You are on page 1of 7

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH CUỘC HỌP

PHỤ HUYNH THEO LỚP

MỤC ĐÍCH: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
công tác giáo dục
MỤC TIÊU: Sau cuộc họp, phụ huynh cả lớp:
 Biết được kết quả học tập và rèn luyện của con mình và của cả lớp
 Phân tích được kết quả học tập rèn luyện của con mình và của cả
lớp
 Xác định được các biện pháp thúc đẩy việc học tập và rèn luyện của
học sinh lớp
 Thống nhất những khoản thu và chi quỹ lớp
 Phụ huynh vui vẻ, hài lòng sau cuộc họp
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH HỌP
BƯỚC 1. MỞ ĐẦU CUỘC HỌP
Kết quả cần đạt:
 Phụ huynh thấy vui vẻ thoải mái khi gặp nhau trong cuộc họp
 Sẵn sàng tham gia cuộc họp, chờ đợi những điều bổ ích.
Tiến trình và Phương pháp:
 Phụ huynh chào hỏi, trò chuyện với nhau.
 Người điều hành chào đón, cảm ơn phụ huynh đễn dự họp.
 Hỏi chuyện thân mật, kể một câu chuyện thú vị về một hoạt động của
lớp trong thời gian vừa qua.
Ví dụ: Xin kính chào các bác các anh chị, và xin cảm ơn các bác và các anh chị
đã giành thời gian đến dự cuộc họp hôm nay. Trước khi vào những nội dung
chính của cuộc họp, tôi muốn được chia sẻ với các bác và các anh chị một câu
chuyện vui của lớp của các con chúng ta. “Trong đợt thi đua chào mừng 20/11
lớp đã đạt thành tích…(GV sẽ kể một chuyện về thành công của lớp)”.

1
BƯỚC 2. TÌM HIỂU SỰ QUAN TÂM CỦA PHỤ HUYNH
Kết quả cần đạt:
 Phụ huynh nêu được những điều mình muốn biết, muốn trao đổi bàn
luận về việc học tập, rèn luyện của con em mình.
 Các ý kiến được ghi chính xác, rõ ràng trên bảng lớp.
Tiến trình và Phương pháp:
 GV đề nghị phụ huynh nêu những điều họ quan tâm về việc học tập và
rèn luyện của con em mình. GV nên nói vừa đủ để phụ huynh có hứng
thú tham gia ý kiến. Nếu chỉ nói quá ngắn, chỉ có một câu đề nghị phụ
huynh cho ý kiến (ngay), họ sẽ cảm thấy ‘đột ngột’ và ‘hụt hẫng’; nếu nói
dài quá, phụ huynh sẽ chán và không rõ ý đề nghị của GV. Nói như
trong ví dụ sau là vừa đủ (2 câu). Giữa hai câu nên có khoảng lặng 3-5
giây:
VD: ‘Khi đến với cuộc họp này, chắc hẳn các vị phụ huynh cũng có nhiều suy
nghĩ, mong muốn muốn được trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc học tập
và rèn luyện của các con em chúng ta. (và) Để mở đầu cuộc họp, xin mời các vị
phụ huynh cùng đưa ra những chủ đề mà chúng ta cần bàn luận trong cuộc họp
này’.
Chú ý: sau khi đưa ra lời hướng dẫn trên, cần có thời gian 1-2 phút để phụ
huynh tập hợp suy nghĩ của họ trước khi phát biểu. GV không nên sốt ruột khi
phụ huynh chưa phát biểu ngay. GV nên quan sát phụ huynh xem ai sẵn sàng
phát biểu trước thì mời họ trước. Những người sẵn sàng phát biểu thường có
biểu hiện như: họ nhìn vào GV, họ trao đổi với người bên cạnh, họ viết gì đó vào
sổ của mình, …
GV mời phụ huynh phát biểu và ghi lại các ý kiến phụ huynh đưa ra.
VD: Kết quả học tập và rèn luyện của HS ở trường;
Thực tế việc học ở nhà của HS;
Cách dạy con học ở nhà;
Đồ dùng học tập cần chuẩn bị cho con;
Các khoản thu, chi của lớp.
Trong trường hợp phụ huynh nói dài, hay kể cả một câu chuyện thì GV phải chú
ý lắng nghe, tóm tắt, làm rõ được ý mà phụ huynh cần quan tâm. GV có thể giúp
phụ huynh làm rõ ý của mình bằng cách hỏi lại, tóm tắt và khẳng định, tóm tắt và
lựa chọn ý trong tâm. Ví dụ:

2
VD: Vậy, điều bác quan tâm là gì? Điều bác đang nói đến ở đây là gì?
Có phải bác đang nói đến … (ví dụ: cách hướng dẫn con học ở nhà
không?)
Trong câu chuyện của bác, tôi nghe thấy bác nói về … ví dụ (i) Các khoản
đóng góp, (ii) Việc học ở nhà của các con, và (iii) GV mắng HS quá đáng
khi các con mắc lỗi. Đó có phải là những vấn đề bác quan tâm và muốn
đưa vào danh sách các vấn đề cần bàn luận không?
BƯỚC 3. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ LỚP
Kết quả cần đạt:
 Phụ huynh nắm được kết quả học tập và rèn luyện của HS lớp và các
hoạt động của lớp.
 Biết được việc thu chi của Ban đại diện phụ huynh HS lớp.
Tiến trình và Phương pháp:
GV nói: Để có thêm thông tin giúp cho việc bàn luận những vấn đề trên có chất
lượng, sau đây tôi xin được báo cáo với các vị phụ huynh về tình hình chung của
lớp mình:
 GV báo cáo về tình hình học tập của HS theo từng nhóm học lực và các
hoạt động của lớp. Phần báo cáo của GV nên bám theo những chủ đề
mà phụ huynh đã nêu ở trên. GV nên phôtô bảng điểm của cả lớp cho
các phụ huynh tự xem. Báo cáo của GV nên cung cấp thông tin ở cấp
lớp (tỷ lệ chung của lớp, các thế mạnh của lớp, những khó khăn của
lớp) và tránh đi quá sâu vào các trường hợp cá nhân, đặc biệt không
chê trách các em HS trước tập thể phụ huynh. Những việc thuộc cá
nhân từng HS, GV nên trao đổi riêng với từng HS và phụ huynh.
 Ban đại diện phụ huynh báo cáo việc thu chi và việc phối hợp giáo dục
giữa hội phụ huynh và nhà trường.
Sau khi đã báo cáo về tình hình lớp, GV hỏi lại để đảm bảo phụ huynh đã nghe
rõ và hiểu đúng những thông tin trong báo cáo. GV có thể hỏi: Các vị phụ
huynh thấy có điểm nào trong báo cáo chưa rõ cần giải thích thêm?
BƯỚC 4. TIẾP TỤC BÀN LUẬN SÂU VÀ TÌM GIẢI PHÁP
Kết quả cần đạt:
 Phụ huynh trao đổi, hiểu rõ về các vấn đề đã đưa ra.
 Tìm ra được cách điều chỉnh hiệu quả và kế hoạch thúc đẩy.

3
Tiến trình và Phương pháp:
GV quay trở lại danh sách các chủ đề mà phụ huynh quan tâm nêu ra ở bước 2.
GV giúp phụ huynh đánh giá xem chủ đề nào đã được trả lời thảo đáng, chủ đề
nào cần được tiếp tục bàn luận sâu.
GV nói: Chúng ta quay trở lại các chủ đề phụ huynh quan tâm và đã nêu ra lúc
trước. Chúng ta đã nêu ra …(số lượng chủ đề) … bao gồm … (GV nêu lại tên
các chủ đề).
GV hỏi: Sau khi nghe các báo cáo của GV và của ban phụ huynh, những chủ đề
nào đã có câu trả lời?
GV đánh dấu những chủ đề đã được trả lời, và khẳng định lại các chủ đề cần
tiếp tục bàn luận tiếp và khẳng định ‘Bây giờ chúng ta sẽ giành thời gian để bàn
luận sâu về các chủ đề này’
VD: Cách dạy con học ở nhà.
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho con
Kết quả học tập, rèn luyện của từng cá nhân HS.
GV đưa ra lời hưnứg dẫn thảo luận: Chúng ta sẽ thảo luận các chủ đề này theo
nhóm. Mỗi nhóm sẽ thảo luận một chủ đề sau đó báo cáo lại với toàn hội nghị.
Câu hỏi thảo luận là:
VD:
1. Về vấn đề này các vị thấy có gì khó?
2. Có những cách nào để làm tốt hơn?
GV nói: Bây giờ tôi xin phép được chí các vị thành các nhóm như sau: (GV chọn
cách chia nhóm và chia phụ huynh thành nhóm). GV có thể đưa ra mẫu báo
cáo. Phụ huynh viết trên giấy to (A0) hoặc giấy nhỏ (A4) rồi trình bày với hội
nghị.
Nhóm 1
Chủ đề Khó khăn Giải pháp

HS lớp lớn Các con tự đi học, phụ huynh không Hỏi chuyện con hàng
bắt nạt lớp bé đưa con đi. ngày để biết tình hình
Các cháu bị bắt nạt không kể với Phụ huynh đón con đi học
phụ huynh và cô giáo về
Nếu phụ huynh biết con mình bị bắt GV gặp riêng các em HS

4
nạt thường có phản ứng quá mức. hay bắt nạt các em bé.

5
Nhóm 2
Chủ đề Khó khăn Giải pháp
Dạy con học ở Phụ huynh hay quát Quy định thời gian học rõ ràng, không quá
nhà con nặng.
Không biết giúp con Tạo các điều kiện học tập (bàn ghế, đèn, tắt
bằng cách nào, không TV).
biết cách kiểm tra bài
Giúp con tập đọc từng câu, đọc nhắc lại
của con.
nhiều lần từ khó, câu khó, đoạn khó.
Không giúp con có thói
Phụ huynh đọc SGK toán và giúp con nhận
quen, có kỷ luật trong
dạng đúng bài toán, giúp con từng bước giải
việc học ở nhà.
toán.
Cư xử lịch sự, khuyến khích con cả khi con
không làm được như mong muốn

GV mời từng nhóm phụ huynh trình bày kết quả thảo luận. GV mời các nhóm
khác bổ xung, thống nhất biện pháp. GV có thể đặt câu hỏi làm rõ những ý kiến
mà các nhóm phụ huynh đưa ra.
GV giúp phụ huynh đưa các giải pháp thành kế hoạch hầnh động cụ thể:
VD: Kế hoạch hành động

Nội dung Thời gian Người thực Kết quả


hiện mong đợi
Dạy con học ở nhà: Bắt đầu ngay Mẹ hướng HS hết sợ bố
sau buổi họp dẫn tập đọc mẹ hướng
Quy định thời gian học rõ ràng,
không quá nặng. dẫn học bài
Thực hiện hàng
Tạo các điều kiện học tập (bàn ghế, ngày
Bố hướng
đèn, tắt TV). Có kỷ luật
dẫn toán
Giúp con tập đọc từng câu, đọc nhắc hơn trong
lại nhiều lần từ khó, câu khó, đoạn việc học ở
khó. nhà
Bố và giám
Phụ huynh đọc SGK toán và giúp con sát lẫn nhau
nhận dạng đúng bài toán, giúp con về thái độ khi Có tiến bộ rõ
từng bước giải toán. rệt trong học
giúp con học
Cư xử lịch sự, khuyến khích con cả tập
khi con không làm được như mong
muốn

GV hỏi để đảm bảo phụ huynh có cơ hội chia sẻ những băn khoăn cuối cùng.
Ngoài các vấn đề đã trao đổi các vị phụ huynh còn gì muốn chia sẻ nữa không?

6
BƯỚC 5. KẾT THÚC CUỘC HỌP:
Kết quả cần đạt:
 Đánh giá kết quả cuộc họp.
 Phụ huynh vui vẻ hài lòng
Tiến trình và phương pháp:
 GV chốt lại các vấn đề đã thảo luận, thống nhất.
 Cảm ơn phụ huynh đã tham gia nhiệt tình và trách nhiệm
 Thúc đẩy tinh thần thực hiện kế hoạch cuộc họp đã đề ra.
VD: Kính thưa các bậc phụ huynh trong cuộc họp hôm nay các bậc phụ huynh
đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến sự việc học tập và rèn luyện của con em
chúng ta. Đặc biệt chúng ta đã đề ra kế hoạch hành động về hai lĩnh vực quan
trọng là: Dạy con học ở nhà và HS bắt nạt HS. Tôi xin trân trọng cảm ơn và tin
tưởng rằng các vị phụ huynh sẽ thực hiện thành công những kế hoạch đã đề ra.
Tôi mong nhanạ được những tin vui từ các vị.
Cuộc họp kết thúc tại đây, xin kính chúc các bậc phụ huynh sức khỏe – Hạnh
phúc và thành đạt.

You might also like