You are on page 1of 15

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU........................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC CHO GÓC XÂY DỰNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ........................5
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................5
2.1.1. Cơ sở lí luận về xây dựng môi trường giáo dục mầm non...................5
2.1.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nhỡ...........................................................9
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................11
3.1. Kết luận.....................................................................................................11
3.1.1. Thuận lợi............................................................................................11
3.1.2. Khó khăn............................................................................................11
3.1.3. Kinh nghiệm.......................................................................................13
3.2. Kiến nghị..................................................................................................13
3.2.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất...................................................................13
3.2.2. Tạo môi trường an toàn và sạch sẽ....................................................13
3.2.3. Đầu tư vào đội ngũ giáo viên.............................................................14
3.2.4. Phát triển chương trình giảng dạy phù hợp........................................14
3.2.5. Khuyến khích sự hợp tác giữa trường và phụ huynh.........................14
3.2.6. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa............................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................15
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Chúng ta đã biết, lứa tuổi mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học
mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, hoạt động học của trẻ thường được tổ chức
thông qua trò chơi giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động tham
gia các hoạt động. Thông qua đó, cũng giúp hình thành và phát triển tư duy,
thẩm mỹ và bước đầu hình thành, phát triển nhân cách ở trẻ. Chính vì lẽ đó việc
chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Giáo dục
nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.Với phương
pháp dạy trẻ lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát
triển cơ thể và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa
kích thích trí tò mò, trẻ được thể hiện ý thích cua trẻham hiểu biết về xã hội của
trẻ. Trẻ em nào cũng thích chơi, ngay từ khi trẻ được mấy tháng tuổi trẻ đã biết
chơi rồi cho đến khi trẻ vào nhà trẻ mẫu giáo, thậm chí lên đến bậc tiểu học hay
trung học trẻ vẫn thích chơi. bởi vì vui chơi là một hoạt động tất yếu của mọi
đứa trẻ .Nói một cách khác hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động
chủ đạo của trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, đây là hoạt động quan trọng nhất
và có tác động chi phối các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý
diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt động vui chơi, trẻ
dần hoàn thiện về nhân cách. Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo mọi điều kiện,
mọi cơ hội và môi trường tốt để trẻ tham gia vào hoạt động chủ đạo nhằm thúc
đẩy quá trình phát triển của trẻ. Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một
trong những hoạt động quan trọng, ở hoạt động này trẻ được đóng vai trò là một
thành viên trong xã hội là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và
trải nghiệm, Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện trí nhớ, tính quan sát,
kỹ năng phân biệt so sánh, khả năng bắt trước, cũng qua hoạt động này trẻ được
tự do thể hiện mình điều đó giúp phát triển ở trẻ khả năng mạnh dạn, tự tin, chủ
động. từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội sự tích hợp trong mọi hoạt động,
trong mọi tiết học đều gắn với môi trường. Ở mỗi lớp, nhóm lớp, giáo viên lại
xây dựng môi trường theo ý tưởng riêng, không giống nhau nhằm tránh sự đơn
điệu và phù hợp với từng lứa tuổi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp
góc chơi, cùng bàn bạc với trẻ để xây dựng trò chơi mới, đồ chơi mới và dùng
chính sản phẩm của trẻ giúp trẻ thấy hấp dẫn, mới lạ. Mở rộng góc học tập, xây
dựng góc mở, tạo môi trường học tập ở các góc chơi, dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo, và sử dung sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường góc học tập là
suy nghĩ của tôi.

Với các cháu mầm non nói chung đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng
đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy,về ngôn ngữ, về tình
cảm.....những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao
điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn
được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo
mầm non chúng ta, Các cô là người tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường
khôn lớn của trẻ. Ở lứa tuổi này “trẻ rất ham tìm tòi và hiếu động” chính vì vậy
sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực
và có tính chủ động sáng tạo mới có thể tạo được tiền đề vững chắc cho một
tương lai tươi sáng của đất nước. Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài “Thiết
kế môi trường giáo dục cho góc xây dựng của trẻ mẫu giáo nhỡ” nhằm phân
tích cơ sở lý luận cũng như làm sáng tỏ những khó khăn và thuận lợi từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm nâng cao quá trình thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ
mẫu giáo nói chung và cho trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận cũng như làm sáng tỏ những khó khăn và thuận lợi
từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao quá trình thiết kế môi trường giáo
dục cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng.

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu cơ sở lý luận, quan sát thực trạng của việc xây dựng môi
trường giáo dục trong trường mầm non, làm sáng tỏ những khó khăn, thuận lợi,
từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao quy trình xây dựng môi trường
giáo dục trong trường mầm non.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC CHO GÓC XÂY DỰNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.1. Cơ sở lí luận về xây dựng môi trường giáo dục mầm non
2.1.1.1. Xây dựng môi trường tâm lý – xã hội

 Khái niệm về môi trường tâm lý – xã hội trong tường mầm non

Môi trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo
nên bởi mối quan hệ của các thành viên trong nhà trường với nhau, mối quan hệ
của nhà giáo dục với người được giáo dục và mối quan hệ giữa những người
được giáo dục với nhau, hình thành nên bầu không khí tâm lý sư phạm – môi
trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non. Cụ thể đó là các mối quan hệ giữa
giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên, giáo viên với giáo viên và với cấp
trên, các cán bộ công nhân viên trong nhà trường, giữa cô với phụ huynh, giữa
nhà trường với phụ huynh...tất cả tạo nên bầu không khí tâm lý sư phạm – môi
trường tâm lý xã hội trong trường mầm non.

 Đặc điểm môi trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non

Trẻ em lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn đầu tiên của sự hình thành
và phát triển nhân cách. Sự phát triển của trẻ được quyết định bởi một tổ hợp các
điều kiện, đó là: đặc điểm phát triển của cơ thể trẻ, điều kiện sống, mối quan hệ
của trẻ với môi trường xung quanh, mức độ tích cực hoạt động của bản thân trẻ.
Trẻ chỉ có thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội nhờ sự tiếp xúc với người lớn. Việc
tạo nên bầu không khí tâm lý – xã hội dựa trênn các giá trị trong xây dựng môi
trường nhà trường là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hiệu quả giáo dục vì nó
đáp ứng các nhu cầu quan trọng của trẻ. Theo đó, môi trường nhà trường cần
được thiết lập trên nền tảng các giá trị. Kết quả nghiên cứu của UNESCO trong
chương trình giáo dục giá trị sống toàn cầu, khi các nhà giáo dục đặt câu hỏi trẻ
em cần được sống trong một môi trường như thế nào? Câu trả lời là: Môi trường
đó cần tạo cho trẻ cảm thấy: Được an toàn, được có giá trị, được yêu thương,
được hiểu và được tôn trọng.

Chính vì vậy, ngoài các đặc điểm của môi trường tâm lý – xã hội, môi
trường tâm lý – xã hội trong nhà trường nói chung, môi trường tâm lý – xã hội
trong trường mầm non còn có những đặc điểm riêng, phù hợp với mục tiêu giáo
dục của cấp học mầm non. Đó là:

+ Môi trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non là môi trường thân
thiện, trong đó các mối quan hệ của giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ được dựa trên
nền tảng của các giá trị như: tin tưởng, cởi mở, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ,
không bạo lực, không có sự kỳ thị sẽ giúp trẻ có cơ hội phát huy tối đa tiềm
năng của mình.

+ Môi trường an toàn, trong đó trẻ dược chăm sóc, giáo dục bằng tình
cảm yêu thương.

+ Môi trường mà người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ bằng giao tiếp trực tiếp
và thường xuyên.

+ Môi trường có sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau.

+ Môi trường trẻ được tự do hoạt đọng do chính mình và vì chính mình,
tự do chia sẻ những gì trẻ cảm nhận.

+ Môi trường khuyến khích trẻ tích cực, chủ động hoạt động

 Một số yêu cầu khi xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong trường
mầm non

Để xây dựng môi trường tâm lý – xã hội cho trẻ mầm non, cần tuân thủ
chặt chẽ các nguyên tắc khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Các mối
quan hệ của các thành viên trong nhà trường cần phải tạo nên bầu không khí tâm
lý sư phạm, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, để trẻ tự tin, tích cực tham gia các hoạt
động, kích thích hứng thú và tạo cơ hội để trẻ hợp tác (với trẻ khác, với giáo
viên và người lớn).
Mỗi lứa tuổi, mối đứa trẻ là một con người riêng biệt, với những đặc điểm
tâm sinh lý không giống bất cứ trẻ khác, vì vậy, để tạo môi trường tâm lý – xã
hội tích cực cho từng trẻ, mỗi giáo viên cần tôn trọng sự khác biệt này, giúp các
con tự tin với không chỉ ưu điểm mà cả những hạn chế hiện tại của bant thân để
chủ động tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Khi giao tiếp với trẻ,
ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, từ đó tạo sự an toàn
cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức cho cấp ủy đảng, chính quyền, cha
mẹ/người chăm sóc trẻ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, những yêu cầu đặc thù đối với lứa tuổi
nhà trẻ. Bên cạnh đó cần luôn thể hiện sự tôn trọng, không phân biệt, định kiến
để phát huy sự đóng góp, phối hợp phù hợp cao mỗi gia đình trong chăm sóc,
giáo dục trẻ nói chung và xây dựng môi trường giáo dục nói riêng nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời thu hút sự tham gia, phối hợp
của cha mẹ và cộng đồng trong việc chuẩn bị, tạo dựng môi trường gần gũi, thân
thiện cho trẻ hoạt động tại nhóm/lớp cũng như ở gia đình và cộng đồng bằng
nhiều hình thức khác nhau: Trao đổi/tư vấn với cha mẹ hằng ngày (khi đưa và
đón trẻ), họp phụ huynh, thông tin trên bảng tin dành cho cha mẹ,...

 Xây dựng môi trườg tâm lý – xã hội trong trường mầm non

Môi trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ. Để đạt được kết quả chăm sóc – giáo dục
trẻ tốt, môi trường trong trường mầm non cần tạo cho trẻ cảm thấy:

- An toàn.
- Có giá trị.
- Được yêu thương.
- Được hiểu.
- Được tôn trọng.

Khi xây dựng môi trường tâm lý – xã hội cho trẻ mầm non, cần phải tuân
thủ chặt chẽ các nguyên tắc chung khi xây dựng một môi trường giáo dục trong
nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non và các yêu
cầu khi xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong trường mầm non. Trên cơ sở
đó xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đảm bảo tính
mô phạm, an toàn cho trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, được thể hiện mọi khả
năng của bản thân và được tôn trọng. Đó là xây dựng các mối quan hệ:

Xây dựng được mối quan hệ cấp trên với cấp dưới, giáo viên với nhau,
giáo viên với cán bộ, công nhân viên trong trường, các thành viên trong trường
mầm non với cha mẹ và cộng đồng...

Xây dựng được mối quan hệ giữa ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công
nhân viên với trẻ.

Xây dựng được mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên, trẻ với các
thành viên khác trong trường mầm non.

2.1.1.2. Xây dựng môi trường vật chất

 Khái niệm về xây dựng môi trường vật chất cho trẻ mẫu giáo

Xây dựng môi trường vật chất cho trẻ nhà trẻ là hoạt động thiết kế tổ chức
cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học như các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,
không gian....phục vụv cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh
hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo

Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ mẫu giáo thỏa mãn
nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức,
thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội.

 Xây dựng môi trường vật chất trong lớp cho trẻ mẫu giáo

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường vật chất cho trẻ mẫu giáo

Bước 2: Chuẩn bị môi trường vật chất cho trẻ mẫu giáo

Bước 3: Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
trong lớp cho trẻ mẫu giáo

Bước 4: Sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi hiệu quả
2.1.1.3. Xây dựng môi trường tự nhiên

 Khái niệm xây dựng môi trường tự nhiên trong trường mầm non

Xây dựng môi trường tự nhiên trong trường mầm non là quá trình tạo ra
một môi trường giáo dục cho trẻ em, nơi thiên nhiên và các yếu tố tự nhiên được
tích hợp và tận dụng để tạo ra trải nghiệm giáo dục thú vị và học tập sâu sắc.
Môi trường này được thiết kế để kích thích sự tò mò, khám phá, và học hỏi của
trẻ thông qua giao tiếp chặt chẽ với thiên nhiên.

 Nguyên tắc xây dựng môi trường tự nhiên trong trường mầm non

Kích thích sự tò mò và khám phá: Môi trường tự nhiên cần cung cấp cơ
hội cho trẻ tiếp cận, quan sát và tương tác với thiên nhiên theo cách tự nhiên của
họ. Điều này khuyến khích sự tò mò và khám phá.

Học thông qua trải nghiệm thực tế: Trẻ em học thông qua việc trải nghiệm
trực tiếp với thiên nhiên. Môi trường tự nhiên cung cấp cơ hội cho họ để tham
gia vào hoạt động thực tế như trồng cây, quan sát động vật, và nghiên cứu tự
nhiên.

Tạo môi trường an toàn: Môi trường tự nhiên cần phải được thiết kế sao
cho an toàn cho trẻ em. Điều này bao gồm việc loại bỏ nguy cơ về độ sâu của
nước, đảm bảo cây cỏ và cây bụi không gây nguy hại, và cung cấp hướng dẫn an
toàn cho trẻ.

Khuyến khích sự tương tác và hợp tác: Môi trường tự nhiên cũng có thể
khuyến khích sự tương tác xã hội và hợp tác giữa trẻ em. Chú trọng đến việc xây
dựng các khu vực hoạt động chung và thúc đẩy học tập qua việc làm việc cùng
nhau.

2.1.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nhỡ


Trẻ trong giai đoạn phát triển của mình thường thể hiện nhiều đặc điểm
đáng chú ý. Tự lập là một trong những đặc điểm nổi bật. Trẻ bắt đầu có nhu cầu
được tự lập, muốn thử làm những việc theo ý mình. Có lẽ đó là lúc đầu tiên họ
cố gắng tự mặc quần áo, cố gắng mở nắp hộp cơm, hoặc thậm chí là cách tự tập
trung đi vệ sinh. Điều này cho thấy sự phát triển độc lập và tự quản lý từ trẻ. Trẻ
muốn khám phá thế giới xung quanh, và việc tự lập là cách tốt để trẻ có thể làm
quen với môi trường và các kỹ năng cần thiết.

Thích khám phá cũng là một đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này. Trẻ
có trí tò mò cao, luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ thường đặt ra
nhiều câu hỏi để tìm hiểu về thế giới và cách nó hoạt động. Có lẽ bạn đã trải qua
những buổi hỏi đáp không kết thúc với trẻ nhỏ, vì trẻ không ngừng đặt câu hỏi
để thỏa mãn sự tò mò.

Ngoài ra, trẻ cũng thích bắt chước. Trẻ thường nhìn thấy người lớn xung
quanh mình và bắt đầu bắt chước hành vi, cử chỉ, cách nói chuyện của người
lớn. Điều này giúp trẻ học được những kỹ năng xã hội và cách thể hiện bản thân.
Trẻ thích thể hiện và muốn được chú ý, quan tâm. Trẻ có thể tự hát, nhảy múa,
hoặc diễn xuất giữa đám đông để thể hiện khả năng của mình.

Thêm vào đó, trẻ thường thích thể hiện tính cạnh tranh. Luôn có nhu cầu
cạnh tranh với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ muốn thể hiện mình giỏi hơn và luôn
cố gắng để đạt thành tích tốt hơn. Cảm giác chiến thắng và thành công trong các
hoạt động cạnh tranh có thể tạo nên niềm tự hào và tự tin cho trẻ.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

3.1.1. Thuận lợi


- Được sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ tư vấn của các cấp lãnh đạo, đặc biệt
là Ban giám hiệu nhà trường.

- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, của cộng đồng.

- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh
nghiệm quản lý, làm việc có khoa học.

- Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt
tình, tâm huyết với nghề.

- Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động lên tiết liến tập điểm về góc
cho quận huyện và thành phố.

- Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ
chơi...

- Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động

- Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệu
làm đồ dùng đồ chơi

- Là giáo viên nhiều năm dạy lớp lớn

- Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các
cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình
thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày

- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có kỹ năng thành thạo chủ động, thể hiện
nhiều sáng tạo trong mọi hoạt động.

3.1.2. Khó khăn


3.1.2.1. Về phía giáo viên
- Giáo viên chưa có nhiều kỹ năng trong việc xây dựng môi trường giáo
dục trong trường mầm non.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử của bản thân giáo viên chưa khéo léo, nhanh
nhạy khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

- Chưa nhận được sự hợp tác, phối hợp của một vài phụ huynh và thành
viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non.

- Lớp hầu như phải xoay thay đổi trang trí lại hết tất cả các góc

- Thiết kế thêm nhiều góc mới

- Giáo viên phải thay đổi được nhiều về hình thức tổ chức có nội dung góc
chơi phong phú, cũng như sự sáng tạo để gây hứng thú cho trẻ

- Đồ dùng đồ chơi tự làm còn hạn chế, phương tiện thực hiện cho tiết học
còn thiếu thốn

- Việc chuẩn bị môi trường góc chơi không rõ ràng hoặc hình ảnh cho góc
chơi chưa tạo ra sự cuốn hút. Chưa có biểu tượng của góc.

- Chưa có mảng mở hoạt động cho trẻ trực tiếp chơi hoặc mảng mở khó
hoạt động. - Đồ dùng sắp theo sự thuận tiện của cô, không phù hợp với góc học
tập

- Sự sắp xếp đồ dùng nhiều hơn đồ chơi, Các đồ dùng đồ chơi thường
được xếp theo sự thuận tiện của cô để dảm bảo cô dễ lấy dễ cất. Có quá nhiều đồ
dùng đồ chơi trong góc hoạt động của trẻ, sắp xếp lộn xộn hoặc quá sơ sài Góc
hoạt động giống nơi cất giữ đồ dùng của cô. Các hộp đồ dùng được bày hết
trong góc nhưng trẻ không được mang ra chơi.

- Đồ dùng đồ chơi trong góc đa số là do nhà trường cung cấp, thiếu sự


sáng tạo và đa dạng

- Các góc chơi sơ sài, đơn giản, ít đồ dùng

- Số học sinh trên một lớp đông


3.1.2.2. Về phía trẻ

- Trẻ còn hiếu động chưa tập trung chú ý

- Nhiều trẻ nhút nhát chưa tích cực tham gia vào hoạt động góc

- Trẻ còn chưa tự tin nói lên hiểu biết, nhận xét của mình

- Thời tiết không thuận lợi nên trẻ nghỉ học nhiều

3.1.3. Kinh nghiệm


Qua các biện pháp thực hiện và quan sát tại các trường mầm non trên địa
bàn, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành cho trẻ làm quen với môi
trường góc chơi :

- Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại của từng trẻ
để có biện pháp phù hợp.

- Luôn luôn thay đổi hình thức lên lớp để tạo hứng thú cho trẻ

- Luôn sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phong phú và hấp dẫn để kích thích
trẻ tham gia vào hoạt động góc

- Sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp để trẻ quan sát

- Cho trẻ chơi, hoạt động với đồ vật thật

- Xây dựng các góc chơi mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ

- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động dạo chơi ngoài trời, thăm
quan, dã ngoại

3.2. Kiến nghị


Để nâng cao xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, có một số
kiến nghị quan trọng sau đây:

3.2.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất


Xây dựng và cải thiện các cơ sở vật chất cho trường mầm non, bao gồm
sân chơi, lớp học, phòng ngủ, phòng vệ sinh, thư viện, và phòng tập thể dục. Cơ
sở vật chất thích hợp giúp trẻ dễ dàng học tập và phát triển tốt hơn.
3.2.2. Tạo môi trường an toàn và sạch sẽ
Đảm bảo môi trường trường mầm non luôn sạch sẽ và an toàn để trẻ có
thể tự do khám phá và học hỏi mà không phải lo lắng về sức khỏe và an toàn của
họ.

3.2.3. Đầu tư vào đội ngũ giáo viên


Đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và có kỹ năng để giảng
dạy, quản lý lớp học, và quan tâm đến sự phát triển của từng trẻ. Điều này đòi
hỏi sự hỗ trợ và đào tạo liên tục cho giáo viên mầm non.

3.2.4. Phát triển chương trình giảng dạy phù hợp


Thiết kế chương trình giảng dạy dựa trên phương pháp giáo dục sớm hiện
đại và tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện, bao gồm cả khả năng xã hội, thể
chất, tư duy, và ngôn ngữ.

3.2.5. Khuyến khích sự hợp tác giữa trường và phụ huynh


Tạo một môi trường mở cửa cho phụ huynh tham gia vào quá trình giáo
dục của con cái, thông qua cuộc họp cha mẹ, buổi tham quan trường, và các hoạt
động liên quan.

3.2.6. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa
Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khóa như thể dục, nghệ
thuật, âm nhạc, và học ngoại ngữ để phát triển sự đa dạng và kỹ năng xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GHI TÊN BÀI GIẢNG VÔ ĐÂY NHA

You might also like