You are on page 1of 12

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/345700000

Các phương pháp giáo dục hòa nhâp cho trẻ tự kỷ

Article · November 2020

CITATIONS READS

0 974

1 author:

Hoang Minh Phu


Institute of Educational Managers Ho Chi Minh City
11 PUBLICATIONS   1 CITATION   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại TP.HCM View project

All content following this page was uploaded by Hoang Minh Phu on 10 November 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP VỚI TRẺ TỰ KỶ


NCS. Hoàng Minh Phú
Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM
Tóm tắt:
Trước nhu cầu ngày càng cao trong việc giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ,
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhà
trường phổ thông, tác giả đã khảo cứu và tổng hợp các phương pháp giáo dục hòa nhập
đối với trẻ tự kỷ từ các công trình khoa học đã công bố, và phân thành bốn nhóm phương
pháp giáo dục như sau: 1. Nhóm phương pháp chuẩn bị trước khi trẻ vào học; 2. Nhóm
phương pháp giảng dạy trong lớp; 3. Nhóm phương pháp ngăn ngừa, ứng phó với những
phản ứng bột phát của trẻ; 4. Nhóm phương pháp liên kết, phối hợp với các nguồn lực
giáo dục.
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, trẻ tự kỷ, hội chứng tự kỷ, phương pháp giáo dục

INCLUSIVE TEACHING METHODS FOR CHILDREN WITH AUTISM


Abstract:
In the fact of increasing demand for inclusive education for children with autism,
in order to contribute to improving the effectiveness of inclusive education for children
with autism in general schools, the author has researched and synthesized educational
methods in the inclusive education process for children with autism from published
scientific works, and divided into four groups of educational methods as follows: 1.
Group of methods in preparation before children enter school; 2. Group of teaching
methods in class; 3. Group of methods to prevent and respond to children's challenging
behaviours; 4. Group of methods to associate and coordinate with educational resources.
Keywords: Inclusive education, autistic children, autism, educational methods
1. Lời mở đầu
Tình hình thực tế và dữ liệu khoa học cho thấy số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ
ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cho nên việc tổ chức hoạt động
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là một nhu cầu thiết thực và cũng là một xu thế tất yếu
của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ là
một công tác không hề đơn giản, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục cùng
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 2

tham gia, trong đó quan trọng nhất là những người giáo viên trực tiếp giảng dạy và hỗ
trợ cho các em học sinh. Trên thế giới hiện có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu
về các phương pháp, chiến lược áp dụng trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Để viết về phương pháp giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ, tác giả đã sử dụng
phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng
là các công trình nghiên cứu, các bài báo học đã được công bố ở trên thế giới. Để tìm
kiếm các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học phù hợp với chủ đề mà tác giả
nhắm tới, tác giả đã sử dụng các nhóm từ khóa “Methods and strategies for including
children, Inclusive education for autistic children, Deal with challenging behaviours in
the classroom” để tìm kiếm tài liệu, với sự hỗ trợ của công cụ tìm kiếm Google. Kết quả
là tác giả đã tìm được 8 tài liệu phù hợp với chủ đề của mình. Dựa vào các tài liệu đã
thu thập được, tác giả phân chia các phương pháp, chiến lược giáo dục hòa nhập cho trẻ
tự kỷ thành bốn nhóm phương pháp để trình bày, đó là: 1. Nhóm phương pháp chuẩn bị
trước khi trẻ vào học; 2. Nhóm phương pháp giảng dạy trong lớp; 3. Nhóm phương pháp
ngăn ngừa, ứng phó với những phản ứng bột phát của trẻ; 4. Nhóm phương pháp liên
kết, phối hợp với các nguồn lực giáo dục. Sở dĩ tác giả phân chia thành bốn nhóm
phương pháp như thế là bởi bốn nhóm phương pháp này cũng xem như là quy trình bốn
giai đoạn trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Nội dung của từng nhóm
phương pháp được trình bày cụ thể trong phần nội dung bên dưới.
2. Các phương pháp giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ
2.1. Nhóm phương pháp chuẩn bị trước khi trẻ vào học
2.1.1. Mồi trước cho trẻ trước khi vào học
Mồi trước (priming) là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong quá
trình giáo dục trẻ tự kỷ và được xem là công cụ rất hữu hiệu trong việc chuẩn bị cho trẻ
đối mặt với những trải nghiệm mới trong cuộc sống, giúp trẻ có thể ứng phó tốt với
những căng thẳng trong quá trình học tập (Cohen, Bleiweiss, Mouzakitis, & Fahim,
2010, p. 3).
Joshua và Glen (2001) cho rằng, mồi trước bao gồm việc giúp trẻ làm quen với
những hoạt động mới, đồ dùng, dụng cụ, tài liệu học tập mới trước khi cho trẻ thực hiện
các thứ đó cùng với các bạn ở trong lớp học. Chẳng hạn, nếu trẻ gặp khó khăn với việc
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 3

lắng nghe cô giáo kể chuyện ở trong lớp, thì câu chuyện kể trong lớp ấy sẽ kể trước cho
một mình trẻ nghe trước khi cô kể cho cả lớp nghe. Phương pháp mồi trước còn bao
gồm cả quá trình tìm hiểu về những hoạt động mà trẻ thích tham gia, những khó khăn
mà trẻ thường gặp phải để giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp với
trẻ hơn. Việc tìm hiểu trẻ để nắm bắt những được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tự
kỷ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ. Cho nên,
các giáo viên cần phải đầu tư thời gian và công sức cho công việc này thật nghiêm túc.
(Joshua & Glen, 2001, p. 766).
Với đặc thù như thế, phương pháp mồi trước này không chỉ áp dụng trước khi trẻ
nhập học mà còn là một phương pháp hết sức hiệu quả để hỗ trợ cho trẻ mỗi khi giáo
viên giới thiệu những vấn đề mới, nội dung mới, hoạt động mới... trong lớp học.
2.1.2. Kêu gọi để có các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết
Do trẻ tự kỷ có những đặc điểm tâm lý khác với trẻ bình thường nên việc giảng
dạy ở các lớp học hòa nhập có trẻ tự kỷ tham gia cũng cần thêm những trang thiết bị, đồ
dùng dạy học hỗ trợ đặc thù cho các em. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu và tình hình
thực tế cho thấy ngân sách của chính phủ, của nhà trường được phân bổ cho việc mua
sắm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hỗ trợ cho trẻ tự kỷ trong quá trình giáo dục hòa
nhập còn rất hạn chế. Do vậy, các giáo viên phải tự vận động các nguồn lực khác trong
cộng đồng để có thể có được các đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ, thậm chí là một số giáo viên phải tự
mình mua sắm các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết (Lindsay, Proulx, Scott, &
Thomson, 2014).
2.1.3. Tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
Để có thể giảng dạy và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ, ngoài tấm lòng yêu nghề, mến trẻ,
thì việc nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn là điều tất yếu đối với người giáo viên.
Để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục, hỗ trợ trẻ tự kỷ, các giáo viên phải tích cực
tham gia các hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, bao gồm cả
các hoạt động chính thức và không chính thức (Lindsay et al., 2014). Các hoạt động
mang tính chính thức như là các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, tọa đàm. Các hoạt động
không chính thức như là các buổi chia sẻ, hoặc là các cuộc chia sẻ, trò chuyện mang tính
cá nhân. Thông qua những hoạt động ấy, đặc biệt là các hoạt động không chính thức,
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 4

giáo viên có thể thu được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm giá trị cho mình
trong công tác giáo dục, hỗ trợ trẻ tự kỷ. Việc học tập, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm
này không chỉ thực hiện đầu năm học, mà cần phải được tiến hành thường xuyên, liên
tục. Giáo viên càng có nhiều kiến thức về hội chứng tự kỷ và càng thành thạo về kỹ năng
giáo dục trẻ tự kỷ thì hiệu quả giáo dục hòa nhập càng cao.
2.2. Nhóm phương pháp giảng dạy trong lớp
2.2.1. Tạo môi trường học tập dễ hiểu cho trẻ
Đối với trẻ tự kỷ, việc tạo ra một không gian lớp học mà ở đó mọi thứ được phân
định rõ ràng, các hoạt động đều được lên kế hoạch và được diễn đạt một cách sinh động,
cụ thể trước khi hoạt động đó diễn ra sẽ dễ dàng và thuận lợi cho trẻ rất nhiều khi tham
gia các hoạt động. Do vậy, với các lớp học hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ thì giáo viên cần
lập thời khóa biểu cho các hoạt động trong ngày, trong tuần bằng những hình ảnh sinh
động, thay thế những thông tin dưới dạng ngôn ngữ viết bằng những hình ảnh phù hợp.
Thời khóa biểu bằng hình ảnh đó có thể treo lên trên tường của lớp học, hoặc vẽ lên
bảng,... hoặc thậm chí là giáo viên có thể tạo ra một cuốn tập thể hiện thời khóa biểu về
các hoạt động học tập ở lớp trong ngày, trong tuần dành cho các trẻ tự kỷ ở trong lớp
học. Các hình ảnh trong thời khóa biểu như là một tín hiệu nhắc trẻ tự kỷ biết rõ các
hoạt động sắp tới, giúp trẻ không bị bỡ ngỡ khi các hoạt động đó diễn ra, giảm bớt sự lo
âu và căng thẳng cho trẻ (Cohen et al., 2010, p. 3).
2.2.2. Linh hoạt trong quá trình dạy học
Mặc dù trẻ tự kỷ thường muốn mọi thứ không thay đổi, nhưng tính linh hoạt trong
tư duy là một trong những năng lực quan trọng của con người, và thay đổi là bản chất
của cuộc sống. Do vậy, theo Cohen et al. (2010) giáo viên cần phải tập cho trẻ làm quen
dần với những thay đổi trong học tập, trong cuộc sống. Cần phải tránh việc củng cố tính
cứng nhắc, thiếu linh hoạt của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, để hình thành tính linh hoạt cho trẻ
tự kỷ thì giáo viên cần phải tiến hành theo một lộ trình nhất định. Đầu tiên là giáo viên
phải tạo được mối quan hệ thân thiện với trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu với không gian
lớp học cũng như với giáo viên. Khi trẻ cảm thấy dễ chịu rồi, giáo viên hãy khuyến
khích, động viên trẻ tìm ra những cách thức mới khi thực hiện một nhiệm vụ, hoặc giải
quyết một vấn đề nào đó. Và giáo viên nên bắt đầu với những hoạt động hay những thứ
mà trẻ cảm thấy hứng thú để tạo sự vui thích cho trẻ khi tham gia vào hoạt động đó. Đôi
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 5

khi giáo viên cần phải làm mẫu cho trẻ quan sát rồi làm theo, hoặc có thể mồi trước cho
trẻ trước khi cho trẻ thực hiện một hoạt động nhất định nào đó với các bạn trong lớp.
Điều cần lưu ý là khi dạy trẻ tự kỷ, cố gắng sử dụng ngôn ngữ càng ngắn gọn, đơn giản
và dễ hiểu càng tốt (Cohen et al., 2010, pp. 3-4).
Tính linh hoạt ở đây còn thể hiện trong cách vận dụng các kỹ thuật, phương tiện
dạy học của người giáo viên. Giáo viên cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm lý của các
học sinh trong lớp, nhất là các trẻ tự kỷ. Chú trọng việc tìm hiểu những hứng thú, thế
mạnh, hoặc khả năng đặc biệt của các trẻ tự kỷ để dựa vào đó mà xây dựng nội dung
dạy học nhằm tạo hứng thú và động lực học tập cho các em cũng như các học sinh bình
thường khác. Việc đánh giá và đưa ra yêu cầu đối với các trẻ tự kỷ ở trong lớp học cũng
cần phải có sự linh hoạt nhất định, không thể giống như các trẻ bình thường. Bên cạnh
đó, giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các kỹ thuật, phương tiện dạy học trực quan,
sinh động để tăng hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình dạy học
(Puri & Abraham, 2004, pp. 205-206).
Vâng, thay đổi là quy luật của tự nhiên và xã hội, cho nên trong quá trình dạy
học, người giáo viên phải chú trọng đến việc hình thành kỹ năng thích ứng với sự thay
đổi của trẻ tự kỷ, và bản thân người giáo viên cũng cần điều chỉnh phương pháp giảng
dạy và cách đánh giá cho phù hợp với đặc điểm của trẻ tự kỷ khi các em tham gia học
hòa nhập.
2.2.3. Thúc đẩy sự tương trợ và kèm cặp từ các bạn cùng lớp
Được học chung, chơi chung và tham gia các hoạt động chung với các bạn bình
thường trong lớp học là một cơ hội rất tốt để trẻ tự kỷ có thể học hỏi được nhiều điều
hay từ bạn cùng lớp, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình, đem
lại nhiều yếu tố tâm lý tích cực cho trẻ. Để phát huy những mặt tích cực này, giáo viên
có thể sử dụng các phương thức như là đôi bạn cùng tiến, bạn cùng lớp hỗ trợ nhau, học
nhóm (Joshua & Glen, 2001, pp. 771-775).
Từ dữ liệu nghiên cứu, Davis và Florian (2004, p. 24) cũng nhận thấy rằng, những
học sinh bình thường trong lớp học là một trong những nguồn lực giá trị để công tác
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được hiệu quả. Nếu như giáo viên biết khai thác
nguồn lực này trong quá trình giáo dục thì kết quả là các kỹ năng xã hội của trẻ khuyết
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 6

tật được cải thiện rất nhiều và việc trẻ khuyết tật bị các bạn cùng lớp xa lánh được giảm
xuống đáng kể.
Do vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên nên sắp xếp cho các em học sinh bình
thường trong lớp kèm cặp, hỗ trợ việc học, việc chơi của các trẻ tự kỷ, giúp giảm bớt
nhu cầu phải có người lớn giám sát ở trẻ tự kỷ, cho phép trẻ tự kỷ học tập một cách tự
chủ hơn và dễ bắt nhịp với các bạn bình thường trong lớp hơn.
2.2.4. Thiết lập mục tiêu và khen thưởng
Trẻ nhỏ rất thích được khen thưởng, với các trẻ tự kỷ thì việc khen thưởng càng
có ý nghĩa hơn, giúp các em tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống, trong học tập. Do
vậy, giáo viên cần phải thiết lập các mục tiêu phù hợp cho các em và trao phần thưởng
khi các em đạt được mục tiêu đã đặt ra. Có thể thưởng cho các em thông qua nhiều hình
thức khác nhau, như là thưởng bánh kẹo, đồ chơi, bong bóng, sticker, được có thời gian
nghỉ xả hơi, có thêm những đặc quyền... (Lindsay et al., 2014, p. 114). Với những hoạt
động thường ngày trong lớp, khi các em thực hiện tốt thì cũng cần có những lời khen
ngợi, khích lệ các em, bởi theo B.F. Skinner, nhà Tâm lý học người Mỹ, thưởng và khen
ngợi là một trong những yếu tố tạo động lực học tập cho người học, giúp củng cố và
hình thành những điều tích cực ở người học.
2.3. Nhóm phương pháp phòng ngừa, ứng phó với những hành vi bột phát của trẻ
2.3.1. Tạo không gian học tập dễ chịu và an toàn cho trẻ

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi bột phát, nên việc phòng ngừa chúng cũng là
vấn đề mà các giáo viên cần quan tâm. Sở dĩ trẻ tự kỷ có những phản ứng bột phát là do
trẻ cảm thấy ức chế, cảm thấy khó chịu,... do những nhân tố bên ngoài hoặc bên trong
nào đó gây ra. Cho nên, để phòng ngừa những hành vi bột phát của trẻ tự kỷ, các giáo
viên có thể đưa cho các em bất kỳ món đồ chơi mà các em thao tác bằng tay (chẳng hạn
như cho cầm quả banh nắn tay) để các em chơi, cho các em một khoảng không gian đủ
thoáng, đủ thoải mái, an toàn để các em hoạt động, dạy trẻ cách nhận diện cơn giận của
mình, và loại bỏ những yếu tố môi trường có thể kích động những hành vi bột phát ở trẻ
tự kỷ (Lindsay et al., 2014, p. 113).
Có một số trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với những kích thích liên quan đến các giác
quan, cho nên, việc tránh sự quá tải về những kích thích liên quan đến các hệ thống cảm
giác của trẻ cũng là điều mà các giáo viên cần tìm hiểu và lưu tâm, bởi vì khi bị quá tải
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 7

thì trẻ thường có những phản ứng bột phạt mạnh mẽ, khó kiểm soát (Cohen et al., 2010,
p. 5).
Trong đề tài nghiên cứu của mình, Davis và Florian (2004) cũng đánh giá cao
tầm quan trọng của yếu tố môi trường, không gian lớp học đối với hiệu quả của công
tác giáo dục hòa nhập cho trẻ có những nhu cầu giáo dục đặc biệt nói chung, và cho trẻ
tự kỷ nói riêng. Hai tác giả này cho rằng, cách thức bố trí lớp học và các đồ dùng, trang
trí trong lớp học có thể ảnh hưởng đến khả năng chú ý và sự thoải mái của trẻ trong quá
trình học tập (Davis & Florian, 2004, p. 20).
Còn các tác giả Klein, Cook, và Richardson-Gibbs (2001, p. 62) thì nhấn mạnh
đến các khía cạnh của sự an toàn đối với không gian lớp học. Họ cho rằng, để tiến hành
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì không gian lớp học phải đảm bảo an toàn về khía
cạnh tâm lý và cả về khía cạnh sinh lý cho trẻ. Trẻ tự kỷ thường cảm thấy khó chịu,
không an toàn khi mọi thứ trong không gian sinh hoạt, học tập của mình bị thay đổi
thường xuyên. Do vậy, giáo viên cần phải tạo ra sự ngăn nắp và ổn định tương đối trong
việc bố trí, sắp xếp các vật dụng, đồ dùng, thiết bị trong không gian lớp học.
Qua những kết luận của các nhà khoa học về không gian học tập của trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng, cho thấy rằng, không gian học tập có sự ảnh hưởng
không nhỏ đến các yếu tố tâm lý trong quá trình học tập và chi phối đến kết quả học tập
của trẻ. Do vậy, người giáo viên phải tùy theo đặc điểm của trẻ tham gia học hòa nhập
trong lớp của mình mà có sự sắp xếp, bố trí không gian lớp học phù hợp để góp phần
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập.
2.3.2. Xây dựng tinh thần tương thân tương ái trong lớp học

Giáo viên cần chia sẻ, trò chuyện với các em học sinh bình thường trong lớp (có
thể chia sẻ theo hình thức sinh hoạt tập thể, hoặc chia sẻ riêng khi cần) để các em hiểu
và cảm thông với các bạn mắc chứng tự kỷ, để có thể tạo được bầu không khí hòa đồng,
thân thiện giữa các em học sinh với nhau, tránh những định kiến, những sự phân biệt
đối xử xảy ra giữa các em học sinh trong lớp với nhau, hạn chế đến mức tối đa sự loại
trừ lẫn nhau. Tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, cho nên một khi các em đã hiểu vấn đề thì
các em sẽ chào đón và thậm chí là nhiệt tình và tận tâm hỗ trợ cho các bạn tự kỷ ở trong
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 8

lớp. Và khi trẻ tự kỷ được sống trong sự thân ái, hòa đồng ấy thì các em sẽ cảm thấy rất
dễ chịu (Lindsay et al., 2014, p. 117).
2.3.3. Dạy trẻ khả năng tự chủ
Tự chủ là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Để giúp trẻ tự kỷ loại bỏ dần
những hành vi bột phát, giáo viên cần giúp trẻ hình thành và phát triển khả năng tự làm
chủ bản thân. Theo Joshua và Glen (2001, p. 768), để có thể hình thành khả năng tự chủ
ở trẻ thì giáo viên cần dạy cho trẻ biết phân biệt những hành vi nào là phù hợp và hành
vi nào là không phù hợp, giúp trẻ tự đánh giá những hành vi của bản thân, theo dõi và
uốn nắn hành vi của trẻ, tạo điều kiện củng cố những hành vi phù hợp của trẻ. Phương
pháp này không chỉ phát huy hiệu quả với trẻ tự kỷ mà ngay cả những trẻ bình thường
cũng cần được chỉ dẫn và tạo dựng cho các em. Khi trẻ có thể tự chủ được, làm chủ
được hành vi của mình thì trẻ sẽ dần dần tự lập, ít phụ thuộc vào người lớn.
2.3.4. Một số cách ứng phó khi trẻ có những hành vi bột phát
Trẻ tự kỷ thường dễ có những hành vi bột phát bởi nhiều lý do khác nhau. Khi
trẻ thể hiện những hành vi chưa phù hợp, đầu tiên giáo viên phải cố gắng giữ bình tĩnh,
kiểm soát cảm xúc của mình và cần phải làm sao để giữ an toàn cho tất cả học sinh trong
lớp. Những lúc như thế, giáo viên không nên la hét hoặc phân tích gì cả, vì càng nói,
càng la hét thì càng làm cho phản ứng của trẻ mạnh mẽ thêm mà thôi. Và giáo viên cũng
không nên giao tiếp trực tiếp bằng mắt, vẫn để mắt đến trẻ để đảm bảo các em đều an
toàn, nhưng nếu giao tiếp trực tiếp bằng mắt thì làm cho trẻ càng cảm thấy căng thẳng
và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì sử dụng những ngôn từ mang tính tiêu
cực để giao tiếp với trẻ những lúc ấy thì giáo viên hãy chuyển đổi thành những ngôn từ
tích cực (Collier, 2018). Chẳng hạn: thay vì nói “Này Nam, không được la hét” thì hãy
nói “Nam, nói chuyện nhẹ nhàng thôi em”.
Một điều hết sức quan trọng là khi trẻ hành xử theo cách tiêu cực thì phải tìm
hiểu nguyên nhân của hành vi đó, thay vì chỉ la mắng và trách phạt. Sau khi tạo được sự
bình ổn trong lớp học, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân của hành vi chưa phù hợp
của trẻ. Khi đã biết được nguyên nhân thì cùng với trẻ tìm ra những cách thể hiện tích
cực hơn để có thể đạt được những gì các em muốn. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cùng
trẻ tìm ra những hành vi tích cực thay thế như thế sẽ giúp trẻ học được cách thức thể
hiện hành vi phù hợp để không bị la mắng, không bị trách phạt (Reeve, 2015).
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 9

Bên cạnh đó, giáo viên cần hạn chế đến mức tối đa việc gây mất ổn định, trật tự
ở trong lớp. Nếu phải bảo một học sinh nào đó đi ra ngoài thì cần phải nói một cách bình
tĩnh và nhẹ nhàng. Cần tránh việc quát mắng trong lớp học, vì khi giáo viên quát mắng
trong lớp thì sẽ làm cho tất cả học sinh cảm thấy bị căng thẳng, khó chịu, từ đó mà các
em có xu hướng không muốn lắng nghe giáo viên nói nữa (Reeve, 2015).
Ngoài ra, giáo viên cũng nên tạo ra một góc tĩnh lặng trong phòng học để học
sinh có thể đến đó ngồi khi các em có những hành vi chưa phù hợp, có những phản ứng
mạnh mẽ. Góc tĩnh lặng này nên sử dụng như là một phương tiện để giúp học sinh lấy
lại sự bình tĩnh và tự chiêm nghiệm lại hành vi của mình chứ không phải là một hình
phạt. Để tránh cho trẻ có cảm giác là mình bị phạt khi đến ngồi một góc ở trong lớp,
giáo viên nên cho các em cầm theo một vật gì đó mà có thể đem lại cho các em cảm giác
dễ chịu, như là một bức tranh, một cuốn truyện, một chú gấu bông... (Collier, 2018).
Việc nảy sinh những hành vi bột phát ở trẻ tự kỷ trong quá trình học ở trường là
điều khó tránh khỏi. Khi trẻ có những hành vi bột phát không mong muốn thì dễ gây tổn
thương đến bản thân các em và ảnh hưởng tiêu cực đến bạn bè xung quanh, tạo ra không
khí căng thẳng trong lớp học. Cho nên giáo viên cần phải khéo léo ngăn chặn và xử lý
sự việc một cách hiệu quả.
2.4. Nhóm phương pháp liên kết, phối hợp với các nguồn lực giáo dục
2.4.1. Làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một phương pháp rất quan trọng để có thể kết nối và phát huy
sức mạnh tập thể trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ. Các giáo viên chính, giáo
viên trợ giảng và các chuyên gia tâm lý cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau (theo tinh
thần nhóm) để xây dựng và phát triển các nội dung, phương pháp giáo dục, hỗ trợ cho
trẻ một cách hiệu quả trong quá trình giáo dục hòa nhập cho các em (Lindsay et al.,
2014, p. 114). Không chỉ cần đến sự phối hợp của giáo viên chính, giáo viên trợ giảng
và các chuyên gia tâm lý trong quá trình xây dựng, triển khai chương trình giáo dục, mà
theo Klein et al. (2001, p. 63), họ cần phải phối hợp với nhau cả trong việc chuẩn bị
phương tiện, đồ dùng dạy học và bố trí, sắp xếp không gian lớp học mà ở đó có trẻ tự
kỷ tham gia học hòa nhập, nhằm tạo ra một không gian học tập phù hợp nhất cho các
em.
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 10

Nói chung, trong quá trình giáo dục hòa nhập, các lực lượng giáo dục cần phải
có những buổi trao đổi với nhau, cung cấp thông tin cho nhau và cùng nhau tháo gỡ
những vướng mắc, cải thiện dần nội dung và phương pháp giáo dục, chuẩn bị không
gian học tập, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học, nhằm có thể đáp ứng tốt nhất
những nhu cầu, nguyện vọng của tất cả các em học sinh, nhất là các trẻ học hòa nhập.
2.4.2. Thường xuyên kết nối, trao đổi với phụ huynh và các lực lượng khác
Người giáo viên cần phải thiết lập mối quan hệ gắn kết với phụ huynh để có thể
hợp tác với nhau trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ. Đây là một trong những vấn đề quan
trọng quyết định đến hiệu quả của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ (Lindsay et al.,
2014, p. 115). Davis và Florian (2004, p. 13) cũng cho rằng, trong quá trình giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì việc phối hợp với cha mẹ, người thân trong gia đình và các
lực lượng khác trong xã hội là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công
của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ. Thông quá sự kết nối với phụ huynh, giáo viên
có thể tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của trẻ, có thể nắm bắt thông tin về quá trình học
tập của trẻ, những tâm tư, tình cảm, những khó khăn, trở ngại của trẻ trong quá trình học
tập ở trường cũng như ở nhà từ phụ huynh của các em. Thậm chí là giáo viên có thể
hướng dẫn phụ huynh phối hợp cùng với mình trong quá trình giáo dục học sinh ở nhà
để củng cố hoặc tập luyện những gì các em đã được học tập ở lớp. Ngoài ra, người giáo
viên còn phải là người chủ động kết nối, kêu gọi các lực lượng khác trong xã hội cùng
tham gia vào quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trong nhà trường, chẳng hạn
như kêu gọi sự chung sức, hỗ trợ của các thành viên trong các hội đoàn tại địa phương,
các câu lạc bộ, các nhóm thiện nguyện... Nếu người giáo viên làm được việc này thì quá
trình dạy học của giáo viên sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.
3. Kết luận
Để công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ đạt được hiệu quả thì đòi hỏi ở
những người giáo viên trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ rất
nhiều kiến thức và kỹ năng mà đa phần họ chưa được đào tạo trong giảng đường đại
học. Vì thế, việc tiến hành hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhà trường
quả thật là một thách thức lớn đối với hầu hết các giáo viên. Để hoạt động giáo dục hòa
nhập đạt được hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao kiến
thức, trau dồi kỹ năng và làm giàu kinh nghiệm cho mình. Trong những hành trang mà
Hội thảo Khoa học Sau Đại học 2020 – Trường ĐH XHNV TP.HCM 11

một giáo viên cần có khi tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ,
phương pháp giáo dục là một thứ hành trang thiết yếu mà giáo viên không thể không có.
Chính vì thế mà tác giả đã dành thời gian nghiên cứu và trình bày về các phương pháp
giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ đã được áp dụng ở rộng rãi trên thế giới. Hy vọng
bài viết này sẽ cung cấp cho các giáo viên đang giảng dạy các lớp giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ một vài thông tin, bài học giá trị cho công tác giảng dạy của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Cohen, Shirley, Bleiweiss, Jamie, Mouzakitis, Angela, & Fahim, Donia. (2010).
Strategies for Supporting the Inclusion of Young Students With Autism
Spectrum Disorders. Focus on Inclusion, 8(1).
Collier, Ellie. (2018). How to Deal with Challenging Behaviour in the Classroom.
Retrieved from https://www.highspeedtraining.co.uk/hub/challenging-
behaviour-in-the-classroom/
Davis, Pauline, & Florian, Lani. (2004). Teaching Strategies and Approaches for Pupils
with Special Educational Needs: A Scoping Study (Report No 516). Retrieved
from https://dera.ioe.ac.uk/6059/1/RR516.pdf
Joshua, K. Harrower, & Glen, Dunlap (2001). Including Children With Autism in
General Education Classrooms. Behavior Modification, 25(5), 762-784.
Klein, M. Diane, Cook, Ruth E., & Richardson-Gibbs, Anne Marie. (2001). Strategies
for Including Children with Special Needs in Early Childhood Settings: Delmar.
Lindsay, Sally, Proulx, Meghann, Scott, Helen, & Thomson, Nicole. (2014). Exploring
teachers' strategies for including children with autism spectrum disorder in
mainstream classrooms. International Journal of Inclusive Education, 18(2),
101-122. doi:10.1080/13603116.2012.758320
Puri, Madhumita, & Abraham, George. (2004). Handbook of Inclusive Education for
Educators, Administrators, and Planners. New Delhi: Sage Publications.
Reeve, Christine. (2015). DOs and DON'Ts for Responding to Challenging Behavior.
Retrieved from https://autismclassroomresources.com/dos-and-donts-for-
responding-to/

View publication stats

You might also like