You are on page 1of 12

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN CỰU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 118 /KH-MNAC An Cựu, ngày 11 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH
Thực hiện chuyên đề năm học 2022-2023

Căn cứ hướng dẫn số 1043/ PGDĐT - GDMN ngày 15/9/2022 của Phòng
giáo dục và đào tạo thành phố Huế về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục Mầm non năm học 2022 -2023;
Căn cứ kế hoạch số 110//KH-MNAC ngày 08/10/2022 của trường Mầm
non An Cựu về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023;
Trường Mầm non An Cựu xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo
dục mầm non năm học 2022 - 2023 như sau:
I. Mục đích
Nhằm tạo môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên trong
nhà trường về giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, lồng ghép thực hiện các chuyên đề trọng
tâm vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
Đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất
lượng, trong các buổi sinh hoạt tại các tổ chuyên môn.
Tạo điều kiện cho CBQL, GV trao đổi học hỏi chuyên môn, chia sẽ kinh
nghiệm trong việc lồng ghép các chuyên đề vào trong hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ.
Nâng cao năng lực quản lí và giảng dạy cho cán bộ quản lí và giáo viên,
tại các trường mầm non.
Tạo điều kiện để giáo viên , nhân viên giao lưu, trao đổi, học tập và kịp thời
thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn. Có giải pháp trong việc chia sẻ kinh
nghiệm hoạt động giáo dục nhằm tạo ra mặt bằng chung về chuyên môn và kĩ năng
sư phạm trong đội ngũ.
Đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm.
Trên cơ sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề và lồng ghép các nội
dung chuyên đề vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, dự giờ các các hoạt động.
Qua đó giáo viên năm được phương pháp lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt
động của trẻ và thực hiện các chuyên đề có kết quả cao trong năm học.
Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo tổ khối nhằm tạo ra sự chuyển biến
mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên

1
cho đội ngũ giáo viên của nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
II. Yêu cầu
Thúc đẩy công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự
giờ hoặc báo cáo các chuyên đề trở thành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch,
tác động tích cực tới công tác tự bồi dưỡng giáo viên, tới chất lượng của việc
sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
Chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú
trọng đến đổi mới phương pháp dạy của giáo viên với đổi mới phương pháp học
tập của trẻ, hình thành cho trẻ phương pháp tự học, tự rèn luyện và năng động,
mạnh dạn.
Nội dung sinh hoạt của chuyên đề được tổ chuyên môn, họp bàn bạc,
thống nhất ý kiến. Có biên bản đề xuất của các tổ chuyên môn, để nhà trường
xây dựng kế hoạch cụ thể.
III. Nội dung
Năm học 2022- 2023 triển khai, chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trong
tâm là lồng ghép ATGT, giáo dục “Văn hóa địa phương”; “Xây dựng trường học
LTLTT” giai đoạn 2021-2025, tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hóa
Huế” vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong các chuyên đề trọng
tâm cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn kiểm soát kế hoạch chương trình, nội
dung, phương pháp dạy học phù hợp chủ đề của giáo viên. Tổ chức xây dựng
chuyên đề mẫu, chọn lớp điểm thực hiện chuyên đề, góp ý xây dựng chuyên đề,
kiểm tra, dự giờ đánh giá xếp loại việc thực hiện các chuyên đề của giáo viên,
qua đó đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề của tổ, của trường, đánh giá
kết quả thực hiện chuyên đề của giáo viên.
IV. Nhiệm vụ cụ thể
1. Chuyên đề trọng tâm
1.1. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
giai đoạn 2021-2025.
- Năm học 2022-2023 nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện và
nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục bám sát vào 5 tiêu chí xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm đó là:
+ Môi trường giáo dục
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục
+ Tổ chức hoạt động giáo dục
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ
+ Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.

2
- 100% trẻ trong nhà trường được tham gia đầy đủ các hoạt động học, hoạt
động vui chơi trong và ngoài lớp học.
-100% cán bộ quản lý và giáo viên hiểu rõ về quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong chương trình Giáo dục mầm non. Hiểu rõ những yêu cầu về
quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục,
biết xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh
giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Nhà trường thực hiện xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội
trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ 100% giáo viên biết đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá
sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ 100% các nhóm, lớp làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống
nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổ chức có hiệu quả Hội thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” theo hướng “Trang trí trường lớp mầm mom xanh-an toàn-thân
thiện” (7/7 lớp tham gia).
- Xây dựng 2 lớp điểm về môi trường lớp học, trang trí góc học mở cho trẻ
hoạt động: lớp A2, lớp B2.
1.2. Chuyên đề tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”
- Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa
phương” vào Chương trình GDMN, với chủ đề “Bé yêu làn điệu dân ca”. Chỉ đạo
các lớp đưa dân ca địa phương gắn với nhiệm vụ giáo dục phát triển lĩnh vực cảm
xúc, tình cảm, kỹ năng xã hội trong Chương trình GDMN phù hợp với độ tuổi,
văn hóa vùng miền.
- Sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… dân gian ở địa
phương, phù hợp với từng độ tuổi để đưa vào hoạt động giáo dục trẻ.
- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào các
hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các danh lam
thắng cảnh của quê hương, nét ẩm thực và những sự kiện văn hóa của địa
phương phù hợp với độ tuổi.
+ Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5, 5-6 tuổi trong trường được tham quan,
trải nghiệm về các di sản văn hoá Huế như Đại Nội Huế, Cầu Ngói Thanh Toàn,
tượng đài Quang Trung… Có một số hành vi văn minh, lịch sự khi đến tham
quan theo hướng dẫn cuả cô giáo.
+ Tổ chức cho trẻ xem diễn rối do Đoàn Nghệ thuật rối nước tại Huế biểu
diễn tại trường.

3
+ Tổ chức lồng ghép các làn điệu dân ca Huế vào trong các hoạt động
giáo dục, trong các buổi liên hoan văn nghệ cuối chủ đề,…
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: giáo dục “Văn hóa địa phương”
gắn với chủ đề “Nghề nghiệp” tại lớp MG 4-5 tuổi để BGH, GV của trường
tham dự.
1.3. Chuyên đề: “Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong
trường mầm non”
- 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn về phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội.
- 100% giáo viên biết cách lồng ghép các hoạt động về kỹ năng, tình cảm
trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên biết cách thể hiện tình cảm, kỹ năng xã hội của mình đối với
trẻ trong các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- 100% giáo viên biết cách tổ chức hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng
xã hội trên tiết học.
2. Chuyên đề các tổ chuyên môn trong nhà trường đề xuất thống nhất:
Nội dung của mỗi lần sinh hoạt thực hiện các hoạt động đã được các tổ chuyên
môn nhà trường đề xuất nội dung sinh hoạt thống nhất như sau:
- Chuyên đề: Giáo dục “Văn hóa địa phương” khối MG 4-5 tuổi
- Chuyên đề: Giáo dục “An toàn giao thông” khối MG 5-6 tuổi
- Chuyên đề: Giáo dục phát triển vận động khối MG 3-4 tuổi
3. Các chuyên đề lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ trong trường mầm non.
3.1. Chuyên đề “Giáo dục Bảo vệ môi trường”
- 100% giáo viên nắm vững nội dung chuyên đề để lựa chọn nội dung tích
hợp vào các hoạt động giáo dục.
- Các nhóm, lớp tạo được môi trường để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường,
xây dựng góc thiên nhiên của bé trong lớp học và các khu vực ngoài trời tạo
cảnh quan thiên nhiên gần gũi với trẻ. Tổ chức cho trẻ được tham gia vào các
hoạt động nhằm giáo dục bảo vệ môi trường như lao động tự phục vụ, nhặt rác,
lá cây... Giáo viên biết tận dụng các nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ dùng, đồ
chơi góp phần bảo vệ môi trường.
- 100% các nhóm, lớp thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm
lớp và có góc tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường.
3.2. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng bữa ăn học đường cho trẻ
mầm non”.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kế hoạch
phòng chống suy dinh dưỡng và các kế hoạch khác theo qui định.

4
- 100% các nhóm lớp tổ chức ăn bán trú cho trẻ, 100 trẻ ra lớp ăn bán trú
tại nhóm, lớp.
- Nhà trường có đầy đủ các đồ dùng, thiết bị của bếp ăn bán trú, thực hiện
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT ban hành, dần dần
chuẩn hóa tiến tới hiện đại hóa bếp ăn một chiều.
- 100% nhóm lớp trong nhà trường có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ, đảm
bảo mỗi trẻ có đồ dùng và kí hiệu riêng.
- 100% các nhóm lớp tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh các nhân trẻ theo đúng
lịch sinh hoạt của từng độ tuổi.
- 100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề: Kiểm tra, đánh giá
bếp ăn 1 chiều, tính ăn trên phần mềm Nutriall, kiểm thực 3 bước, thực hiện đầy
đủ HSSS bán trú, công khai thực đơn, tiền ăn của trẻ ...
- Tổ chức hội thi “Cô nuôi giỏi” (3/3 nhân viên cấp dưỡng tham gia).
3.3. Chuyên đề giáo dục an toàn giao thông
- Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt
Nam”, chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục “An toàn giao thông” vào trong các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động thực hành giao thông
tại mô hình trên sân trường.
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên năng lực quản lý và tổ chức thực
hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
- Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục, tài liệu giáo dục an toàn giao
thông nhằm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non phù hợp điều kiện thực
tế của trường, lớp và địa phương.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ một cách sinh động, phù hợp để giáo
dục an ATGT cho trẻ.
- 100% giáo viên được tham gia tập huấn chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ
trong các hoạt động giáo dục hằng ngày.
- 100% trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi trong trường được nâng cao nhận thức về
an toàn giao thông
-100% các nhóm lớp tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong
các hoạt động giáo dục trẻ hằng ngày.
- 100% các nhóm lớp có mô hình, có đủ đồ dùng để dạy trẻ, góc tuyên
truyền về giáo dục ATGT.
- 100% các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự
thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ.

5
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: giáo dục “An toàn giao thông” gắn
với chủ đề “Giao thông” tại lớp MG 5-6 tuổi để BGH, GV của trường tham dự.
3.4. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non”.
-- Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
- 100% các lớp trong nhà trường xây dựng được tiết dạy thực hiện chuyên
đề phát triển vận động và tích hợp dinh dưỡng vào.
- Nghiên cứu tài liệu đưa các trò chơi, bài tập vận động giúp trẻ hoàn
thiện cơ bắp.
- Tiếp tục xây dựng bổ sung đồ dùng, dụng cụ cho góc vận động của các
nhóm lớp.
- Giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với lứa tuổi để phát
triển vận động cho trẻ trong nhóm lớp
- 100% các nhóm lớp xây dựng góc vận động cho trẻ, trang trí góc, làm đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và cho trẻ vận động, có đủ đồ dùng của
chuyên đề phát triển vận động.
-100% các nhóm lớp tổ chức các tiết thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận
động, trò chơi dân gian... để trẻ được vận động tự do thoải mái theo nhu cầu và
sự hứng thú của trẻ
-100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề SHCM theo nghiên
cứu bài học.
- Tổ chức giao lưu các trò chơi vận động cho 100% trẻ mẫu giáo tham gia.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: Phát triển vận động gắn với chủ
đề “ Nước và hiện tượng tự nhiên” tại lớp MG 3-4 tuổi để BGH, GV của trường
tham dự.
4. Lịch thực hiện chuyên đề lồng ghép nhà trường và các tổ như sau:
TT Tháng Tên Chuyên đề Nội dung Thực hiện
1 09/2022 Chuyên đề “Xây dựng Hội thi “Xây dựng 7/7nhóm, lớp
trường mầm non lấy trẻ trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm” làm trung tâm” theo
hướng “Trang trí trường
lớp mầm mom xanh-an
toàn-thân thiện”
2 11/2022 Chuyên đề tích hợp Dự giờ Hoạt động Tạo Lớp 4-5 tuổi
giáo dục “Văn hóa địa hình GV: Cô Võ Thị
phương”. Đề tài: Nặn các loại Diệu Hạnh
bánh đặc sản của Huế
(bánh bèo, bánh lọc).
3 02/2023 - Chuyên đề “Nâng cao Giao lưu: “Bé Khỏe-Bé 6 lớp MG
chất lượng giáo dục phát tài năng”
triển vận động cho trẻ

6
trong trường mầm non”
4 03/2023 - Chuyên đề giáo dục Dự giờ Hoạt động Lớp 5-6 tuổi
an toàn giao thông LQVH GV: Cô
Đề tài: Truyện "Thỏ con Nguyễn Bá
đi học" Quỳnh Anh
5 04/2022 Chuyên đề “Nâng cao Tổ chức hội thi “Cô 3/3 nhân viên
chất lượng bữa ăn học nuôi giỏi”. cấp dưỡng
đường cho trẻ mầm non”
6 04/2023 Chuyên đề “Nâng cao Dự giờ Hoạt động PTVĐ Lớp 3-4 tuổi
chất lượng giáo dục Đề tài: Ném trúng đích GV: Cô Đỗ Thị
phát triển vận động cho xa 1,3m. Vân
trẻ
7 05/2023 Chuyên đề “Giáo dục Lồng ghép trong hoạt 7/7nhóm, lớp
Bảo vệ môi trường” động CSNDGD

5. Chuyên đề khác:
Căn cứ vào yêu cầu và nội dung giáo dục cho trẻ, đặc biệt là yêu cầu thực
tế thực hiện các môn học và khả năng của trẻ, các nhóm, lớp có thể chọn một
trong những chuyên đề sau để thực hiện tại nhóm, lớp của mình: “Làm quen với
âm nhạc”,“Làm quen với toán”; “Phòng chống tai nạn thương tích- chăm sóc
sức khỏe cho trẻ”; “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP” …
VI. Các biện pháp chính
1. Công tác bồi dưỡng 100% giáo viên được tập huấn chuyên môn trong
từng năm học và được nhắc lại các chuyên đề, nắm vững về nội dung và yêu cầu
các chuyên đề, vận dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động 1
ngày ở trường mầm non.
2. Tích cực trong công tác tuyền truyền cho phụ huynh tham gia đóng
góp, sưu tầm đồ dùng phục vụ chuyên đề, giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu
tại địa phương để thực hiện chuyên đề và biết tận dụng nội dung giáo dục theo
chủ đề giáo dục.
3. Nhà trường xây dựng kế hoạch đưa mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng
chuyên đề, đề ra giải pháp sát thực với với tình hình nhà trường.
4. Trong từng tháng lựa chọn chuyên đề trọng tâm để phát động thực hiện
một chuyên đề cụ thể, đánh giá xếp loại chuyên đề hàng tháng gắn với thực hiện
quy chế chuyên môn.
5. Tham mưu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí để giáo viên
thực hiện theo nội dung các chuyên đề.
6. Tổ chức phát động và kiểm tra, chấm điểm đánh giá xếp loại, khen
thưởng vào cuối năm học.

7
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề.
V. Tổ chức thực hiện
1. Đối với BGH:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học theo đúng
chỉ đạo của nhà trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chuyên đề của
100% giáo viên trong toàn trường.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung giáo dục lồng ghép các chuyên
đề vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.
- Xây dựng hoạt động mẫu về chuyên đề tích hợp, giáo dục “Văn hóa
địa phương”; “An toàn giao thông”; “Giáo dục di sản văn hoá Huế” và “Lấy
trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 cho giáo viên tham dự để chia sẻ và
rút kinh nghiệm.
- Tổng hợp xếp loại chuyên đề của giáo viên.
- Báo cáo việc thực hiện chuyên đề 2 lần/năm.
2. Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cho hoạt động được phân công; Chuẩn bị
các điều kiện sẵn sàng để tổ chức các hoạt động.
- Tổ chức các hoạt động mang tính mới, khoa học, nội dung, hình thức,
cách thức phương pháp phù hợp với lứa tuổi đang phụ trách theo chương trình
giáo dục mầm non.
- Chuẩn bị các loại tranh ảnh, nội dung giáo dục, nội dung tuyên truyền
- Tổng hợp kết quả khảo sát chuyên đề.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên đề do Sở, Phòng giáo dục
và nhà trường tổ chức triển khai.
Trên đây là kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề năm học
2022-2023 của nhà trường. Đề nghị các tổ nghiêm túc thực hiện theo nội dung v
à yêu cầu trong kế hoạch./.

Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG


- BGH;TTCM; PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Giáo viên các lớp;
- Lưu: VT.

Nguyễn Thị Liên

8
9
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ
TRƯỜNG MẦM NON AN CỰU

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2022 - 2023

An Cựu, tháng /2022

10
11
12

You might also like