You are on page 1of 11

MỞ ĐẦU

‘‘Uốn cây từ thuở còn non


Dạy con từ thuở con còn ngây thơ’’
Khi nghe câu nói này thì chắc chắn rằng trong mỗi người lớn chúng ta đều
phải hiểu rằng giáo dục con người trong giai đoạn ấu thơ là hết sức quan trọng, đặc
biệt là những người làm công tác giáo dục, người được coi là đặt nền móng vững
chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trẻ em luôn là niềm
hạnh phúc của mọi gia đình vì mỗi trẻ em là một tài sản quý giá, là chủ nhân tương
lai của đất nước. Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi đang ở những bước phát
triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội…
cho nên chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục trẻ, với quan điểm tích hợp trong mỗi hoạt động giáo dục, và chú trọng
việc chuyển đổi “học cái gì” sang “học như thế nào”.

Để thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức
năng tâm sinh lí…việc lồng ghép giới để giáo dục giới tính mần non là một trong
các nội dung giáo dục hết sức quan trọng. Căn cứ vào nội dung độ tuổi trẻ mầm
non để các nhà giáo dục lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp nhằm cung cấp những
thông tin chính xác, đúng đắn về giới tính, sự phát triển của cơ thể, các bộ phận
sinh dục, quan hệ tình cảm, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản, những thái độ về
tình dục ở người... Những nội dung giáo dục này cần được truyển tải đến các cháu
một cách khéo léo, đơn giản và dễ hiểu. Để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra,
việc lồng ghép giới trong giáo dục mầm non cần được thực hiện một cách nghiêm
túc, khoa học và tuân thủ quy trình như những nội dung khác.

Việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ khi trẻ ở độ tuổi mầm non là vô cùng quan
trọng. Ngay từ bé, khi trẻ được tiếp cận với thông tin chính thống, chuẩn xác sẽ
giúp trẻ hình thành hệ nhận thức chuẩn mực nhất. Từ đó không chỉ giúp trẻ biết,
hiểu về những khái niệm đơn giản về giới, khuôn mẫu giới, cách giao tiếp với bạn
cùng giới, khác giới.... Quá trình lồng ghép giới vào các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ là một nội dung còn mới đối với giáo viên cho nên giáo viên phải tự học và
tự tìm kiếm các nguồn tài liệu phục vụ cho công tác của mình, đòi hỏi người giáo
viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ để áp dụng một
cách có hiệu quả. Các cháu trong độ tuổi tôi phụ trách là độ tuổi 3-4 tuổi là độ tuổi
mà về mặt tâm sinh lý và kỹ năng xã hội đã phát triển. Trẻ đã nhận biết được giới
tính của mình. Cho nên bản thân là một giáo viên phụ trách ở độ tuổi này tôi cần
phải đưa lồng ghép giới vào việc giáo dục trẻ. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề
tài: “Xây dựng nội dung lồng ghép giới vào nội dung giáo dục giới theo độ tuổi tôi
phụ trách” để làm bài thu hoạch.
NỘI DUNG
1. Thực trạng việc lồng ghép giới ở trường mầm non tôi đang công tác.
a. Giới thiệu chung về trường mầm non tôi đang công tác.

* Đặc điểm của trường:

- Trường Mầm non Phú Dương thuộc địa bàn xã Phú Dương do Phòng GD-
ĐT Thành Phố Huế trực tiếp quản lý. Trường có 2 cơ sở: Cơ sở chính đóng tại thôn
Thạch Căn, cơ sở hai đóng tại thôn Lưu Khánh. Gồm Ban giám hiệu trong đó có 1
Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng, với đội ngũ 38 giáo viên và 12 nhân viên . Nhà
trường luôn phát huy những tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả công tác, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tổ chức quản lý và trau dồi kỹ năng giáo dục trẻ cho
giáo viên. Trường có hai cơ sở với 19 lớp học (6 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, 5 lớp mẫu
giáo 4-5 tuổi; 4 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 4 lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi).

- Với sự nỗ lực không ngừng của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, nhân viên
trong nhà trường cùng với sự lãnh chỉ đạo của chi bộ, hỗ trợ kinh phí từ các cấp,
các ngành, các đoàn thể chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của trường MN Phú
Dương luôn được duy trì phát triển và có nhiều hiệu quả vững mạnh.

* Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:


- Nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất khang trang, đáp ứng đủ phòng học cho trẻ ở các độ tuổi; được trang bị các
thiết bị dạy học, đồ dùng cá nhân đảm bảo phù hợp đã thu hút tỷ lệ trẻ đến trường
ngày càng tăng. Công tác quản lý nuôi dưỡng chăm sóc trẻ có hiệu quả và chất
lượng, không có cháu bị tai nạn, ngộ độc thức ăn, không có dịch bệnh xảy ra trong
nhà trường. Nhà trường chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình theo
hướng tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề, tích hợp vào trong các
hoạt động hằng ngày của trẻ, xây dựng môi trường giáo dục, môi trường hoạt động
cho trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện
thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới hình thức tổ chức
nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương
châm “Học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt là áp dụng việc
lồng ghép giới vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ qua từng hoạt động trong ngày
của trẻ. Đặc biệt giáo dục giới tính cho trẻ là một nội dung còn mới mẻ với cô giáo,
phụ huynh và trẻ. Bên cạnh những thuận lợi trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ thì
cũng gặp không ít khó khăn như sau:
- Do trường có 2 cơ sở nên một số lớp có số cháu vượt quá quy định của Điều
lệ trường mầm non. Do đó giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ trẻ về giáo dục mầm non còn hạn chế.
- Đồ chơi ngoài trời của điểm trường lẻ còn hạn chế. Chưa có các phòng chức
năng, trang thiết bị các lớp dưới 5 tuổi chưa đầy đủ.
b. Thực trạng việc thực hiện nội dung lồng ghép giới trong CT GDMN:
* Lồng ghép giới theo các độ tuổi:
- Nhóm trẻ (2-3 tuổi): Trẻ sẽ được tiếp cận thông qua hình ảnh và trải nghiệm
hàng ngày, nhưng thường cần hướng dẫn cụ thể về sự khác biệt giới.
- Độ tuổi trẻ (3-4 tuổi): Đã thấy cố gắng trong việc tạo ra cân bằng giới trong
các hoạt động như chơi đồ chơi, thể chất, và việc chia sẻ trách nhiệm.
- Độ tuổi trẻ (4-5 tuổi): Đã nhận ra được đặc điểm về giới, ngôn ngử phát triển
vượt bật, đã biết cân bằng giới trong các hoạt động như chơi đồ chơi, thể chất, và
việc chia sẻ trách nhiệm. Tuy nhiên nhận thức của trẻ phát triển chưa đồng đều.
- Độ tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi): Đã thực hiện lồng ghép giới thông qua các bài
học, trò chơi, và dự án học tập, giúp trẻ hiểu về vai trò, quyền và trách nhiệm dựa
trên giới.
* Lồng ghép giới theo các lĩnh vực:
- Ngôn ngữ và văn hóa: Sử dụng sách truyện, bài hát, và thơ vui để giúp trẻ
hiểu và thảo luận về giới.
- Âm nhạc và thể chất: Sử dụng âm nhạc và nhảy múa để thể hiện sự bình
đẳng giới và tôn trọng sự đa dạng giới.
- Nghệ thuật và thủ công: Khuyến khích trẻ sáng tạo thông qua vẽ tranh, tạo
hình, và xây dựng.
* Lồng ghép giới theo các hoạt động:
- Hoạt động học: Lồng ghép trong trong bài thơ, câu chuyện, bài hát…nhận
biết giới qua các tiết học.
Ví dụ: Hoạt động KPKH (lĩnh vực giáo dục và phát triển nhận thức) với tiết
dạy “ Khám phá các bộ phận cơ thể con người” độ tuổi 3-4 tuổi giáo viên có thể
lồng ghép giáo dục giới cho trẻ là: trẻ biết phân biệt được giới tính của mình.
- Hoạt động vui chơi: mang lại cho trẻ những cảm xúc tích cực, trải nghiệm
thoải mái. Giáo viên tận dụng hoạt động vui chơi để giáo dục giới cho trẻ khi trẻ
chơi ở các góc.
Ví dụ: Khuyến khích các bạn nữ tham gia chơi đá banh cùng các bạn nam
hoặc các bạn nam chơi nhảy dây với các bạn nữ.
- Hoạt động nhóm: Tổ chức trò chơi nhóm, cuộc thi “Bé khoẻ - Bé tài năng,
bé với ATGT” kết hợp giới giúp trẻ phát triển tinh thần hợp tác và tôn trọng.
- Thực hành hàng ngày: Phân chia công việc cho bạn trai bạn gái đồng đều
nhau thời gian học tập và chơi đùa dựa trên giới, khuyến khích trẻ hiểu về sự đa
dạng giới.
- Thông qua các hoạt động khác: Đón, trả trẻ; Thể dục sáng; Điểm danh; Ăn
ngủ; Vệ sinh; Hoạt động chiều.
Ví dụ: Hoạt động đón trả trẻ cô có thể lồng ghép giáo dục trẻ bằng cách trao
đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục giới cho con mình, cách
giáo dục như thế nào để phụ huynh nắm…
* Trang trí trường lớp:
- Thiết kế môi trường học tập: Sử dụng tranh ảnh, đồ chơi phản ánh sự cân
bằng giới, tạo sự thoải mái cho trẻ thảo luận và học hỏi về giới.
- Góc thư viện: Xây dựng góc học tập với sách, hình ảnh và tài liệu về giới
để tạo sự tò mò và khám phá cho trẻ.
- Trong quá trình thực hiện trang trí trường lớp cũng gặp những khó khăn
nhất định:
+ Những đồ dùng đồ chơi hình ảnh trang trí bên ngoài nhanh hư hỏng và dễ
phai màu.
+ Kinh phí đầu tư cho nguyên vật liệu trang trí còn hạn hẹp.
2. Xây dựng nội dung lồng ghép giới vào nội dung giáo dục cho trẻ độ tuổi 3-4
tuổi.
- Chủ đề: Con được sinh ra từ đâu?
- Yêu cầu cần đạt được:
+ Trẻ sẽ phát triển kiến thức về quá trình mang thai và sinh con, phát triển tư
duy tò mò và tôn trọng, và hiểu biết về sự khác biệt giữa nam và nữ.
+ Giúp trẻ xây dựng tôn trọng và sự đồng tình với nhau, tạo sự hòa đồng và
khám phá sự kỳ diệu của cuộc hành trình sinh sống.
- Phương pháp:
+ Sử dụng trò chơi, tranh ảnh, và câu chuyện để tạo sự thú vị và giúp trẻ hiểu
biết.
- Các lĩnh vực lồng ghép: Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngử
- Nội dung lồng ghép: Khám phá: «Mẹ sinh con ra từ bộ phận nào trên cơ thể»;
«Làm thế nào con chui vào bụng mẹ được ạ».

- Hoạt động lồng ghép: Sử dụng phim hoạt hình 3D và mô hình đồ chơi để
giải thích về cơ quan sinh dục và quá trình sinh ra của em bé.
Tổ chức các trò chơi và hoạt động thú vị để tạo cơ hội thảo luận và tư
duy.
- Kết quả mong đợi: Trẻ hiểu và nhận thức được em bé sinh ra từ đâu vì sao
em bé lại được sinh ra từ bụng mẹ.
3. Thiết kế 1 kế hoạch cho nội dung lồng ghép giới.
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Tìm hiểu về giới tính của em
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Độ tuổi: Mẫu giáo 3-4 (tuổi)
Số lượng: 20 cháu (10 nam, 10 nữ)
Giới tính: Trẻ nam và trẻ nữ
Thời gian thực hiện: 20 – 25 phút
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp trẻ hiểu về sự khác biệt giữa con trai và con gái, khuyến khích sự
chấp nhận và tôn trọng giới tính của người khác, thúc đẩy sự tự tin và khám phá
bản thân.
- Trẻ biết mỗi giới tính có một đặc điểm riêng biệt.
2. Kỹ năng:
- Khuyến khích trẻ thể hiện sự tò mò và sự tham gia tích cực trong việc học
về giới tính, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện ý kiến và khả năng tương tác xã hội.
- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tôn trọng và chấp nhận sự giới tính của bản thân và của bạn.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể của mình.
II. Nội dung và phương pháp:
1. Nội dung:
- Trình bày về sự khác biệt cơ bản giữa con trai và con gái. Sử dụng hình
ảnh, tranh minh họa và mô hình đồ chơi để giới thiệu những điểm khác biệt.
- Đặt câu hỏi đơn giản về suy nghĩ của trẻ về giới tính. Khuyến khích trẻ chia
sẻ về cách họ cảm nhận về con trai và con gái, và bàn luận về sự đa dạng và tùy
chọn của mọi người.
- Mời trẻ vẽ một bức tranh về bản thân nhưng không giới hạn bởi giới tính.
Trẻ có thể thể hiện bản thân mình như một siêu anh hùng, nghệ sĩ, hoặc bất kỳ điều
gì mà trẻ muốn.
2. Phương pháp:
- Trò chuyện nhóm để khơi dậy sự hiểu biết ban đầu của trẻ về giới.
- Trình chiếu hình ảnh và xem video phim hoạt hình 3D.
- Hoạt động thảo luận nhóm về tình huống liên quan đến tôn trọng và hiểu
biết về sự khác biệt giới.
- Tổ chức trò chơi.
3. Phương tiện và đồ dùng dạy học:
- Máy tính, ti vi. Giấy A4, bút chì, bút màu.
- Hình ảnh và mô hình đồ chơi liên quan đến con trai và con gái.
- Hình ảnh về các nhân vật nổi tiếng không bị giới hạn bởi giới tính.
- Giấy, bút vẽ, màu sắc để tham gia hoạt động tạo nhân vật.
4. Hoạt động của cô:
- Cho trẻ xem video phim hoạt hình 3D về giới tính nam và nữ. Trò chuyện
cùng trẻ về đoạn video.
- Cho trẻ xem các hình ảnh về bộ phận cơ thể và trò chuyện cùng trẻ
- Cô đưa ra tình huống về sự khác biệt về giới để trẻ thảo luận.
- Chia nhóm và cho trẻ thảo luận về giới tính của bản thân có những đặc
điểm gì?
- Tổ chức trò chơi cho trẻ vẻ tranh về bản thân theo sở thích của trẻ.
5. Hoạt động của trẻ:
- Trẻ quan sát video và hình ảnh, sau đó làm việc nhóm để thảo luận về video
và hình ảnh cô cung cấp.
- Hỏi trẻ về những việc con trai và con gái thích làm, sau đó thảo luận về sự
giống và khác nhau, khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình.
- Cho trẻ vẽ về bản thân để thể hiện hình ảnh mình muốn là con trai hoặc con
gái, khuyến khích tạo sự sáng tạo và tự do thể hiện.
6. Dự kiến tình huống sư phạm có thể xảy ra:
- Tình huống 1: Tại sao con trai lại là tóc ngắn mà con gái lại là tóc dài.
Giáo viên: Cho trẻ xem video về bộ phận tóc của con trai và con gái sau đó
giải thích để trẻ hiểu.
- Khả năng tham gia: Trẻ tham gia một cách tích cực trong trò chơi thảo luận
và hoạt động tạo hình.
- Khả năng hiểu: Trẻ thể hiện sự hiểu biết về sự đa dạng giới tính, tôn trọng sự
khác biệt và có khả năng thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình.
7. Tổ chức hoạt động:
- Giới thiệu chủ đề: Trình bày về sự khác biệt giới tính bằng hình ảnh và
video. Khuyến khích trẻ tham gia vào cuộc thảo luận ban đầu.
- Trò chơi nhóm: Tổ chức các hoạt động nhóm như tạo hình ảnh con trai và
con gái, chơi vai trò để khuyến khích sự tương tác và chia sẻ ý kiến.
- Thảo luận sau hoạt động: Tổ chức một buổi thảo luận nhóm về những điều
mà trẻ học được về sự khác biệt giới tính và cảm xúc của họ về chủ đề.
8. Quan sát bao quát trẻ:
- Theo dõi sự tham gia và tương tác của trẻ trong các hoạt động.
- Lắng nghe những ý kiến và suy nghĩ của trẻ về giới tính.
- Ghi chú về sự tò mò và sáng tạo của từng trẻ.
9. Tổng kết hoạt động:
- Tổng hợp những điểm mấu chốt mà trẻ đã học về sự khác biệt giới tính, sự
đa dạng và sự chấp nhận của người khác. Đề xuất cách tiếp tục khuyến khích sự tò
mò, tự tin và tôn trọng giới tính trong các hoạt động tương lai.
PHẦN THỨ 3
1. Kết luận:
Trong quá trình thiết kế và thực hiện bài thu hoạch về giới tính cho trẻ độ tuổi
mẫu giáo (3-4 tuổi), tôi đã chứng kiến sự tham gia tích cực của trẻ, sự mở cửa trong
tư duy và tạo cơ hội cho trẻ để thể hiện tình cảm, ý kiến và sự sáng tạo của mình.
Bài giảng dạy của giảng viên đã giúp tôi có thêm kiến thức trong việc lồng ghép
giới vào các hoạt động trong một ngày của trẻ giúp trẻ hiểu về sự khác biệt giới
tính một cách đơn giản và thú vị, khuyến khích trẻ tôn trọng và chấp nhận những
điểm khác biệt này.
2. Kiến nghị:
- Dựa trên những thực trang mà trường tôi gặp phải và thực trạng trong việc
lồng ghép giáo dục vào chương trình giáo dục màm non tôi đưa ra một số kiến
nghị để tối ưu hóa hoạt động lồng ghép giới.
- Đế suất lên lãnh đạo nhà trường trang cấp cơ sở vật chất thiết bị đồ chơi và
đồ dùng cho trẻ.
- Phụ huynh tìm hiểu về tầm quan trọng trong việc giáo giới cho trẻ và kết hợp
với giáo viên để giáo dục trẻ về giới cho con em mình.
- Kêu gọi sự hổ trợ từ phụ huynh đóng góp phế liệu để làm đồ chơi tự tạo,
hoặc phụ huynh cùng giúp cô trang hoàng trường, lớp đối với các phụ huynh có
hoa tay, đoàn thanh niên của địa phương, các công ty, xí nghiệp hỗ trợ nguồn
vốn…
- Mỗi giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ trò chuyện với nhau, học hỏi trao
đổi với nhau. Đối xử công bằng với tất cả các bạn nam nữ trong lớp. Không phân
biệt đối xử với mọi trẻ em, luôn tôn trọng với tất cả trẻ nam cũng như trẻ nữ.
Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý
kiến, nguyện vọng.

Trên đây là bài thu hoạch trong việc lồng ghép nội dung giáo dục giới tính cho
trẻ theo độ tuổi mà bản thân tôi phụ trách nhằm nâng cao sự nhận thức và hình
thành nhân cách cho trẻ mầm non. Rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ ý kiến
của các học viên và giáo viên giảng dạy để bài thu hoạch của tôi được hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 18 tháng 08 năm 2023


Người viết bài thu hoạch

Nguyễn Thị Hóa

You might also like