You are on page 1of 5

PHÒNG GD&ĐT MỸ TÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH MỸ TÚ B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mỹ Tú, ngày 02 tháng 4 năm 2021

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5B, TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
- Họ và tên: Lưu Văn Ngoan, Giới tính: Nam

- Sinh ngày: 18/7/1974

- Quê quán: Xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

- Trú quán: Xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Tú B

- Tên biện pháp: Một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập và giáo dục
đạo đức cho học sinh lớp 5B năm học 2020 - 2021 Trường Tiểu học Mỹ Tú B.

1. Đặt vấn đề:

- Tục ngữ có câu “ Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau” đó là câu tục ngữ được lưu truyền trong nhân gian từ xưa đến nay.
Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy để phát triển cùng hòa nhập xã hội, mỗi
học sinh cũng có những hành vi, có văn hóa nhưng nó không có trong tự mỗi cá
nhân của từng em mà phải hình thành trong quá trình học tập, hoạt động giao
tiếp trong cuộc sống hằng ngày.

Vì vậy hành vi đạo đức bao giờ cũng thể hiện ở cả hai mặt: mục đích giao
tiếp, động cơ hình thành và tình cảm thái độ của từng học sinh.

Những câu tục ngữ ấy không phải là ai cũng làm được. Đặc biệt là các em
nhỏ ở bậc Tiểu học, vì thế muốn làm được những điều đó đòi hỏi giáo viên phải
nổ lực, tích cực trong công việc giảng dạy các em.

- Trong quá trình giảng dạy ở bậc Tiểu học, bản thân tôi nhận thấy rằng
việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B là rất cần thiết. Nó giúp cho các em
loại bỏ những thói hư tật xấu thường xảy ra trong lớp học như: Nói tục, chửi thề,
nói xấu bạn bè, trêu chọc hay có những cá tính riêng biệt gây bất lợi cho việc
học tập, xóa bỏ những mặc cảm với bạn bè. Giúp cho việc học tập được thuận
lợi, tạo điều kiện cho các em trong lớp gần gũi, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn,
ứng xử có văn hóa tạo nên một môi trường văn minh lịch sự để cùng nhau học
tập đối với xã hội ngày nay.
2

2. Thực trạng lớp 5B trường Tiểu học Mỹ Tú B

Đối với học sinh Tiểu học mà đặc biệt là học sinh lớp 5 - lớp cuối cấp bậc
Tiểu học. Việc xây dựng nền nếp học tập, cần quan tâm đến việc hình thành thói
quen cho các em. Muốn học sinh có được thói quen, mỗi giáo viên phải quan
tâm tới việc giáo dục và rèn luyện cho các em từ đạo đức cho tới phẩm chất học
tập và năng lực học tập. Để tất cả các em đều có được những thói quen, nền nếp
học tập tốt đó, người giáo viên cần phải làm sao tạo cho các em nhận thức được
tầm quan trọng của việc học, các em hiểu được thì các em mới dần ý thức rèn
luyện được bản thân, để hình thành dần dần thói quen nền nếp một cách cơ bản,
khoa học và hoàn thiện nhất.

Hiện nay, ở trường cũng như ở nhà một số học sinh vẫn chưa có những
thói quen về nền nếp học tập. Do đó, giáo viên cần có biện pháp uốn nắn, giáo
dục kịp thời, để các em nhận thức được những thói quen chưa tốt thì loại bỏ, sửa
chữa, khắc phục, những thói quen tốt học tập được thì rèn luyện và phát huy.

2.1. Ưu điểm

Các em là học sinh lớp 5 nên việc giáo viên truyền đạt các em rất dễ tiếp
thu. Tất cả học sinh ở cùng một địa phương, nên giáo viên cũng biết được về sự
quan tâm, giúp đỡ từng gia đình của từng học sinh, cũng như việc tiếp xúc với
cha mẹ học sinh để hỗ trợ xây dựng nền nếp học tập và giáo dục đạo đức cho
các em tương đối thuận lợi.

2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Hạn chế: Còn có nhiều học sinh chưa có thói quen về nền nếp học tập và
chưa thực hiện được thái độ học tập tốt hằng ngày ở lớp, ở nhà.

Nguyên nhân hạn chế: Do ảnh hưởng nhiều một phần từ gia đình, một
phần từ các em chưa biết được cần phải có nền nếp trong học tập như thế nào thì
mới học tốt được. Trong thời gian ở nhà các em không được cha mẹ các em giúp
đỡ và khi đến trường các em chưa có được những thói quen, những nền nếp học
tập tốt mà cha mẹ học sinh, giáo viên và nhà trường mong muốn.

3. Một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập cho học sinh lớp 5B
Trường Tiểu học Mỹ Tú B.

Biện pháp 1: Đưa ra những quy định chung về nền nếp học tập

          Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp và các nhiệm vụ của
học sinh. Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài,
tuân thủ theo mọi yêu cầu của (thầy) cô. Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng
học tập như: sách giáo khoa … Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà
trường. Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp. Học bài
và làm bài theo yêu cầu của giáo viên. Không xả rác trong lớp học, ngoài sân
3

trường, cổng trường, phải bỏ rác đúng nơi qui định. Luôn giữ sạch môi trường
xung quanh. Có thói quen chào hỏi thầy cô khi vào trường.

          Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm
tra hoặc thi cử. Không đi học quá sớm. Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung
nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi.

Biện pháp 2: Bầu ban cán sự lớp, giao nhiệm vụ cho cán bộ quản lý lớp.

Lựa chọn ban cán sự lớp. Những học sinh được chọn làm cán bộ lớp phải
là học sinh học tốt, gương mẫu trước các bạn về mọi mặt. Phân công trách
nhiệm cho từng cán sự lớp, bố trí chỗ ngồi ban cán sự lớp cho phù hợp.

Lớp trưởng: là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và
từng thành viên trong lớp, theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm
chỉnh nội quy, quy định về học tập và sinh hoạt nhà trường như trang phục, vệ
sinh, theo dõi sĩ số lớp.

Lớp phó học tập: Ðôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học
tập nghiêm túc, 15 phút đầu giờ kiểm tra việc chuẩn bị bài của bạn, ghi vào sổ
theo dõi riêng hàng ngày, báo cáo lại cho giáo viên và làm cơ sở tổng kết thi đua
cuối tuần.

Lớp phó lao động: Đôn đốc và giám sát các bạn thực hiện lao động tập
trung, lao động trực tuần, hàng ngày. Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ cuối
tuần tổng kết.

Lớp phó phụ trách văn nghệ: Theo dõi đôn đốc các hoạt động văn nghệ,
thể dục giữa giờ. Bắt giọng lớp hát tập thể đầu giờ học.

Tổ trưởng, tổ phó: Đầu giờ kiểm tra những việc soạn sách vở theo đúng
thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học, có ý thức xem bài trước, đi học đúng
giờ…

Biện pháp 3: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những biện pháp giáo
dục phù hợp.

Nắm đặc điểm đối tượng học sinh để tiện cho việc theo dõi, liên hệ
CMHS. Phát hiện những ưu điểm hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện cho
các em cùng nhắc nhỡ nhau trong học tập cũng như trong việc rèn luyện thói
quen. Nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của
học sinh để có biện pháp xây dựng nền nếp một cách thiết thực. Tạo mối quan
hệ bạn bè cho các em dần dần khắn khích với nhau.

Thường xuyên kiểm tra các em trong qua trình lên lớp. Tổ chức cho các
em theo nhóm ở nhà để học tốt giúp đỡ những em chậm tiến bộ. Tổ chức cho
các em thi đua đôi bạn cùng tiến bộ ở lớp, hướng dẫn các em cách học cách giúp
đỡ bạn. Trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập, cũng như sự tiến
4

bộ của các em, để phụ huynh giúp đỡ thêm việc xây dựng nền nếp học tập ở nhà
cho các em.

Biện pháp 4: Xây dựng thói quen sử dụng kí hiệu

Sử dụng kí hiệu số “0” trên góc bảng thay cho lời đề nghị trật tự hay chữ
“kt” thay yêu cầu học sinh lấy tập ra kiểm tra, …

Giáo viên dùng tay chỉ học sinh thay cho lời gọi đọc bài hay trả lời câu
hỏi, gật đầu thay cho lời bảo ngồi xuống. Ánh mắt nhìn thay cho lời nhắc nhở
khi các em mất trật tự.

Biện pháp 5: Xây dựng thói quen, ý thức tự học.

          Học bài và làm bài ở nhà. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho từng buổi
học. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở nhà cũng như trước khi đi học.

          Mặc đồng phục theo qui định. Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn
định trật tự. Biết tự ôn bài trước giờ học chính thức. Dụng cụ học tập sắp xếp có
thứ tự, ngăn nắp.

          Khi thầy, cô hỏi các em phải nhanh nhẹn khẩn trương, trả lời thành câu,
đủ ý, rõ ràng. Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng.
Ngồi học với tư thế ngay ngắn, không gát chân lên bàn, không dựa tường, …

          Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học. Biết sử
dụng đồ dùng học tập một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật tự.

Biện pháp 6: Rèn luyện thói quen dám nhận khuyết điểm và biết tránh
khuyết điểm

Xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. Tập thói quen dám
nhận khuyết điểm và biết tránh khuyết điểm, biết phê bình và tự phê bình một
cách chân thật. Từng tổ các em sẽ bình chọn bạn xuất sắc là bạn học tốt, không
vi phạm những điều đã qui định, bạn nào có chuyển biến hơn so với tuần trước
thì được chọn là bạn tiến bộ cũng được tuyên dương. Em nào còn vi phạm cũng
được bạn chỉ ra và nhận khuyết điểm trước lớp.

4.Kết quả

Kết quả cụ thể của quá trình nghiên cứu như sau:

Tất cả các em hàng ngày ở lớp đều có nền nếp học tập tốt, ý thức biết tự
phục vụ, tự quản, biết hợp tác, biết tự học và giải quyết vấn đề. Ngoài ra trong
đời sống các em còn biết trung thực và có kỉ luật, đối xử tốt với bạn bè, với mọi
người. Các em biết đoàn kết và yêu thương nhau, biết tích cực hơn trong việc tự
học, kết quả học tập cũng được tốt hơn.
5

Sau dây là bảng thống kê kết quả về quá trình rèn luyện năm học 2020 – 2021:
Các lần Sĩ số Phẩm chất
kiểm tra học sinh
Tốt Đạt CCG
KS Đầu năm 17 4 8 5
GHKI 17 8 9 0
CUỐI HKI 17 9 8 0
Từ đây đến cuối năm tôi tiếp tục áp dung kinh nghiệm này vào việc xây
dựng nền nếp và giáo dục cho các em có ý thức, để nền nếp học tập của các em
ngày một tốt hơn.

5. Kết luận và đề xuất


Kết luận :

- Cùng với hoạt động khác trong nhà trường, công tác xây dựng nền nếp
học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B là việc làm vô cùng quan trọng,
nó góp phần nâng cao nếp sống cho con người, hạn chế những thành phần không
tốt trong xã hội đồng thời giúp cho học sinh nhận ra cái xấu trong xã hội, hình
thành hành vi đạo đức tốt, tạo cho các em trở thành con người có ích cho xã hội.

- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5B là việc làm cần thiết, tạo nền
tảng vững chắc cho các em đi lên và trưởng thành để các em tiếp tục học các lớp
trên và tự khẳng định mình.

Đề xuất

Nêu những tấm gương hiếu học, những học sinh có nền nếp học tập tốt,
những việc làm tốt, thiết thực của học sinh trong tiết sinh hoạt dưới cờ để học
sinh học tập và noi gương theo những tấm gương những việc làm tốt đó.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Lưu Văn Ngoan

You might also like