu cầu học sinh trong thời gian nhất định phải hoàn thành vé và nộp lại cho giáo viên
tại cửa trước khi ra hoặc để vào một vị trí quy định trước.

Bước 3: Tổng hợp vé


Kiểm tra vé cẩn thận. Tùy thuộc vào mục đích của giáo viên, có thể sắp xếp vé thành
các nhóm - ví dụ: vé chứng minh học sinh đã nắm được nội dung, vé cho thấy học sinh
không hiểu và vé thể hiện sự không chắc chắn. Giáo viên có thể bắt đầu bài học tiếp
theo với các vé phản hồi thú vị hoặc với một biểu đồ cho thấy số lượng và mức độ nắm
kiến thức của học sinh thông qua các phản hồi.

Mẫu
phiếu
Lớp: Họ tên:
Câu hỏi:

VÉ Câu trả lời:


RA
CỬA

Lớp: Họ tên:
Câu hỏi:

VÉ Câu trả lời:


RA
CỬA

Lớp: Họ tên:
Câu hỏi:

VÉ Câu trả lời:


RA
CỬA

Lớp: Họ tên:
Câu hỏi:

VÉ Câu trả lời:


RA
CỬA
VÉ RA CỬA Họ tên: Lớp:
Câu trả lời: Câu hỏi:

VÉ RA CỬA Họ tên: Lớp:


Câu trả lời: Câu hỏi:

VÉ RA CỬA Họ tên: Lớp:


Câu trả lời: Câu hỏi:

VÉ RA CỬA Họ tên: Lớp:


Câu trả lời: Câu hỏi:
Tam giác, vuông, tròn

Đây cùng là hoạt động thú vị nhằm thu phản hồi, kiểm tra mức độ hiểu bài của
học sinh dựa trên các dạng phiếu khác nhau (vuông, tròn, tam giác) tương ứng với
những khía cạnh mà giáo viên muốn thu phản hồi.

Mục đích

Hoạt động này được tổ chức vào cuối tiết học nhằm mục đích:

 Giúp học sinh thể hiện mức độ làm chủ các nội dung kiến thức của bài học.
 Giáo viên thu được các phản hồi đa dạng
 Giúp học sinh có tiếng nói và sự lựa chọn trong tiết học.
 Học sinh cảm thấy dễ dàng hơn khi đưa ra các suy ngẫm, phản hồi về quá trình học
tập.
 Gáo viên có bằng chứng về kết quả đạt được so với các mục tiêu của bài học.

Chuẩn bị

 Phiếu học tập tam giác, vuông, tròn.


Tam giác, vuông, tròn
Các bước thực hiện

Bước 1: Phát phiếu


Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu.
- Hình tam giác: viết ra 3 điều đã học được trong bài học hôm nay;
- Hình vuông: viết ra những điều thú vị, đồng tình trong bài học;
- Hình tròn: viết ra những điều còn băn khoăn, thắc mắc trong bài học.

Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu


Yêu cầu học sinh trong thời gian nhất định phải hoàn thành phiếu học tập và nộp lại
cho giáo viên.

Bước 3: Thu thập


Sau khi học sinh nộp lại phiếu học tập cho giáo viên, thì giáo viên có thể lựa chọn
những phiếu học tập thú vị để thảo luận cùng cả lớp. Ngoài ra từ những phản hồi này
của học sinh giáo viên có thể làm cơ sở để xây dựng các bài giảng trong tương lai.

Chú ý

- Đối với học sinh lớp nhỏ tuổi thì hoạt động này nên tổ chức hoạt động nhóm và tăng
số ý kiến lớn hơn 3.

- Có thể thay thế ý nghĩa của các hình. Ví dụ như hình vuông có thể thay thế bằng viết
ra những điều học được trong bài học áp dụng vào thực tế cuộc sống.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Tam giác, vuông, tròn

Hãy viết ra 3 điều mà em đã học được sau bài học ngày hôm
nay:
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________

Hãy viết ra những điều mà em thấy thú vị/ đồng ý trong bài
học ngày hôm nay:
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________

Trong bài học ngày hôm nay, còn điều gì chưa được hiểu rõ
ràng hãy viết xuống đây:
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
4 góc nhìn

Hoạt động này là một trong những cách hiệu quả để học sinh đưa quan điểm cá
nhân về một vấn đề nào đó của bài học. Nó thúc đẩy việc tự đánh giá của học sinh,
đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng khác trong quá trình học tập.

Mục đích

Hoạt động này được thực hiện vào cuối tiết học hoặc cuối hoạt động nhằm:
 Giúp học sinh đưa ra các tiêu chí đánh giá của bản thân, từ đó suy ngẫm để có cách
đánh giá riêng.
 Giáo viên hiểu rõ được quan điểm, góc nhìn, khả năng tư duy của học sinh.
 Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, tổng hợp kiến thức và khả năng
hùng biện
 Thông qua việc đưa ra các phản hồi chi tiết, học sinh có thể có những suy ngẫm sâu
hơn hoặc góc nhìn mới liên quan đến nội dung bài học.

Chuẩn bị

 Giáo viên cần chuẩn bị trước phiếu học


tập cho 4 góc với 4 quan điểm và đáp
án khác nhau.
4 góc nhìn
Các bước thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn hoạt động


Giáo viên đặt vấn đề (giáo viên nên đưa ra những vấn đề có ý kiến nhiều chiều) và có
các phương án lựa chọn là “Hoàn toàn đồng ý”, “Đồng ý”, “Không đồng ý”. “Hoàn toàn
không đồng ý” tương ứng với 4 góc của lớp học. Học sinh có 15 giây để lựa chọn ý kiến
cho mình và di chuyển đến góc lớp tương ứng. Sau đó mỗi góc sẽ có 2 phút để thảo
luận về lý do lựa chọn. Tiếp đến là đại diện của góc lên trình bày quan điểm của góc.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo góc


Học sinh nhanh chóng di chuyển về các góc tương ứng với ý kiến của mình. Giáo viên
phát phiếu thảo luận cho các góc và học sinh tiến hành thảo luận trong thời gian quy
định.

Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận


Sau khi hết thời gian thảo luận, đại diện của từng nhóm sẽ trình bày tóm tắt ý kiến của
nhóm và giáo viên tổng kết sau cùng.

Mở rộng

ABCD: Một cách làm khác đó chính là đặt bốn chữ cái A, B, C hoặc D vào mỗi góc.
Giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh di chuyển đến góc đáp án
mà học sinh đó đã chọn. Khi đến góc của mình, các thành viên sẽ thảo luận về lý do
tại sao lại chọn đáp án đó. Sau khi các thành viên chia sẻ ý kiến của mình, có thể
thay đổi góc để nghe thêm ý kiến từ các góc nhìn khác.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

4 Góc nhìn

Đọc câu hỏi/ quan điểm/ vấn đề sau:

Ý kiến của nhóm


Hãy viết ra quan điểm/ ý kiến/ đáp án của nhóm:
1._________________________________________________________________

Lý do
Hãy viết ra 3 lý do cho lựa chọn/ ý kiến/ quan điểm/ đáp án trên của nhóm:
1._________________________________________________________________
2._________________________________________________________________
3._________________________________________________________________

Lý do mới
Sau khi nghe các nhóm khác trình bày, hãy viết xuống thêm 3 lý do mới.
1._________________________________________________________________
2._________________________________________________________________
3._________________________________________________________________
Sắp xếp thẻ

Hoạt động này cho phép học sinh làm việc với các từ vựng, thuật ngữ và khái
niệm đã học trong bài. Học sinh có nhiệm vụ là sắp xếp các thẻ có chứa các khái niệm/
thuật ngữ thành từng nhóm dựa trên ý nghĩa hoặc một cách phân loại nào khác.

Mục đích

Hoạt động này được thực hiện vào cuối giờ học nhằm:

 Giúp học sinh thực sự ghi nhớ và hiểu sâu các khái niệm.
 Học sinh vận dụng các thao tác tư duy để có thể phân loại, chia nhóm các thuật ngữ.
 Học sinh được rèn luyện cách sử dụng thuật ngữ trong diễn đạt nói và viết.
 Giáo viên có thể nhận ra những lỗi sai hoặc những khó khăn của học sinh trong quá
trình tư duy.

Chuẩn bị

 Giáo viên cần chuẩn bị bộ thẻ đủ


cho các nhóm.
Sắp xếp thẻ
Các bước thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn hoạt động


Giáo viên chia lớp thành số nhóm tuỳ ý và phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ. Học sinh phải
cùng nhau thảo luận để sắp xếp các thẻ sao cho phù hợp.

Bước 2: Học sinh sắp xếp thẻ


Học sinh thông qua thảo luận nhóm để quyết định cách sắp xếp bộ thẻ của nhóm
mình. Có thể tạo sự thi đấu giữa các nhóm để tạo không khí sôi nổi trong lớp học.

Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận


Yêu cầu các nhóm phải giải thích về cách sắp xếp các tấm thẻ của nhóm mình.

Mở rộng

Sắp xếp khái niệm: Hoạt động này có thể thực hiện bằng cách phát các bộ thẻ có
chứa các thuật ngữ, khái niệm cho học sinh. Yêu cầu học sinh nhóm thành các chủ
đề khác nhau. Có thể tăng độ khó bằng cách yêu cầu học sinh sắp xếp các tấm thẻ
theo nhiều cách khác nhau.

Mẫu thẻ
từ khóa
Tổ chức đồ hoạ

Đây là hoạt động đánh giá cuối giờ hữu ích cho bất kỳ chủ đề thuộc lĩnh vực nào.
Nó yêu cầu học sinh phải tổng hợp, phân loại kiến thức thành các nhóm khắc nhau và
biểu đạt nó dưới các hình thức đồ họa. Thông qua hoạt động này học sinh cũng được
rèn luyện tính thẩm mỹ.

Mục đích

Hoạt động này được thực hiện vào cuối giờ học nhằm:

 Kiểm tra mức độ hiểu, ghi nhớ và tổng hợp kiến thức của học sinh
 Rèn luyện kỹ năng tóm tắt thông tin, nắm bắt ý chính trong học tập
 Tăng khả năng tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng hợp tác

Chuẩn bị

 Giáo viên cần chuẩn bị các


mẫu đồ hoạ khác nhau cho
học sinh.
Tổ chức đồ hoạ
Các bước thực hiện

Bước 1: Giới thiệu


Giáo viên chia lớp thành số nhóm tuỳ ý và phát cho mỗi nhóm một số mẫu đồ hoạ.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong từng mô hình đồ, hoặc tóm tắt nội dung
bài học vào các mô hình đồ họa (có thể là sơ đồ Venn, ma trận, 5W1H....)

Bước 2: Thực hiện


Học sinh thông qua thảo luận nhóm hoàn thành các mô hình đồ họa của nhóm
mình.

Bước 3: Thảo luận


Giáo viên yêu cầu các nhóm chọn ra những mô hình đồ hoạ thích hợp nhất với bài
học và giải thích lý do. Cuối cùng giáo viên tổng kết.

Lưu ý

Hoạt động này có thể thực hiện hoạt động cá nhân, giáo viên sẽ phát cho mỗi học
sinh 1 mô hình đồ hoạ không giống nhau.

Mở rộng

Có rất nhiều mẫu mô hình đồ hoạ khác nhau, tham khảo thêm tại:
http://www.eduplace.com/graphicorganizer/
http://www.educationoasis.com/curriculum/graphic_organizers.htm

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Sơ đồ giác quan

Chủ đề:

zzz
Họ tên: Lớp:

Sơ đồ nhện

zzzđề:
Chủ
Họ tên: Lớp:

Nguyên nhân – kết quả

zzz
Điều cấm kỵ

Đây là trò chơi bắt nguồn từ trò Taboo! (cấm kỵ) trong tiếng Anh. Sau khi kết thúc
bài học giáo viên chia lớp thành các nhóm/đội/cặp sao cho phù hợp để thi đấu với
nhau đoán từ khoá trong các tấm thẻ liên quan đến bài học mà giáo viên đã chuẩn bị
trước mà không được nhắc đến từ cấm.

Mục đích

Trò chơi được thiết kế như một hình thức đánh giá học sinh, mục đích nhằm:

 Phát triển kỹ năng diễn đạt của học sinh


 Giúp học sinh suy ngẫm, tái hiện và củng cố kiến thức quan trọng trong bài
học
 Dạy học sinh cách định nghĩa khái niệm theo nhiều cách khác nhau
 Gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên

Chuẩn bị

 Bộ thẻ với các từ khoá liên quan đến bài học;


 Đồng hồ bấm giờ
Điều cấm kỵ
Các bước thực hiện

Bước 1: Chia lớp thành các đội chơi (ít nhất có 2 thành viên)

Bước 2: Phổ biến luật chơi


+ Mỗi đội sẽ lần lượt chơi bằng cách cử một đại diện lên bảng rút thẻ và giữ thẻ cho
riêng mình
+ Người rút thẻ có nhiệm vụ trong thời gian 1 phút phải tìm cách gợi ý cho đồng đội
của mình đoán ra càng nhiều từ khoá càng tốt
+ Trên mỗi tấm thẻ có 1 từ khoá và một số từ cầm kỵ. Trong quá trình gợi ý không được
nói ra từ khoá và các từ cấm kỵ, hay cụm từ có chứa từ khoá, từ đồng nghĩa, tiếng
nước ngoài, ám hiệu, tiếng ”lóng” và cũng không được dùng.

Bước 3: Thành viên trong đội phải đoán từ khoá dựa vào gợi ý của người rút thẻ, mỗi
từ khoá đoán đúng được 5 điểm, không đoán được có thể bỏ qua để lấy tấm thẻ khác
nếu vẫn còn thời gian.

Bước 4: Sau khi các đội chơi xong, tổng kết điểm đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Lưu ý

- Cần phổ biến trước luật chơi cho học sinh, từ nào phạm quy sẽ không được tính điểm
- Nên chơi nháp trước khi chơi thật đối với lớp học lần đầu chơi trò chơi này

Mẫu
phiếu
1 2 3

4 5 6

7 8 9
5-3-1

Đây là hoạt động đánh giá nhanh, hữu ích để kiểm tra kiến thức nền tảng và mức
độ hiểu bài của học sinh. Khi tham gia hoạt động này, học sinh sẽ trải qua các cấp độ
hoạt động khác nhau từ cá nhân, đến cặp đôi và làm việc nhóm.

Mục đích

Hoạt được được tiến hành vào cuối tiết học hoặc cuối các hoạt động nhằm:

 Giúp học sinh tái hiện, tóm tắt và ghi nhớ kiến thức
 Giúp học sinh có định hướng trong việc ghi nhớ các kiến thức quan trọng trong bài học
 Rèn luyện kỹ năng hoạt động cá nhân và kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
 Giáo viên có bằng chứng về mức độ nắm kiến thức của học sinh.

Chuẩn bị

 Phiếu học tập


5-3-1
Các bước thực hiện

Bước 1: Hoạt động cá nhân


Giáo viên đặt một câu hỏi hoặc đưa ra chủ đề liên quan đến bài học có nhiều phương
án trả lời. Sau đó, mỗi học sinh tự suy nghĩ để tìm ra 5 câu trả lời có thể hoặc 5 điều
mà học sinh biết về chủ đề.

Bước 2: Bắt cặp


Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp với bạn kế bên để đưa ra, chia sẻ với nhau câu trả
lời của chúng, rồi sau đó quyết định chọn 3 câu trả lời hoặc ý tưởng hay nhất từ ​hai
danh sách đã làm ở bước 1

Bước 3: Làm việc nhóm


Mỗi cặp sẽ kết hợp với một cặp khác bên cạnh để tạo thành nhóm 4 người và cùng
nhau thảo luận để đưa ra được một câu trả lời hay một ý tưởng hay nhất.

Bước 4: Nộp phiếu học tập


Từ kết quả phiếu học tập, giáo viên có thể chấm điểm, hoặc trực tiếp đưa phản hồi –
chuẩn kiến thức.

Lưu ý Mở rộng

- Việc chọn nhóm thảo luận nên thực Ngoài ra có thể thực hiện hoạt
hiện một cách thuận lợi nhất, không nhất động này với yêu cầu học sinh tóm
thiết phải 4 người mà có thể nhiều hơn, tắt nội dung bài học bằng 5 câu, 3
nhưng nhất định là số chẵn. Có thể kết câu rồi 1 câu. Hay 5 từ, 3 từ, 1
hợp 3 cặp, 4 cặp… gần nhau thành nhóm. từ….

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

5–3–1
Đọc câu hỏi/ vấn đề dưới đây:
________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

5
Hoạt động cá nhân, Hãy viết 5 điều mà em biết về câu hỏi/ vấn đề trên:

1.________________________________________________________________

2.________________________________________________________________

3.________________________________________________________________

4.________________________________________________________________

5.________________________________________________________________

3
Thảo luận cặp đôi, quyết định 3 đáp án đúng nhất và viết xuống dưới đây:

1.________________________________________________________________

2.________________________________________________________________

3.________________________________________________________________

1
Thảo luận với cặp đôi bên cạnh tạo thành nhóm 4 người. Hãy xem lại ý kiến của
mọi người và quyết định 1 đáp án đúng nhất cho câu hỏi/ vấn đề trên, rồi viết
xuống dưới đây:

1.________________________________________________________________
Họ tên: Lớp:

5–3–1
Đọc câu hỏi/ vấn đề dưới đây:
________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

5
Hoạt động cá nhân, Hãy viết 5 điều mà em biết về câu hỏi/ vấn đề trên:

1.________________________________________________________________

2.________________________________________________________________

3.________________________________________________________________

4.________________________________________________________________

5.________________________________________________________________

3
Thảo luận cặp đôi, quyết định 3 đáp án đúng nhất và viết xuống dưới đây:

1.________________________________________________________________

2.________________________________________________________________

3.________________________________________________________________

1
Thảo luận với cặp đôi bên cạnh tạo thành nhóm 4 người. Hãy xem lại ý kiến của
mọi người và quyết định 1 đáp án đúng nhất cho câu hỏi/ vấn đề trên, rồi viết
xuống dưới đây:

1.________________________________________________________________
Đi vòng quanh tìm bạn

Đây là hoạt động đánh giá thú vị có thể giúp mang lại bầu không khí sôi nổi cho
lớp học. Học sinh sẽ di chuyển quanh lớp học để bắt cặp với một bạn bất kì và trao
đổi câu hỏi, sau đó cùng nhau trả lời câu hỏi của bạn mình.

Mục đích

Hoạt động được tổ chức vào cuối giờ nhằm mục đích:

 Thay đổi không khí học tập, khiến học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên
 Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức
 Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn
 Giáo viên có cơ hội kiểm tra được nhiều học sinh trong lớp

Chuẩn bị

 Một bộ câu hỏi hoặc một vấn đề mở liên


quan đến bài học. Cắt giấy thành từng
tấm với mỗi tấm là một câu hỏi (đảm bảo
mỗi học sinh có ít nhất một câu hỏi).
Đi vòng quanh tìm bạn
Các bước thực hiện

Bước 1: Phổ biến luật chơi


Giáo viên phổ biến luật chơi và cho học sinh chơi nháp trước khi phát câu hỏi. Giáo
viên yêu cầu tất cả học sinh đi vòng quanh trong lớp theo nhạc, khi nào tiếng nhạc
dừng lại thì phải lập tức dừng lại (không được di chuyển nữa) và bắt cặp với người gần
mình nhất để trao đổi câu trả lời.
Bước 2: Học sinh chơi
Sau khi bắt cặp thì bạn A đưa ra câu hỏi của mình cho bạn B trả lời và bạn B đưa ra câu
hỏi của mình cho bạn A trả lời. Trò chơi lặp lại vài vòng rồi kết thúc.

Bước 3: Kết thúc


Yêu cầu học sinh ngồi vào chỗ sau thời gian quy định. Dẫn dắt một cuộc thảo luận mở
về các câu hỏi và câu trả lời.

Mở rộng

Một dạng biến thể của hoạt động này là giáo viên phát cho học sinh tấm thẻ trắng
và yêu cầu mỗi học sinh viết cho mình 1 câu hỏi trước khi đi vòng quanh lớp.

Một dạng biến thể khác là mỗi lần học sinh đi vòng quanh, dừng lại bắt cặp thì giáo
viên lại đọc một câu hỏi để tất cả các cặp cùng thảo luận về đáp án của câu hỏi đó.

Mẫu
phiếu
1

9
10

11

12

13

14

15

16

17

18
19

20

21

22

23

24

25

26

27
Vấn đề 1 phút

Hoạt động này cho phép học sinh thảo luận câu trả lời với nhóm của mình trước
khi đưa ra trước lớp. Điều này vừa có thể khiến học sinh tự tin hơn vừa có thể được
sửa lỗi sai của bạn trong nhóm. Đồng thời giáo viên cũng có thể nắm được mức độ
hiểu bài của học sinh.

Mục đích

Trò chơi được thiết kế vào cuối giờ trong hoạt động củng cố nhằm:
 Rèn luyện sự tự tin cho học sinh
 Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lắng nghe, tổng hợp ý kiến
 Rèn luyện kỹ hợp tác, làm việc nhóm

Chuẩn bị

 Phiếu học tập có chứa vấn đề 1 phút có thể


giải quyết
Vấn đề 1 phút
Các bước thực hiện

Bước 1: Xác định yêu cầu

Giáo viên phát phiếu học tập có chứa 1 vấn đề/ câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

Bước 2: Trả lời (hoàn thành phiếu học tập)


Học sinh làm việc theo nhóm từ hai đến ba thành viên để giải quyết vấn đề hoặc trả lời
câu hỏi trong thời gian quy định.

Bước 3: Đăng câu trả lời


Sau khi học sinh thảo luận xong và thống nhất câu trả lời thì yêu cầu học sinh dán
(ghim) câu trả lời của nhóm mình lên, hoặc nộp lại cho giáo viên.

Bước 4: Thảo luận


Sau khi tất cả các nhóm đã đăng (dán, nộp) bài của mình thì giáo viên chuẩn kiến thức,
sửa chữa những quan điểm sai lầm.

Lưu ý

- Hoạt động này có thể làm cá nhân thay thì hoạt động nhóm, thích hợp với các câu hỏi
ngắn hoặc trắc nghiệm để có thể giải quyết trong 1 phút.

Mở rộng

Hoạt động này có thể thay bằng đồng ý hay không đồng ý, giáo viên đưa ra 1 vấn
đề cho các nhóm và các nhóm phải thảo luận để đưa ra lựa chọn đồng ý hoặc không
đồng ý và tại sao. Sau đó các nhóm dán ý kiến của mình lên 2 tấm bảng (một tấm
bảng đồng ý và một tấm không đồng ý).
Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

Vấn đề 1 phút

Tất cả những câu trả lời/ ý tưởng của các thành viên trong nhóm:
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Đáp án cuối cùng của nhóm:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Nếu có bất kỳ ý kiến bổ sung nào sau khi nghe đáp án của các nhóm khác?
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Họ tên: Lớp:

Vấn đề 1 phút

Tất cả những câu trả lời/ ý tưởng của các thành viên trong nhóm:
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Đáp án cuối cùng của nhóm:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Nếu có bất kỳ ý kiến bổ sung nào sau khi nghe đáp án của các nhóm khác?
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Bingo

Đây là hoạt động rất hấp dẫn dành cho các lớp học và các môn học khác nhau.
Thông qua hoạt động này, học sinh có thể ôn tập, tái hiện lại kiến thức đã học dưới
hình thức một trò chơi.

Mục đích

Hoạt được này được tổ chức vào cuối giờ học nhằm:

 Thay đổi không khí lớp học, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tìm hiểu kiến thức
 Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh
 Tất cả học sinh trong lớp đều có cơ hội tham gia
 Giáo viên thu được phản hồi của từng cá nhân học sinh

Chuẩn bị

 Chuẩn bị phiếu học học tập


dạng bảng bingo với các câu hỏi Bingo!
cho học sinh.
Bingo!
Các bước thực hiện

Bước 1: Phổ biến luật chơi


Giáo viên phát phiếu học tập dạng bingo, phiếu học tập có dạng bảng ô vuông, học sinh
nào có thể trả lời hết các câu hỏi theo chiều ngang, dọc, chéo trước thì sẽ hô Bingo! và
giành chiến thắng.

Bước 2: Trả lời (hoàn thành phiếu học tập)


Học sinh hoàn thành phiếu học tập bằng cách ghi đáp án vào ô vuông có câu hỏi tương
ứng.

Bước 3: Giáo viên nghiệm thu


Sau khi học sinh hô Bingo thì giáo viên sẽ kiểm tra kết quả và công bố.

Lưu ý

Hoạt động này có thể thay hoạt động cá nhân bằng hoạt động nhóm để tạo tính cạnh
tranh tuy nhiên nên tăng độ khó nếu chơi kiểu đội nhóm

Mở rộng

Hoạt động này có thể thay đổi cách chơi bằng cách phát cho học sinh một bảng
bingo với mỗi ô vuông có 1 chữ cái gợi ý, yêu cầu học sinh phải viết được ra các
thuật ngữ liên quan đến bài học theo chữ cái đã gợi ý.

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

B i n g o
Họ tên: Lớp:

B i n g o
Bỏ phiếu

Đây là hoạt động được mô phỏng từ một trò chơi có tên là Consensogram
trong tiếng Anh. Trong hoạt động này học sinh phải học cách dùng ngôn ngữ để bảo
vệ chính kiến của mình.

Mục đích

Mục đích của hoạt động này nhằm:


- Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh
- Kiểm chứng các tiêu chí/ quan điểm của từng cá
nhân.
- Giúp giáo viên nhận ra những vấn đề của học sinh
trong quá trình nhận thức.
- Phát triển kỹ năng hùng biện bằng ngôn ngữ

Chuẩn bị

 Bảng lựa chọn đáp án/ quan điểm


 Giấy nhớ để học sinh bỏ phiếu.
Bỏ phiếu
Các bước thực hiện

Bước 1: Đặt vấn đề


Giáo viên đưa ra một vấn đề/ câu hỏi có nhiều đáp án khác nhau đồng thời đưa ra bảng
lựa chọn đáp án và phát giấy note cho học sinh. Yêu cầu học sinh chọn đáp án cho riêng
mình và giải thích tại sao vào tờ giấy note được phát.

Bước 2: Trả lời và giải thích


Học sinh lựa chọn đáp án/ ý kiến của mình và giải thích nguyên nhân trong thời gian 1
phút.

Bước 3: Bỏ phiếu
Sau khi học sinh hoàn thành câu trả lời vào giấy nhớ thì đem giấy nhớ lên bảng dán vào
cột đáp án mà mình đã chọn trong bảng lựa chọn mà giáo viên đưa ra.

Bước 4: Kiểm phiếu


Giáo viên dựa vào kết quả kiểm phiếu của học sinh để đưa ra cuộc thảo luận nhỏ và
chuẩn kiến thức.

Mở rộng

Hoạt động này có thể thay đổi bằng cách không đưa ra các đáp án khác nhau mà có
thể là đồng ý hoặc không đồng ý một nhận định nào đó.

Hoạt động này có thể thay đổi bằng cách không đưa ra các đáp án khác nhau mà có
thể thay các khuôn mặt biểu cảm: mặt cười , mặt mếu , mặt hoang mang

Mẫu
phiếu
Họ tên: Lớp:

B ỏ p h i ế u

Em hãy cho biết quan điểm của mình với vấn đề/ câu hỏi trên? Giải thích cho sự
lựa chọn của mình.
Họ tên: Lớp:

B ỏ p h i ế u

Em hãy cho biết quan điểm của mình với vấn đề/ câu hỏi trên? Giải thích cho sự
lựa chọn của mình.
Hangman-
Đoán chữ cứu người

Đây cũng là hoạt động đánh giá cuối giờ học dưới hình thức đoán các từ khóa,
các thuật ngữ đã học trong bài. Hình thức của hoạt động khá vui nhộn và có thể thu
hút sự tham gia của học sinh. Thông qua hoạt động này học sinh sẽ được hồi tưởng,
khắc sâu các thuật ngữ liên quan đến bài học.

Mục đích

Trò chơi được thiết kế vào cuối giờ trong hoạt động củng cố nhằm:

 Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh


 Tái hiện lại và khắc sâu các thuật ngữ trong bài học
 Lôi cuốn sự tham gia của học sinh trong cả lớp
 Giáo viên có thể kết hợp giữa đoán từ và phần giải thích để củng cố các khái niệm
mà học sinh đã học.

Chuẩn bị

 Phiếu học tập có các thuật ngữ


khuyết chữ cái
 Bảng chữ cái để học sinh loại
trừ
Hangman-
Đoán chữ cứu người
Các bước thực hiện

Bước 1: Giới thiệu trò chơi


Chia lớp thành hai đội. Phát cho mỗi đội một phiếu học tập có chứa các từ khoá còn
thiếu chữ cái hoặc chỉ đưa ra gợi ý (giống trò chơi Chiếc nón kỳ diệu). Đồng thời vẽ/
chiếu hình ảnh giàn treo cổ lên bảng. Hai đội chơi lần lượt, mỗi lần được đoán một
chữ cái. Nếu có chữ cái trong đáp án sẽ đoán tiếp chữ cái tiếp theo, nếu chữ cái đội đó
đoán không có trong đáp án hình người sẽ lần lượt được vẽ lên giàn treo cổ. Khi hình
người được vẽ đầy đủ thì coi như cứu người thất bại. Sau 3 vòng chơi (hoặc nhiều hơn
tuỳ thời gian) đội nào cứu được nhiều người hơn (tức là tìm ra được từ khoá – thuật
ngữ) sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: Hai đội thi đấu


Đối với mỗi từ khoá – thuật ngữ mỗi đội chỉ được trả lời sai 6 lần (tương ứng với vẽ
người lên giàn treo cổ: đầu, thân, 2 tay, 2 chân). Mỗi lần trả lời sai giáo viên sẽ vẽ thêm
một bộ phận lên giàn treo cổ.

Bước 3: Tổng kết


Sau khi các vòng đấu kết thúc, giáo viên tổng kết lại các từ khoá – thuật ngữ mà các đội
đã trả lời đúng và sai.

Lưu ý

- Hoạt động này có thể chơi dưới hình thức cả lớp, giáo viên vẽ/chiếu từ khoá lên bảng
và học sinh nào biết sẽ giơ tay trả lời, mỗi thuật ngữ cũng vẫn sẽ chỉ được 6 lần đoán
chữ cái.
- Hoạt động này cũng có thể chơi theo cặp đôi, 1 người đoán từ còn 1 người vẽ hình
người lên giàn treo cổ. Mẫu
phiếu
Đoán chữ cứu người!

Gợi ý cho từ khoá:

Từ khoá:___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___

Chữ cái đã đoán sai:


Đoán chữ cứu người!

Gợi ý cho từ khoá:

Từ khoá:___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___

Chữ cái đã đoán sai:


Ban biên tập Táo Tài liệu:

Chủ biên: Nguyễn Hữu Long


Biên tập: Lê Hải Thanh
Tào Thị Nhung
Nguyễn Thành Luân
Thiết kế: Lê Hải Thanh
Nguyễn Thành Luân

Tài liệu này thuộc bản quyền của Táo Tài Liệu. Khi download tài liệu này, bạn đã đồng ý thực
hiện các yêu cầu sau đây:
 Bạn chỉ sử dụng tài liệu với mục đích cá nhân và/hoặc lớp học của bạn.
 Bạn chỉ sử dụng tài liệu được download trực tiếp từ website taotailieu.com
 Bạn không được sao chép hoặc chia sẻ tài liệu này với người khác dưới bất kỳ hình thức nào.
 Việc chia sẻ hoặc sao chép tài liệu bắt buộc phải được sự đồng ý chính thức bằng văn bản
của Táo Tài Liệu.
 Bạn không sử dụng sản phẩm này cho mục đích thương mại và không được phép thay đổi
nội dung, cấu trúc, thiết kế của tài liệu theo bất kỳ cách nào.

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email:
taotailieu.com@gmail.com/ taogiaoduc.vn@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!

89 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng


Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

0971067689
Táo Tài Liệu - Taotailieu.com@gmail.com
Một thành viên của
Táo Giáo Dục www.taotailieu.com
Dự án Đào tạo & hỗ trợ giáo viên

32 3000 Dự án Đào tạo và hỗ trợ giáo viên – Táo Giáo Dục được
thành lập từ năm 2016, nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên, phục vụ cho sự phát triển
Khóa học dành Giáo viên tham gia
của các nhà trường, đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi
cho giáo viên các khóa đào tạo
mới giáo dục.

54 1,5 tr Mục đích của chúng tôi nhằm cung cấp những tài liệu
giảng dạy, các khóa học, và công cụ giáo dục đơn giản,
cụ thể, cho các giáo viên và những người làm việc trong
Đối tác là Lượt truy cập website
trường học và lĩnh vực giáo dục. Qua đó, nâng cao chất lượng giảng
cơ sở giáo dục dạy, giảm bớt áp lực, gánh nặng cho giáo viên.

Táo Giáo dục Táo Tài liệu


Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giảng Nguồn tư liệu phong phú cung
dạy dành cho các giáo viên. Các thầy cấp: giáo án, tài liệu giảng dạy,
cô có thể tìm thấy những ý tưởng phương tiện dạy học tích cực, tài liệu
sáng tạo, những lời khuyên cho việc phục vụ quá trình học tập, phát triển
phát triển chuyên môn hoặc các bài chuyên môn cho giáo viên nhằm
viết có thêm động lực trong công việc phục vụ cho mục đích hướng đến
và tình yêu với nghề nghiệp. việc dạy học phát triển năng lực
cho học sinh.

Táo Đào tạo Táo Nhân sự


Cung cấp khóa đào tạo về kĩ Giới thiệu việc làm, kết nối nghề
năng và phương pháp giảng dạy nghiệp giữa giáo viên, sinh viên với
online dành cho các thầy cô giáo. Hỗ các nhà trường và cơ sở giáo dục.
trợ việc dự giờ và đánh giá giáo viên, Giúp nhà trường lựa chọn ứng viên
báo cáo về chất lượng giảng dạy hiện phù hợp, giàu kinh nghiệm gia nhập
tại của giáo viên, tư vấn chuyên vào đội ngũ của trường thông qua
môn và đưa ra các giải pháp dịch vụ đăng tin tuyển dụng,
dành cho nhà trường. giới thiệu ứng viên tiềm
năng.

89 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 0971067689
Táo Tài Liệu

Tài liệu dành cho giáo viên

Công ty TNHH Táo Giáo Dục

www.taotailieu.com
taotailieu.com@gmail.com

You might also like