You are on page 1of 24

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ KHẢ NĂNG TIỀN

ĐỌC - VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN


(5 – 6 TUỔI )

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng


Lớp : 13smn1
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 12 năm 2015
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu
3.2 Đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu coe sở lí luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
6.2.2. Phương pháp quan sát
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm xây dựng thiết kế và
thiết kế mẫu
6.2.4.Xử lí số liệu
7. Đóng góp về mặt thực tiễn.

Phần II: Nội Dung


1. Cơ sở lí luận.
2 .Cơ sở thực tiễn.
3. Thực trạng
4. Biện pháp
5. Bài học kinh nghiệm
Phần III: Kết Luận
Phần IV: Tài liệu tham khảo
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết
của việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chúng ta càng chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo và
đầy đủ bao nhiêu thì càng có ý nghĩa chuẩn bị cho thế giới ngày mai bấy nhiêu.
Trong đó vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng
phương pháp khoa học đó là trường mầm non. Do tình hình thực tế một số nơi dân
cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung, trường mầm non Hoa Sen nói riêng,
thì khả năng đọc - viết của trẻ còn hạn chế, phát âm còn sai hoặc chưa viết được
các chữ thông thường... Khi trẻ bước vào học trong trường phổ thông các cháu sẻ
gặp rất nhiều khó khan trong việt tiếp cận với đọc và chữ viết . Vì vậy, khi đi học
trẻ đọc những bài tập đọc hoặc viết chính tả gặp nhiều khó khăn, thường hay mắc
lỗi dẫn đến những ảnh hưởng lớn trong học tập.Chúdduog tôi là giáo viên mầm
non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, luôn gần gũi các cháu trong các hoạt động trên
lớp, giờ ăn, giờ chơi… và các hoạt động của trẻ trong nhà trường. Chúng tôi muốn
những đứa trể của chúng tôi đươc dạy những kỉ năng đọc viết một cách tốt nhất.
Để sau này bước vào trường phổ thông các cháu có nhiều thuận lợi trong học tập
cũng như trong giao tiếp, cho nên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu để tìm
hiểu biện pháp phát triển khả năng đọc viết cho trẻ đúng của trẻ. Từ đó có hướng
uốn nắn và rèn cho trẻ đọc và viết, không để trẻ yếu kém về hai mặt này khi trẻ
bước vòa trường phổ thông.

2.Mục đích nghiên cứu:


- Phát triển khả năng đọc viết cho trẻ
- Trẻ biết về các khái niệm : âm, từ, câu…
- Trẻ nắm được những kiến thức về việc cầm sách, bút ;tư thế ngồi học;cách đọc
sách..
- Nhằn giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói và còn
tạo ra hứng thú cho trẻ khi học tiếng mẹ đẻ
- Nắm dược hệ thống 29 chữ cái tiếng việt
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1.Khách thể nghiên cứu:
-Trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 trường phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
-Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng đọc viết cho trể mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi)

4.Nhiệm vụ nghiên cứu:


- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu.
-Nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
-Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm
non Hoa Sen
-Xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng đọc viết cho trẻ mẫu giáo giáo
lớn chuẩn bị vào lớp 1 (5 – 6 tuổi)
-Tổ chức thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của phương án đề xuất.
- Xử lí kết quả nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu:


- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Vì điều kiện thời gian có hạn và không có thời gian để nghiên cứu
nhiều trường nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại
trường Mẫu giáo Hoa Sen trụ số đường Điện Biên Phủ phường Hòa khánh nam
quận Liên Chiểu

6.Phương pháp nghiên cứu:


6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, từ đó
chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
- Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi các thông tin có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu với các giáo viên ở trường mẫu giáo nhằm phát triển khả năng đọc viết
cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường Hoa Sen
6.2.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát các tiết học làm quen với chữ cái của trẻ, quan sát và ghi
chép những những vấn đè liên quân đến viêc đọc viết của trẻ như các tiết học về
âm,câu,từ,tiếng…ở trường mẫu giáo
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm xây dựng thiết kế và thiết kế mẫu
6.2.4.Xử lí số liệu
7. Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Đóng góp một số biện pháp giúp trẻ học tốt và không ngỡ ngàn khi bước vào
trường phổ thông
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc,hình thành những năng lực đọc viết ở
trẻ,trẻ được làm quen với một số hành vi đọc- viết:ngồi, cầm bút viết, tô màu trên
giấy,cách giỡ sách, đọc sách từ trên xuống, từ trái sang phải
- Tạo cho trẻ hoạt động thông qua các hoạt động học tập, vui chơi phát triển khả
năng đọc viết cho trẻ
- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiên cho trẻ có cơ hội đọc-viết,giúp
trẻ học tập một cách tốt nhất.
-Việc đọc sách cho trẻ là hình thành thái độ tích cực đối với việc học nói cho trẻ.
Trẻ sinh ra chưa biết phải đọc một đoạn văn từ trái sang phải, hoặc phải tiếp nhận
các từ trong một trang giấy tách biệt so với hình ảnh. Đọc sách cho trẻ có sự tương
tác và suy nghĩ, điều này chắc chắn làm tăng IQ của trẻ.

PHẦN II : NỘI DUNG

1.Cơ sở lí luận:
-Khả năng biết đọc,biết viết là một yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi
học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường,nó là cơ sỏ quan trọng để học sinh lĩnh
hội tri thức,trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống.Mục đích của giáo
dục ngôn ngữ suy cho cùng là làm cho học sinh biết chữ.Trường mầm non không
có nhiệm vụ dạy trẻ đọc viết nhưng phải chuẩn bị những jhar năng tiền đọc viết
cho trẻ.Công việc này được tiến hành xuất giai đoạn tuổi mần non, đăc biệt cần chú
ý vào năm cuối khi trẻ bước vào tuổi thứ 6 cần dạy trể cách đặt câu và phân chia
một câu thành các từ.từ thành tiếng…trong các bài tập thực hành cũng cố biểu
tượng của trẻ về câu,từ,tiếng,kể cả các âm nữa.Ngoài ra trẻ còn được bắt đầu làm
quen với chữ cái tiếng việt: nhận diện mặt chữ trong các âm tiết,từ và tập tô các
chữ cái đó để đồng thời rèn luyện khả năng cầm bút viết
-Theo nghiên cứu gần đây, sự phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ bắt đầu từ
rất sớm,trước khi chúng bước vào việc học đọc,học viết chính thức ở trường tiểu
học (Alllington và Cunningham,1996;Grifin và Snơ,1999;Clay, 1991;Han và
Moats,1999; Holdaway,1979;Teale và Sulzby,1986).Sự phát triển khả năng tiền
đọc viết được nuôi dưỡng bỡi các mối tiếp xúc về mặt xã hội,giữa người lớn và trẻ
em,giữa trẻ em và các tài liệu đọc viết,chẳng hạn như sách truyện dành cho trể em
cho rằng,khả năng tiền đọc viết được coi là những hành vi đọc viết xuất hiện trước
tiên là nền tảng cho việc phát triển thành khả năng đọc viết thông thường(Sulzby,
1989,1991)
- Một nhóm học giả trường đại học MIchigaan,Hoa KÌ đã nhận định: “tiền đọc
viết bao gồm các kĩ năng,kiến thức, thái độ và tiền chất được phát triển để đọc và
viết” .Họ cho rằng khả năng tiền đọc viết bao gồm ít nhất hai lĩnh vực rõ nét các kỉ
năng từ trong ra ngoài (Ví dụ:nhận thức về âm vị, hiểu biết về chữ) và các kx năng
từ ngoài vào trong (ví dụ:ngôn ngữ, nhận thức về khái niệm).

Từ các khái niện về khả năng tiền đọc viết cho thấy các nhà nghiên cứu đều
nhìn nhận rằng đó là khả năng khởi đầu cho việt đọc và viết trước khi trẻ có thể
đọc và viết một cách thực thụ.Vì vậy phát triển khả năng đọc viết có vai trò quan
trọng và là nội dung không thể thiếu trong giáo dục trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ mẫu giáo
lớn 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 tiểu học . Điều này phụ thuộc nhiều vào sự nổ lực
của các nhà giáo dục,của cha mẹ trẻ và những người chăm sóc thông qua việc lồng
ghép với các hoạt động vui chơi và học tập ở trường mầm non cũng như ở tại gia
đình.
“ Trẻ em hôm nay thế giớ ngày mai ”
Câu nói của Hồ chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng
triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho
lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. đất nước ta đang trong thời
đại bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm
cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy
nhiệm vụ đó đang chông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất
nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về
năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo , vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại
sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó.Đảng và nhà nước ta đánh
giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và
được coi là quốc sách hàng đầu.
Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành
nhân cách cho trẻ , việc trẻ biết đọc biết viết trước khi vào phổ thông sẽ rất tốt cho
trẻ trong quá trình học tập làm quen với chương trình học ở trường phổ
thông,thuận tiện trong giao tiếp giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác
như : môn toán, môn tạo hình, chữ cái , môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen
với văn học,vở tập viết,tô chữ là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ
luyện phát âm và dậy trẻ nói đúng ngữ pháp
2.cơ sở thực tiễn.
- Đặc điểm của trường: Trường nằm ở trục đường chính Tôn ĐứcThắng,khuôn
viên trường rộng rải,cán bộ giáo viên có trình độ cao,chất lượng đầu ra tốt, được
nhiều quý phụ huynh tin tưởng gởi gớm con em.

- Đặc điểm của lớp: Lớp lớn 5-6 tuổi ,tổng số học sinh là 36 cháu gồm 19 nam
và 17 nữ, đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể
chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay
cái đep trong cuộc sống xung quanh trẻ .Đó là một thuận lợi lớn để giáo viên rèn
luyện phát triển khả năng đọc viết cho trẻ thông qua môn làm quen với văn học
thông qua thể loại truyện kể,hoặc tập tô chữ,nhận biết và so sánh các chữ.
- Đặc điểm giáo viên : Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt
tình, yêu nghề mến trẻ, xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ làm
quen với môn văn học hoặc các tiết làm quen chữ cái và âm tiết,từ,câu…
- Đối với phụ huynh: Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không
đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn . Qua thực tế cho thấy phụ huynh bận
biệu trong công việc quá nhiều không có thời gian quan tâm chăm sóc đến các
cháu nhiều,tre chủ yếu được học trên trường còn ở gai đình thì chiếm phần ít.do
thời buổi kinh tế thị trường,các bậc phụ huynh chú ý nhiều đến công việc mà bỏ bê
con cái và giao phó mọi việc dạy dỗ cho nhà trường.Nhưng không biết rằng phải
có sự dạy dỗ và tác động từ 2 phía gia đình và nhà trường.
Chính vì vậy ngay từ lúc ở trường mầm non cần phải dạy cho trẻ nhận biết
các chữ cái,biết đọc và biết viết các chữ cái,mà muốn vậy ta phải rèn luyện thường
xuyên thông qua các hoạt động kể chuyện,tô chữ, đọc… đàm thoại qua các bộ môn
làm quen văn học thể loại truyện kể. Nhiệm vụ phát triển khả năng đọc viết cần
được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của bé. Đặc biệt ở độ
tuổi mẫu giáo chuẩn bị để có kiến thức vào lớp một.Dạy trẻ cách đọc nghệ thuật,
đọc sao cho hay cho hấp dẫn lôi cuốn người nge,hóa thân vào nhân vật.
3.Thực trạng:
-Đọc là hình thành ở trẻ những hành vi đọc thông qua các hoạt động
trò chơi đóng vai và dần dần trẻ có thể hiểu, giải thích và dịch
được 1 số kí hiệu chữ viết quen thuộc.
+ Hiểu được ý nghĩa của chương trình nghe nhìn, các bài văn có
nội dung quen thuộc đối với trẻ, đặc biệt là những bài văn được
bố cục theo từng đoạn ngắn.

+ Biết liên hệ giữa kiến thức, kinh nghiệm riêng của bản thân
với các ý tưởng, sự kiện và thông tinh trong bài văn được xem
hoặc được nghe.
+ Thể hiện ý thức (có ý thức) và hiểu biết vai trò của các ký
hiệu và qui ước về chữ viết khi đọc tìm hiểu ý của văn bản.
+ Nhận biết và sử dụng các dấu hiệu gợi ý (tranh minh hoạ, trí
nhớ, từ…) để đoán ý của bản văn hoặc các phương tiện nghe nhìn
-Viết là tạo các ký hiệu viết với ý đồ truyền tải 1 ý tưởng hay 1 thông
tin nào đó.
+Nhận biết được rằng ngôn ngữ viết được con người sử dụng
nhằm truyền đạt thông tin, ý tưởng và cảm xúc cho người khác.
+ Có ý thức sử dụng các ký hiệu viết để biểu đạt ý tưởng và
thông tin.
+Sử dụng các ký hiệu viết để biểu đạt ý tưởng thông qua các
hoạt động và các thao tác thực hành.

- Như chúng ta đã biết, nội dung của chương trình giáo dục trẻ theo hướng đổi
mới của ngành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt:
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội. Trong đó, nội dung phát
triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên
mầm non. Mà một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn
là tuổi là: chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ... và một số kỹ năng cần thiết cho
việc học đọc, học viết như: cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng
phối hợp tay, mắt và tri giác từ trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc
ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách mạch lạc rõ ràng.
- Hiện nay tình hình về vốn ngôn ngữ của trẻ vào lớp một là rất kém, một số trẻ
không biết đọc,không biết viết thậm chí không biết cầm sách,bút, đặt biệt là một số
vùng sâu vùng xa.
 Về giáo viên:
- Do các bậc phụ huynh lơ là trong việc dạy dỗ trẻ, không dành thời gian quan
tâm đén sự phát triển và nhu cầu của chúng,một số trẻ còn dẫn đến tự kỉ do thiếu
sự quan tâm của gia đình,k có bạn bè để chơi, không có người nói chuyện,dẫn đến
trẻ không nói được chậm nói hoặc là tình trạng nói sai,nói ngược,nói ngọng do
không có ai uốn nắn cho trẻ
- Hơn nữa, khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy cho trẻ giáo
viên thường quan tâm nhiều đến đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hơn động có chủ
đích, chưa chú ý đến việc tạo sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
+Giáo viên chưa chú ý dạy theo khả năng của trẻ, còn dạy đại trà theo chương trình
đã lên kế hoạch.
+ Giáo viên chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị khả năng đọc viết
cho trẻ
 Về mặt trẻ:
- Việc làm quen chữ cái rất yếu.
-Trẻ hoạt động hoàn toàn thụ động, trẻ là người lĩnh hội kiến thức (nghe), còn cô
là người truyền thụ kiến thức ( nói ).
- Hầu hết trẻ không nhận được thứ tự của các chữ cái trong từ.
-Trẻ chưa hiểu mối quan hệ giữa từ và lời nói.
- Khi viết trẻ không xác định được đặt bút ở đâu, nét nào viết trước nét nào sau
- Trẻ không biết cách cầm sách để đọc, không nắm được quy trình đọc sách,thậm
chí khi viết trẻ còn không ngồi đúng tư thế,và cầm bút sai.
 Về phía phụ huynh:
- Chưa phối kết hợp với giáo viên để dạy theo một phương pháp nhất định.
- Chưa hiểu được việc chuẩn bị khả năng đọc viết cho trẻ là rất cần thiết có tác
dụng quan trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ có thể hòa nhập với
môi trường học ở trường phổ thông. Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và
làm như thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt có kiến thức cơ bản về
vốn từ ,biết đọc ,biết viết để trẻ tự tin khi bước vào trường phổ thông thật tốt. Đi
tìm lời giải đó là cả quá trình không đơn giản. Vì vậy người giáo viên cần giúp cho
trẻ nắm được những kiến thức về tiếng việt một cách vững chắt để lamg hành trang
bước vào trường phổ thông.Tôi đã rút ra được một số biện pháp thực hiện đạt kết
quả tốt trong việc dạy trẻ ôn tập củng cố khả năng phát triển ngôn ngữ đọc viết cho
trẻ
4. Biện pháp:
a.Cho trẻ đọc truyện tranh:
Trẻ rất thích xem tryện tranh.Chúng có thể nhìn vào bức tranh rồi tự đọc như đọc
chữ vậy.Vậy nên ta cần hướng dẫn khuyến khích trể đọc truyện tranh
-Đọc tưng trang của truyện tranh:
+Cô giáo cần chăm chú xem tranh cùng trẻ
+Cho trẻ xem tranh và mô tả từng tranh một
+Đặt các câu hỏi gợi ý rõ ràng.dễ hiểu để trẻ co thể mô tả được bức tranh một cách
đầy đủ, cụ thể
+ Khi trẻ trả lời sai hoặc thiếu giáo viên cần sữa chửa kịp thời và đầy đủ để trẻ có
thê hiêủ
+Khi trả lời trẻ cần tươi cười , ân cần để lôi cuốn sự tập trung và thõa mái học tập
của trẻ hiểu được
Hình 1: Cô kể truyện tranh cho trẻ

- Đọc cả cuốn truyện tranh:


+Cô giáo liên kết ý chính với của các trang sau đó lật từng trang và kể cho trẻ
nge.Sau đó khuyến khích trẻ đọc lại
+Cho trẻ đọc lần lượt từng trang,nếu trẻ quên ý thì gợi ý cho trẻ quan sát trang và
nhớ lại, đọc tiếp
+Khi trẻ đọc cần kiên trì nge trẻ đọc hết
Hình 2: Trẻ đọc truyện tranh

Hình 3: cho trẻ xem truyện tranh


-Khuyến khích trẻ đọc theo trí nhớ :
+Có thể cho trẻ đóng vai cô giáo để đọc lại một số bài quen thuộc cho các học sinh
khác nge
+Dạy trẻ đọc sách với các điểm tựa về ngữ cảnh, đọc từ trái sang phải từ trên
xuống dưới.biết cách cầm sách đúng chiều,giở sách từ trang đầu đến trang cuối và
giở từng trang một.
b.Cho trẻ vẽ mô tả và tạo ra câu chuyện từ các bức vẽ :
Trẻ rất giàu trí tưởng tượng,trẻ có thể vẽ một bức tranh rồi kể thành một câu
chuyện từ bức tranh đó.Vậy nên cô giáo và gia đình cần khuyến khích trẻ vẽ tranh
và mô tả nên câu chuyện từ bức tranh đó
-Trình tự và nội dung các hoạt đọng khi hướng dẫn trẻ vẽ tranh ,mô tả và tạo ra
câu chuyện từ bức vẽ:
+Cô giáo gợi ý chử đè cho trẻ vẽ
+Trẻ vẽ theo sự hướng dẫn của người lớn
+Người lớn có thể cùng trẻ vẽ tranh
+Sau khi vẽ xong thì hướng dẫn trẻ mô tả nên câu chuyện từ bức tranh nếu cần
+Để trẻ mô tả lại bức tranh của mình
Hình 4 : Tranh chú hải quân

Hình 5 : Bé vẽ tranh chú hải quâ


Ví dụ như bức tranh trên ta hướng dẫn trẻ theo dệt nên câu chuyện “cháu thương
chú bộ đội” câu chuyện như sau:

CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI

Sau một năm học mệt mõi là kì nghỉ hè đầy thú vị. Mùa hè năm nay chúng em
được đi ra Trường Sa để thăm các chú bộ đội.Tàu vừa cập cảng là các chú đã đứng
đó tươi cười đón chúng em. Cô giáo đã chuẩn bị sẵn hoa để tụi con tặng cho các
chú.các chú dẫn chúng em đi chơi nhiều nơi rất thích.nào là thăm vườn rau,nào là
đi ngắm san hô nữa.chúng cháu được các chú bì cho những trò chơi rất vui.Tuy
chuyến đi chỉ có hai ngày nhưng chúng cháu cảm thấy rất yêu thương và gần gủi
với các chú.hẹn hè năm sau chúng cháu sẽ trở lại hòn đảo xinh đẹp này.
=>Như vậy là ta đã gợi ý cho trẻ mô tả một câu chuyện hoàn chỉnh,làm như vậy
vài lần thì lần sau trẻ sẽ có thể tự mô tả mà không cần cô gợi ý
- Khi hướng dẫn, khuyến khích trẻ vẽ, mô tả và tạo ra câu chuyện cần lưu ý:
+Gợi ý chủ đề cho trẻ
+Lần lượt đặt ra các câu hỏi gợi ý rõ rang,dễ hiểu để trẻ có thể vã được
+Hướng dẫn cách vẽ cho trẻ và cùng vẽ với trẻ
+Hướng dẫn cho trẻ mô tả và tạo ra câu chuyện từ bức tranh vẽ bằng cách
hỏi các câu hỏi:Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?...
+Sữa chữa kịp thời những lỗi sai của trẻ
c.Tạo môi trường chữ viết:
Việc tạo ra môi trường chữ viết phong phú là một biện pháp để phát triển khả năng
đọc viết

Hình 6 : các chữ cái


-Cách tạo môi trường chữ viết:
Vì sao phải tạo môi trường chữ trong lớp học?
+ Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của
trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của bé là nhình
xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ.
+ Vì vậy, các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động
là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp. Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt
động, cô giáo nên tập trung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kể chuyện sáng
tạo.
+Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi
chuyển chủ điểm mới. Các tuýp chữ, có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ,
và bắt buộc phải có hình ảnh minh hoạ cho các tiêu đề ấy. Như vậy sẽ thu hút được
sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt
hiêụ quả tối đa.
Hình 7 : Cùng bé tìm hiểu và thảo luận
Ví dụ:
Chủ điểm ngành nghề: Giao viên và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm ngành
nghề, sau đó cô hướng trẻ vào câu truyện: Tại cửa hàng búp bê có tất nhiều thứ,
nào là đồ dùng cô giáo như: phấn, bảng, bút, vở, ...nào là đồ dùng bác thợ mộc, thợ
xây...Búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy, nào chúng
mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé.Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình
như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mi li, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng...với
nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy, và cả quá trình cô đàm thoại với trẻ. Chính lúc
đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã nghe thấy cái tên
đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ. Hay với các góc khác cũng
vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: kiến trúc sư tí hon,
bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai...( đối với góc xây
dựng).

Hình 8 : Chú kĩ sư
Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi
nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.
Khi trang trí tên gọi các góc, giáo viên thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với
góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy.Đặc biệt kiểu chữ
phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường, với màu sắc
đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh hoạ của góc. Còn mảng hoạt
động của trẻ ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ khác
nhau như chữ in thường viết thường, chữ in hoa để trẻ cùng bắt chước cô ghép tên
góc.

H ình 9: G óc c ủa b é
Khi chơi giao viên thường hỏi chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào
trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ các từ đó rất lâu và lại một lần nữa trẻ
được luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép chữ nhiều lần thành quen và
đã tự ghép mà không cần mẫu của cô. Ngoài ra giao viên thường thay đổi tên gọi
hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ điểm và tạo sự mới mẻ khoảng
không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến
VD: Góc gia đình: giáo viên thống nhất với trẻ đặt tên góc: " Tổ ấm gia đình", mái
ấm 5A1...Trẻ được làm quen với từ " tổ ấm", và biết được từ " tổ ấm" có chữ cái
đầu tiên là chữ T, chữ đã học là chữ: ô,a... Nhưng với chủ điểm ngành nghề: giao
viên và trẻ lại thoải thuận nhất trí đưa ra tên: " bé tập làm nội trợ, bé nấu ăn"...ở
đây, trẻ được cung cấp thêm từ: "nội trợ" và từ; "nấu ăn". Trẻ được ghép hoặc chép
từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới đó, biết thứ tự trong từ và ghép hoàn
chỉnh các từ mới đó. Như vậy, qua mỗi chủ điểm giáo viên lại cung cấp thêm cho
trẻ nhớ và tự viết được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học.

Hình 10: Góc gia đình- góc bếp


-Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn ký hiệu
vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và các giá góc: Như chúng ta đã biết, đặc điểm
tâm lý của trẻ mầm non là " dễ nhớ dễ quên". Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp
cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh
hội kiến thức khác. Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi
nhanh nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ
chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen
lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ, hay các chữ
cái Tiếng Việt ghép thành từ đó. Để khắc phục tình trạng này, tôi xếp đồ dùng đồ
chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy, đễ cất, các đồ dùng trên
giá phải tuân theo một trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm
thoại với trẻ:
VD: Với đồ chơi; con thỏ, các làn, ti vi,... Tôi hỏi trẻ đây là cái gì? chúng mình
nhìn xrm cô viết ( hoặc ghép )từ "thỏ" cho chúng mình xem nhé. Chữ cái đầu tiên
trong từ " con thỏ" là chữ gì?...Cứ như vậy tôi cho trẻ tri giác trọn vẹn từ " con thỏ"
và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi. Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các
ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được
Hình11: Gấu Pu chăm học

d. Tạo góc thư viện :


- Giáo viên không chỉ đọc cho trẻ nge mà còn tạo điều kiện cho trẻ tự đọc
lấy.Muốn vậy thì góc thư viện phải nằm ở khu vực êm ái,yên tĩnh.Bìa sách luôn
quay ra để thu hút sự chú ý của trẻ và cũng để trẻ dễ lựa chọn.

Hình 12: Thư viện của bé


Khi sách bị rách bìa hoặc hư hỏng cần sửa chữa ngay,nếu không sẽ không gây
được hứng thú cho trẻ nữa hoặc cũng có thể trẻ sẽ phá chúng vì nghx ai đó đã làm
hưa sẵn rồi
Sách cần được thay đổi thường xuyên
Để tạo ra thư viện phong phú giáo viên có thể đề nhị cha mẹ trẻ góp sách cũ,hằng
ngày trẻ có thể mượn sách đem về nhà.khuyến khích phụ huynh thường xuyên đọc
cho trẻ nge hặc tạo hứng thú cho trẻ xem sách.

e.Tạo góc viết:

- Bàn ghế để ngồi viết:bàn ghế phải vừa tầm với trẻ,không quá cao hoặc quá
thấp
- Bút bi, bút chì, bút dạ, phấn, bảng.
- Câc loại giấy: tận dụng giấy một mặt, phong bì, các loại thiếp đã dùng rồi
- Hộp ghim giấy
- gợi ý cho trẻ viết thư, kê đơn thuốc, ghi công thức nấu ăn

Hình 13: góc viết của bé


5.Bài học kinh nghiệm:
Từ việc đề ra những biện pháp phát triển khả năng đọc viết cho trẻ mẫu giáo
lớn.Tôi thấy rang muốn thế hệ tương lai được phat triển trọn vên thì những người
giáo viên cũng phải được đào tạo bài bản có kinh hẳn hoi thì mới cho ra sản phẩm
tốt được.Không phải dạy trẻ nhỏ là dễ, dễ nhưng không dễ chút nào.dạy là một
chuyện nhưng cho ra sản phẩm tốt lại là chuyện khác.Mà muốn vạy trước hết
người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ thì mới làm được.
Người giáo viên cần hệ thống hóa phương pháp giáo dục. đưa công nghệ thông
tin vào trong việc giản dạy,tạo được cho trẻ sự hứng thứ và không gian học tập tốt
nhất có thể.Và hơn hết làm nghề này đòi hỏi giáo viên cần phải có lòng kiên trì,
nhẫn nại tuyệt đối với trẻ.

III : KẾT THÚC


-Theo các nhà khoa học thì trẻ đọc sách thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng 6 điểm IQ.
Đọc sách giúp trẻ có thói quen tư duy và có kỹ năng viết cơ bản khi vào trường
học. Những trẻ không đọc sách sẽ có sức học kém hơn 3-4 lần so với trẻ có đọc
sách. Điều này có nghĩa những trẻ đọc sách học giỏi hơn và vượt trội hơn 1 năm so
với đứa trẻ không đọc.
- Việc chuẩn bị khả năng đọc viết cho trẻ mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp một là
một việc làm rất cần thiết, cần được nêu cao và thực hiện.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ đọc viết cho trẻ sẽ tạo cơ sở vững
chắt cho sự phát triển của trẻ sau này.Trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào trường phổ
thông,dễ hòa nhập hơn và tất nhiên sẽ đạt kết quả tốt hơn.Mà thế hệ mai sau tốt thì
đất nước cũng phát triển theo.
-Vì vậy nên kính mong Ban giám hiệu trường Mần non Hoa Sen sẽ áp dụng
những phương pháp mà tôi đưa ra như trên vào việc dạy hungjvaf cũng kính mong
các trường cũng sẽ áp dụng biện pháp này vì tương lai của đất nước cung như vì
chính những đứ trẻ của chúng ta.
-Bộ giáo dục Mỹ đã chỉ ra rằng việc đọc sách say mê và thường xuyên là thói
quen của người thành công trong tương lai. Đọc sách tốt trẻ sẽ đạt được các kỹ
năng về tiếng nói, tin tưởng và được ghi nhớ tốt hơn, điểm tốt hơn. Và thành công
sẽ đến với mức thu nhập, nghề nghiệp, việc làm mong muốn.

IV: TƯ LIỆU THAM KHẢO


1. Phương pháp phát triển cho trẻ mẫu giáo- Nguyễn X uân Khoa
2 Gíao trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non- Đinh Hồng Thái
3. Tài liệu học tập Phương pháp phát trienr ngôn ngữ cho trẻ mầm nisao
4.wep http://123doc.org/document/268772-mot-so-bien-phap-phat-trien-ngon-ngu-
mach-lac-cho-tre-5-6-tuoi-thong-qua-mon-van-hoc-the-loai-truyen-ke.htm?page=7

You might also like