You are on page 1of 20

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP UÔNG BÍ

TRƯỜNG MẦM NON 19.5

BÀI THUYẾT TRÌNH


Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở
trường mầm non 19.5

Họ và tên: Nguyễn Anh Đào


Lớp : 24 - 36 tháng

Năm học: 2021 - 2022


Mục đích của biện pháp

Nâng cao các kiến thức, kĩ năng của giáo viên về giáo dục lễ giáo
cho trẻ

Dạy trẻ những lễ giáo cơ bản trong các hoạt động trong trường mầm
non

Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của lễ giáo và phối kết
hợp với giáo viên để dạy trẻ những lễ giáo trong và ngoài trường
mầm non.
Thực trạng

Thuận lợi Khó khăn


Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo
- Trẻ rất hiếu động và chưa hứng thú tham gia vào
điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện
các hoạt động. Còn nhút nhát trong giao tiếp, nói
để chăm sóc và dạy trẻ; chưa đủ câu, còn nói trống không.
- Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp
- Tham gia các lớp chuyên đề do phòng, trường tổ
thu của trẻ không đồng đều. Một số trẻ khả năng giao
chức về chuyên môn và tổ chức các cuộc thi trong tiếp còn thiếu tự tin, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
trường để chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là
nghiệm. lứa tuổi bé việc giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa quan
trọng nên ở nhà các cháu được nuông chiều thái quá
- Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường đã trang muốn gì được nấy, nhiều phụ huynh cho con nghỉ
bị cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho việc học bừa bãi khiến việc rèn trẻ lại càng khó khăn hơn;
dạy và học trong trường và điều đó khiến trẻ trở nên ì ạch, ỉ lại, lười hoạt
động. Đặc biệt giữa phụ huynh chưa có sự phối hợp
- Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ chuẩn về cùng giáo viên để dạy trẻ có một thói quen nề nếp tốt
chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, luân ghương mẫu trong các hoạt động.
trong cách giao tiếp, ứng sử hàng ngày đối với trẻ -Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng tuyên
và được phụ huynh tin tưởng. truyền của giáo viên chưa đồng đều làm ảnh hưởng
đến chất lượng truyền thông. Nội dung, công tác phối
- Lớp học luân nhận được sự quan tâm giúp đỡ của hợp còn sơ sài, chưa thống nhất và thường xuyên.
các bậc phụ huynh học sinh trong việc phối kết hợp
với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn
Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn
trên, là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng
dạy ở lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi, tôi đã để
tâm nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất
để giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Biện pháp:

1 3 5

Cô giáo
Giáo Kết
phải
dục lễ hợp
gương chặt
giáo
mẫu chẽ với
cho trẻ
trong nhà
ở mọi
việc làm trường
lúc mọi
và sinh và gia
nơi,
hoạt đình
trong
hàng trong
các
ngày việc
hoạt
giáo lễ
động
giáo
hàng cho trẻ
ngày
Nội dung của biện pháp :

Biện pháp 1: Cô giáo phải gương mẫu trong việc làm và sinh hoạt hàng
ngày
Bao giờ cũng vậy, tôi đến lớp trước giờ học 30 phút để quét dọn sạch sẽ
thông thoáng phòng học, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
sạch sẽ. Nên thời gian đón trẻ không bận việc gì khác, vì vậy tôi có thời gian đón
trẻ chu đáo và có thời gian trò chuyện với trẻ cũng như với phụ huynh, ví dụ hỏi
trẻ “con đi học con có thưa với bố mẹ con đi học không con...?”
Tổ chức cho trẻ sinh hoạt theo đúng kế hoạch trong ngày thực hiện giờ nào
việc ấy, tôi luôn giám sát trẻ (kể cả trong lúc trẻ chơi) để kịp thời uốn nắn hành vi
giáo tiếp nói năng... không để trẻ chơi tự do mà không có sự giám sát của cô sẽ
làm mất đi nề nếp thói quen tốt của trẻ.
Một việc hết sức quan trọng của cô giáo trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
và giáo viên phải thực sự yêu thương quan tâm chăm sóc dạy dỗ trẻ. Tôi không
đánh mắng dọa nạt trẻ mà tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo được bầu
không khí thân mật giữa cô và trẻ, tôi luôn đối xử công bằng vô tư với các cháu
xưng hô với trẻ là cô, gọi trẻ là cháu, hoặc con, không bao giờ xưng hô mày tao.
Đặc biệt là tôi rất tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, không lấn át, hoặc cắt
ngang lời của trẻ.
Khi hỏi trẻ, chào lại trẻ tôi thường nói chào chọn câu để cháu học tập, ví dụ:
Cô chào tất cả các cháu. Khi trẻ làm giúp việc gì tôi thường cảm ơn khen ngợi
trẻ.
Đối với các bậc phụ huynh và đồng nghiệp, tôi thường nói năng niềm nở,
hòa nhã, thân mật, không nói tục, xưng hô mày tao trước mặt trẻ. ôi thường đến
lớp với trang phục n\gọn gàng sạch sẽ. Như vậy muốn trẻ có được những hành vi
tốt thì trước hết cô giáo phải là người mẫu mực để trẻ noi theo.
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong các
hoạt động hàng ngày

- Trong giờ đón trẻ: Trong giờ đón trẻ


tôi bao giờ cũng chào hỏi bố mẹ và trẻ
trước, luôn nhắc trẻ chào bố mẹ và ra
đường gặp người lớn khoanh tay cúi đầu
chào khi có khách đến phải chào khách,
không được nói chuyện ồn ào, muốn đi
qua trước mặt khách phải luôn cúi người.
- Tổ chức hoạt động chung: Trong giờ hoạt động chung tôi thường chọn bài hát, bài thơ phù hợp theo chủ đề đưa vào
dạy trẻ.
Ví dụ chủ đề: “Các cô các bác trong TMN” tôi chọn bài thơ “nghe lời cô giáo”.
Chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu” tôi chọn bài thơ “Lời chào” bài hát “Mẹ và cô”.
Tôi đã chú trọng giáo dục lễ giáo thông qua các tác tác phẩm văn học bởi những tác phẩm này chứa đựng nội dung câu
chuyện rất cuốn hút và hấp dẫn trẻ lại chứa đựng bài học sâu sắc. Điều đó nhằm hình thành ở trẻ những tình cảm yêu
thương, gần gũi với mọi người xung quanh, kính trọng lễ phép người lớn tuổi.
Ví dụ: Qua truyện “Cô Vịt tốt bụng” thì trẻ sẽ yêu
thương, giúp đỡ mọi người xung quanh mình. Hay thông
qua truyện “Thỏ con không vâng lời” trẻ sẽ học được bài
học không nên đi tự ý đi chơi xa, phải biết vâng lời ông
bà bố mẹ và biết nhận lỗi khi mắc sai lầm.
Hay qua câu chuyện "Vịt con nghịch bẩn". Tôi giáo dục
trẻ vâng lời bố mẹ, vâng lời cô giáo, luôn biết tự giữ gìn
vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nghịch bẩn, không nghịch
nước và không ra chơi gần ao, hồ, sông, suối.
Khi trẻ học tôi luôn rèn cho trẻ tư thế ngồi học ngay ngắn
không đùa nghịch nói chuyện trong giờ, khi học xong cất
đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ
dung
Khi trả lời câu hỏi của cô trẻ phải trả lời đầy đủ câu: con
thưa cô, Dạ có, dạ không, vâng ạ… không trả lời trống
không. Qua đó trước hết tôi giáo dục trẻ cách nói năng lễ
phép và thông qua đó tôi đã giáo dục trẻ biết yêu thương
kính trọng người lớn tuổi…từ đó hình thành cho trẻ
những tình cảm tốt đẹp dành cho những người xung
quanh mình.
Đối với hoạt động phát triển thể chất từ những buổi thể dục sáng hay những hoạt
động học thể dục tôi giáo dục trẻ chăm tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp cơ
thể khoẻ mạnh, rèn luyện tính kiên nhẫn, trong lúc tập giáo dục trẻ không chen lấn, xô
đẩy nhau… qua đó giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết nhường nhịn với bạn bè.
Hàng ngày trong những
lúc dạo chơi cùng trẻ tôi
thường giáo dục tập cho trẻ
thói quen giữ gìn vệ sinh môi
trường, không khạc nhổ vứt
giấy vỏ kẹo, vỏ hoa quả,
không vặt lá bẻ cành, hoa
xung quanh trường, bỏ rác
vào thùng rác đúng nơi quy
định.
- Hoạt động góc: Ngoài việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở tiết học thông qua hoạt động vui
chơi tôi thường tập cho trẻ hành vi ứng xử với người lớn, bạn bè.
Ví dụ: Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề “ Gia đình tôi” tập cho trẻ thể hiện được vai bố, mẹ,
con biết cách xưng hô, ứng xử với người lớn trong gia đình, qua trò chơi bán hàng tôi tập cho
trẻ chào hỏi xưng hô lịch sự, văn hóa.
Đây là một xã hội thu nhỏ mà qua đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn.Thông qua hoạt
động này giáo dục trẻ biết thể hiện các mối quan hệ trong xã hội, những hành vi giao tiếp, cách
ứng xử, xưng hô với mọi người…. Và thông qua hoạt động này trẻ mạnh dạn hơn, thành thạo
hơn trong giao tiếp, trong ứng xử. và có mối quan hệ tốt với bạn bè.
Tôi thường xuyên cho trẻ vệ
sinh cá nhân, rửa mặt mũi tay chân
bằng xà phòng để phòng chống
bệnh tay chân miệng, chải đầu tóc
gọn gàng sạch sẽ, nhắc nhở trẻ về
nhà vệ sinh trước và sau khi ăn.

Hoạt động chiều: Tôi trò chuyện


cùng trẻ. Cô gợi ý, ngày mai thứ 7 con ở
nhà sẽ làm gì để giúp bố mẹ, vào đầu
buổi học mỗi ngày tôi thường hỏi trẻ
hôm qua bạn nào đi học về có chào bố
mẹ, ông bà giơ tay cho cô xem nào. Nếu
các con đi học về có khách ở nhà mình
thì các con phải làm gì? Trẻ trả lời song
rồi tuyên dương trẻ, tôi kết hợp giáo dục
trẻ cho cả lớp chào hỏi khi có khách đến
nhà.
Biện pháp 3: Kết hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình trong việc giáo lễ
giáo cho trẻ

Vào đầu năm học tôi đã lập kế hoạch nội dung giáo
dục lễ giáo cho trẻ, do đó tôi cùng với ban giám hiệu
nhà trường thống nhất về nội dung giáo dục lễ giáo
cho trẻ.
Họp phụ huynh trao đổi, thông báo với bậc cha
mẹ về nội dung giáo dục lễ giáo theo kế hoạch đã đề
ra.Nhắc nhở phụ huynh, bố mẹ phải thực sự gương
mẫu về mọi mặt để cho trẻ noi theo, không mắc
những sai phạm làm ảnh hưởng xấu đến con cái như:
Nói tục, chửi bậy, đánh nhau, cờ bạc...
Thường xuyên gần gũi bảo ban dạy dỗ con cái
ngoan ngoãn lễ phép, tạo cơ hội cho trẻ làm một số
viêc vừa sức của trẻ như quét nhà, tưới cây, cho gà
ăn, và thường xuyên nhắc nhở trẻ đi thưa về kính
khách đến nhà... để trẻ có thói quen nhất định về lễ
giáo.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh khi giờ
đưa đón trẻ và zalo nhóm lớp để các bậc phụ huynh
nhận thức được giáo dục lễ giáo rất quan trọng với
HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Đối với trẻ 2. Đối với giáo viên 3. Đối với phụ huynh
- Từ khảo sát các nội dung
Nâng cao được năng lực Nhận thức rõ tầm quan
giáo dục lễ giáo tôi nhận
thấy mức độ nhận thức chuyên môn, có thêm trọng của việc giáo dục lễ
của trẻ có sự thay đổi rõ
những kiến thức về giáo giáo cho trẻ nên đã thường
rệt.
- Cô và trẻ gần gũi nhau dục lễ giáo cho trẻ, biết xuyên giáo dục trẻ có
hơn.Trẻ thích đến lớp, tích
tổ chức linh hoạt, sáng những hành vi tốt ở nhà và
cực tham gia các hoạt động
cùng cô và các bạn; tạo các hoạt động để những nơi công cộng;
- Thông qua giáo dục lễ giáo
lồng ghép giáo dục trẻ. Hợp tác, phối hợp tốt với
trẻ trong lớp, ngoan hơn, lễ
phép hơn, có nề nếp hơn, có Tạo được lòng tin đối giáo viên trong việc chăm
những hành vi ứng xử tốt,
với phụ huynh; sóc giáo dục trẻ;
đúng với mọi người xung
quanh.
Bảng khảo sát kết quả sau khi thực hiện biện pháp trên trẻ
Bảng khảo sát kết quả sau khi thực hiện biện pháp trên trẻ

Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện


biện pháp biện pháp So sánh
TT Nội Dung
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ

Kỹ năng chào hỏi, xưng hô lễ Tăng


1 9/20 45% 18/20 90% 45%
phép
Tăng
2 Kỹ năng cảm ơn, xin lỗi 10/20 50% 17/20 85% 35%

Đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ Tăng


3 11/20 55% 16/20 80% 25%
bạn

Kỹ năng giữ gìn, cất, sắp xếp Tăng


4 11/20 55% 18/20 90% 35%
đồ chơi theo quy định
Tăng
Kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân 15%
5 13/20 65% 16/20 80%
thể, vệ sinh môi trường

6 Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao 13/20 65% 16/20 80% Tăng
tiếp !5%
Kết luận

Sau thời gian 3 tháng áp dụng “ Biện pháp giáo dục lễ giáo
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non 19.5” Tôi thấy
biện pháp có hiệu quả vô cùng to lớn và ý nghĩa với các cô
và trẻ. Trẻ của lớp tôi bước đầu đã có những thái độ, hành vi
đạo đức đúng đắn. Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết yêu thương
quý mến mọi người, biết gắn bó với bạn bè, nghe lời người
lớn. Bởi vậy ngay ở lứa tuổi nhà trẻ, chúng ta chú trọng giáo
dục lễ giáo cho trẻ để trẻ có những thái độ, hành vi đạo đức
đúng đắn sẽ đặt cơ sở, nền tảng cho hành vi đạo đức mai sau
của trẻ.
Kiến nghị,
đề xuất

Phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, thường xuyên tổ
chức các chuyên đề mới để các trường được tiếp cận với chương trình mới
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Tích cực bồi dưỡng và tạo
điều kiện tốt nhất cho các giáo viên có thể chủ động hơn trong giảng dạy.
Ban giám hiệu cần có thêm những hoạt dộng để khuyến khích những
giáo viên tìm tòi và thử nghiệm các hình thức dạy học, đổi mới sáng tạo, khoa
học.
Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tổ chức cho chị em đi học tập ở các
trường bạn, kịp thời bổ sung đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho dạy và
học
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về biện pháp giáo dục lễ
giáo cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
Tôi rất mong sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nói
chung và chị em đồng nghiệp tham gia góp ý cho tôi để kinh nghiệm
giảng dạy vào các năm học sau ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

You might also like