You are on page 1of 10

PHẦN I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”…Có thể khẳng định giáo dục đạo đức,
nhân cách học sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần quyết định
sự thành bại của nền giáo dục cách mạng nước nhà hiện nay cũng như tương lai
sau này. Chính vì thế giáo dục đạo đức, kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối
với thế hệ trẻ, bởi vì: Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới.

Qua thời gian công tác giảng dạy tôi cảm nhận sâu sắc hình ảnh: “ Để có
một rừng cây xanh tươi thì phải bắt đầu từ việc cấy trồng”. Nhà trường là môi
trường tốt nhất để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, chính vì vậy mà việc
giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề quan tâm của các
ngành, các cấp và của toàn xã hội. Từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu:

“ Biện pháp nâng cao hứng thú và phát huy sự sáng tạo cho hs thông qua
HĐTN và trò chơi học tập ở trường Tiểu học”.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Việc nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho con người ngay từ khi
còn nhỏ là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ, sự lặp đi, lặp lại những hành vi đạo đức
lành mạnh sẽ hình thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức, chi phối lối sống của
trẻ, song hành với trẻ em trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách
ở bậc Tiểu học. Đó là lí do cần nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học, giúp các em chủ động, tự tin trong cuộc sống. tự nhận thức bản
thân, phát huy thế mạnh cá nhân, giúp các em rèn luyện những phẩm chất đạo
đức như : khiêm tốn, bao dung, đoàn kết, trung thực,…. biết ứng xử đúng mực,
linh hoạt trong những tình huống khó khăn của cuộc sống.

Nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh giúp các em đối xử
đúng mực, linh hoạt xử lí các tình huống thường gặp,…Ngoài ra giúp các em có
ý thức, có năng lực thực hiện bổn phận cũng như bảo vệ quyền trẻ em, bảo về
chính mình trước những vấn đề của xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống
an toàn, lành mạnh của các em, phòng ngừa những hành vi có hại cho sự phát
triển của bản thân.

II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :


Trong các năm học ngay từ buổi đầu nhận học sinh tôi đã khảo sát đối
tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. Cụ thể năm học
2022– 2023 lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh, trong đó có 6 học sinh cá biệt về
đạo đức, kĩ năng sống còn nhiều hạn chế. Tôi tìm hiểu nguyên nhân thông qua
gia đình: có em bố mẹ gửi ông bà, cô dì chú bác để đi làm kinh tế xa nên được
cưng chiều quá mức nên các em nũng nịu, thích gì được nấy, hay vòi vĩnh, có
em tính ngang ngạnh chưa uốn nắn được, có một học sinh hòa nhập bị thiểu
năng về trí tuệ,…. Từ đó tôi luôn trăn trở tìm ra những giải pháp để giúp đỡ các
em hoàn thiện mình hơn, để các em trở thành những con ngoan trò giỏi. Là giáo
viên giảng dạy có 12 năm kinh nghiệm trong nghề, trải qua nhiều năm làm chủ
nhiệm lớp với nhiều thế hệ học sinh, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ
thực tiễn và xây dựng một số giải pháp thực hiện như sau:

III. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


1. Giải pháp 1: Xây dựng mối quan hệ thân thiện cô trò.
Tạo không khí thoải mái, sinh động trong tiết học để cho các em tiếp thu
bài tốt, thông qua các trò chơi sẽ khắc sâu kiến thức cho các em hơn.

Bên cạnh đó lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với học sinh của giáo viên
cùng với sự nỗ lực phấn đấu trong học tập của các em sẽ có được nhiều kết quả
tốt. Tôi nhận thấy người giáo viên vừa là người thầy dạy học kiến thức văn hóa
cũng là người cha người mẹ chăm sóc, yêu thương và động viên an ủi với tình
thương chân thành của chúng ta sẽ giúp học sinh tiến bộ hơn.

2. Giải pháp 2. Công tác xã hội hóa giáo dục - Tổ chức hoạt động trải
nghiệm.

Việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm chính là thực hiện quan điểm,
định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội”. Hoạt động trải nghiệm không chỉ là một phương
pháp tổ chức của các môn học mà còn là một hoạt động giáo dục thông qua sinh
hoạt tập thể, các hoạt động xã hội, các loại hình câu lạc bộ khác nhau,…Hoạt
động trải nghiệm là để cho từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào
các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như
ngoài xã hội. Gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hằng ngày, với văn hóa, hoạt
động sản xuất và kinh doanh tại địa phương.

Giải pháp 3. Tổ chức các trò chơi – Tổ chức làm sản phẩm tái chế

*Tổ chức trò chơi:

Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện
kĩ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Tôi đã lồng ghép trò chơi học tập trong từng tiết học nhằm giúp học sinh
học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn. Từ đó, giúp các em lĩnh hội kiến
thức và rèn luyện kĩ năng một cách hiệu quả. Trò chơi học tập thuộc loại trò
chơi trí tuệ, có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Nó luôn luôn
thu hút được sự tham gia của các đối tượng học sinh, hình thành ở học sinh
hứng thú tích cực và bền vững. Tổ chức trò chơi là hoạt động sáng tạo, đầy yếu
tố mới mẻ, bất ngờ. Trẻ em hứng thú với trò chơi vì trong trò chơi có cả phần
sáng tạo, trẻ sẽ là những người trưởng thành. Trò chơi học tập tạo nên hình thức
“ Chơi mà học, học mà chơi” đang được áp dụng trong các tiết học, nhất là
trong học kĩ năng sống.

*Tổ chức làm sản phẩm tái chế:

Ngay từ đầu năm học phong trào làm đồ tái chế, tôi tổ chức hướng dẫn
học sinh thu gom các phế liệu vừa tiết kiệm kinh phí, vừa làm sạch môi trường
để tái chế thành những đồ vật ngộ nghĩnh, vừa tập cho học sinh tính khéo tay,
cẩn thận, tính sáng tạo ngay từ nhỏ. Các em tự nghiên cứu và chế ra những đồ
vật mà các em thích vừa làm đồ chơi, vừa làm quà tặng,……

Giải pháp 4. Tổ chức hoạt động “Đôi bạn cùng tiến”


Qua giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh đã biết làm việc một cách
khoa học, theo một quy trình hợp lí và chặt chẽ, thông qua việc làm của chính
mình ở từng môn học, từng hoạt động dưới sự trợ giúp của giáo viên và bạn bè.
Từ đó hình thành và phát triển những phẩm chất như: tính chính xác, tính cẩn
thận, tỉ mỉ, chu đáo, tính kỉ luật, tính năng động sáng tạo. Các em thấy tự tin khi
giao tiếp với bạn bè và những người xung.

Bên cạnh đó tôi xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”, bạn học giỏi giúp đỡ bạn
học yếu kém để cùng tiến bộ. Xếp sắp chỗ ngồi hợp lí để thuận tiện cho việc học
sinh giỏi giúp đỡ học sinh trung bình và học sinh yếu, học sinh hòa nhập.

Đưa ra các tiêu chí thi đua cho từng nhóm (cánh sao), tổ, cá nhân. Thực
hiện “Truy bài đầu giờ” giữa học sinh trong nhóm với nhau. Thi đua trong các
tiết học các em dành những bông hoa học giỏi để treo lên bảng góc học tập của
lớp theo từng tổ nhóm.

Giải pháp 5. Xây dựng lớp học thân thiện – học sinh tích cực
Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng học sinh chuẩn bị trang trí một không
gian lớp học xanh – sạch- đẹp tạo môi trường học tập tốt cho học sinh.
Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tâm lí học
sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức giữ
gìn trường lớp của mình. Ngoài ra giáo viên còn sáng tạo thêm một số biểu bảng
để trưng bày các sản phẩm học tập, một số tấm hình chụp tập thể lớp,… để hằng
ngày các em có cảm giác mình được sống trong một tập thể tràn đầy yêu
thương. Qua đó giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng
như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể.
Như vậy việc đổi mới không gian lớp học là một việc làm cần thiết để khơi
gợi khả năng sáng tạo, tích lũy các thói quen tốt, hình thành kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học. Đồng thời, thông qua việc đổi mới không gian lớp học của
mình các em biết yêu quý và gắn bó với trường lớp, bạn bè hơn.
Giải pháp 6. Tổ chức các buổi nói chuyện qua các chủ đề
Trong các tiết học sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt sao,giờ nghỉ ra chơi vào
ngày thời tiết mưa - gió rét không ra ngoài chơi được tôi thường sưu tầm các tài
liệu có nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp mình dạy để kể.
Ngoài ra các tiết sinh hoạt sao tôi dành thời gian kể cho học sinh nghe các
câu chuyện: Người con út hiếu thảo; Sự tích hoa cúc trắng; Sự tích hoa mai
vàng; Thuốc tiên cứu mẹ, ….. trong cuốn sách Truyện kể về gương hiếu thảo.
Hay một số câu chuyện trong cuốn sách truyện kể về gương hiếu học,…. Từ đó
tôi hướng dẫn rèn luyện các kĩ năng:

+Giao tiếp, ứng xử trong gia đình.

+Lịch sự khi nhận hay gọi điện.

+Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi: trong cuộc sống lời cảm ơn và xi lỗi mang
một giá trị rất lớn , biết cảm ơn và xin lỗi kịp thời trong từng tình huống phù
hợp.

+Chấp hành nội quy trường lớp: Để trở thành học sinh gương mẫu, trước
hết các em cần phải chấp hành nội quy một cách nghiêm túc

+Lễ phép kính trọng thầy giáo, cô giáo: Thầy giáo, cô giáo đã không quản
khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta cần kính trọng,
biết ơn thầy cô.

+Ứng xử nơi công cộng: Giữ vệ sinh, trật tự nơi công cộng thể hienj sự văn
minh. Vì vậy ngay từ nhỏ các em luôn phải ý thức rằng, mọi hành động của bản
thân không làm ảnh hưởng xấu đến nơi công cộng và ngược lại luôn vun đắp để
nó trở nên tốt đẹp hơn.

+Cuối mỗi buổi học trước khi ra về các em không bao giờ quên chaof cô và
các bạn trước khi ra về và đọc đồng thanh “ Không đội mũ bảo hiểm không
ngồi lên xe máy” để thực hiện tốt Luật an toàn giao thông.

Giải pháp 7. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh có thể tiếp cận bằng nhiều
con đường. Đặc biệt trong mỗi hoạt động trải nghiệm, học sinh luôn là nhân vật
trung tâm, tất cả các em được tạo điều kiện tối đa cơ hội tham gia, rèn luyện để
phát triển bản thân và phát huy khả năng sáng tạo của mình. Các em được tạo cơ
hội thực hiện các thao tác tư duy tích cực thông qua hoạt động lao động thực
tiễn để chuyển hóa trải nghiệm thực tiễn thành giá trị, năng lực và phẩm chất của
bản thân.

III KẾT LUẬN:


Từ những kinh nghiệm nghiên cứu tài liệu áp dụng vào phương pháp giảng
dạy, sự đồng thuận giúp đỡ của đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của phụ huynh
học sinh, bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy đã thu được kết quả cao.

Học sinh đi học chuyên cần, kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết
yêu thương, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

Một số học sinh cá biệt đầu năm học nay đã tiến bộ rõ rệt.

Năng lực và phẩm chất 100% học sinh đạt khá, giỏi, không có học sinh
trung bình, yếu kém.

Về vệ sinh cá nhân và môi trường các em làm rất tốt:

+Học sinh đã biết rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp.

+Học sinh biết phòng tránh dịch bệnh theo mùa,… giữ gìn sức khỏe tốt.

+Chân tay sạch sẽ, móng luôn cắt ngắn.

+Quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.

+Không vứt rác bừa bãi.

+Luôn giữ sạch môi trường xung quanh.

+Chăm sóc cây xanh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Cha mẹ học sinh cảm thấy mãn nguyện với thành công của học sinh,tin
tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó cha mẹ học sinh có ý
thức tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ cô trò hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm
học. Giáo dục toàn diện đức – trí- thể - mĩ, đào tạo học sinh thành người có tình
yêu con người, yêu quê hương để xây dựng đất nước; có nhân cách, bản lĩnh hội
nhập với xu thế phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một
trong những phương thức hình thành nhân cách, kĩ năng sống một cách hiệu quả
đó là đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục trí dục không chỉ để
trau dồi, phát triển trí tuệ cho học sinh mà còn bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, kĩ
năng sống.

Nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người
biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có
kĩ năng sống luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử, giải
quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong
cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.

Nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống không những thúc đẩy sự phát
triển cá nhân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn
ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.

Việc rèn kĩ năng sống thông qua môn Đạo Đức sẽ thúc đẩy các hành vi
mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề
xã hội. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu
và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và
quốc tế. Nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống tạo cơ hội cho học sinh áp
dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống.

Trên đây chỉ là vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng và đúc kết
từ thực tế đã làm trong nhiều năm công tác. Mặc dù đã cố gắng tâm huyết với
nghề, nhưng do kinh nghiệm và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế. Bản thân
tôi sẽ tiếp tục trau dồi cùng đồng nghiệp và tham khảo học hỏi nhiều hơn nữa để
hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã dạy: “ Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Tôi mong sẽ được lãnh đạo và đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý để bản sáng kiến
của tôi được hoàn thiện.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP Trang 2


1. Cơ sở lí luận của vấn đề Trang 2
2. Thực trạng của vấn đề Trang 3
3. Một số giải pháp: Trang 3
Giải pháp 1. Xây dựng mối quan hệ thân thiện cô trò Trang 3
Giải pháp 2. Công tác xã hội hóa giáo dục- Tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trang 7
Giải pháp 3. Tổ chức các trò chơi- Tổ chức làm sản phẩm tái chế Trang 11
Giải pháp 4. Tổ chức hoạt động đôi bạn cùng tiến Trang 14
Giải pháp 5. Xây dựng lớp học thân thiện – học sinh tích cực Trang 15
Giải pháp 6. Tổ chức các buổi nói chuyện qua các chủ đề Trang 16
Giải pháp 7: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trang 18

III. KẾT LUẬN Trang 22

You might also like