You are on page 1of 6

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ MỸ THO

TRƯỜNG MẦM NON TUỔI XANH



BÁO CÁO
“CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÓM LỚP
VÀ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI”

Người báo cáo: Nguyễn Thị Tươi


Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng Chuyên môn

NĂM HỌC 2022-2023


Báo cáo về công tác quản lý nhóm lớp và xây dựng mối quan hệ với các
lực lượng XH:
Sỉ số lớp: 30 trẻ: Nữ 11 trẻ, nam 17 trẻ.
Học bán trú 27 trẻ, 2 buổi/ngày 03 trẻ.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu trường, lãnh đạo địa phương
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV thực hiện tốt nhiệm vụ NDCSGD trẻ.
- Đa số cha mẹ trẻ đều quan tâm đến việc học của trẻ, đưa rước trẻ đúng giờ.
- Phần lớn trẻ của lớp đã được học qua lớp Chồi nên trẻ cũng tương đối có
nề nếp trong sinh hoạt tập thể, vệ sinh cá nhân.
- Phòng học khang trang, thoáng mát, có đủ đồ dùng phục vụ cho các hoạt
động của trẻ.
* Khó khăn
- Diện tích sân chơi hẹp nên việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ
còn gặp nhiều khó khăn.
- Lớp có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập

I. CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÓM LỚP


Như chúng ta đã biết, Mỗi nhóm lớp trong trường mầm non là một tế bào
của nhà trường, chất lượng giáo dục của từng nhóm/lớp góp phần tạo nên chất
lượng giáo dục chung của nhà trường. Vì vậy vai trò, trách nhiệm của người
giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí toàn diện nhóm/lớp là vấn
đề rất quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình người GV đã
không ngừng học tập nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ năng lực sư phạm, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định về tư tưởng, chấp hành tốt sự phân công của
BGH nhà trường.
Để giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm
thế cho trẻ bước vào lớp một GVMN phải làm tốt công tác quản lí nhóm/lớp. Để
quản lí nhóm lớp có hiệu quả GVMN cần nắm vững:
1. Hiểu được đặc điểm trẻ
Để nắm được đặc điểm của trẻ, giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều biện
pháp khác nhau như:
- Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết về trẻ.
- Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, thường
xuyên chuyện trò cùng trẻ.
- Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh.
- Ghi nhật kí về trẻ hoặc thăm gia đình trẻ.
- Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm…
2. Xây dựng kế hoạch nhóm lớp
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp
thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện
thành công. Giáo viên phụ trách các nhóm lớp cần phải xây dựng các loại kế
hoạch: kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần...
3. Quản lí trẻ hàng ngày
- Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp bằng cách:
+ Tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ cho trẻ đi học đều.
+ Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để thu hút số lượng.
+ Yêu thương tôn trọng trẻ, tạo cho trẻ có cảm xúc tích cực, thích đến lớp.
- Quản lí trẻ trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày
+ Quản lí trẻ trong giờ đón trẻ: Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình
sức khỏe và trạng thái tâm lý của trẻ. Biết được người đưa trẻ đến lớp và những đồ
dùng mang theo, không để trẻ mang vào lớp những đồ vật, đồ chơi có thể độc hại
hoặc gây thương tích cho trẻ. Chủ động hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để
có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Quản lí trẻ trong giờ chơi:
Cô thường xuyên quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi, tôn trọng nhu
cầu và quyền được chơi của trẻ, gợi ý, động viên kịp thời, xử lý các tình huống
nảy sinh
- Quản lí trẻ trong giờ học
Trong hoạt động, giáo viên có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, học
cả lớp, học theo nhóm hoặc học từng cá nhân. Giáo viên tổ chức các hoạt động
theo yêu cầu của chương trình phù hợp với từng độ tuổi nhưng không máy móc,
cứng nhắc mà linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của trẻ và
hoàn cảnh thực tế.
- Quản lí trẻ trong giờ ăn.
Giáo viên phải sắp xếp bàn ăn và vị trí ngồi ăn của trẻ hợp lý, thuận lợi
cho trẻ và giáo viên đi lại để có thể theo dõi bao quát trẻ, không nên bắt trẻ ngồi
vào bàn chờ đợi quá lâu khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm sự thèm ăn của
trẻ. Khi trẻ ăn, giáo viên động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết suất, xử lý
nhanh những tình huống hóc, sặc thức ăn có thể sảy ra. Với những trẻ ăn chậm
biếng ăn phải có sự quan tâm chú ý nhiều hơn.
Giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, thỏai mái cho trẻ trong khi ăn. Trong
quá trình tổ chức bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ý rèn luyện các hành vi thói
quen tốt của trẻ.
- Quản lý trẻ trong giờ ngủ
Phòng ngủ của trẻ phải được chuẩn bị sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè,
ấm vào mùa đông và có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ. Giáo viên
phải tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo yêu cầu
của từng độ tuổi.
Trong khi trẻ ngủ, giáo viên luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo dõi
giấc ngủ của trẻ, tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động làm trẻ giật mình.
- Quản lí trẻ trong giờ trả trẻ
Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ
huynh tới đón. Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới 10 tuổi chưa đủ
trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ. Giáo viên chủ động trao đổi với gia đình về
tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụ huynh những hoạt động cần có sự
phối hợp.
4. Đảm bảo chất lượng chăm sóc – giáo dục
- Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục MN
5. Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá trẻ nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, để nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu
giáo, gồm 2 loại: đánh giá trẻ hằng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề
và đánh giá cuối độ tuổi).
6. Quản lí cơ sở vật chất, làm đồ dùng đồ chơi của nhóm/lớp
Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm
sóc, giáo dục trẻ. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp gọn gàng, ngăn
nắp, thuận tiện khi sử dụng và đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an tòan, thẩm mĩ.
II. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ gữa nhà trường và
gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo viên là người
đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra
môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Hình thức phối hợp giữa giáo viên dục mầm non với gia đình đuợc tiến
hành thông qua các hình thức sau đây:
+ Trao đổi trực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ;
+ Tổ chức họp định kì với gia đình;
+ Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm, lớp;
+ Mời gia đình tham quan vào một số hoạt động của lớp, của trường
+ Thông qua ban Đại diện cha mẹ trẻ em; Sổ bé ngoan, sổ theo dõi sức
khoẻ trẻ.
+ Trao đổi qua Group Zalo của lớp.
- Nhiệm vụ của giáo viên khi phối hợp với gia đình trẻ
+ Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt
với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức về nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu.
+ Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh,
bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh, Group Zalo của lớp, Facebook,
websitele của trường....
- Thống nhất với cha mẹ trẻ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối
hợp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong từng giai đoạn và cả năm học.
Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ, giáo viên cần căn cứ vào
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình trẻ để có hình thức phối hợp phù hợp
và mang lại hiệu quả cao nhất.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- Giáo viên sáng tạo xây dựng môi trường học tập cho trẻ đa dạng, phong
phú theo định hướng phát huy tính tích cực chủ động khám phá của trẻ với nhiều
loại nguyên vật liệu mở.
- 100% trẻ tham gia vào các hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú và
khả năng của trẻ.
- Tham gia hội thi sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ vật liệu mở phục vụ các
chuyên đề.
- Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng kế hoạch trong sinh hoạt tổ chuyên môn,
IV. KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện công tác quản lí lớp, nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ, giáo viên cần chú ý:
- Khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo viên cần chọn lọc
những hình thức, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhu cầu và đặc
điểm phát triển của trẻ tại lớp mình.
- Phối hợp chặt chẻ với cha mẹ trẻ để nắm bắt đặc điểm của trẻ, tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình trẻ, …để thực hiện công tác quản lí lớp tốt hơn.
- Giáo viên phải thật sự hiểu được những nhu cầu, sở thích, khả năng và
hành vi của từng trẻ khi xây dựng bất kỳ kế hoạch hoặc tổ chức hoạt động nào
cho trẻ.
- Giáo viên phải thường xuyên thay đổi các góc nổi bật: góc phân vai, góc
thư giãn, … ở mỗi chủ đề. Đối với những góc cố định như góc học tập thì cần
thay đổi nội dung hoạt động, bổ sung các bài tập phát triển tư duy vào góc chơi
cho trẻ để kích thích sự tích cực của trẻ nhiều hơn.
- Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên cần chú ý quan sát và lắng nghe
những gì đang xảy ra để hiểu được mong muốn của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ đang
chơi, cô không nên gián đoạn việc chơi của trẻ.
- Động viên, khuyến khích và hỗ trợ trẻ kịp thời. Chấp nhận sự khác biệt
và thành công của mỗi trẻ.
Đối với trường Mầm non, chất lượng và hiệu quả quản lí nhóm lớp là điều
kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.Vì
vậy phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của người giáo viên là quyết định chất
lượng của nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.

You might also like