You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH


LỚP BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Học tại hội trường C)

Họ và tên: Trịnh Tấn Anh Minh.


Ngày tháng năm sinh: 28/9/1997.
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh.
Đơn vị công tác: TiH-THCS và THPT Hòa Bình.
Số thự tự trong danh sách: .………………………………………………………….

Điểm Nhận xét

Câu hỏi phần 1


Anh/chị hãy nêu các kinh nghiệm của bản thân hoặc các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
trong bối cảnh hiện nay (chỉ chọn một trong số các nội dung sau đây để thực hiện)
1. Xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm
2. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp
3. Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện cho học sinh của lớp chủ nhiệm
4. Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm-hướng nghiệp cho học sinh của lớp chủ nhiệm
5. Phối hợp với phụ huynh
6. Phối hợp với giáo viên bộ môn
7. Phối hợp với các cá nhân và tổ chức nước ngoài để thực hiện một số hoạt động giáo dục của lớp
chủ nhiệm
Bài làm
Đối với học sinh THPT ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu
biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người
lớn... ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất
hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn
đến phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường. Đạo đức của học sinh vừa mang ý
thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với các qui định và chuẩn mực của xã hội; đồng thời phải phù hợp với
những qui định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh không thể xem nhẹ và tách rời giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt,
làm đúng mọi qui trình giáo dục đạo đức phù hợp với qui luật nhận thức sẽ giúp cho học sinh ý thức và
điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ; tất cả các yếu tố sẽ góp phần hình thành nhân
cách của học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong bối cảnh hiện nay thì GVCN phải biết phối
hợp với phụ huynh học sinh luôn phối hợp chặt chẽ để giúp các em được giáo dục tốt và hoàn thiện hơn.
Một bộ phận học sinh lười học, đua đòi, ham chơi dẫn đến nghỉ học không lí do hoặc giả mạo chữ kí phụ
huynh, kết quả học tập thấp, vi phạm nề nếp, tác phong và nội quy nhà trường. Một số em sống ở gần chợ
, gần các nơi có quán internet, gia đình kinh doanh …lôi cuốn các em khác bỏ học, bỏ tiết đi đánh điện tử,
ăn mặc hở hang.Nhiều phụ huynh tỏ thái độ khó chịu khi GVCN góp ý về ăn mặc của con em mình thì
cho là Thầy giáo là " Cổ hủ, lạc hậu". Nhiều em để thỏa mãn sự "hưởng thụ" và "khám phá" của mình ở
môi trường mới đã có sự gian dối, che đậy khuyết điểm hoặc phản ánh thiếu khách quan, trung thực về
quá trình học tập và rèn luyện của mình. Cho nên, nhiều phụ huynh lúng túng, ngạc nhiên, sửng sốt khi
nhận được kết quả học tập và rèn luyện của con em mình vào mỗi kì họp PH (trừ những em có "vấn đề"
GVCN đã mời PH trao đổi) trong khi hằng ngày vẫn thấy con đi học đều đặn và được báo cáo là "mọi
việc vẫn tốt". Một số em, bố mẹ ly hôn, ở với ông bà nội, đời sồng kinh tế rất khó khăn. Gia đình: là tế
bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là
kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh. Nhiều gia đình do quá bận rộn với công
việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã
hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với
GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong
những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn
sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá mức nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó
bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo
chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ
yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành
cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ
nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy
còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn ít,
trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển
mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự
khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên
chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức cớ
chiều hướng gia tăng. Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ
nhiệm lớp.
Biện pháp thực hiện: Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh do nhà trường đề ra. Đi thăm và trao
đổi trực tiếp với gia điình PHHS khi thấy cần thiết. Mời PHHS tới trường đẻ tra đổi về việc giáo dục HS
khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. Liên hệ thường xuyên với hội CMHS để tích cực hóa
các hoạt động giáo dục.Việc kết hợp phụ huynh (PH) để cùng nhau giáo dục HS cũng không kém phần
quan trọng. Phải làm cho PHHS tin tưởng nhà trường, thấy việc gửi con mình vào trường là quyết định
đúng đắn. Mối quan hệ này được thể hiện qua các buổi họp giữa GVCN với PHHS - GVCN phải tạo
được uy tín, vững vàng, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm. Đây là buổi họp rất quan trọng, GVCN sẽ
thông báo những văn bản, thông tư, nội quy trường đến PHHS. Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến,
từ đó PHHS sẽ đồng tình ủng hộ GVCN trong việc giáo dục con mình; kiên trì giải thích và thuyết phục
họ nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình. Đặc biệt phải hình thành trong PHHS thói quen tìm hiểu
tình hình học tập của con mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua giấy thông báo) với GVCN.
Để tiếp xúc được với PHHS thì nên chuẩn bị tốt nội dung cần trao đổi, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Có như
thế, PHHS thấy được GVCN đã quan tâm sâu sắc đến con mình từ đó yên tâm, tin tưởng GVCN, tin
tưởng nhà trường. GVCN lớp cần kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh;
kịp thời liên hệ, báo cáo việc thực hiện nề nếp, kết quả học tập của các em, đề nghị gia đình phối hợp
trong việc uốn nắn các em chưa ngoan.
* Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Đầu mỗi năm học, kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh. Lập kế hoạch tổ chức họp phụ huynh ít nhất 3
lần/năm. Tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ. Từng thành viên trong Ban đại
diện nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh thông qua báo cáo của giáo viên.
* Thực hiện sổ liên lạc gia đình:
Sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc. Trên cơ sở đó, GVCN thông báo tới các bậc cha mẹ học
sinh về tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em đồng thời GVCN cũng nắm bắt được các thông tin về
hoàn cảnh, cá tính, sự ham thích… của học sinh từ phía phụ huynh cung cấp. Qua đó GVCN tìm những
biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh:
Tại các buổi họp phụ huynh. GVCN thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề
nếp và các yêu cầu cần thiết của nhà trường tới các bậc phụ huynh để đôn đốc học sinh thực hiện. Ngoài
ra còn thông báo với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng chương, từng
học kỳ. Tạo điều kiện cho phụ huynh trao đổi với GVCN về việc rèn luyện đạo đức của từng em trong
không khí thoải mái, chân tình. Đối với những học sinh có cá tính, GVCN cần trao đổi cụ thể với gia đình
và kết hợp chặt chẽ với gia đình tìm ra các biện pháp cụ thể để giáo dục và uốn nắn (có thể mềm dẻo
nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng). GVCN tuyên truyền cho các bậc cha mẹ
học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập, có
một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em cần có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ
đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em. GVCN và cha mẹ học sinh phải thống nhất
được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất
được các biện pháp thực hiện. Đây là điều kiện đầu tiên để GVCN có được sự ủng hộ của phụ huynh
trong công tác tổ chức lớp học. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo
mức độ vi phạm GVCN thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc
trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và nhiều giáo viên đã làm
và có hiệu quả: học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái mỗi khi được mời đến gặp Cũng
có GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng của trẻ với mong muốn gia đình kết hợp cùng
nhà trường để giáo dục cho các em tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu và cũng có phụ huynh lại bực tức
con mình và đánh con trước mặt giáo viên rồi dẫn con về cho... nghỉ học luôn vì cảm thấy xấu hổ. Điều
này đã cho thấy chính phụ huynh cũng bất lực trước con mình...Lên danh sách cho cha mẹ HS tự đăng ký
các môn cho con em mình học phụ đạo, thoả thuận tiền thù lao trả giáo viên dứng lớp có biên bản kèm
theo.Yêu cầu CMHS ghi số điện thoại của mình để GVCN tiện liên hệ. Lấy ý kiến đóng góp của CMHS
về bản phương hướng. Giới thiệu và bầu ban đại diện CMHS của lớp bao gồm 2 phụ huynh có tinh thần
ủng hộ sẵn sàng giúp đỡ, nhiệt tình có trách nhiệm, có khả năng với chức năng được bầu.

You might also like