You are on page 1of 30

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THUẬN AN

TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC I


KHỐI MẦM


GIẢI PHÁP
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Người viết: Tào Thị Thủy


Chức vụ: Giáo viên
Số điện thoại : 0963437874
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Cúc 1

Năm học: 2019- 2020


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................1

B. NỘI DUNG THỰC HIỆN:.............................................................................2

l. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................2

ll. THỰC TRẠNG..............................................................................................3

1. Thuận lợi........................................................................................................3

2. Khó khăn........................................................................................................3

3. Bảng khảo sát.................................................................................................4

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:.........................................................................4

1/ Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ: .....4

2/ Tạo môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với trẻ....................7

3/ Phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ.....................................................8

4/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động...............................9

5/ Tổ chức các trò chơi, đọc đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ..........15

6/ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển ngôn ngữ........18

7/ Phối hợp với phụ huynh .............................................................................19

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:...........................................................................20

1. Đối với trẻ:....................................................................................................20

2. Đối với giáo viên...........................................................................................21

3/ Đối với phụ huynh........................................................................................22

Người thực hiện: Tào Thị Thủy


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:........................................................................22

Vl. KẾT LUẬN :................................................................................................22

HÌNH ẢNH MINH HỌA..................................................................................23

Người thực hiện: Tào Thị Thủy


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ông bà ta xưa có câu " Trẻ lên 3 cả nhà học nói" .Thật đúng như thế, dạy
tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát
triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ. Trẻ em không chỉ là hạnh phúc trong mỗi gia đình mà còn là tương lai
cho cả thế giới hôm nay. Được chứng kiến những bước đi chập chững đầu tiên,
được nghe thấy tiếng nói bi bô gọi ba, gọi mẹ, người làm cha mẹ chắc hẳn sẽ
không một lần xúc động đến rơi nước mắt trước sự lớn lên của con trẻ. Chính vì
lẽ đó mà công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt
vai trò của các cô giáo mầm non, của các bậc cha mẹ là những người trực tiếp
chăm sóc, giáo dục trẻ lại càng trở nên quan trọng bởi vì ngoài việc chăm sóc trẻ
ra thì họ còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực nhất. Đối với mỗi
con người ai cũng có nhu cầu giao tiếp, đối với trẻ thơ tiếng nói lại càng cần
thiết vì nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống trẻ. Bởi chỉ có tiếng nói mới
giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh, hiểu được mọi người và bày tỏ ý
nghĩ của mình với mọi người.
Trong công tác giáo dục mầm non ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc
phát triển trí tuệ cho trẻ. Trước hết ngôn ngữ là phương tiện để giúp trẻ nhận
thức thế giới xung quanh, bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các
cháu lĩnh hội các tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh. Song sự lĩnh hội đó
lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã góp phần đào
tạo các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy, ngay
từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.
Xuất phát từ thực tế nói trên, với tâm huyết yêu mến trẻ thơ và mong ước
vốn ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp
giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ”nhằm tìm ra những biện pháp giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 1


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

B.NỘI DUNG THỰC HIỆN :


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, nó là một nhân
tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Song ngôn ngữ không phải là cái
bẩm sinh, mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và
giao lưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí
tuệ, là vốn quý của mọi tri thức.
Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, kết quả cho
thấy trẻ 3-4 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng
đóng vai trò quan trọng với trẻ do đó mà giao tiếp của trẻ được hoạt động và
phát triển rất cao. Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung
quanh. Lời nói mạch lạc giúp trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới xung quanh,
đồng thời bày tỏ được suy nghĩ của mình để người nghe dễ hiểu và hiểu một
cách trọn vẹn.
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống,
quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học
nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này người lớn nói chung, giáo
viên mầm non nói riêng cần chú ý quan tâm sâu sát đến trẻ để có thể tìm ra
những biện pháp thích hợp để dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm
rõ ràng, linh động trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ một cách đạt hiệu quả
cao hơn.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với
các hoạt động khác như: khám phá khoa học, làm quen văn học, hoạt động vui
chơi…
Phát triển ngôn ngữ giúp cho quá trình hình thành vốn từ của trẻ được
phát triển. Qua đó phát triển lời nói mạch lạc nhằm làm giàu vốn từ, hình thành
cấu trúc ngữ pháp, giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói cho trẻ để giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ một cách tối đa nhất. Vì vậy,phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 2
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và đào
tạo, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành về cơ sở vật chất và bồi
dưỡng về chuyên môn hàng năm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, và đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu và các đồng
nghiệp trong trường Mầm non Hoa Cúc 1.
- Được sự giúp đỡ, trao đổi từ đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
- Được học tập bồi dưỡng chuyên môn theo hướng đổi mới do ngành tổ
chức hàng năm vào đầu năm học.
- Được tham gia dự giờ, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm trong các hoạt
động phát triển ngôn ngữ để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Trường đã trang bị một số đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho nhu cầu học
tập và vui chơi của trẻ.
- Đa số phụ huynh quan tâm và phối hợp trong công tác chăm sóc- giáo
dục trẻ.
2. Khó khăn
- Vốn ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn nói ngọng, giao tiếp còn
nhút nhát, chưa chủ động.
- Trong lớp có một vài trẻ còn phát âm sai, chưa rõ ràng.
- Giáo viên chưa mạnh dạn, sáng tạo, hình thức chưa có sự phong phú khi
lên tiết.
- Một số phụ huynh làm công nhân nên không có thời gian quan tâm
chăm lo, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ.
3. Bảng khảo sát một số nội dung giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Đầu năm
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt Tỉ lệ
1.Trẻ có vốn từ phong phú 14/28 50%
2.Trẻ phát âm đúng 13/28 46,42%
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 3
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

3. Trẻ có khả năng nói tròn câu 12/28 42,85%


4. Trẻ diễn đạt được suy nghĩ của mình 15/28 53,57%
 Kết quả khảo sát ban đầu
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên đã thôi thúc tôi luôn suy nghĩ,
tìm tòi các biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển ngôn ngữ.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Như chúng ta đã biết, phát triển ngôn ngữ nhằm góp phần phát triển toàn
diện cho trẻ mầm non. Nhưng để thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” là một việc làm không dễ đối với giáo
viên mầm non. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ
đem lại hiệu quả một cách cao nhất? để trả lời câu hỏi đó, tôi xin đưa ra một số
biện pháp cụ thể như sau:
1/ Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ:
Đây là yếu tố quan trọng vì đa số trẻ chưa được học qua lớp nhà trẻ, nên
lần đầu tiên đến trường lớp trẻ có cảm giác bơ vơ, xa lạ. Chính lúc này tôi là
người gần gũi, trò chuyện với trẻ để trẻ có cảm giác an toàn.
Vì vậy khi trò chuyện với trẻ tôi luôn tỏ ra thân thiện ân cần, lắng nghe trẻ
nói, tạo cơ hội để trẻ trả lời những suy nghĩ của mình, không tỏ thái độ thờ ơ,
lạnh nhạt với trẻ, hoặc tỏ vẻ bực dọc, cắt ngang câu chuyện của trẻ sẽ làm trẻ
mất tự tin, mất hứng thú, không thích nói chuyện hoặc không thân thiện với cô.
Sự quan tâm, thương yêu biết lắng nghe trẻ nói, trẻ kể là yếu tố giúp trẻ trở nên
mạnh dạn, tự tin và hòa đồng hơn vào môi trường tập thể, điều này sẽ giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và tiến bộ hơn. Vì vậy, tôi thường trò
chuyện và vui chơi cùng trẻ ở các hoạt động như: Hoạt động đón trả trẻ, hoạt
động ngoài trời,..
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp
nên tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ. Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn
giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 4


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ, tôi mới có thể cung cấp,
mở rộng vốn từ cho trẻ.
Ví dụ :Trò chuyện với trẻ về ngày chủ nhật.
Để trẻ hứng thú tích cực đầu tiên tôi mời những trẻ mạnh dạn, tự tin cho
trẻ kể về ngày chủ nhật của mình.
- Ngày chủ nhật của con có điều gì đặc biệt không? Có thể kể cho cô và
các bạn cùng nghe.
Đối với những trẻ chưa mạnh dạn, tự tin thì tôi gợi ý cho trẻ nói :
- Chủ nhật vừa rồi con được đi đâu?
- Ai đưa con đi công viên chơi?
- Con đi chơi tắm hồ bơi rồi còn được nhìn thấy gì nữa?
- Cho trẻ kể thêm nhiều chi tiết nhằm củng cố vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Khi trò chuyện cùng trẻ, tôi nêu những câu hỏi để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ như:
- Con nhìn xem đây là hoa gì?
- Hoa hồng có những đặc điểm gì?
- Để hoa tươi đẹp thì chúng ta phải làm sao?
Nếu là quả thì hỏi đàm thoại:
- Còn nhìn xem đây là quả gì?
- Con biết gì về quả này?
- Quả này ăn có mùi vị như thế nào?
Hoặc trong giờ học, tôi luôn tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ
như:
Ví dụ:
- Quả chuối này như thế nào?
- Bông hoa này có đặc điểm gì?
- Xe máy còi kêu thế nào?
- Ô tô còi kêu như thế nào? v.v …
Ngoài ra trong giờ trả trẻ, tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như
vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 5
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

phép, biết vâng lời.


2/ Tạo môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với trẻ:
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích
sự chú ý đối với trẻ để từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và kết quả
đạt được khả quan hơn.
Lớp học cũng như ngôi nhà thứ hai của trẻ, là một mái ấm trong đó tuy
không có ông bà cha mẹ nhưng lại có một tình thân khác đó là cô giáo và các
bạn. Ở lớp học trẻ được học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng cô và các bạn. Vì thế,
tôi luôn quan tâm xây dựng môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với
trẻ.
Tôi bố trí các góc chơi khoa học, đẹp mắt, có nhiều đồ chơi, đồ dùng gần
gũi với trẻ, trang trí nổi bật theo chủ điểm để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật tôi bố trí và chuẩn bị những đồ dùng
rời từ phế liệu: hộp sữa, hũ sữa chua, đĩa nhựa… để trẻ làm một số con vật trưng
bày sản phẩm trang trí chủ điểm. Tôi luôn chú ý chọn các đồ dùng đồ chơi cho
trẻ có màu sắc đẹp, đa dạng và phong phú về chủng loại.
Khi trẻ chơi, tôi bao quát, hướng dẫn, gợi ý và chơi cùng trẻ. Khi chơi là
lúc trẻ được tìm hiểu thêm các đồ dùng đồ chơi, ngôn ngữ giữa cô và trẻ, giữa
trẻ với nhau từ đó mà trẻ thể hiện được khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ
của mình.
Ví dụ: Đối với chủ điểm gia đình
Tôi tận dụng những phế liệu phế phẩm: Hộp sữa chua, hộp ván sữa, dĩa
bánh kem đã qua sử dụng, tôi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ làm thành những đồ dùng
gia đình như: hũ ván sữa thì cho trẻ làm thành những chiếc nón, làm những cái
nồi, cái chảo, hộp sữa thì làm tủ, làm giường, những chiếc bao, vải vụn thì tôi
cắt thành quần áo cho trẻ trang trí…
Ngoài việc bố trí, trang trí và có nhiều đồ dùng cho trẻ hoạt động thì lớp
học sạch sẽ, thoáng mát cũng tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thân thiện như khi
trẻ ở nhà, trẻ ham thích đến trường, yêu quý cô giáo và các bạn.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 6
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

3/ Phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ:


Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt đôi lúc còn ngọng. Sử
dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp còn hạn chế. Cho trẻ phát âm nhiều lần
và sửa lỗi kịp thời cho trẻ.
Khi tôi và trẻ cùng trò chuyện về một vấn đề gì đó thì tôi luôn chú ý nghe
trẻ nói xem trẻ nói có bị ngọng, hay bị sai từ thì tôi sửa ngay cho trẻ, và cho trẻ
nói lại câu nói đó. Khi trẻ nói hoặc phát âm lại từ nào đó, tôi luôn kiên trì dùng
những từ để động viên trẻ như “ Con nói đúng rồi đó, con nói lại và nói to lên
nào? Con giỏi quá, cô biết là con nói được mà!...” Chính lời động viên kịp thời
đó giúp trẻ tự tin hơn khi trẻ nói chuyện với tôi và các bạn khác.
Đối với những trẻ nói lắp, nói ngọng, tôi thường xuyên trò chuyện, trao
đổi với trẻ, sửa chữa và uốn nắn những từ trẻ còn phát âm sai. Tôi cho trẻ phát
âm lại từ nhiều lần, cho trẻ nói chậm và kiên trì trong việc tập phát âm cho trẻ.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho các cháu đọc bài
đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành” nhằm để trẻ phát âm đúng “l” “n”. Khi trẻ
đọc tôi chú ý nghe xem trẻ nào phát âm sai thì tôi sẽ sửa sai và cho trẻ đọc lại.
Hoặc vốn từ trẻ còn ít, trẻ còn nói ngọng, nói thiếu chủ ngữ, để giúp trẻ có
thêm vốn từ và phát âm chính xác tôi luôn cung cấp cho trẻ những từ mới, giải
thích những từ khó để trẻ biết và hiểu những từ đó, luôn tạo điều kiện rèn luyện
phát âm cho trẻ. Tôi chỉ cho trẻ cách phát âm bằng một phương pháp dễ hiểu, dễ
nghe và dễ đọc nhất.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học trò chuyện về quá trình
phát triển của cây. Tôi cho trẻ quan sát tranh, tôi hỏi trẻ:
Con quan sát thấy những gì?
Trẻ trả lời: ná, hoa…tôi nhắc nhở, sửa lỗi phát âm và khuyến khích trẻ nói
tròn câu: Thưa cô, con thấy trong tranh có lá có hoa.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật. Đề tài : Quan sát con vật sống dưới
nước
Khi cho trẻ quan sát con cá rô nhiều trẻ phát âm sai âm r-g: cá rô-cá gô,
cái rổ-cái gổ thì tôi dạy trẻ cách phát âm: con cong lưỡi và phát âm chậm rãi
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 7
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

theo cô. Tôi cho trẻ phát âm lại theo tôi nhiều lần để trẻ phát âm chính xác hơn,
đồng thời tôi sưu tầm, sáng tác một số bài thơ chứa âm r, g để trẻ đọc nhiều lần.
Bằng việc trao đổi, trò chuyện với trẻ, tôi kiểm tra lại những nhận thức và
cách phát âm của trẻ, tôi đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời. Qua đó, tôi phát
hiện trẻ phát âm chưa đúng và uốn nắn, sửa cách phát âm cho trẻ. Việc tập cho
trẻ phát âm chuẩn, rõ ràng là một yếu tố quan trọng để phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ. Phát âm chuẩn còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt
động, nhất là trong giao tiếp với người khác.
Khi trẻ phát âm chưa đúng tôi kiên trì, không nóng vội hay la mắng trẻ
làm trẻ sợ sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu của trẻ. Với trẻ hay nói lắp thì
tôi nhắc nhở, động viên trẻ nói chậm rãi, từ tốn để trẻ tự tin, mạnh dạn, không
nói lắp.
4/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động:
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trên lớp, tôi luôn cố gắng
tổ chức tốt hoạt động trò chuyện với trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ
năng cần thiết song song với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Hoạt động đón – trả trẻ:
Khi trẻ đến lớp tôi tạo điều kiện gần gũi đồng thời nhắc trẻ chào cô, chào
ba mẹ, chú ý khuyến khích trẻ nói tròn câu: con chào cô con mới đến, con chào
ba mẹ con đi học.
Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới thực vật tôi cho trẻ ngồi cùng trò chuyện với
trẻ:
+ Cây này là cây hoa gì?
+ Cây có những bộ phận nào?
+ Để cây mau lớn thì con phải làm sao?
Qua những lần trò chuyện như vậy, tôi có thể biết được trẻ nào vốn từ còn
hạn chế, trẻ nào còn nói ngọng, để từ đó có biện pháp hỗ trợ cho trẻ, đồng thời
giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ tốt hơn.
* Hoạt động làm quen văn học:
Thông qua hoạt động làm quen văn học giúp trẻ phát triển vốn từ một
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 8
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

cách dễ dàng vì ở lứa tuổi này trẻ thích được nghe kể chuyện, đọc thơ. Chính
trong những câu chuyện, bài thơ có nhiều từ ngữ làm cho trẻ dễ nhớ và in sâu
trong đầu.
Ví dụ: Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
- Này cô bé kia đi đâu đấy?
- Tôi… tôi…đi qua nhà bà ngoại tôi.
- Thế nhà bà ngoại cô ở đâu?
- Nhà bà ngoại tôi ở bên kia khu rừng, nhà có ống khói ấy.
Hay ở đoạn: bà ơi sao hôm nay tai bà dài thế?
-Tai bà dài để bà nghe cho rõ.
- Bà ơi sao hôm nay mắt bà to thế?
- Mắt bà to để bà nhìn cho rõ.
- Bà ơi sao hôm nay mồm bà to thế…?
Thông qua những câu đối thoại kết hợp với giọng kể và cử chỉ điệu bộ của
tôi sẽ làm cho trẻ hứng thú và nhớ lâu về những câu nói của từng nhân vật.
Ví dụ:Trò chơi: “ Đóng kịch”:
Đối với trò chơi này rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, giúp cho trẻ diễn đạt
ngôn ngữ một cách mạch lạc và nói tròn câu.
Ví dụ:Thông qua câu chuyện : “Chú dê nói dối” ( sáng tác)
Trong một khu rừng nọ có ba ngôi nhà ở gần nhau đó là nhà của Thỏ
trắng, nhà của Chó đốm và nhà của Dê con.
Ba người bạn này chơi rất thân với nhau nhưng mỗi người có mỗi tính
khác nhau. Chó đốm thì rất ngay thẳng và cẩn thận, Thỏ trắng thì nhút nhát và
hay tin người còn Dê có tính hay nói dối và ích kỉ.
Một hôm chó đốm nói: Hôm nay trời đẹp chúng ta hãy tổ chức đi cắm trại
nhé.
Trong lúc Chó đốm và Dê con chuẩn bị đồ dùng để đi chơi cắm trại.
Dê con: Á đau chân quá!
Chó đốm: Hôm nay cậu đau chân thì để lần khác đi nhé.
Dê con: Mình chỉ đau sơ sơ thôi, chắc là đi được.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 9
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Trong lúc Chó đốm đang dựng trại, Thỏ trắng thì nấu ăn còn Dê con thì
mãi chơi đùa với mấy chú bướm.
Thỏ trắng đi lấy củi nhìn thấy Dê con.
Thỏ trắng: Cậu đau chân mà sao lại nhảy được.
Dê con: tớ tớ hết đau rồi
Vừa lúc đó chó đốm đứng đằng sau và biết Dê con nói dối, Chó đốm tức
giận bảo cậu là người ích kỉ và nói dối tớ không chơi với cậu nữa.
Dê con: Không chơi thì thôi mình chơi với mấy chú bướm thích hơn.
Thế là Dê con mải chơi với mấy chú bướm. Ở đâu xuất hiện con cáo to
đùng và đen sì có hàm răng nhọn hoắt.
Nó vồ lấy Dê con và nói: ha ha hôm nay ta sẽ được một bữa ăn ngon.
Dê con: Anh cáo ơi tha cho tôi đi.
Cáo: Tha cho mày à, tha cho mày tao lấy gì ăn.
Dê con: Hu hu có ai cứu tôi với.
Nghe tiếng Dê con gọi nhưng Chó đốm bảo Thỏ trắng: Dê con lại nói dối
nữa đấy mà thôi mặc kệ cậu ấy.
Nhưng tiếng kêu cứu càng lúc càng to. Chó đốm và Thỏ trắng chạy lại lấy
cây đập vào đầu con Cáo làm con cáo đau quá bỏ chạy vào rừng.
Dê con: Cho mình xin lỗi hai bạn nhé từ nay mình không nói dối nữa.
Thỏ trắng và Chó đốm: Không sao đâu, cậu biết lỗi là tốt rồi.
Về sau Dê con không nói dối nữa và ba bạn chơi với nhau rất thân.
Thông qua câu chuyện vừa giáo dục vừa giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ
* Hoạt động khám phá khoa học:
Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ em đến
được với thế giới xung quanh là nhờ người lớn. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp
vốn từ tương ứng với các sự vật và hiện tượng đem đến cho trẻ. Ở những giờ
học, trẻ tham gia trả lời cùng cô, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện
câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 10
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Chủ đề: Con vật sống trong gia đình.


Đề tài: Quan sát một số vật nuôi thuộc nhóm gia súc: con mèo, con chó.
Tôi đàm thoại để trẻ trả lời:
- Các con biết gì về con mèo?
- Con mèo gồm có mấy phần?
- Theo con thức ăn của mèo là gì?
- Ngoài con mèo còn có những con vật nào thuộc nhóm gia cầm nữa?
* Hoạt động vui chơi
Chơi là hoạt động cần thiết cho mọi lứa tuổi nhưng với trẻ chính là cuộc
sống thực của chúng. Vui chơi có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Khi cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh người lớn gợi
ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo đặc trưng của các sự vật, hoa quả
đó. Vốn từ không phải trẻ nào cũng giống có những trẻ này biết và có những từ
trẻ không biết. Thông qua giờ vui chơi trẻ sẽ trò chuyện trao đổi cùng nhau
cũng giúp cho trẻ trao đổi với nhau nhằm giúp phát triển vốn từ.
Ví dụ:Tổ chức sinh nhật cho bé.
Thông qua quá trình chơi thì trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau gúp trẻ tiếp
thu những từ ngữ mà trẻ chưa biết ngoài ra trẻ còn biết áp dụng từ đó vào hoàn
cảnh nào?
Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức sinh nhật cho bạn Hoàng Yến. Cho trẻ tự
phân vai.
- Bạn Nga sẽ đi chợ mua đồ về nấu ăn.
- Bạn Thảo My, bạn Tiên làm bánh sinh nhật.
- Bạn Vy và bạn Như cắm hoa.
- Bạn Thiện, bạn Phúc, bạn Dũng, Bạn Lợi sắp xếp bàn tiệc..
Trong khi chơi trẻ sẽ nói chuyện với nhau. (Quan sát nhóm phân vai)
- Chị bán hàng ơi cam bao nhiêu tiền 1 kg?
- Trái Táo bao nhiêu 1 kg?
- Bán cho tôi 2 kg Táo nhé.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 11
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

- Bao nhiêu tiền ?


- Tiền đây nè.
- Cám ơn chị nhé.
- Không có chi.
- Tạm biệt.
- Nga ơi bạn mua được gì rồi.
- Mua được mấy quả Bưởi hả.
- Mấy bạn ở nhà làm được nhiều bánh chưa.
- Mình cắm hoa xong rồi, bình hoa mình đẹp quá.
- Bình hoa mình đẹp hơn.
- Bình hoa của bạn toàn là màu tím không à.
- Bình hoa của mình có màu đỏ, màu tím, màu vàng đẹp hơn.
- Mình thấy bình nào cũng đẹp…
Thông qua việc trao đổi với nhau trẻ sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách
tốt hơn.
5/ Tổ chức các trò chơi, đọc đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ :
Các trò chơi được tổ chức cũng góp phần tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt
động phát triển ngôn ngữ: các trò chơi luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng
ngữ pháp, nói mạch lạc... Việc cho trẻ giao tiếp trong khi chơi là rất quan trọng
bởi vì nó giúp trẻ phát triển khả năng nói mạch lạc hơn. Chính vì thế, giáo viên
cần thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp chủ điểm.
* Trò chơi: “Ai nhanh nhất”:
Qua trò chơi này thì giúp trẻ phát triển vốn từ, và ghép từ thành câu đơn,
phát âm đúng tên và màu sắc của các loại trái cây. Đối với trò chơi này thì tôi
cho trẻ chơi ở hoạt động khám phá khoa học nhằm củng cố lại cho trẻ tên một
số loại quả mà trẻ đã học.
- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị: Một rổ trái cây nhựa, 6 chiếc vòng thể dục.
+ Luật chơi: Trẻ nói sai tên và màu sắc trái cây sẽ không được tính, đội
nào lấy được nhiều thì sẽ thắng.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 12
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

+ Cách chơi: Trẻ xếp thành hai tổ thi đua nhau


Mỗi tổ nhảy qua 3 vòng thể dục, khi nghe hiệu lệnh của cô thì hai bạn đầu
hàng nhảy lên lấy một quả nói tên và màu sắc của quả mà trẻ muốn lấy, khi nói
xong trẻ chọn quả mà trẻ vừa nói và chạy thật nhanh đưa quả về nhà. Nếu trẻ
chọn sai thì yêu cầu trẻ phải nói đúng quả trẻ đang cầm trên tay mới cho chạy
về nhà (ví dụ: trẻ muốn lấy quả xoài thì trẻ sẽ nói quả xoài có màu vàng và sau
đó trẻ chọn lấy quả xoài màu vàng đem về nhà. Nếu trẻ chọn quả cam thì yêu
cầu trẻ phải nói đúng tên của quả cam mới được đưa về nhà.) Và đếm số trái
cây đã được chuyển về của mỗi tổ để phân xem đội nào thắng.
* Trò chơi: “Truyền tin”:
Nhằm giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng và vốn từ.
+ Chuẩn bị: Hai thùng đồ dùng đồ chơi đủ loại.
+ Cách chơi: Trước khi chơi cô cho trẻ nhìn và sờ số đồ chơi mà tí nữa
trẻ sẽ chơi sau đó cô đổ vào thùng.
Cô chia lớp thành hai tổ, xếp thành hai hàng dọc đứng để tay lên vai bạn.
Hai bạn đầu hàng có nhiệm vụ là sờ và đoán đó là đồ dùng gì, tên gọi là gì. Khi
nói xong cô giáo kiểm tra coi có đúng tên đồ dùng mà trẻ nói không. Cho trẻ
truyền tin cho bạn là vật gì, bạn trên truyền cho bạn dưới và đến bạn cuối hàng
thì nói cho cô giáo nghe là vật gì ghi ra bảng để dễ kiểm tra.
Ví dụ: Trẻ sờ và nói đúng là cái muỗng thì trẻ sẽ quay ra nói thầm với bạn
là cái muỗng, rồi bạn đó quay sang nói cho bạn khác cùng hàng nghe sao cho
đến cuối bạn cuối hàng nói đúng thì lấy đồ dùng đó bỏ vào rổ. Rồi tiếp tục lấy
món đồ thứ hai.
+ Luật chơi: Đội nào lấy nhiều và truyền chính xác thì thắng.
Đồng dao, ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự phong
phú, đa dạng của cuộc sống. Ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao là ngôn ngữ hát,
kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nên giúp trẻ dễ nhớ và dễ
thuộc, vì vậy nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, và tích lũy vốn từ.
Ví dụ:Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
Để chơi được trò chơi này đòi hỏi trẻ phải thuộc bài hát, vì vậy tôi cho trẻ
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 13
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

hát đi hát lại nhiều lần để giúp trẻ thuộc lời, để khi chơi trẻ sẽ hứng thú và tích
cực hơn.
+ Cách chơi: Cô và trẻ cùng làm những chú thỏ đi chơi và kiếm ăn vừa đi
vừa hát: “Trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng
Vươn vai vươn vai thỏ dựng đôi tay
Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới
Bên nhau bên nhau bên nhau ta cùng chơi
Mưa to rồi mưa to rồi mau mau mau về thôi”.
+ Luật chơi: Khi hát tới đoạn mưa to rồi mưa to rồi mau mau mau về thôi
thì những chú thỏ phải mau chạy về nhà (là những vòng tròn cô đã vẽ sẵn). Nếu
chú thỏ nào bị mưa ướt thì bị phạt ra một lần chơi.
Ví dụ: Thông qua bài: “ Bịt mắt bắt dê” sưu tầm
“Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú.”
Tôi tổ chức dưới dạng trò chơi cho trẻ chơi vừa chơi vừa đọc.
+ Cách chơi: Cho một trẻ bịt mắt lại và các bạn còn lại làm dê và đọc bài
bịt mắt bắt dê. Khi cô nói bắt đầu thì bạn làm dê chạy đi núp và đọc bài bịt mắt
bắt dê để bạn bịt mắt nghe và đi đến bắt con dê.
+ Luật chơi: Nếu bạn nào bị bắt được thì phải làm người bịt mắt
Thông qua bài đồng dao giúp cho trẻ nói và nghe được một số từ khó như:
vấp, kềnh, vó, túm…
6/ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển ngôn ngữ:
Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển ngôn ngữ sẽ
làm cho trẻ hứng thú và yêu thích tiết học hơn. Tôi thường xuyên vào các trang
wed như: you tobe.com,…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 14
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

đó làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, video clip, kết hợp với các phần
mềm powerpoint,…để xử lý hình ảnhvà sử dụng trong bài dạy làm cho tiết học
sinh động hơn.
Tôi đã tự thiết kế được bài giảng điện tử để đưa vào dạy hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được nâng cao hiểu biết của mình, được làm quen
với công nghệ thông tin, giờ học giờ chơiđan xen nhẹ nhàng mà vẫn đạt hiệu
quả cao, giúptrẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
* Trò chơi “Ô cửa bí mật” trong giờ phát triển ngôn ngữ: kể chuyện
theo tranh “Bé mai bị sâu răng”
Tôi thiết kế bốn ô cửa tạo hiệu ứng cho ô cửa mở và biến mất khi chọn,
trẻ sẽ click chuột chọn bất kì ô cửa mà trẻ thích. Phía sau mỗi ô cửa là những
hộp quà có chứa những hình ảnh, trẻ sẽ lick chuột để xem phía sau mỗi hộp quà
là hình ảnh gì. Khi hộp quà mở ra thì trẻ có thể tự đặt câu với những hình ảnh
đó. Qua trò chơi trẻ được làm quen với công nghệ thông tin: click chuột chọn và
mở ô cửa. Trẻ rất chú ý, hứng thú xem phía sau ô cửa là hình ảnh gì và dùng
ngôn ngữ để đặt câu với hình ảnh đó.
Ví dụ: Trẻ sẽ được thao tác trên máy đó là chọn bất kì ô cửa nào mà trẻ
thích: trẻ chọn ô cửa số 1, trong ô cửa có hộp quà trẻ sẽ click chuột vào để mở
hộp quà. Trong ô cửa thứ nhất là hình cái bàn chải thì trẻ sẽ suy nghĩ và tôi gợi ý
để trẻ có thể đặt câu với hình ảnh cái bàn chải đó: cái bàn chải màu xanh, bé
đánh răng bằng bàn chải…
Với những giờ dạy tôi thiết kế giáo án điện tử tôi thấy trẻ hoạt động tích
cực, ngôn ngữ cũng phát triển mạch lạc hơn, trẻ tự tin mạnh dạn hơn.
Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học
Chủ đề: Con vật sống trong rừng.
Đề tài: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng: con voi, con khỉ.
Tôi đã thiết kế trên phần mềm powerpoint video con voi đang dùng vòi
uống nước, con voi làm xiếc, con khỉ đang ăn trái cây, leo trèo, làm xiếc…. trẻ
rất chú ý, hứng thú khi xem, nhờ đó mà trẻ nhớ và trả lời được câu hỏi của cô:
+ Các con nhìn xem đây là con gì?
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 15
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

+ Con khỉ có những bộ phận nào?


+ Con khỉ giúp ích gì cho con người?...
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, trẻ rất hứng thú, tiết
học trôi qua nhẹ nhàng đầy lôi cuốn đối với trẻ, trẻ chú ý và tích cực tham gia
trò chuyện cùng cô nhờ đó mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
Ở trường lớp mầm non những đồ dùng đồ chơi như: Búp bê, ô tô, các con
vật, các hình khối đều có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nó làm
phong phú biểu tượng của trẻ, khi sử dụng đồ dùng đồ chơi thì lời nói giữa cô và
trẻ cũng làm tích cực hóa vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Hình ảnh một bạn nhỏ đang đeo cặp đi học, trẻ suy nghĩ và trẻ đặt
nhiều câu theo suy nghĩ của trẻ: bạn Lan có cái cặp màu hồng rất đẹp, Lan đi
học, sáng em đi học… tôi hướng dẫn, gợi ý để trẻ đặt câu đúng hơn: “Bạn Lan
mang cặp đi học…” Những lần như vậy tôi khuyến khích trẻ đặt nhiều câu nhờ
đó trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.
7/ Phối hợp với phụ huynh:
Để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp
của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, tôi luôn kết hợp chặt
chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và kế
hoạch lịch sinh hoạt cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được.
Như trong giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về ý
nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp
với cô trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng ngày phụ huynh phải dành
nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều
hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của
trẻ.
Tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có chữ,
hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi để cho trẻ làm quen và để xây
dựng góc thư viện sách truyện của lớp đồng thời tuyên truyền cho phụ huynh
mua những quyển sách, truyện để cho trẻ đọc, xem hình ảnh khi trẻ ở nhà để rèn
luyện ngôn ngữ cho trẻ.
Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 16
Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Ngoài ra,tôi quay một số video trong lúc trẻ chơi phân vai, chơi đóng kịch
hoặc một số ảnh trẻ vui chơi, trao đổi với các trẻ khác để gửi cho phụ huynh
xem. Qua đó phụ huynh sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và sẽ trò chuyện với con
mình nhiều hơn.
Thường xuyên trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để
tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ người thân phải
nói rõ ràng, phát âm đúng, rành mạch, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ.
Phụ huynh và giáo viên cũng cần phải là người có hành vi, lời nói gương
mẫu trước trẻ để có thể là tấm gương cho trẻ noi theo, cần nói tròn câu, tránh
không được thể hiện hành vi hoặc lời nói vi phạm đạo đức trước mặt trẻ để trẻ
có thể bắt chước theo mà trở thành thói xấu, không tốt sau này.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Qua việc thực hiện các biện pháp tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú, tích
cực trong hoạt động làm quen chữ viết ở trên một cách phù hợp, do đó tôi đã thu
được một số kết quả như sau:

1. Đối với trẻ:


- Trẻ yêu quý ham thích đến trường, thích trò chuyện cùng cô và các bạn.
- Trẻ có tiến bộ nhiều so với đầu năm. Các cháu đã biết trao đổi với nhau
bằng chính ngôn ngữ của trẻ, biết trả lời tròn câu khi trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ chủ động mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động phát triển ngôn
ngữ.
- Trẻ phát âm chuẩn, không nói ngọng, diễn đạt câu ngày một trọn vẹn
hơn và chính xác hơn.
Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm
Số trẻ đạt Tỉ lệ Số trẻ đạt Tỉ lệ
1.Trẻ có vốn từ phong phú 14/28 50% 25/28 89,28%
2.Trẻ phát âm đúng 13/28 46,42% 26/28 92,85%
3. Trẻ có khả năng nói tròn 12/28 42,85% 26/28 92,85%

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 17


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

câu
4. Trẻ diễn đạt được suy
15/28 53,57% 27/28 96,42%
nghĩ của mình

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.

2. Đối với giáo viên


- Tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn khác sao
cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ.
- Tạo cơ hội cho giáo viên mầm non phát huy khả năng sáng tạo trong
hoạt động giáo dục cho trẻ phục vụ thiết thực việc đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Có ý thức tích lũy kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp, thường xuyên
dự giờ các lớp để đóng góp ý kiến và rút được kinh nghiệm.
- Biết lồng ghép, tích hợp các hoạt động để trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động phát triển ngôn ngữ.
- Phương pháp linh hoạt hơn, tự tin hơn trong giảng dạy.
- Tôi cảm thấy mình tự tin, năng động và khéo léo hơn trong công tác
giảng dạy.

3/ Đối với phụ huynh

Hiểu và nắm rõ cách phát triển ngôn ngữ phù hợp cho trẻ 3-4 tuổi.

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc giáo dục trẻ

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


Từ những biện pháp áp dụng cho trẻ và những kết quả đạt được trong quá trình
nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách phong phú thì cô giáo và những
người lớn xung quanh phải sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, sử dụng các từ phù
hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, ngôn ngữ phải rõ ràng, chính xác. Cùng

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 18


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

với việc sử dụng ngôn ngữ cô phải điều chỉnh nhịp điệu, cường độ, không nói
ngọng, nói lắp. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học lấy
trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp ngôn ngữ của trẻ
ngày một phát triển, giao tiếp tốt hơn và mở rộng nhận thức ở trẻ.
Việc gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ là
rất cần thiết. Bên cạnh việc tìm ra những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thì giáo viên cần chuẩn bị tốt các mặt: Lên kế hoạch, đồ dùng dạy học, nội dung
tích hợp cho trẻ, câu hỏi, trò chơi…trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
Để có thể tìm ra những biện pháp lôi cuốn trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
thì tôi phải không ngừng tìm tòi nghiên cứu, học tập qua các tài liệu chuyên
môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp và học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp,
biết vươn lên không nản lòng khi gặp thất bại, có ý chí quyết tâm thực hiện mục
tiêu giáo dục.
Giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giảng với
những hình ảnh minh họa sinh động, đẹp mắt, phù hợp với các nội dung.Làm đồ
dùng trực quan sáng tạo để thu hút, gây hứng thú cho trẻ vào giờ học.
Sự phối hợp với phụ huynh cũng là một điều kiện giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ. Qua trao đổi với phụ huynh mà giáo viên nắm được cá tính, nhận thức của
từng trẻ để từ đó có những biện pháp phù hợp với trẻ hơn.
VI .KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác
làm cách nào để có thể đưa nội dung phát triển ngôn ngữ đến với trẻ một cách tự
nhiên và hấp dẫn lôi cuốn trẻ, tôi sẽ nỗ lực học tập nghiên cứu nhiều hơn nữa
thông qua các tài liệu chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin và học hỏi
không ngừng. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện các biện pháp để có thể giúp
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tốt hơn nhằm đạt yêu cầu mục tiêu phát
triển ngôn ngữ cho trẻ một trong 5 lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ mầm
non.
Lái Thiêu, ngày 21 tháng 02 năm 2020

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 19


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Người viết

Tào Thị Thủy

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 20


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh: Cô kể chuyện bé nghe

Cô luyện phát âm cho trẻ trong giờ khám phá khoa học

Cô cùng trẻ hát múa trong giờ hoạt động âm nhạc

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 21


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Trò chơi: Oẳn tù xì

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 22


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Bé kể chuyện theo tranh trong giờ phát triển ngôn ngữ

Bé tìm hiểu món ngon mỗi ngày

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 23


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

Trò chơi: Bé thi tài

Trò chơi: Oẳn tù xì

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 24


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC 1

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................
Lái Thiêu, ngày tháng năm 2020

TM. Hội đồng khoa học

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 25


Trường Mầm non Hoa Cúc 1 Sáng kiến kinh nghiệm

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THUẬN AN

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................
Thuận An, ngày tháng năm 2020

TM. Hội đồng khoa học

Người thực hiện: Tào Thị Thủy Trang 26

You might also like