You are on page 1of 3

1.3.3.

Bản chất của trường học hạnh phúc

Một cách dễ hiểu nhất, “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinh cũng như
phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương
giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp
hàng ngày. Ngoài ra, “Trường học hạnh phúc” phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy
và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi phi
đạo đức. Chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá
tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một cách máy
móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu.

Mục tiêu các hoạt động của nhà trường :

Nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và
học từ đó hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Gia đình là tế bào
của xã hội, mỗi một thành viên của gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc. Mà khởi
nguyên của điều đó chính là có môi trường học tập hạnh phúc.

Vì sao cần phải xây dựng trường học hạnh phúc?

Hiểu được khái niệm thế nào là trường học hạnh phúc, tất yếu ta cũng sẽ nhận ra
giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát triển của trẻ nhỏ, rộng hơn là
sự vững mạnh của đất nước.

Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường
học tập tốt nhất. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày,
với những môn học, những bài giảng. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất
quan trọng đến kết quả học tập của học sinh. Nó giúp các em có thêm động lực, sự chủ
động và tích cực, không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học
mới. Đồng thời, việc học sinh có hứng thú với môn học sẽ giúp thầy cô có thêm động lực
giảng dạy và sáng tạo những phương pháp dạy học mới để các em hứng thú với môn học
hơn nữa.

Làm sao để hướng trẻ đến một trường học hạnh phúc?
Xây dựng một trường học hạnh phúc được quyết định bởi 3 chủ thể: nhà trường,
phụ huynh và học sinh.

a. Về phía nhà trường:


- Xây dựng một môi trường thân thiện, hòa đồng giữa học sinh với giáo viên,
học sinh với học sinh, giáo viên và giáo viên.
- Cơ sở vật chất: phòng học, phòng làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn… đảm bảo
điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; tạo dựng môi trường xanh-sạch-đẹp.
- Giáo viên tích cực, cởi mở, luôn chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh,
không coi mình là nhất, giao bài tập và những bài kiểm tra vừa sức với học
sinh.
- Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
b. Về phía phụ huynh:
- Không so sánh con mình với “con nhà người ta”
- Chú ý năng lực cá nhân của con mình. Mỗi một con người được sở hữu
những trí thông minh khác nhau và có đến 8 loại trí thông minh: trí thông
minh không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc, trí
thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic-toán học, trí thông minh giao
tiếp, trí thông minh nội tâm và trí thông minh thiên nhiên. Vì vậy mà phụ
huynh là người giúp cho con mình biết được con có năng khiếu ở đâu và từ
đó rèn luyện con chứ không phải bắt buộc đi theo khuôn mẫu cụ thể nào.
c. Về phía học sinh:
- Học bài trên lớp để lấy kiến thức là chưa đủ, còn phải có 3 thứ khác: Kỹ
năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ.
- Không thúc ép bản thân phải học thuộc thứ mà không thuộc về mình.
- Tìm hiểu những phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp riêng.
- Tâm sự với những người thực sự hiểu bản thân của mình để có những ý
kiến mà mình chưa giải quyết được, tuyệt đối không làm gì tổn hại đến bản
thân mình

You might also like