You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT


------o0o------

BÀI THU HOẠCH


Học phần: Giáo dục học mầm non – tiểu học

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Khánh Ngân


Khoa: Giáo dục đặc biệt
Mã số sinh viên: 47.01.904.005
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi đi thực tế: Trường Mầm non Tây Thạnh
Thời gian đi thực tế: 21/07/2022
Mục Lục
A. MỞ ĐẦU:........................................................................................................3

I. Đặc điểm về trường mầm non Tây Thạnh.....................................................3

II. Lý do viết báo cáo........................................................................................3

III. Ý nghĩa của chuyến đi thực tế....................................................................3

B. NỘI DUNG.....................................................................................................4

1. Rèn luyện kỉ năng nhóm, lớp mần non.....................................................4

2. Quan sát, tìm hiểu, đánh giá.....................................................................4

3. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở nhóm, lớp.......................................................6

4. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm, lớp.....................................................13

5. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong công tác quản lí nhóm, lớp
....................................................................................................................14

6. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non. Công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ:.............................................................14

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM, NHẬN XÉT................................16

I. Tóm tắt nội dung báo cáo:...........................................................................16

II. Kiến nghị sư phạm.....................................................................................16

III. Nhận xét mặt mạnh, nổi bật và hạn chế của trường Mầm non Tây Thạnh
........................................................................................................................17

D. RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA KÌ THỰC TẾ.....................17

1
A. MỞ ĐẦU:
I. I. Đặc điểm về trường mầm non Tây Thạnh

Trường mầm non Tây Thạnh được thành lập theo quyết định số 359/QĐ-UBND
ngày 14/01/2013.

Trường được thiết kế và xây dựng 1 trệt 2 lầu với diện tích 831m2, diện tích sử
dụng 1678m2, gồm 15 phòng học, 06 phòng làm việc và 03 phòng chức năng.
Với ưu thế về diện tích mặt bằng, trường sở hữu sân chơi rộng thoáng mát tạo
môi trường cho trẻ học tập vui chơi tốt nhất. Đồ chơi phong phú, đảm bảo an
toàn kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.

Trường mầm non Tây Thạnh thưc hiên theo chương trình giáo dục mầm non
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm kết hợp giáo
dục kỹ năng sống phù hợp với yêu cầu từng độ tuổi của trẻ.

Giáo viên của nhà trường được tuyển chọn kỹ càng với tiêu chuẩn có bằng
chuyên môn về sư phạm mầm non có nhận thức và kinh nghiệm phù hợp với
tiêu chí của nhà trường. Trong quá trình làm việc giáo viên thường xuyên được
đào tạo và bồi dưỡng thêm chuyên môn.

II. Lý do viết báo cáo


Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và đang
theo học học phần giáo dục học mầm non – tiểu học, với những hiểu biết còn
non kém, ít kinh nghiệm thực tiễn, thầy đã tạo điều kiện cho chúng em được đi
thực tế tại trường mầm non Tây Thạnh nhằm học hỏi, tiếp cận với thực tế để
nâng cao kiến thức, làm nền tảng cho tương lai.

III. Ý nghĩa của chuyến đi thực tế


Từ đợt thực tế này, em lại càng hiểu hơn về những người thầy giáo, cô giáo
trong sự nghiệp trồng người. Từ đó em ý thức được rằng: mọi lời nói cử chỉ của
người thầy cô giáo đối với học sinh dù dưới hình thức nào thì tất cả cũng chỉ vì
học sinh thân yêu, vì lòng yêu nghề, vì thế hệ tương lai của đất nước mà thôi.

2
Chính vì vậy em luôn tự cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đợt
thực tế này, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô đi trước và luôn
tự giác học tập nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ để sau này phục vụ cho sự
nghiệp đất nước.

Chỉ mới một ngày được đi thực tế tại trường mầm non Tây Thạnh là khoảng
thời gian để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất về thầy cô và các em học sinh cũng
như môi trường dạy và học rất thân thiện. Ban giám hiệu nhà trường, các thầy
cô giáo hướng dẫn chủ nhiệm cũng như hướng dẫn dạy mẫu luôn nhiệt tình, gần
gũi và hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho chúng em được học
tập kinh nghiệm cũng như được hoạt động tại trường. Đó chính là động lực để
chúng em càng phải cố gắng hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

B. NỘI DUNG
 Ghi nhận từ đợt thực tế tại trường mầm non Tây Thạnh

1. Rèn luyện kỉ năng nhóm, lớp mần non


Mục tiêu quản lí trường và nhóm / lớp mầm non: là những chỉ tiêu về mọi hoạt
động của nhóm/lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ
phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm
học. Quá trình quản lí nhóm/ lớp mỗi giáo viên mầm non đều phải xác định và
phấn đấu thực hiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và  giáo dục trẻ
theo mục tiêu đào tạo. Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ
cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp ở
trường mầm non: Đội  ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc
tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ và trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ  và là người có vai trò quyết định
đối với chất lượng giáo dục trong tiến trình hoạt động của nhà trường. Vì vậy,

3
giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt
tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên.
2. Quan sát, tìm hiểu, đánh giá
* Công tác giáo dục :
- Chăm sóc sức khỏe và quản lí trẻ :
Làm một giáo viên mầm non cũng như là làm một người mẹ, người chị, người
bạn thân bên trẻ trong khoảng thời gian tuổi thơ, đặc biệt là sẽ càng khó hơn khi
làm một giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Vì vậy em cần có tinh thần thái độ nghiêm
túc khi dạy dỗ trẻ, chu đáo trong từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ. Để làm được
chức trách của giáo viên tốt nhất, cô giáo cần có mối quan hệ gần gũi với trẻ,
với phụ huynh để nắm bắt đầy đủ thông tin trẻ, đưa ra cách chăm sóc trẻ tốt nhất
- Những việc đã làm tại trường mầm non:
Trong thời gian đi thực tế em đã được tự do lựa chọn các phòng để quan sát,
học tập và thực hành ở từng lớp khác nhau. Ở đây em luôn coi mình là giáo viên
thực sự, chăm lo tất cả hoạt động của trẻ như: học, ăn, chơi và nghỉ ngơi. Phụ
giúp các cô trong hoạt động hằng ngày như chơi với trẻ, đút trẻ ăn, học với trẻ.
- Thực tế giáo dục:
Nhờ có sự hướng dẫn của giáo viên mà em đã biết vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp giáo dục vào các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí, khả năng nhận thức của trẻ. Biết được công tác giáo dục của giáo viên là
kết hợp giữa lí thuyết và thực tế, giúp em hiểu rõ về hoạt động giáo dục trẻ
trong một ngày.
 Chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ ở trường mầm non Tây Thạnh
Thời gian Nội dung
7h00 - 7h30 Đón trẻ, thể dục sáng
7h30 – 8h30 Ăn sáng
8h30 – 9h00 Học tập, vui chơi
9h00 – 9h30 Học tập, vui chơi
9h30 – 10h20 Chơi
10h25 – 11h30 Vệ sinh – Ăn trưa

4
11h30 – 14h00 Ngủ trưa – nghe nhạc cổ điển
14h00 – 15h00 Ăn xế
15h00 – 15h30 Học tập, vui chơi
15h30 – 16h00 Ôn tập
16h00 – 17h00 Chơi tự do – trả trẻ

=> Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi
vào sổ theo dõi. Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ
nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lí. Trong mọi sinh hoạt của trẻ
ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
trẻ. Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, học tập,…cần được thỏa
mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hưỡng dẫn của giáo viên. Khi trẻ đến
tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp , giáo viên phải thực hiện đúng quy quy định của
trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ.

 Qua tiết trên lớp dưới sự hướng dẫn của các cô giáo em đã làm được
những công việc sau :
- Tham gia phụ giúp hoạt động dùng bữa, nghỉ ngơi cho trẻ.
- Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, gần gũi với trẻ.
- Biết những kiến thức, kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp
=> Tuy còn những thiếu xót, nhưng dưới sự nhiệt tình chỉ bảo của các cô giáo,
em đã hoàn thành được các công việc mà trước giờ em ít khi có cơ hội làm và từ
đó cũng có được những kiến thức, kĩ năng cho riêng mình.
3. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở nhóm, lớp
 Lớp: Cơm thường 2 (2 – 3 tuổi)
- Chủ đề: Mùa hè của bé

- Thời gian thực hiện: Tuần 3 tháng 7 năm 2022 (Từ 18/7 – 22/7/2022)

Thời gian
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

Buổi 7h00 – 7h30 Đón trẻ - Giáo dục lễ giáo – Thể dục sáng

5
sáng
7h30 – 8h30
Ăn sáng

Anh văn
8h30 – 9h00 Anh văn Anh văn Anh văn
(GVNN) Nhịp điệu
(GVNN) (GVNN) (GVNN)
Nhịp điệu
Kỹ năng
PTNN PT NT sống
Tạo hình
(Language (Cognitive ( Living
(Shaping) Thể chất
9h00 – 9h30 development) development) skill)
Tô màu 7 (Physical)
Vận động bài Khám phá: Tập cho
sắc cầu Chạy xa 5m
hát: Nắng Trời nắng trẻ bưng
vồng
sớm mùa hè ghế đúng
cách
Chơi góc:
Vui chơi Vui chơi + Bé chơi Vui chơi ngoài
ngoài trời: Chơi góc: ngoài lắp ráp trời:
+ Quan sát + Bé chơi trời: + Chơi + Chơi góc: Trẻ
9h30 –
hồ cá bán hàng, + Chơi góc âm ôn trò chơi dân
10h15
+ Chơi tự do: xây dựng nhà bênh nhạc, gian cũ, chơi trò
Cầu trượt, lái công viên + Chơi nghe các chơi mới: Nu na
xe, đá bóng góc bài hát đã nu nống
học
10h25 –
11h30 Vệ sinh – Ăn trưa

11h30 – Ngủ trưa – Bé nghe nhạc cổ điển


14h00

6
14h00 –
15h00 Uống nước mát/ nước trái cây – Ăn xế

15h00 –
15h30 ;

Buổi Nghe bài hát: Trẻ xem Ôn đọc


15h30 – Dạy đọc thơ: Vận động theo
chiề Mùa hè đến, clip một thơ: Cây
16h00 Bài thơ Giờ nhạc các bài hát
u Em đi chơi số HĐ dây leo,
chơi đã học
thuyền ngày hè yêu mẹ
16h00 –
Bé chơi tự do – Trả trẻ ra về
17h00
Chủ đề: Mùa hè của bé
- Phát triển nhận thức:
+ Khám phá: Trời nắng mùa hè
+ Tập cho trẻ bưng ghế đúng cách
+ Bé chơi bán hàng, xây dựng công viên
+ Bé chơi lắp ráp

+ Chơi góc âm nhạc, nghe các bài hát đã học


- Phát triển thể chất:
+ Vận động bài hát: Nắng sớm
+ Chạy xa 5m
+ Quan sát hồ cá

+ Chơi tự do: Cầu trượt, lái xe, đá bóng


+ Vận động theo nhạc các bài hát đã học
- Phát triển tình cảm, xã hội:
+ Chơi góc: Trẻ ôn trò chơi dân gian cũ, chơi trò chơi mới: Nu na nu nống

7
+ Trẻ xem clip một số HĐ ngày hè
- Phát triển ngôn ngữ:
+ Nghe bài hát: Mùa hè đến, Em đi chơi thuyền
+ Dạy đọc thơ: Bài thơ Giờ chơi
+ Ôn đọc thơ: Cây dây leo, yêu mẹ

 Lớp: Chồi 2 (4 – 5 tuổi)


- Chủ đề: Sắc màu của giấy
- Thời gian thực hiện: Tuần 2 tháng 6 năm 2022 (Từ 6/6 – 10/6/2022)
Thời gian Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Buổi 7h00 – 7h30 Đón trẻ - Giáo dục lễ giáo – Thể dục sáng
sáng 7h30 – 8h30 Ăn sáng
8h00 – 8h30 Học vẽ Học vẽ
Thí Đặt dấu
nghiệm lớn hơn Bé tham
Chạy zíc zắc qua 4 – 5
8h45 – 9h30 sự kì Bồi giấy và dấu quan nhà
chướng ngại vậy
diệu của bé >, <, sách
giấy =
Chơi Chơi
Chơi
góc: Làm Cho bé góc: Cho
góc: Xây
9h30 – bài tập làm quen bé tham
dựng, gia Vui chơi ngoài trời
10h20 toán về với việc gia nhà
đình, âm
các số đọc sách sách của
nhạc
lượng bé
10h25 –
Vệ sinh – Ăn trưa
11h30
11h30 –
Ngủ trưa
14h00
14h00 – Uống nước mát/ nước trái cây – Vệ sinh – Ăn xế
8
15h00
14h00 – Học
Học nhiệp điệu
14h30 yoga
Giáo dục
trẻ biết
không
Giáo dục theo
lễ giáo: người lạ
Truyện: Nhận Kỹ năng ra khỏi
14h30 – Mèo con bằng hai sống: Tự khu vực
Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ
Buổi 15h30 và quyển tay, chải đầu, trường
chiều sách Vòng tay buộc tóc học, lớp
và nói lời học khi
cảm ơn không có
sự cho
phép của
cô giáo
15h30 – Anh văn Anh văn Anh văn Anh văn
Ôn lại các kỹ năng đã học
16h00 (GVVN) (GVVN) (GVVN) (GVVN)
16h00 –
Bé chơi tự do – Trả trẻ ra về
17h00
Chủ đề: Sắc màu của giấy
- Phát triển nhận thức:
+ Thí nghiệm sự kì diệu của giấy
+ Đặt dấu lớn hơn và dấu bé >, <, =
+ Bé tham quan nhà sách
+ Làm bài tập toán về các số lượng
+ Nhận bằng hai tay, Vòng tay và nói lời cảm ơn
- Phát triển thể chất:
9
+ Chạy zíc zắc qua 4 – 5 chướng ngại vậy
+ Vui chơi ngoài trời
- Phát triển tình cảm, xã hội:
+ Cho bé làm quen với việc đọc sách
+ Xây dựng, gia đình, âm nhạc
+ Cho bé tham gia nhà sách của bé
+ Tự chải đầu, buộc tóc
+ Giáo dục trẻ biết không theo người lạ ra khỏi khu vực trường học, lớp học khi
không có sự cho phép của cô giáo
- Phát triển ngôn ngữ:
+ Mèo con và quyển sách
+ Kéo cưa lừa xẻ

 Lớp: Mầm 1 (3 – 4 tuổi)

- Chủ đề: Kids club

- Thời gian thực hiện: Tuần 3 tháng 6 năm 2022

Thời gian Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Buổi 7h00 – 7h30 Đón trẻ - Giáo dục lễ giáo – Thể dục sáng
sáng 7h30 – 8h30 Ăn sáng
Thể dục:
Đập Khám
8h30 – 9h00 bóng Học vẽ phá: Quả Học vẽ Ngày của cha
bằng 2 mít
tay
Chơi Toán Chơi nhà Âm nhạc
góc: Bé (Math): banh, Vui (Music): Hoạt động vui
9h00 – 9h30
với vũ Nhận biết chơi ngoài VĐMH “Bố chơi ngoài trời
điệu hình thang trời là tất cả“
9h30 – 10h20 Anh văn Anh văn Anh văn Chơi góc: Chơi nhà banh
(GVVN) (GVNN) (GVVN) Kể chuyện Chơi góc: Bé làm
Vui chơi Chơi góc: Chơi góc: sáng tạo mô hình ngôi nhà
ngoài Bé sáng chơi cửa theo ngôn 3D bằng bìa carton
trời tạo cùng hàng tạp ngữ của trẻ

10
(câu chuyện
hóa, chơi về cuộc
các hình khám sống thường
bệnh ngày của
gia đình bé)
10h25 – 11h30 Vệ sinh – Ăn trưa
11h30 – 14h00 Ngủ trưa – Bé nghe nhạc cổ điển
14h00 – 15h00 Uống nước mát/ nước trái cây – Vệ sinh – ăn xế
Anh
14h30 – 15h00 Học yoga văn(GVNN
)
Giáo dục
Kỹ năng
lễ giáo:
sống: Tự
Cảm ơn Tìm hiểu về
Chơi lắp lấy bút để
và nhận cách làm ra
Buổi 15h00 – 15h30 ghép vẽ và trả Học nhịp điệu
giấy bằng một cuốn
chiều sáng tạo lại đúng
2 tay khi sách
nơi quy
được cô
định
phát giấy
Đồng dao:
Làm bài Ôn thơ đã Làm bài Trò chuyện cuối
15h30 – 16h00 Dung dăng
tập học tập ngày
dung dẻ
16h00 – 17h00 Bé chơi tự do – Trả trẻ ra về
Chủ đề: Kids club

- Phát triển nhận thức:

+ Khám phá quả mít

+ Nhận biết hình thang

+ Bé sáng tạo cùng các hình

+ Bé làm mô hình ngôi nhà 3D bằng bìa carton

+ Chơi lắp ghép sáng tạo

+ Tự lấy bút để vẽ và trả lại đúng nơi quy định

+ Tìm hiểu về cách làm ra một cuốn sách

+ Cảm ơn và nhận giấy bằng 2 tay khi được cô phát giấy

11
- Phát triển thể chất:

+ Đập bóng bằng 2 tay

+ Bé với vũ điệu

+ Hoạt động vui chơi ngoài trời

+ Vui chơi ngoài trời

+ Chơi nhà banh

- Phát triển tình cảm, xã hội:

+ Chơi cửa hàng tạp hóa, chơi khám bệnh

+ Kể chuyện sáng tạo theo ngôn ngữ của trẻ (câu chuyện về cuộc sống thường
ngày của gia đình bé)

- Phát triển ngôn ngữ:

+ Ôn thơ

+ Đồng dao: Dung dăng dung dẻ

+ Trò truyện cuối ngày

+ VĐMH “Bố là tất cả“

 Nhận xét vế kế hoạch năm


* Giống nhau giữa ba lớp:
- Đều thực hiện các chủ đề như:
+ Mùa hè của bé
+ Sắc màu của giấy
+ Kids club
* Khác nhau giữa ba lớp:
- Thời gian thực hiện và nội dung thực hiện chủ đề
- Lớp: Cơm thường (2 – 3 tuổi)

12
+ Chủ đề: Mùa hè của bé
+ Thời gian: Ngày 18/7/2022 đến ngày 22/7/2022
+ Nội dung thực hiện và lượng kiến thức cần nắm ít hơn so với hai lớp còn lại
- Lớp: Chồi 2 (4 – 5 tuổi)
+ Chủ đề: Sắc màu của giấy
+ Thời gian thực hiện: Ngày 6/6/2022 đến ngày 10/6/2022
+ Nội dung thực hiện và lượng kiến thức cần nắm nhiều hơn hai lớp còn lại
- Lớp: Mầm 1 (3 – 4 tuổi)
+ Chủ đề : Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
+ Thời gian thực hện : Ngày 2/5/2016 đến ngày 20/5/2016
+ Nội dung thực hiện và lượng kiến thức cần nắm vừa
4. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm, lớp
- Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, trrang bị đồ dùng đồ chơi, trang thiết
bị trong lớp học phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ ngày càng hoàn thiện…

- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp: Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sản
của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực  tiếp quản lí. Quản lí
cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Quản lí trẻ hàng ngày: Quản lí trẻ hàng ngày: Mỗi nhóm lớp trong trường
mầm non phải lập sổ theo dõi trẻ với đầy đủ các thông tin cần thiết: họ tên trẻ,
ngày tháng năm sinh , ngày vào trường, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, cơ quan
công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ.

Hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục
trẻ.

* Đối với nhà trường

- Hồ sơ quản lý trẻ em

- Hồ sơ quản lý trểm học hòa nhập


13
- Hồ sơ quản lí nhân sự

- Hồ sơ quản lý chuyên môn

- Sổ lưu trữ các văn bản,công văn

- Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính

- Hồ sơ quản lý bán trú.

* Đối với giáo viên

- Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em

- Sổ theo dõi trẻ em : điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ

- Sổ chuyên môn: dự giờ, tha gia học tập, ghi chép các nội dung chuyên môn

- Sổ theo dõi tài sản nhóm trẻ, lớp mầm non

5. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong công tác quản lí nhóm, lớp
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ: Xây dựng mối
quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm
vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo viên là người đại diện nhà trường có
trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà
trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ em ,tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giưa hai lực lượng giáo dục.

- Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm
vững mục đích của việc tuyên truyển là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về
công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc
nuôi dưỡng, dạy dỗ con em mình...

6. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non. Công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ:
- 100% cháu đều được khám sức khoẻ 1 lần/năm ( đầu năm học )
14
- Cán bộ giáo viên, nhân viên được kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ theo quy
định 1 lần/năm.

- Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, có đủ tư cách
pháp nhân. Có biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, việc phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng trong nhà trường, thực hiện
nghiêm túc công tác lưu mẫu thức ăn và làm tốt khâu kiểm thực ba bước. Hàng
tháng tính khẩu phần ăn, cân đối lượng thừa thiếu calo, cân đối hợp lý giữa các
chất, lựa chọn thực phẩm tốt để tính khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng
và đúng định lượng. Xây dựng thực đơn hợp lý không có món ăn lặp lại trong
tuần. Thực hiện tốt khâu tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
Duy trì thông tin 2 chiều giữa giáo viên và nhân viên cấp dưỡng về chất lượng
bữa ăn hàng ngày của trẻ để điều chỉnh kịp thời trong khâu chế biến và tổ chức
ăn cho trẻ đạt chất lượng, hợp khẩu vị.

- Đối với các cháu suy dinh dưỡng các lớp đã có sự quan tâm đặc biệt và thường
xuyên phối hợp phụ huynh trong thực hiện các biện pháp phòng chống suy
dinh dưỡng, béo phì trong công tác chăm sóc trẻ.

- Thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh (Vệ sinh trong ngoài nhóm lớp, vệ sinh cá
nhân). Thường xuyên cho các cháu thực hiện các thao tác vệ sinh để rèn các
cháu có các thói quen về vệ sinh. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn
tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong nhà trường. Chú trọng công tác
xây dựng trường học an toàn toàn diện.

Đổi mới hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình
giáo dục mầm non

- 100% lớp đều thực hiện chương trình giáo dục mầm non và việc thực hiện
chương trình mầm non này cũng đã thể hiện rõ trong việc xây dựng môi trường
chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.

15
- Nhà trường luôn đổi mới hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo
chương trình giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường,
lớp và đáp ứng nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Đẩy mạnh tích hợp, chú

trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội
phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt
động vật chất, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà
học”, chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ
tuổi của trẻ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung
tâm; tăng cường hoạt động vật chất, lồng ghép các nội dung phù hợp thực tế,
vừa sức vào các hoạt động chăm sóc giáo dục hàng ngày của trẻ góp phần hình
thành cho trẻ những hành vi ứng xử đúng với môi trường, thói quen tiết kiệm
điện nước trong sinh hoạt, thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông,

- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động để trẻ phát triển để trẻ phát triển
vui chơi hồn nhiên trong môi trường an toàn lành mạnh, gần gũi với trẻ thông
qua hoạt động năng khiếu, văn nghệ, tổ chức phong phú các hoạt động vui
chơi của cô và trẻ trong năm học

=> Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian
và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp
lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn
về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên mầm non phải biết xây dựng chế độ
sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi do mình phụ
trách và có tính đến tình hình thực tế của trường. Để đảm bảo chất lượng cuộc
sống của trẻ ở trường mầm non giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh
hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia đình cùng thực hiện.
16
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM, NHẬN XÉT
I. Tóm tắt nội dung báo cáo:
Bài báo cáo trên đây bao gồm các nội dung chính:
- Giới thiệu tổng quát về Mầm non Tây Thạnh
- Lí do viết báo cáo
- Ý nghĩa đợt đi thực tế
- Nội dung:
+ Rèn luyện kĩ năng nhóm / lớp
+ Rèn luyện kĩ năng tổ chức chế độ sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non
- Kết luận, kiến nghị và nhận xét về trường mầm non Tây Thạnh
- Bài học kinh nghiệm của bản thân có được qua đợt đi thực tế
II. Kiến nghị sư phạm
- Trước tiên em vô cùng cảm ơn thầy đã cho chúng em được đi thực tế trong
một môi trường tuyệt vời như trường tuyệt vời như trường mầm non Tây Thạnh.
- Và em cũng xin cảm ơn trường mầm non Tây Thạnh đã bỏ thời gian công sức
hướng dẫn chúng em có những buổi thực tế rất bổ ích.
- Qua quá trình thực tế tại trường Mầm non Tây Thạnh, em xin đề xuất 1 số ý
kiến sau:
+ Trường nên trồng nhiều cây xanh hơn để học sinh có bóng mát thích hợp để
tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.
+ Trường nên xây dựng nhà để xe cho cán bộ giáo viên.
III. Nhận xét mặt mạnh, nổi bật và hạn chế của trường Mầm non Tây
Thạnh
* Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục
trẻ được các cấp đầu tư tương đối hoàn thiện.

- Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ có kết quả đáng phấn khởi.
17
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, chuyên môn vững
vàng, trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt cao, đủ điều kiện phục vụ cho công tác
chăm sóc giáo dục trẻ.

- Các tổ chức đoàn thể trong trường học luôn đoàn kết, biết phối hợp thực hiện
có hiệu quả các phong trào thi đua và các hoạt động của nhà trường.

D. RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA KÌ THỰC TẾ


- Qua đợt thực tế tại trường Mầm non Tây Thạnh đã để lại cho em nhiều ấn
tượng cũng như nhiều bài học kinh nghiệm qua những tiết dự thăm lớp, tìm hiểu
về công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và đã rút ra cho mình
một bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục:
- Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lí, tình cảm, thái độ học tập của học sinh Mầm
non, điều này sẽ giúp cho em rất nhiều khi tiếp xúc với các em nhỏ, đặc biệt là
các em đặc biệt ở khoa em. Trong giao tiếp với học sinh cần phải khéo léo ứng
xử đồng thời phải linh hoạt khi xử lí các tình huống sư phạm xảy ra.
- Nhận ra những thiếu sót của bản thân về lĩnh vực chuyên môn, từ đó có hướng
khắc phục và phấn đấu hoàn thiện hơn.
- Hiểu biết thực tế về cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động của một trường Mầm
non.
- Bên cạnh việc học tập thì cần quan tâm tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ với
các hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, cũng như giúp
các em bộc lộ khả năng, nguyện vọng của mình.
- Bồi dưỡng giáo dục để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt
động ngoài giờ để các em tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp,
trong trường tích cực tham gia tốt hoạt động này.
- Thực hiện đúng các khâu tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để các hoạt động
đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Bên cạnh việc học thì chơi rất cần thiết và đặc biệt cần thiết khi đó là học sinh
mầm non. Bởi những hoạt động đó vừa là sân chơi bổ ích sau những giờ học
18
căng thẳng, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc
nhóm, những kĩ năng rất cần thiết cho cuộc sống sau này,… và rèn được khả
năng tự tin, bản lĩnh trước đám đông. Cùng từ các hoạt động, khoảng cách giữa
giáo viên và học sinh được thu hẹp hơn, giáo viên gần gũi, tình cảm với các em
hơn. Như vậy quá trình học tập đối với các em sẽ nhẹ nhàng hơn để các em luôn
tin rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Phải tìm hiểu cặn kẽ từng đối tượng học sinh để có sự giúp đỡ kịp thời.

- Tuổi các em là nhỏ do đó hình thức sử phạt phải nhẹ nhàng, tránh để xảy ra sự
hiểu lầm giữa phụ huynh và giáo viên.

- Phải căn cứ vào trình độ, khả năng của học sinh để lựa chọn những bài hát
hoặc những trò chơi sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi.

- Trước khi dạy nên nắm vững tình hình và khả năng tiếp thu của học sinh để
lựa chọn phương pháp, hình thức và cách tổ chức tốt nhất để học sinh có thể
lĩnh hội được kiến thức.

- Nhiệt tình với học sinh và yêu nghề thì chúng ta mới có thể có được kết quả
giáo dục cao nhất.

- Trong khi dạy học, cần tạo được không khí học tập thân thiện.

- Đồ dùng dạy học phải đẹp, thẩm mỹ, khai thác đúng, không lạm dụng.

- Lúc dạy phải bao quát toàn bộ lớp học, giữa giáo viên và học sinh phải có sự
phối hợp nhịp nhàng với nhau, dự tính trước những tình huống có thể xảy ra để
xử lí cho kịp thời.

- Tác phong sư phạm mẫu mực, lời nói to, rõ ràng, dễ nghe.

- Sáng tạo trong cách dạy nhưng vẫn đi đúng quy trình.

- Ghi lại những lời cô hướng dẫn nhận xét để rút kinh nghiệm

19
=> Trên đây là những ý kiến mà em tìm hiểu được trong thời gian tham dự thực
tế tại trường mầm non Tây Thạnh, xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà
trường, các thầy cô đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đợt đi thực tế này.

20

You might also like