You are on page 1of 25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH TUYÊN QUANG


*****

THAM LUẬN
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM
HỌC 2022 - 2023
CẤP HỌC MẦM NON
(Lưu hành nội bộ)

Tháng 8 năm 2023

MỤC LỤC
1

TT Nội dung Đơn vị thực hiện Trang

Ứng dụng phương pháp giáo dục Trường mầm non Hoa
1 STEAM trong tổ chức hoạt động giáo Phượng Z129/Tổng cục 2
dục lấy trẻ làm trung tâm CNQP

Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt Trường mầm non Hoa Mai,
2 6
cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Na Hang

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội


Trường mầm non Tân Yên,
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, 9
3 huyện Hàm Yên
nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục

Tăng cường Ứng dụng CNTT, chuyển


đổi số trong quản lý nhà trường và thực Trường mầm non Sao Mai,
4 11
hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc huyện Chiêm Hóa.
giáo dục trẻ.

Công tác chỉ đạo thực hiện hiệu quả Phòng Giáo dục và Đào tạo
chủ đề năm học “ Xây dựng trường mầm
5 Thành phố Tuyên Quang 14
non xanh-an toàn-thân thiện” tại các
trường mầm non thành phố Tuyên Quang

Công tác quản lý, chỉ đạo việc chuẩn bị Phòng Giáo dục và Đào tạo
6 cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại các 17
cơ sở giáo dục mầm non huyện Sơn Dương

Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả


kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ Phòng Giáo dục và Đào tạo
7 20
phát triển GDMN vùng khó khăn giai huyện Lâm Bình
đoạn 2022-2030

THAM LUẬN
Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM
2

trong tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trường mầm non Hoa Phượng Z129/Tổng cục CNQP

I. Khái quát đặc điểm tình hình


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân với
mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm ngôn ngữ, tư duy, thẫm mĩ hình
thành những yếu tố đầu tiên nhân cách trẻ.
Trong những năm gần đây các Trường mầm non trong Tổng cục CNQP đã
tích cực nghiên cứu, ứng dụng một cách linh hoạt các phương pháp giáo dục tiên
tiến trong tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều
kiện thực tế của đơn vị và địa bàn đơn vị đóng quân mang lại những kết quả rất
đáng khích lệ. Hiện nay, 100% các cơ sở giáo dục mầm non trong Tổng cục CNQP
đã triển khai ứng dụng mô hình giáo dục STEAM, một số trường ứng dụng hiệu
quả phương pháp Montessori trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện
hành.
Trường mầm non Hoa Phượng /Nhà máy Z129/Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng đóng quân trên địa bàn xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Hàng năm, Nhà trường thực hiện nhiệm vụ đón nhận chăm sóc, giáo dục gần 300
trẻ em lứa tuổi mầm non là con cán bộ, công nhân viên trong đơn vị và con em
nhân dân địa phương trên địa bàn đơn vị đóng quân. Với mong muốn thế hệ tương
lai được tiếp cận nền giáo dục hiện đại, phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất
trong giai đoạn đầu đời. Nhiều năm qua, Nhà máy Z129 đã không ngừng đầu tư,
phát triển Trường mầm non Hoa Phượng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại,
100% các phòng lớp trong nhà trường đều có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ tiêu
chuẩn. Các phòng chức năng, sân chơi được trang bị mới đồng bộ, đáp ứng tốt nhất
các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó Trường mầm non
Hoa Phượng là một trong những trường mầm non Tổng cục CNQP bước đầu ứng
dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động giáo
dục trẻ.
Trước những yêu cầu về đổi mới, Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn
Nhà trường nghiên cứu, thảo luận, lựa chọn phương pháp giáo dục tiên tiến phù
hợp với nhu cầu học tập và phát triển của trẻ, với mong muốn nâng cao chất lượng
giáo dục, từng bước đổi mới theo hướng chất lượng cao. Cùng với sự quyết tâm
của tập thể nhà trường, năm học 2022-2023, thực hiện chỉ đạo của Ban phụ nữ
quân đội, Nhà trường đã triển khai ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM ở
100% trẻ các độ tuổi.
Qua 01 năm triển khai ứng dụng các phương pháp giáo dục STEAM trong tổ
chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, với sự chủ động, nỗ lực
của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, chúng tôi đã gặt hái được những thành
công ban đầu trong triển khai ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong
Trường mầm non Hoa Phượng Nhà máy Z129.
3

Với phương trâm: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến linh hoạt, hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với Chương trình giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm và không làm nặng thêm chương trình GDMN hiện hành.
II. Giải pháp, kết quả thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ: Trong tiến trình năm học, các chủ đề, dự
án STEAM được triển khai trong tháng do cô và trẻ cùng nhau bàn bạc, thảo luận
và lựa chọn. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, khai thác các ý
tưởng của trẻ. Trẻ bằng những kiến thức, kỹ năng đã có, đưa ra những vấn đề mà
trẻ quan tâm trong cuộc sống, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ cùng nhau xây
dựng thành kế hoạch thực hiện chủ đề, dự án. Việc điều chỉnh hoạt động trong kế
hoạch giáo dục trẻ được nhà trường thực hiện linh hoạt, luôn đảm bảo thực hiện
các mục tiêu cần đạt của trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục: Để trẻ thực sự là trung tâm của quá trình
giáo dục thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và vô cùng
quan trọng. Xác định rõ vấn đề này trường mầm non Hoa Phượng đã đặc biệt quan
tâm xây dựng môi trường xã hội trong nhà trường theo hướng mở, tận dụng các
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng việc làm đồ dùng tự tạo bằng
nguyên vật liệu tái chế. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát, giám
sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phù hợp với
điều kiện địa phương và đảm bảo an toàn, tại góc STEAM cũng được trẻ và cô xây
dựng, bổ sung và khai thác sử dụng theo dự án, được trẻ tự sắp xếp phân loại và sử
dụng vào các hoạt động học tập, vui chơi hàng ngày.
- Đối với trẻ: Trẻ có kỹ năng cá nhân tốt, có nề nếp, có khả năng tập trung
chú ý, cố gắng, nỗ lực, kiên trì hoàn thành kết quả hoạt động. Trẻ mạnh dạn, tự tin
trong mọi hoạt động, đặc biệt trẻ được thỏa sức sáng tạo, phát triển tư duy độc lập,
tư duy phản biện, biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trao đổi, chia sẻ, thuyết phục,
có kỹ năng giải quyết vấn đề. Từ kỹ năng cá nhân, tư duy của trẻ tốt, giúp trẻ tự tin
tham gia, thực hiện các hoạt động nhóm, các hoạt động cộng đồng.
- Đội ngũ giáo viên: Được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chuyên
nghiệp trong phong cách giao tiếp, ứng xử, linh hoạt trong tổ chức hoạt động giáo
dục; nắm bắt và hiểu được tâm lý, khả năng ở trẻ, có kỹ năng mềm tốt.
- Đối với phụ huynh: Phụ huynh luôn quan tâm, tin tưởng nhà trường, sẵn
sàng chia sẻ, giới thiệu về Nhà trường với các phụ huynh khác, luôn tham gia tích
cực vào các hoạt động phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
Kết quả điều tra hàng kỳ sự hài lòng của phụ huynh đối với các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường hằng năm đều đạt tỉ lệ hài lòng trên
60%, rất hài lòng trên 35%. Những điều phụ huynh chia sẻ, đóng góp luôn được
Nhà trường lĩnh hội và điều chỉnh kịp thời.
Những ghi nhận của phụ huynh thông qua kỹ năng, kiến thức của các con đạt
được, sự yêu thích mỗi ngày đến lớp của con đã tạo sự yên tâm tin tưởng của cha
mẹ trẻ với nhà trường, đặc biệt là chương trình giáo dục của nhà trường đã tạo nên
nền tảng cho sự đổi mới phát triển và là kết quả đạt được trong triển khai ứng dụng
4

phương pháp giáo dục STEAM vào tổ chức các hoạt động giáo dục “lấy trẻ làm
trung tâm" của Trường mầm non Hoa Phượng/Nhà máy Z129.
Để đạt được những kết quả như trên, chúng tôi xác định bài học kinh nghiệm
quan trong đó là:
Công tác đội ngũ: Cần làm tốt công tác tuyển dụng, bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, kiến thức và kỹ năng ứng dụng các
phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm. Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên sáng tạo và học tập suốt đời.
(Trường chúng tôi trước khi triển khai PP giáo dục Steam Ban Giám hiệu
tham mưu đề xuất với Lãnh đạo tạo điều kiện gửi giáo viên đi tham quan học tập
mô hình tại các đơn vị Trường mầm non trong Tổng cục, TMN trên địa bàn huyện
Yên Sơn - Tuyên Quang chúng tôi đang tiếp tục gửi giáo viên dự đào tạo tại các
lớp tập huấn do Ban phụ nữ Quân đội và Phòng GDĐT điạ phương tổ chức.)
Cơ sở vật chất, phòng lớp, trang thiết bị, giáo cụ: Môi trường lớp học là điều
kiện quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục tiên tiến, Ban giám hiệu chúng
tôi tìm hiểu mô hình hoạt động của các trường đã triển khai, tổ chức giáo viên
tham quan các trường trên địa bàn học hỏi kinh nghiệm. Qua đó tôi quyết định lựa
chọn phương án thiết kế phù hợp lớp với mô hình của trường đó là thiết kế lớp học
Steam theo độ tuổi. Đồng thời tiến hành Setup lớp học, trang bị giá kệ, giáo cụ
theo chương trình giáo dục độ tuổi.
Công tác tham mưu, tuyên truyền: Cần thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục, thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ về mọi mặt của
phụ huynh học sinh. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tổ chức các buổi tọa đàm
với Phụ huynh về PP giáo dục Steam, kết hợp mời Phụ huynh tham quan cơ sở vật
chất phòng học, qua đó đã thu hút cao sự quan tâm ủng hộ từ Phụ huynh.
(Trường chúng tôi thành lập Ban truyền thông, tuyển sinh, ban truyền thông
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch truyền thông trong tháng phân công về các lớp, bộ
phận đăng ký nội dung truyền thông qua các kênh như fanpage, Website coi đó là
1 trong những mục tiêu hoạt động trong tháng để đánh giá tháng, đồng thời kết
hợp cùng các đoàn thể thực hiện hiệu quả công tác truyền thông. Bên cạnh đó có 1
kênh truyền thông quan trọng đó là chính các bậc Phụ huynh là những người
truyền tải cho nhà trường về các hoạt động cũng như công tác chăm sóc, giáo dục
của nhà trường khi họ đón nhận được những giá trị thực tiễn mà đội ngũ cán bộ,
giáo viên nhà trường đã trao cho các con).
Nâng cao chất lượng, đổi mới PP giáo dục là chủ chương của Đảng, Nhà
nước, đặt ra cho ngành giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng. Vận dụng
các PP giáo dục tiên tiến vào trong chương trình giáo dục độ tuổi đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên tính cách, khơi gợi cảm hứng, sáng tạo ở trẻ, hình
thành những kỹ năng sống, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác.

III. Kiến nghị, đề xuất


5

1. Hệ thống giáo dục mầm non rất cần và quan trọng trong tổ chức chăm sóc,
giáo dục trẻ, do đó cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp về xây dựng, phát triển
chất lượng đội ngũ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (đặc biệt đối với những trường thuộc
vùng sâu, vùng xa) tạo điều kiện cho cha mẹ yên tâm công tác, đồng thời tạo cho trẻ
có được môi trường vui chơi, học tập tốt để trẻ em được tiếp cận với các phương pháp
giáo dục tiên tiến, giúp các con được phát triển toàn diện hơn.
2. Tiếp cận với các mô hình giáo dục tiên tiến và đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là yêu cầu cấp thiết đáp
ứng định hướng và chiến lược GDMN trong những năm gần đây. Để ứng dụng có
chất lượng các phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ, nhà trường cần có kế hoạch, định hướng phát triển mô hình giáo dục,
chất lượng đội ngũ về phương pháp giáo dục tiên tiến mà nhà trường xây dựng
triển khai. Kính đề nghị Sở GDĐT Tỉnh Tuyên Quang, Phòng GDĐT Huyện Yên
Sơn - Tuyên Quang tổ chức thêm lớp tập huấn, chia sẻ về ứng dụng các phương
pháp giáo dục tiên tiến, tạo điều kiện cho các Trường mầm non được thăm quan
học hỏi các trường điểm phù hợp với điều kiện của các Trường mầm non trong và
ngoài Quân đội.
6

THAM LUẬN
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non
vùng dân tộc thiểu số

Trường mầm non Hoa Mai, huyện Na Hang

Trường Mầm non Hoa Mai nằm trên địa bàn thị trấn Na Hang, huyện Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang. Đa số học sinh của nhà trường đều là người dân tộc thiểu số nên
nhiệm vụ tăng cường tiếng việt cho trẻ luôn là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường.
Được sự quan tâm của cấp Ủy đảng chính quyền địa phương cũng như sự
chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục. Ngay từ đầu
năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp căn cứ vào thực tế,
số lượng trẻ còn hạn chế về tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt
trong ngày, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ, phù hợp với từng đối
tượng trẻ ở từng độ tuổi và ở từng nhóm lớp, sử dụng linh hoạt các tình huống dạy
trẻ tiếng Việt, đối với trẻ 5 tuổi khi dạy tăng cường tiếng Việt, giáo viên phải chú ý
rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ, chú trọng sửa lỗi cho trẻ ở những từ phát âm
khó, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt sẵn sàng bước vào
lớp 1.
Trong năm học nhà trường tập trung Nâng cao nhận thức của CBGV về tầm
quan trọng của việc tăng cường tiếng việt cho trẻ, từ đó có những hoạt động cụ thể,
thiết thực trong việc xây dựng môi trường, lựa chọn nội dung, tổ chức các hoạt
động trải nghiệm linh hoạt để tăng cường tiếng việt cho trẻ. Chủ động trong việc lập
kế hoạch, lựa chọn chủ đề, xác định hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của
trẻ, tình hình thực tế của nhóm lớp, tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo
dục, trò chơi, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ được giao lưu bằng tiếng việt.
Xây dựng môi trường học thân thiện, an toàn, sạch sẽ, phong phú và đáp ứng nhu
cầu vui chơi, học tập của trẻ; Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động,
mạnh dạn, tự tin, tích cực giao tiếp bằng tiếng việt với cô giáo, với các bạn; được
luyện từ và phát âm chính xác; đối với trẻ 5 tuổi được nhận biết 29 chữ cái và 10
chữ số, được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào lớp 1. Hàng năm 100% trẻ 5 tuổi
đều được đánh giá hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
Năm học 2022-2023 thành lập đội tuyển tham dự hội thi “Bé kể chuyện đọc
thơ” cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức, kết quả đạt giải Nhất.
Bên cạnh những thuận lợi nhà trường cũng gặp những khó khăn như: Diện
tích khuôn viên của trường còn chật hẹp nên việc xây dựng và bố trí các góc hoạt
động bên ngoài lớp học còn hạn chế, không gian hoạt động cho trẻ chưa được thoải
mái, chưa đủ diện tích theo quy định. Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 3, 4
tuổi còn thiếu chưa được trang cấp.
Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn nữa công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ
nhà trường tập trung vào một số giải pháp sau:
7

1. Công tác tuyên truyền, phối hợp


Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp giữa cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương và cha mẹ trẻ về ý nghĩa của việc tăng cường tiếng việt cho
trẻ. Từ đó phụ huynh, các ban ngành đoàn thể nhiệt tình ủng hộ nhà trường và giáo
viên trong việc thực hiện đề án; đặc biệt ủng hộ ngày công lao động, vật liệu để giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ được trải nghiệm, khám phá. Tạo điều kiện
để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, các hoạt động ngoại khóa,
trải nghiệm cùng trẻ giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm
non, đặc biệt là việc tăng cường tiếng việt cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ gắn kết mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.
Đồng thời, có các biện pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ
đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
2. Công tác chỉ đạo
Thực hiện văn bản chỉ đạo của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo; nhà
trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án phù hợp với tình hình thực
tế của nhà trường, khả năng nhận thức của trẻ.
Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện nghiêm túc công
tác tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non theo đúng kế hoạch đề ra.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, trải nghiệm, để tạo
môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ trong nhà trường.
3. Xây dựng môi trường lớp học
Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học,
quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm lớp. Đối với các lớp dạy
chương trình tăng cường tiếng Việt thì việc tạo môi trường lớp học lại càng có ý
nghĩa lớn lao hơn đối với trẻ.
+ Xây dựng môi trường trong lớp học
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong lớp học phù hợp với nội dung
giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu,
nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng.
Sắp xếp các góc hoạt động trong lớp hợp lí, thuận tiện và có đủ không gian
cho trẻ hoạt động, các góc yên tĩnh như góc (học tập, nghệ thuật) phải xa góc động
(góc xây dựng, góc phân vai) đối với lớp mẫu giáo ghép, giáo viên phải quan tâm
đến tính phù hợp với sự khác biệt về nội dung giáo dục của các độ tuổi, về văn hóa
của các dân tộc có trong lớp để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ, giúp đỡ lẫn
nhau, không kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.
Duy trì tốt phong trào làm đồ dùng đồ chơi, phong trào xây dựng môi
trường giáo dục trong và ngoài lớp học cho trẻ.
+ Xây dựng môi trường ngoài lớp học
Nhà trường phối hợp cùng với phụ huynh huy động mọi nguồn lực về nhân
lực và các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để tạo các góc hoạt động cho trẻ
8

ngoài lớp học như: góc thiên nhiên, góc trải nghiệm steam, góc vận động… hằng
năm huy động mỗi phụ huynh tham gia 01 ngày công lao động để tu sửa các góc
hoạt động và đóng góp nguyên vật liệu đơn giản sẵn có của địa phương để có thêm
vật liệu cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng
tiếng Việt.
Để phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian tới nhà trường tiếp tục duy
trì, đẩy mạnh và phát huy hiệu quả đạt được của đề án tại nhà trường, tiếp tục tham
mưu với các cấp có thẩm quyền để quy hoạch đủ diện tích đất và xây dựng môi
trường cơ sở vật chất, hoàn thiện trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo điều
kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và thực hiện đề án. Đẩy mạnh
việc ứng dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường trong và ngoài lớp học,
môi trường xã hội tại địa phương để nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tăng
cường tiếng việt cho trẻ.
9

THAM LUẬN
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên,
nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trường mầm non Tân Yên, huyện Hàm Yên

Trường mầm non Tân Yên có 2 điểm trường và 23 nhóm lớp/748 học sinh.
Cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi. Tổng số CBQL,
giáo viên, nhân viên 52 người; Trong đó (CBQL 03, Giáo viên 48 và 01 kế toán);
100% CBQL, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn đạt 36,9%.
Năm học 2022-2023 Tập thể lãnh đạo, đơn vị nhà trường được xếp loại
HTXS nhiệm vụ; UBND huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Cờ thi
đua và tặng Bằng khen cho cá nhân và giáo viên đạt CSTĐ cơ sở, giáo viên đạt
LĐTT; 10 giáo viên giỏi cấp huyện, 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. 01
giáo viên được nhận giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT. Tỷ lệ huy động trẻ ra
lớp vượt chỉ tiêu Kế hoạch giao; 100% trẻ ăn bán trú tại trường và được uống sữa
tại trường; trong năm học nhà trường đạt giải nhất cấp huyện Hội thi "Bé với an
toàn giao thông"; giải nhất cấp huyện về thực hiện Chuyên đề "Xây dựng môi
trường lấy trẻ làm trung tâm". Nhà trường đã thực hiện hiệu quả phần mềm quản lý
bán trú và 100% giáo viên thực hiện phần mềm kế hoạch giáo dục.
Để có được những thành quả trên, trong các năm học nhà trường luôn nhận
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Tập thể cán bộ giáo viên nhà
trường đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ; 100% các nhóm lớp thực hiện tốt quy chế chuyên môn và ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin (chuyển đổi số) trong quản lý chỉ đạo và soạn
giảng, thực hiện tốt các chuyên đề, các phong trào thi đua trong năm học; nhà trường
luôn tạo điều kiện cho CBGV học tập để nâng cao trình độ cả về lý luận chính trị và
chuyên môn, nghiệp vụ để mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ được giao, thường xuyên đổi mới công tác quản lý và xây dựng đội ngũ
giáo viên theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, phẩm chất đạo đức, lối sống,
lương tâm nghề nghiệp; quan tâm đến chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên nhân
viên trong nhà trường được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nhà trường cũng gặp những khó khăn
nhất định: Nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục; chế độ, chính sách đối với nhà
giáo còn hạn chế. Một số bộ phận giáo viên còn ngại đổi mới về phương pháp dạy
học; chưa dành nhiều thời gian tự học, tự bồi dưỡng và trau dồi kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ; việc thực hiện soạn giảng của một số giáo viên theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa
cao; đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu theo quy định, số biên chế được giao
chưa đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp.
10

Để khắc phục những khó khăn trên tập thể lãnh đạo quản lý giáo viên trong
nhà trường luôn xác định cùng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Một
trong những nội dung trọng tâm cần tập trung thực hiện đó là nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong tình hình hiện nay. Nhà trường đã chú trọng một số giải pháp sau:

Một là: Tích cực triển khai, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp và các văn bản của ngành của các cấp về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học.

Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối
với công tác giáo dục; nhà trường xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện
nhiệm vụ năm học và cụ thể hoá kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý
và giáo viên.

Ba là: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng tập huấn đội ngũ, nâng cao đạo đức,
lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, tình yêu thương và trách
nhiệm bảo vệ trẻ theo Chương trình GDMN trong nhà trường. Việc này phải được
tổ chức thường xuyên, giúp giáo viên kịp thời cập nhật phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; kết hợp ứng dụng CNTT, từng bước khắc phục phương pháp
cũ - truyền thụ một chiều; tăng cường đổi mới việc dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm giúp cho
trẻ phát huy tính tự lập sáng tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Bốn là: Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tư vấn chuyên môn để
thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt
động cho trẻ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các giáo viên, các nhóm lớp, các tổ
khối trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Thường xuyên tổ chức
dự giờ và sinh hoạt chuyên môn tại trường, liên trường và các cụm giáo dục, luôn
đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm của
nhà trường.

Năm là: Luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, giáo viên tự học
tập, rèn luyện và tham gia các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý
luận chính trị. Khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tích cực ứng dụng
CNTT, sáng tạo, sử dụng các biện pháp, hình thức dạy học phù hợp với điều kiện của
nhà trường. Đội ngũ CBQL, giáo viên nhân viên phải có kế hoạch tự bồi dưỡng, tự
học tập để cập nhật kiến thức mới, tự rèn luyện để đạt quy định chuẩn về nghề
nghiệp, tâm huyết với nghề, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, giữ
gìn phẩm chất uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, thương yêu, hết lòng chăm
sóc, giáo dục trẻ.
11

Sáu là: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, lấy kết quả tự học tự bồi
dưỡng và kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục của mỗi cá nhân gắn với việc
đánh giá, xếp loại thi đua trong năm học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện
đúng, đủ kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực
hiện hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện
tốt nhiệm vụ của mỗi CBQL, giáo viên nhân viên trong nhà trường.

THAM LUẬN
Tăng cường Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong quản lý nhà trường và
thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường MN Sao Mai, Huyện Chiêm Hóa

Ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số giáo dục mầm non là quá trình áp dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục mầm non để tăng cường
hiệu quả và chất lượng giảng dạy, quản lý và tương tác giữa giáo viên, học sinh và
phụ huynh; Góp phần mang lại sự tiến bộ và đổi mới cho ngành giáo dục mầm non.
Năm học 2022-2023, Trường mầm non Sao Mai đã triển khai và thực hiện
nhiệm vụ Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tới 100% CB, GV và NV trong nhà
trường; nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn giáo viên đưa nội
dung ứng dụng CNTT, chuyển đổi số áp dụng vào thực tế các hoạt động tại nhóm
lớp phụ trách, cụ thể như sau:
Trong công tác quản lý, nhà trường đã đầu tư hạ tầng kết nối mạng, đường
truyền internet tốc độ cao, trang thiết bị hỗ trợ cho các phòng làm việc, phòng chức
năng và các nhóm lớp đảm bảo. Trong năm học, nhà trường triển khai sử dụng các
phần mềm hỗ trợ như: Quản lý văn bản và điều hành Office; phần mềm bán trú;
phần mềm SMAS, CSDL ngành; kiểm định chất lượng GD; Phần mềm phổ cập
xóa mù chữ…Nhà trường cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn ứng dụng CNTT,
chuyển đổi số và kế hoạch xây dựng điển hình tiên tiến về ứng dụng CNTT trong
nhà trường.
Trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ: Chỉ đạo 100% giáo
viên sử dụng ứng dụng CNTT trong các hoạt động như: Quản lý trẻ, theo dõi sức
khỏe trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ; sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong việc
xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Ngoài ra, các tổ chuyên
môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.
Đưa các nội dung ứng dụng CNTT vào kế hoạch giáo dục và trong tổ chức các
hoạt động cho trẻ tại trường.
* Kết quả đạt được
1. Nhà trường đã cập nhật, khai thác hiệu quả phần mềm quản lí trường học
(SMAS) để thay thế một số các loại hồ sơ giấy; Số hóa các thông tin về cán bộ
12

giáo viên nhân viên, hồ sơ và kết quả đánh trẻ trên các phần mềm SMAS, CSDL
ngành. Sử dụng hiệu quả phần mềm bán trú. Nhà trường thực hiện tốt phần mềm
kế toán, kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Nhà trường thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật và gửi dữ liệu của nhà
trường trên các phần mềm, cung cấp thông tin tới phụ huynh về các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo sự liên kết tốt hơn giữa gia đình và nhà
trường; Truyền thông giáo dục hiệu quả qua các ứng dụng mạng xã hội facebook,
fange, zalo, website…Xây dựng và triển khai hiệu quả các kế hoạch và tổ chức tập
huấn ứng dụng CNTT và chuyển đổi số đã nâng cao nhận thức, kỹ năng về công
nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Xây dựng các điển hình tiên tiến
về ứng dụng CNTT trong nhà trường như cô giáo Phạm Thị Chang, Hoàng Lệ
Ngọc, Hà Thị Tâm.
3. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, sử dụng hiệu quả các phần
mềm trong nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Với mỗi nhóm lớp, các giáo viên
thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe của trẻ trên phần mềm SMAS đảm bảo tính
chính xác, khoa học. Giáo viên linh hoạt khai thác thông tin trên internet và sử
dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như Power ponit, violet… Sử dụng Ebook
sách điện tử giúp trẻ tiếp cận nhiều tư liệu học tập rèn kỹ năng đọc và tăng cường
Tiếng Việt; Áp dụng công nghệ trực quan và thực tế ảo giúp trẻ có trải nghiệm học
tập. Ứng dụng CNTT giúp giáo viên thiết kế ra những bài giảng trực quan, sinh
động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Trẻ được tham gia
những bài học với hình ảnh đẹp mắt, hiệu ứng sinh động, kết hợp âm thanh sống
động, trò chơi học tập thú vị đã thực sự kích thích trẻ hứng thú. Mỗi buổi học sẽ là
những giờ phút khám phá đầy thú vị của cả cô và trò, giúp trẻ càng thêm yêu mến
giáo viên, bạn bè và thích thú mỗi khi đến trường. Việc tiếp cận với công nghệ
thông tin sớm giúp trẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy độc lập, khả
năng ngôn ngữ, đẩy mạnh các kỹ năng mềm khác. Đây là những yếu tố cần thiết
giúp trẻ trở thành công dân toàn cầu.
4. Hỗ trợ tích cực trong công tác phối hợp với phụ huynh, giáo viên đã sử
dụng các ứng dụng như Zalo, face book, webiste để tạo mã quét QR tài liệu học
tập, gửi các nội dung tuyên truyền nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, phòng dịch
bệnh tới phụ huynh một cách kịp thời và hiệu quả.
*Một số giải pháp
1. Xây dựng và tổ chức hiệu quả các kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT
và chuyển đổi số theo năm học, theo giai đoạn phù hợp với thực tế nhà trường.
2. Tăng cường sử dụng các phần mềm (đã được cơ quan có thẩm quyền
thẩm định) để từng bước chuyển đổi hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử; triển khai các
phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý để thực hiện các hoạt động: lập kế hoạch,
theo dõi chỉ đạo, ....
3. Chú trọng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và bồi dưỡng nhân lực. Đẩy
mạnh công tác tập huấn kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin từ cơ bản đến
nâng cao cho đội ngũ giáo viên. Triển khai thực hiện phần mềm kế hoạch giáo dục,
13

sổ liên lạc điện tử…Tiếp tục xây dựng và khai thác hiệu quả kho tài liệu, học liệu,
các video trực tuyến dùng chung, tạo thư viện điện tử để giáo viên tìm kiếm và
tham khảo thông tin, tài liệu giảng dạy. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nhân
rộng điển hình tiên tiến về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số theo năm học và theo
giai đoạn gắn liền với các phong trào thi đua trong nhà trường.
4. Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử, Fanpage của nhà trường để
kịp thời thông tin đến cộng đồng, cha mẹ trẻ về các hoạt động của nhà trường, tạo
sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
5. Giáo viên rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn và khả năng thực
hành công nghệ thông tin. Điều này sẽ giúp các cô giáo tự tin vào năng lực của bản
thân. Từ đó, sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra những bài giảng hay, thú vị, khơi
gợi hứng thú học tập cho trẻ. Giáo viên cần hiểu và nắm bắt tâm lý của trẻ để có
thể thiết kế bài giảng với nội dung phù hợp, truyền đạt kiến thức hiệu quả. Vì vậy
giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm kiếm tài liệu từ Internet và sử dụng vận hành
hiệu quả các phần mềm giáo dục.
6. Tổ chức cho trẻ tiếp cận ứng dụng CNTT và chuyển đổi số đảm bảo thời
gian và mức độ phù hợp; tăng cường trong giám sát, quản lý trẻ khi chơi, học và
tương tác hàng ngày với thiết bị trực tuyến, đồ chơi số, ứng dụng CNTT… Bên
cạnh đó, phải đảm bảo cho trẻ an toàn, phòng ngừa xâm phạm quyền trẻ em, tính
riêng tư và bảo mật, phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ, có sự phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội.
14

THAM LUẬN
Công tác chỉ đạo thực hiện hiệu quả chủ đề năm học
“Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”
tại các trường mầm non thành phố Tuyên Quang
Phòng GD&ĐT Thành phố Tuyên Quang

Năm học 2022-2023 tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường
mầm non xanh-an toàn-thân thiện” là nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt của bậc học
mầm non. Chủ đề năm học cũng là Một trong Năm nội dung của phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là một trong những phong
trào lớn, có tác động vô cùng tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm, giáo
dục khả năng tự ý thức, kĩ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Ngay từ đầu năm học, Phòng GDĐT tích cực triển khai, hướng dẫn
các tiêu chí cụ thể và chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố
thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
- Chỉ đạo các cơ sở GDMN chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học
đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
trẻ trong bối cảnh mới. Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương
thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm học, đưa các chỉ tiêu phát triển về GDMN vào
kế hoạch năm học của nhà trường và phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị.
- Việc thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
giai đoạn 2021-2025” phải trên cơ sở phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề giai
đoạn 2016-2020, trong đó quan tâm tổ chức thực hiện các Tiêu chí xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm theo Kế hoạch số 64/KH-SGDĐT ngày
18/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo, tập trung xây dựng môi trường xanh-an
toàn-thân thiện và đổi mới phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan
điểm LTLTT phù hợp với điều kiện từng trường; xây dựng, chỉ đạo thực hiện mô
hình điểm tại 09 đơn vị Trường MN Tân Trào, Phan Thiết, Hoa Mai, Nông Tiến,
Hưng Thành, Sao Mai, Hoa Phượng, Đội Cấn, Hoa Sen phù hợp với điều kiện thực
tế của mỗi đơn vị/trường/lớp. Chú trọng tổ chức môi trường giao tiếp, ngôn ngữ,
môi trường giáo dục trong và ngoài lớp cùng các hoạt động ngoại khóa nhằm kích
thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo để phát triển
15

toàn diện. Bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo
dục LTLTT. Bảo đảm quyền trẻ em trong cơ sở GDMN.
- Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa theo quy định tại Thông tư số
06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/20219 của Bộ GDĐT, cụ thể các nội dung quy tắc
ứng xử và tổ chức triển khai thực hiện quy định này tại nhà trường, trong đó lưu ý
thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử chung, ứng xử trong các mối quan hệ giữa cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ, trẻ và khách đến nhà trường, xây dựng môi
trường làm việc văn hóa, nhất là đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ
thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ
với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên thân thiện, mẫu mực, là tấm gương để trẻ noi theo; không có
hiện tượng mất an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, cho cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên tại cơ sở GDMN.
- Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh trường, nhóm, lớp đảm bảo môi
trường thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; tổ chức thu gom, xử lý chất thải,
rác thải sinh hoạt thường xuyên, vệ sinh khu nhà bếp, khu vệ sinh; mở cửa ra vào
và cửa sổ. Tổ chức vệ sinh phòng học, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, nhà
vệ sinh bằng Cloramin B hoặc các chất tẩy rửa theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đa
dạng nội dung, hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên,
những người trực tiếp chăm sóc trẻ, cộng đồng dân cư kiến thức về phòng
chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác như: bệnh tay chân miệng, thủy
đậu, sởi, rubella, sốt xuất huyết các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
theo khuyến cáo của ngành Y tế, xử lý và báo cáo kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
- Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài, cổng trường đảm
bảo kiên cố, vững chắc, có biển tên và đóng mở theo giờ quy định. Sân trường
tránh bám rong rêu và trơn trợt khi trẻ hoạt động; đảm bảo độ che phủ cây xanh
theo yêu cầu bằng cách trồng cây phù hợp tạo bóng mát sân trường, không gây độc
hại; cây được cắt tỉa để đảm bảo an toàn, đặc biệt trước mùa mưa bão. Khuôn viên
trường có hệ thống biển chỉ dẫn các vị trí, khu vực vui chơi bằng ký hiệu phù hợp
với nhận thức của trẻ; bố trí, sắp xếp các hình ảnh thân thiện, các khẩu hiệu hay...
tuyên truyền nội dung chuyên đề phòng chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ,
qui tắc ứng xử trong trường mầm non nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ, cộng đồng về mối nguy hiểm của bạo hành trẻ.
- Sân trường (sân vườn) được quy hoạch, thiết kế phù hợp (có vườn cây, vườn
rau, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật...), đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an
toàn, tạo môi trường xanh, thoáng đãng để trẻ chơi, luyện tập, trải nghiệm và học
tập. Sắp xếp các góc chơi/khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo
nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo.
- Chương trình giáo dục nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương, nhà trường và nhóm lớp, đội ngũ và trẻ, có tích hợp đầy đủ các nội
dung chuyên đề như giáo dục an toàn giao thông; giáo dục vệ sinh cá nhân; giáo
dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giáo dục
tài nguyên môi trường biển, đảo; biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi
16

khí hậu; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh phù hợp
với cấp học. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp
xảy ra trong cộng đồng và cơ sở GDMN. Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
- Đảm bảo 100% đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu an toàn, thân thiện, đúng
quy định và được kiểm tra, vệ sinh định kỳ, sửa chữa kịp thời nếu có hiện tượng hư
hỏng, xuống cấp; đảm bảo công trình vệ sinh, nước sạch và bố trí khu vực để trẻ
rửa tay với xà phòng phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường sử dụng vật liệu tái
chế, hạn chế sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần; tận dụng tối đa
nguồn học liệu sẵn có tại địa phương. Đảm bảo 100% cơ sở GDMN không xảy ra
tình trạng bạo hành trẻ; kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho
trẻ và có biện pháp khắc phục, đặc biệt quan tâm giám sát việc thực hiện kết luận
kiểm tra; xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp
luật đối với các tổ chức và cá nhân để xảy ra mất an toàn cho trẻ.
Để việc triển khai thực hiện cụ thể và khả thi, Phòng GDĐT hướng dẫn các
cơ sở GDMN tùy điều kiện cụ thể và thực tiễn tại các nhà trường để thiết kế, bố trí,
sắp xếp việc thực hiện chủ đề sao cho phù hợp với hiện trạng của từng trường,
ngoài ra, hướng dẫn thực hiện bảng phụ lục nhằm rà soát, đánh giá theo các tiêu
chí của chủ đề để việc thực hiện được kịp thời, nghiêm túc theo các nội dung, tiêu
chí đã hướng dẫn. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện của các cơ sở
GDMN để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện chủ đề vào cuối năm học.
Đáp ứng các tiêu chí về xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
của Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Quan tâm tạo nên
một môi trường giáo dục an toàn (cả về vật chất lẫn tinh thần), bình đẳng, tạo hứng
thú cho trẻ khi đến trường. Trẻ được hoạt động trong môi trường trường học an
toàn, thân thiện trẻ thực sự thoải mái, năng động, sáng tạo, phát huy được năng lực
cá nhân khi tham ra vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, hoạt trải
nghiệm. Tạo cho trẻ một tinh thần thực sự thoải mái, đúng với ý nghĩa “Mỗi ngày
trẻ em đến trường là một ngày vui”.
17

THAM LUẬN
Công tác quản lý, chỉ đạo việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại
các cơ sở giáo dục mầm non

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương

1. Công tác chỉ đạo


Căn cứ Văn bản số 1139/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2022 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Tuyên Quang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non
năm học 2022-2023. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản số
331/PGDĐT-GDMN ngày 06/9/2022 chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn
huyện tổ chức triển khai đến 100% giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh nội dung
nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn
các đơn vị trường học chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một là nhiệm vụ
quan trọng của GDMN, điều này thể hiện rõ trong mục tiêu của GDMN, nhằm
phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
2. Thực trạng tại cơ sở giáo dục mầm non
Toàn huyện có 34 trường mầm non (trong đó có 01 trường ngoài công lập và
06 cơ sở độc lập với 10 nhóm trẻ, 05 lớp mẫu giáo, tổng số trẻ 347/13.977 trẻ, chiếm
3,1% tổng số trẻ huy động, tăng 0,9% so với năm học trước. Trong đó: Nhà trẻ
263/3.443 trẻ, đạt 7,6% tăng 2,6% so với năm học trước; mẫu giáo 174/10.534 trẻ
chiếm 1,7%, tăng 0,4% so với năm học 2021-2022. Hiện cấp học MN có 121 điểm
trường, trong đó có 88 điểm trường lẻ (so với cùng kỳ năm học 2021-2022 giảm 21
điểm trường).
Kết quả huy động trẻ em đến trường ở các độ tuổi
Nhà trẻ có 147 nhóm trẻ với 3.443 cháu, tỷ lệ huy động 3.443/7.863 đạt 43,8%
(so với năm học 2021-2022 tăng 06 nhóm, tăng 156 trẻ, tỷ lệ huy động tăng 5,2%).
Mẫu giáo có 350 lớp với 10.534 cháu, tỷ lệ huy động 10.534/10545 đạt 99,9%, có 11
trẻ khuyết tật không học hoà nhập (so với năm học 2021-2022 tăng 02 lớp, giảm 69
cháu). Riêng mẫu giáo 5 tuổi có 128 lớp (99 lớp độc lập, 29 lớp ghép) với 3.703
trẻ, tỷ lệ huy động 3.703/3.708 đạt 99,9%, có 05 trẻ khuyết tật không học hoà nhập
(so với năm học 2021-2022 tăng 05 lớp, tăng 155 trẻ).
18

Tại các trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng
chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó; Tuy nhiên, khi
bước vào lớp Một “học” là hoạt động chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức
chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch. Mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh
thần học tập mới đạt được kết quả tốt.
Tại trường mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ
mang tính chất mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang
tính chất thầy - trò; trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường.
Ở trường mầm non, việc bố trí không gian lớp học được thực hiện theo chủ đề của
từng tháng với các nội dung tích hợp nhằm phát triển 5 lĩnh vực. Cách trang trí phong
phú, đa dạng, nhiều màu sắc. Trong khi đó, đa số các lớp ở trường tiểu học được trang trí
khá đơn điệu bằng một số khẩu hiệu, hình ảnh về kết quả học tập của học sinh, bảng chữ
cái, công thức toán học…
Đồ dùng đồ chơi tại trường mầm non phong phú, đa dạng (cả trong lớp và ngoài
trời) và được sử dụng như những giáo cụ trực quan trong quá trình dạy và học, nhưng khi
vào trường tiểu học trẻ hầu như không nhìn thấy những đồ chơi quen thuộc đó.
* Việc chuẩn bị về mặt tâm thế và các kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp trẻ sẵn
sàng vào lớp một là một tiền đề vô cùng cần thiết. Nếu trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ
dễ dẫn trẻ đến chán học, sợ đi học. Ngược lại, nếu trẻ được chuẩn bị các điều kiện về
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và tâm thế, trẻ sẽ dễ dàng
thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông.
3. Khó khăn
Đối với các trường ở thị trấn, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển khá, nhiều
cha mẹ cho rằng chuẩn bị cho trẻ từ mẫu giáo vào lớp 1 là cho trẻ học trước chương trình
lớp 1 như học đọc, học viết và làm toán. Vì vậy, nhiều gia đình nôn nóng cho con đi học
thêm các lớp tiền tiểu học hoặc mời giáo viên lớp 1 kèm cặp con học chữ tại nhà.
Đối với các trường ở các xã vùng nông thôn phần lớn phụ huynh ở những gia đình
có hoàn cảnh khó khăn chưa hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn chuyển tiếp từ mầm
non lên tiểu học. Họ nghĩ rằng tất cả trẻ đến 6 tuổi đương nhiên đều được vào học lớp 1,
nên không ít cha mẹ phó mặc con em họ cho nhà trường, 3 tháng nghỉ hè không hưóng
dẫn cho trẻ ôn luyện kiến thức, kỹ năng. Dẫn đến khi vào lớp 1, trẻ 5 tuổi quên chữ cái,
chữ số đã được dạy khi học Mẫu giáo 5 tuổi, chính vì vậy khi tiếp cận với chương trình
lớp một trẻ và giáo viên tiểu học gặp khó khăn.
Trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn gặp
khó khăn hơn trong giai đoạn chuyển tiếp đó là trước khi đi học trẻ dân tộc vốn tiếng Việt
hạn chế.
Sự khác nhau trong phương pháp và hình thức dạy học từ gia đình và ngay ở bậc
học mầm non và tiểu học cũng có nhiều điểm khác biệt, dẫn đến cách học và tiếp thu
kiến thức của trẻ cũng phải khác, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn.
19

* Những thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp mà trẻ phải đối mặt là sự thay đổi
môi trường học tập cả về vật chất lẫn tinh thần, thay đổi về phương pháp, hình thức dạy
học của giáo viên và thay đổi trong cách học của trẻ…
4. Các giải pháp thực hiện
Thứ nhất: Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị không dạy trước
chương trình lớp Một: Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một không phải dạy
trước cho trẻ biết đọc, biết viết và toán lớp Một. Việc dạy trước chương trình
không phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dưới 6 tuổi khiến trẻ mệt mỏi, mất
hứng thú học tập, đồng thời dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, chểnh mảng khi vào học
lớp Một.
Thứ hai: Chuẩn bị toàn diện: Chuẩn bị về các phương diện thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và một số năng lực tính cách chuyên biệt
để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Thứ ba: Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, lấy trẻ làm trung tâm
trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một: Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu
tiên của nhân cách. Việc thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tạo nhiều cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm, giúp nuôi dưỡng hứng thú, sự chủ động, sáng tạo, các khả
năng suy luận, quan sát, nhận xét, phát huy tính chủ động và sáng tạo của trẻ. Tổ chức
hoạt động giáo dục cho trẻ nội dung phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tạo cơ hội để
trẻ được trải nghiệm, khám phá và sáng tạo ở độ tuổi và mức độ phát triển của từng cá
nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được học bằng nhiều cách, đặc biệt thông qua hoạt động
chơi.
Thứ tư: Phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình: Nhà trường và
giáo viên giúp cha mẹ trẻ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện
về thể chất, tâm thế và các kỹ năng cần thiết. Trong 3 tháng nghỉ hè, giáo viên
nhắc nhở, động viên gia đình nên quan tâm hướng dẫn trẻ ôn luyện các kiến thức,
kỹ năng cần thiết để sẵn sàng vào lớp Một.
Thứ năm: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chơi các trò chơi
đóng vai theo chủ đề trường Tiểu học; tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động
đông người, rèn ở trẻ ý thức tập thể, ý thức cộng đồng. Tạo cho trẻ nhiều cơ hội
giao tiếp với những người xung quanh (kể chuyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ
kể chuyện, lắng nghe người khác trong giao tiếp). Tổ chức trong các hoạt động
nghệ thuật mà trẻ yêu thích như hoạt động tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện…
mang đậm màu sắc của trường Tiểu học.
Thứ sáu: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập:
Tổ chức các hoạt động để giúp trẻ hình thành các kỹ năng sử dụng sách vở, bút,
cặp… làm quen với kỹ năng “đọc và viết” như biết cầm sách đúng, biết “đọc” từ
trên xuống, từ trái sang phải, hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Trẻ
nhận biết và đọc thành thạo 29 chữ cái, 10 chữ số, biết cấu tạo các nét cơ bản
của chữ cái. Từ đó giúp trẻ tự tin, có tâm lý thoải mái với các kiến thức, kỹ năng
của mình để sẵn sàng bước vào lớp một.
20

Thứ bảy: Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, đáp
ứng yêu cầu liên thông với chương trình giáo dục phổ thông 2018 là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng. Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có sự chung tay, phối kết hợp giữa gia
đình, giáo viên và nhà trường. Trong đó trường mầm non và trường tiểu học cần có
sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ trong quá trình bàn giao, tiếp nhận trẻ khi chuẩn bị
vào lớp Một. Giúp trẻ có đầy đủ các kỹ năng, tâm thế háo hức, vui tươi, mong chờ
bước vào lớp Một.

THAM LUẬN
Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình
“Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình

- Như toàn thể Hội nghị đã biết, huyện Lâm Bình là huyện khó khăn nhất
tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%; đời sống của một bộ phận
nhân dân còn rất khó khăn, toàn huyện có 9 xã, 01 thị trấn, trong đó 03 xã, thị trấn
thuộc xã khu vực I; 07 xã thuộc khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày
04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Năm học 2022-2023 toàn huyện có 10 trường mầm non, với 44 điểm
trường (tính cả điểm trường chính). Tổng số nhóm, lớp 138, trong đó nhà trẻ 37
nhóm với 899/1.891 trẻ đạt tỷ lệ huy động 45,4% ( có 32 nhóm trẻ công lập với
826 trẻ, trẻ mầm non ngoài công lập 73 trẻ với 05 nhóm), mẫu giáo 101 lớp, với
2.527/2.527 trẻ, tỷ lệ huy động đạt 100%. Toàn huyện có 10 trường mầm non
công lập, 05 nhóm trẻ tư thục. Số trường mầm non thuộc vùng khó khăn và
ĐBKK là 10/10 trường, đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em cấp mầm non người dân tộc thiểu
số chiếm 75,9% thuộc 10 dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non và nhóm trẻ ngoài
công lập có 292 người, trong đó CBQL, giáo viên trường mầm non công lập là:
286 người; giáo viên ngoài công lập: 06 người.
- Hạn chế, khó khăn: Điểm trường lẻ còn nhiều, hiện toàn huyện còn 34
điểm trường lẻ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ GDĐT. Số phòng học tạm và bán kiên cố
còn tương đối nhiều 66 phòng (2 phòng học tạm, 64 phòng học bán kiên cố/138
phòng học. Nhu cầu gửi trẻ nhà trẻ của nhân dân cao nhưng chưa đáp ứng được do
thiếu giáo viên và cơ sở vật chất. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện chiếm 75,9% với 10 dân tộc khác nhau về văn hóa, phong tục, tập quán nên
khó khăn trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ (trình độ học vấn của người dân chưa cao vì thế nhận
21

thức về việc cho con đến trường còn coi nhẹ việc học của con, còn trông chờ vào
chính sách nhà nước).
Trong những năm qua, tỉnh cũng như huyện Lâm Bình luôn quan tâm, tạo
cơ chế chính sách để phát triển giáo dục mầm non (GDMN), Phòng Giáo dục và
Đào tạo Lâm Bình xin báo cáo một số Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kế
hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn
2022-2030 như sau:
1. Phòng GDĐT đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện phát triển
giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn.
Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện và phối hợp với các cơ quan, đơn vị
tại hội nghị cán bộ chủ chốt, các buổi thông tin thời sự, qua các phương tiện thông
tin đại chúng, các buổi họp, sinh hoạt chi bộ, thôn, tổ dân phố và các đoàn thể quần
chúng, trường học về phát triển giáo dục mầm non.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển giáo dục mầm non.
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong
công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày
10/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết số 05 /2019/NQ-HĐND ngày
01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày
15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ.
Tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số. Để toàn thể cán bộ, đảng
viên và nhân dân nhất là các bậc phụ huynh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan
trọng và trách nhiệm của mỗi người đối với việc huy động trẻ đi nhà trẻ, nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
3. Chính sách thu hút trẻ mầm non ra nhóm/lớp, xây dựng lộ trình
tuyển dụng giáo viên mầm non
- Từng bước đảm bảo tỷ lệ giáo viên/nhóm, lớp để phát triển GDMN; quan
tâm việc bảo tồn, duy trì và phát huy bền vững các giá trị văn hóa, đặc biệt là tiếng
mẹ đẻ của trẻ vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp cao 100%. 100% trẻ
em ra lớp được ăn bán trú; thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức bán trú và các
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong
các cơ sở GDMN; tăng cường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, tai nạn
thương tích; chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ của trẻ được nâng cao.
Các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình GDMN; phát triển
chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội của vùng khó khăn,
mang đậm nét văn hóa - xã hội của vùng miền, phù hợp khả năng, nhận thức của
trẻ; thực hiện lồng ghép, hiệu quả các Chuyên đề giáo dục, chương trình giáo dục
cho các lớp ghép, tăng cường tiếng việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, trình độ đào tạo
đạt yêu cầu. Theo lộ trình đặt ra, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ
em, có ít nhất 46,9% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ em trong độ tuổi
mẫu giáo vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có
22

100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng việt trên cơ sở tiếng
mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2030 có ít nhất 50% trẻ em trong độ
tuổi nhà trẻ và 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn, ĐBKK được
đến cơ sở GDMN, trong đó có 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng
cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Hằng năm,100% trẻ
em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn, ĐBKK được nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và
đặc điểm riêng của trẻ. Về đội ngũ giáo viên mầm non phấn đấu năm 2030 bảo
đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định, bồi dưỡng cho 77% giáo viên
biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Thực hiện đúng, đủ kịp thời các chế độ, chính
sách đối với người dạy, người học

4. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp; tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất cho giáo dục mầm non vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Rà soát, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, bảo đảm các
xã, thị trấn có quy hoạch chi tiết và dành quỹ đất dành cho các cơ sở GDMN. Bảo
đảm yêu cầu kiên cố hóa trường lớp và đủ 01 phòng/lớp (nhóm); Đầu tư xây dựng,
bổ sung hạng mục nhà vệ sinh, bếp ăn tại các điểm trường lẻ… Đến năm 2030:
không còn phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy
hoạch mạng lưới trường lớp mầm non; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ
chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô; chính sách
đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng dân tộc thiểu số,
miền núi.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 30/7/2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học đối với
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn
2021-2025; Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 04/10/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Chú trọng
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đồ dùng đồ chơi trong và
ngoài lớp, xây dựng cảnh quan môi trường phù hợp nhất với trẻ và thực tiễn của
địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục phát động phong trào tự làm
đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật
chất cho GDMN.
5. Đổi mới công tác quản lý và triển khai chương trình giáo dục mầm
non phù hợp
- Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý gắn với trách nhiệm của người đứng
đầu trong phát triển GDMN; đưa mục tiêu, chỉ tiêu phát triển vào chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.
- Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
mầm non phù hợp; hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non thực hiện phát
triển kế hoạch giáo dục nhà trường, chú trọng khai thác yếu tố văn hóa trong tổ
23

chức, thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện địa phương, tiếp tục đổi mới
phương pháp giáo dục theo định hướng "lấy trẻ làm trung tâm"; phối hợp với cha
mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm điều kiện thực hiện chế độ sinh hoạt cho
trẻ trong thực hiện chương trình GDMN. Tập huấn việc thực hiện chương trình và
phương pháp giáo dục phù hợp đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em
người dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục thực hiện giáo dục STEAM trong các cơ sở GDMN theo hướng tích
hợp giáo dục STEAM vào các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm để nâng
cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trẻ.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày
17/5/2022 của Ủy ban nhân dân huyện về giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị
tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn
huyện Lâm Bình.
6. Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án và nguồn
lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho GDMN nhằm
bảo đảm các điều kiện thực hiện chương trình GDMN. Phát huy sáng kiến của
cộng đồng phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.Thực hiện đầy đủ, kịp thời
các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng,
thuế và thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực GDMN;
ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy nhà trẻ cho các điểm trường ở vùng đặc biệt khó
khăn.Khuyến khích cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn
thể, chính trị - xã hội tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và các
hoạt động thiết thực khác cho trẻ em người dân tộc thiểu số trê địa bàn; các doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi
hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non.
24

You might also like