You are on page 1of 12

1

PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON DIỄN LIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
Tên biện pháp:
“Biện pháp giúp trẻ 3 tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non”
Họ và tên người báo cáo: Lương Thị Thúy
Dạy nhóm, lớp: Mẫu giáo 3 - 4 tuổi
1. Lý do chọn biện pháp
Trường mầm non là môi trường đầu tiên mà trẻ được tiếp xúc và là nơi
cung cấp những nhận thức ban đầu cho trẻ. Những năm học đầu đời có vai trò
quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ sau này, vì thế cần tạo cho trẻ một
tiền đề vững chắc về cả tinh thần lẫn trí tuệ.
Bước vào năm học mới, những ngày đầu tiên tới trường là những ngày ấn
tượng nhất, khi trẻ phải rời xa vòng tay ông bà, bố mẹ để làm quen với một môi
trường mới, sẽ rất khó khăn với trẻ và phụ huynh. Giáo dục trẻ ngay khi mới đến
trường là việc làm hết sức quan trọng, tuy nhiên, sự không đồng đều về mặt nhận
thức và khả năng thích nghi trường, lớp gây khó khăn cho giáo viên trong việc
chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 3- 4 tuổi E,
Trường Mầm non Diễn Liên. Đa số trẻ lớp tôi mới đến lớp lần đầu, trẻ ở nhà
cùng ông bà, bố mẹ nên sự tiếp xúc với môi trường xã hội chưa nhiều do đó
những ngày đầu đến lớp trẻ thường có những biểu hiện tiêu cực như: Khóc, sợ
hãi, cào cấu, bấu víu vào người bố mẹ không chịu rời, có những trẻ chạy ra khỏi
lớp, nôn trớ. Đến giờ ăn thì bỏ bữa, không ngủ trưa, thậm chí là đi vệ sinh trong
quần…Do mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn tự lập với năng lực của bản thân dẫn
đến trẻ ngang bướng, thích đòi hỏi, hay hờn dỗi, có những thay đổi tâm lí bất
thường, đó là những biểu hiện của sự khủng hoảng tuổi lên 3. Phụ huynh chưa
được trang bị những kiến thức để đồng hành cùng cô giáo trong việc giúp con trẻ
sớm thích nghi với môi trường mới nên nhiều phụ huynh còn lo lắng, chưa thực
sự yên tâm khi gửi con đến trường.
Với năng lực chuyên môn của bản thân, lòng yêu nghề và trách nhiệm với
con trẻ, tôi luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Vì sao trẻ lại có phản ứng tiêu cực
như vậy?”, “Làm thế nào để trẻ vui vẻ khi đến trường?”…và rất trăn trở để tìm
giải pháp. Sau một năm học tìm hiểu và áp dụng vào thực tế ở lớp tôi, tôi xin báo
cáo: “Biện pháp giúp trẻ 3 tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non” với
mục tiêu tập cho trẻ thói quen tự lập, thích ứng với môi trường, giảm các biểu
hiện tiêu cực của trẻ khi đến trường, lớp mầm non.
2. Nội dung, cách thức thực hiện
Thứ nhất: Tạo cảm giác gần gũi, an toàn cho trẻ trong giờ đón trẻ
2
Hoạt động đón trẻ là một hoạt động giải quyết được rất nhiều vấn đề về
mặt tâm lí. Trong giờ đón trẻ cô giáo tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, an toàn khi
đến lớp. Thay vì việc ôm trẻ vào lòng ngay lần đầu gặp, tôi sẽ nhẹ nhàng lại gần
và chào hỏi trẻ bằng những câu hỏi gợi mở: “Chào con, cô là cô Thúy, con tên là
gì?”, “Cô rất vui khi đựơc gặp con đấy!”, “Con thấy lớp chúng mình có đẹp
không?”, “Con có muốn vào lớp chơi cùng các bạn không?”…

(Video giờ đón trẻ)

Tôi lặp đi lặp lại việc hàng ngày niềm nở đón trẻ, để trẻ quen dần với
hình ảnh cô giáo chào đón mình mỗi khi đến trường và dần dần sẽ coi cô
như người thân thiết.
Ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ tôi còn dành thời gian để trò
chuyện cùng trẻ. Sau khi đón trẻ vào lớp, tôi cho trẻ ngồi quây quần bên cô
giáo, hỏi trẻ những câu hỏi gợi mở: “Sáng nay con ăn gì?”, “Ai đưa con đi
học?”, “Hôm nay con thấy thế nào?”
Trẻ em rất thích được khen ngợi, vì thế tôi thường xuyên khen ngợi
để khích lệ trẻ. Chẳng hạn: “Hôm nay cô thấy con rất giỏi”, “Con rất
ngoan”, “Rất tiến bộ”…
3

(Cô giáo trò chuyện với trẻ)

Thứ hai: Tạo môi trường thu hút trẻ


* Đối với môi trường trong lớp học
Trẻ em rất yêu cái đẹp, chính vì thế, tạo môi trường học tập, vui chơi cho
trẻ theo hướng thu hút sự chú ý của trẻ là rất cần thiết. Tôi kết hợp cùng với các
cô giáo tạo môi trường theo hướng “mở”, sử dụng nhiều nguyên vật liệu thiên
nhiên, vừa tạo cảm giác gần gũi an toàn vừa giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

(Tạo môi trường sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên)


4
Làm thêm đồ dùng, đồ chơi, phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc,
hình dáng để kích thích cảm giác thích thú, lôi cuốn trẻ muốn chơi với các đồ
chơi mà quên đi giác sợ hãi khi đến lớp.
Hoạt động chơi ở các góc là hoạt động vừa giúp trẻ học tập, vui chơi, vừa
thỏa mãn nhu cầu được làm người lớn của trẻ. Vì thế các góc chơi tôi không tạo
ra theo kiểu trang trí để trẻ ngắm nhìn mà tạo không gian để trẻ thỏa sức được
thao tác, được hoạt động và sáng tạo. Bố trí các góc chơi phù hợp, đồ dùng các
góc được sắp xếp hợp lí, gọn gàng. Hàng ngày cho trẻ tham gia vào việc sắp xếp
các góc chơi, vừa cho trẻ được làm vừa giáo dục tính ngăn nắp gọn gàng.
5
Tôi phối hợp với phụ huynh sưu tầm thêm nhiều nguyên vật liệu từ thiên
nhiên như: Hột hạt, các loại sỏi, lá cây, cành khô…để cho trẻ làm các đồ chơi
sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ khi đến lớp.
* Đối với môi trường ngoài lớp học
Thay vì một số giáo viên ngại đưa trẻ ra ngoài vì lo lắng trẻ chưa quen sẽ
chạy nhảy thì tôi đã thực hiện bằng cách tận dụng các giờ hoạt động ngoài trời,
hoạt động chiều để đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, quan sát cây cối,
môi trường xung quanh. Cho trẻ chơi ở khu thể chất, khu trải nghiệm cát, nước
hoặc có thể trải nghiệm ở vườn rau…để trẻ quên dần cảm giác sợ hãi.

(Video trẻ chơi ở khu cát nước)


Thứ ba: Tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho trẻ
Trẻ lớp tôi đa số mới đến trường lần đầu, chưa được tiếp xúc nhiều với môi
trường xã hội, vì thế trong tất cả các hoạt động, tôi tìm tòi, nghiên cứu để tổ chức
các hoạt động sáng tạo nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú, thích được đến lớp. Cụ thể:
Ngay ở cửa lớp, tôi có gắn các biểu tượng cảm xúc như trái tim, mặt cười,
cái chạm tay…để khi tới lớp, giáo viên cho trẻ lựa chọn cảm xúc và thể hiện với
cô. Việc làm này tạo cho trẻ sự thân thiện, gần gũi, mong chờ mỗi ngày đến lớp
để được chọn biểu tượng và thể hiện với cô giáo, giúp trẻ nhanh quên đi suy nghĩ
phải đi học, phải xa bố mẹ, từ đó giảm dần các biểu hiện tiêu cực.
6

(Trẻ thể hiện cảm xúc với cô giáo)


Trẻ mới đến trường sẽ có những thói quen cũ chưa thay đổi được, chẳng hạn như:
Không dám gọi cô khi đi vệ sinh, ôm cặp vào lớp, đem quà vặt đi học, giữ khăng
khăng đồ của mình…Tôi không vội bắt trẻ thay đổi ngay những thói quen đó mà dần
dần mỗi ngày tập cho trẻ một thói quen mới, dần quên và bỏ thói quen cũ.
Trong giờ hoạt động học có những trẻ sẽ không tập trung vào cô giáo, tôi đã
tìm những cách vào bài gây hứng thú để trẻ hào hứng hơn. Chẳng hạn như: Hóa
thân thành một bạn nhỏ, các nhân vật cổ tích, các phóng sự, vi deo, nhạc hình,
cho trẻ tham gia hội thi, hội trại…
Giờ ăn trưa, tôi động viên trẻ tự xúc ăn, nếu trẻ ăn ít, tôi không ép trẻ ăn mà
sẽ cho trẻ uống thêm sữa và dần dần mỗi ngày sẽ động viên trẻ ăn thêm một ít.
Tôi sử dụng biện pháp khen thưởng để khích lệ trẻ.
7

(Giờ ăn trưa của trẻ)


Những ngày đầu, có nhiều trẻ sẽ rất khó đi vào giấc ngủ trưa, tôi cố gắng
tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng phù hợp để trẻ ngủ, vỗ về những trẻ
khó ngủ. Có thể kể cho trẻ nghe một vài câu chuyện, nghe những bài hát ru trước khi
ngủ. Tuy nhiên có những trẻ cô đã rất cố gắng nhưng vẫn không chịu ngủ, quấy khóc,
hoặc thích ngồi một mình, tôi sẽ nhẹ nhàng gợi ý cho trẻ: “Con có thể nằm xuống
đây một lúc để chờ các bạn ngủ dậy”, “Cô nằm cùng với con nhé!”.

(Giờ ngủ trưa của trẻ)


8
Những trẻ đã đi học lớp nhà trẻ sẽ có tính tự giác và ngoan hơn những trẻ
mới, vì thế trong tất cả các hoạt động trong ngày, tôi chú ý xếp trẻ cũ ngồi cạnh
trẻ mới. Điều đó giúp cho các trẻ mới có cảm giác an toàn hơn, các trẻ cũ sẽ làm
gương cho các trẻ mới. Các bạn cũ có thể sẽ giúp các bạn mới những việc đơn
giản hàng ngày.

(Trẻ cất đồ dùng cá nhân giúp bạn)


Mối liên hệ giữa các trẻ trong lớp, trong trường cũng là một yếu tố quan
trọng giúp các trẻ hòa đồng, nhanh làm quen với trường, lớp. Tôi thường xuyên
tổ chức các trò chơi nhỏ để gây hứng thú và kết nối giữa các trẻ với nhau, tạo sự
gần gũi và đoàn kết trong lớp học. Ví dụ như những trò chơi mèo đuổi chuột, tìm
bạn, lộn cầu vồng…
9

(Trẻ chơi mèo đuổi chuột cùng cô)

Thứ tư: Phối hợp với phụ huynh


Trong giờ đón trẻ, tôi dành thời gian gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh để
nắm bắt được tính cách, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Những ngày đầu, nhiều trẻ
khi về nhà sẽ có sự thay đổi nhất định: Bị sút cân, chán ăn, ngủ bị giật mình. Tôi
động viên phụ huynh không nên quá lo lắng về những biểu hiện tiêu cực của trẻ,
giải thích để phụ huynh hiểu đấy là những biểu hiện tâm lí hoàn toàn tự nhiên khi
trẻ mới đến trường.
10

(Cô giáo trao đổi với phụ huynh)


Thời gian đầu đi học trẻ rất mong ngóng bố mẹ, vì thế tôi động viên phụ
huynh sắp xếp thời gian để đón trẻ sớm nhất có thể, tránh để trẻ chờ đợi lâu khiến
trẻ sợ hãi.
Lập các nhóm zalo, facebook để trao đổi tình hình của các con, phối hợp
với phụ huynh chuẩn bị tốt nhất tâm lí cho con trước khi đến trường. Hướng dẫn
phụ huynh khích lệ con bằng những câu nói:
11
- “Con có muốn đến trường chơi cùng các bạn không?”
- “Mẹ thấy trường con mới có cái cầu trượt rất đẹp đấy!”
Tránh hù dọa trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ cô giáo là người xấu dẫn đến trẻ
sẽ có cảm giác sợ cô giáo, sợ đến trường.

(Cô giáo trao đổi với phụ huynh qua nhóm messenger)
3. Kết quả của biện pháp
* Đối với trẻ
- Trẻ đã vui vẻ khi đến trường, biết tự giác chào cô giáo và bố mẹ khi đến
lớp, trước khi về.
- Trẻ ăn ngon, ngủ ngon giấc hơn, quen dần với chế độ sinh hoạt một ngày
của trẻ ở trường.
12
- Trẻ đã tự tạo được các mối quan hệ với bạn bè, tìm được niềm vui khi
đến lớp.
* Đối với phụ huynh
- 100% phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến lớp, không còn cảm
giác bất an, lo lắng như trước.
- Việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh có hiệu quả hơn rất nhiều.
* Đối với giáo viên
- Giáo viên tự tin hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có kĩ năng
trong việc tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi đến trường.
- Giảm hẳn áp lực cho giáo viên trong giai đoạn đầu năm học.
Diễn Liên, ngày 16 tháng 11 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Thủy Lương Thị Thúy

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU


TRƯỞNG PHÒNG

Mai Ngọc Long

You might also like