You are on page 1of 9

1.

Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói:

"Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và
người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết phải làm gương mẫu cho các em trước
mọi việc"
(Hồ Chí Minh(2011),Toàn tập T.10, Nhà Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 175)

Điều đó một lần nữa nhấn mạnh Giáo dục là một sự nghiệp của toàn dân với ba lực
lượng chính cùng tham gia đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Ở một góc nhìn khác,
nếu chúng ta xem gia đình, nhà trường và xã hội là ba đỉnh của một tam giác, thì 3 đỉnh
này tác động tới hiệu quả hay sụ trưởng thành của người học. Trên thực tế, người học có
thể được trưởng thành trong gia đình cơ bản, được đào tạo tốt nhưng chưa chắc thành
công và trong cùng một gia đình sẽ có những người con thành công hơn, mặc dù được
giáo dục trong cùng một môi trường. Khái niệm " Tứ diện giáo dục” được đề xuất vào
năm 2014 bởi giáo sư Trần Văn Nhung Nguyên đã lý giải vấn đề này. Với khái niệm "
Tứ diện giáo dục" ở đó gia đình, nhà trường xã hội, là cái gốc là nền tảng hỗ trợ, còn
tính chất của tứ diện, cao hay thấp, có đều hay không thì được quyết định bởi khả năng
tự học. Và trong nhiều trường hơp, không thể tạo thành tứ diện bởi người học không có
khả năng tự học. Xã hội ngày càng phát triển, năng lực tự học đóng vai trò quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Giáo sư Trần Văn Nhung(2014), Mô hình mới “Tứ diện giáo dục”.

Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để
làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của
giảng viên, sinh viên hay bất cứ tầng lớp nào của xã hội.Tự học là sự chủ động, tích cực,
độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình
1
tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể
không cần sự hướng dẫn của người khác.

Dựa vào khái niệm “Tứ diện giáo dục”, chúng ta có thể thấy được 4 yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục của một cá nhân, ở bất cứ cấp đào tạo nào , đó là gia đình, nhà
trường, xã hội,và tự học. Trong đó yếu tố tự học xuất phát từ chính bản thân chúng ta
quyết định. Qua đó, chúng ta có thể xây dựng các giải pháp phát triển giáo dục Việt
Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ. Đây là một
trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập. Phong trào bình dân học vụ
được Đảng và Bác Hồ kính yêu phát động trên khắp đất nước. Một năm sau ngày phát
động, phong trào đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên; trên
2.500.000 người biết đọc, biết viết. Tới năm 1948, 6 triệu người đã thoát nạn mù chữ và
đến năm 1952 là 10 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp bình dân học


vụ dạy chữ cho cả những cụ già

Điều đặc biệt của phong trào "Bình dân học vụ" đó là đặc điểm 3 KHÔNG: KHÔNG
TIỀN, KHÔNG THẦY, KHÔNG CỞ SỞ VẬT CHẤT. Thiếu thốn về đủ mọi thứ nhưng
phong trào lại có được sự thành công vang dôi. Có lẽ mấu chốt của vấn đề đó chính là sự
giáo dục xuất phát từ tấm lòng của người dạy, mục tiêu, quyết tâm của người học và trên
hết là đường lối đúng đắn của Đảng và Bác Hồ. Có thể nói một đường lối đúng đắn của
các cấp các ngành đóng vai trò tiên quyết trong việc phát triển nền giáo dục nước nhà.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

2.1 Yếu tố chủ quan

Đó là các yếu tố bên trong, quyết định trực tiếp đến hoạt động học-tự học, bao gồm yếu
tố về thể chất và tâm lý của người học:

2
- Ý thức và động cơ tự học

- Vốn tri thức hiện có

- Năng lực trí tuệ và tư duy

- Phương pháp tự học

Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của người học không chỉ
làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi cách học của SV. Nếu như trước
đây, cách học của HS-SV mang tính chất thụ động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về
ghi nhớ máy móc thì cách học hiện nay, cùng với sự đổi mới của xã hội đòi hỏi HS-SV
phải trang bị cho mình khả năng tự học,tự cập nhật, các kỹ năng mềm ( giải quyết vấn
đề, quản lý thời gian..)và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

2.2 Yếu tố khách quan

Xu thế đổi mới trong giáo dục đại học: Sự đổi mới GD sẽ tác động mạnh mẽ đến công
tác quản lý ở các trường học, đòi hỏi công tác quản lý cần đổi mới nội dung chương
trình và phương thức đào tạo.

Cơ sở vật chất - thiết bị học tập: CSVC-TBHT (mạng viễn thông internet; phòng thí
nghiệm, cơ sở thực hành; thư viện; sách giáo khoa, tài liệu học tập tài liệu nghiên cứu…)
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tự học của người học. Đơn cử thiếu thốn về CSVC-
TBHT sẽkhông tạo được môi trường thuận lợi để tác động mạnh mẽ đến tính tích cực
học tập, nghiên cứu của SV;

Nhận thức, năng lực và phương pháp dạy học của người dạy: Nhận thức, năng lực và
phương pháp dạy học có ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động tự
học. Một ví dụ cụ thể đó là : Với các tiết học Lịch sử, thay vì chỉ đọc và giảng dạy
trong sách , thầy cô có thể thiết kế thêm các slide với hình ảnh minh họa trực quan
sinh động ,thì những chiến thắng lịch sử của đất nước sẽ sâu sắc hơn, ấn tượng hơn, và
người học sẽ dễ dàng ghi nhớ bài hơn.

Hoạt động của các tổ chức xã hội khác: Thông qua các trang web, fanpage của các Liên
chi đoàn và các câu lạc bộ học thuật, với các mô hình diễn đàn và CLB học tập đã thu
hút và được nhiều sinh viên quan tâm, qua đó nnang cao sự hiểu biết của người học.

Nhận thức, tâm lý của gia đình : Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc
giáo dục con em, khi còn nhỏ , ba mẹ là tấm gương để các em noi theo. Bố và mẹ thích

3
đọc sách sẽ tạo được niềm yêu thich với sách cho con trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục
cho con trẻ.

3. Các giải pháp phát triển giáo dục đại học Việt Nam

Các giải pháp phát triển giáo dục trong giai đoạn 2008-2020 đảm bảo các định hướng
sau:

- Thể hiện rõ mục đích tạo động lực, phát huy nguồn lực và nâng cao hiệu quảsử dụng
các nguồn lực cho giáo dục; đồng thời có tính toàn diện và đột phá để thực hiện có hiệu
quả tất cả các mục tiêu giáo dục;

- Thể hiện tinh thần phát huy cao độ nội lực, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong
giai đoạn hội nhập;

- Xác định ưu tiên cho mỗi giai đoạn phát triển của giáo dục

Giải pháp 1: Đổi mới quản lý giáo dục

- Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục. Việc quản lý nhà nước đối với hệ
thống giáo dục nghề nghiệp sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhận.Thực hiện dần việc
bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Trong thời gian trước mắt, các Bộ, các địa phương cũng quản lý cỏc trường đại học,cao
đẳng phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy chế quản lý trường đại
học.

-  Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách giáo dục; xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, điều tiết cơ cấu và quy mô giáo dục
nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của đất nước trong từng giai đoạn;
triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục. 

- Thực hiện công khai hóa về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục ĐH và tài
chính của các cơ sở giáo dục, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả
giáo dục.

- Thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, nhất
là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm ở các cấp về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; kiên quyết thúc đẩy thành lập
Hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học để thựchiện quyền tự chủ và trách nhiệm
xã hội của đơn vị.
4
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục, từ cơ quan
trung ương tới các địa phương, các cơ sở giáo dục nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn
nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp.

-  Xây dựng và triển khai đề án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo
mọi người đều được học hành, huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục. 

Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, tiến tới
thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng các
giáo viên, giảng viên và các viên chức khác.

- Thực hiện đề án đào tạo giảng viên cho các trường đại học cao đẳng với ba phương án
đào tạo: đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài
nước. Qua đó nâng cao trình độ giảng viên. Tập trung giao nhiệm vụ cho một số trường
đại học và viện nghiên cứu lớn trong nước, đặc biệt là các đại học theo hướng nghiên
cứu đảm nhiệm việc đào tạo số tiến sỹ trong nước với sự tham gia của các giáo sư được
mời từ những đại học có uy tín trên thế giới.

-  Tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức đánh giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối
với giáo viên giáo dục nghề nghiệp và giảng viên đại học.

- Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các
chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm
vụ nhà giáo trong tình hình mới.

-  Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi
ngộ xứng đáng.  Thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí
thức Việt kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

-  Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng cán bộ quản
lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối
với đội ngũ cán bộ quản lý. Khuyến khích các cơ sở giáo dục ký hợp đồng với các nhà
giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước quản lý và điều hành
cơ sở giáo dục.

5
Giải pháp 3: Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở
giáo dục

- Tái cấu trúc cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa,
bảo đảm tính phân luồng rõ rệt và liên thông sau trung học cơ sở để tạo cơ hội học tập
suốt đời cho người học.

- Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học trên phạm vi toàn quốc và từng vùng kinh
tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế. Phát triển các trường cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho các địa phương.

Giải pháp 4: Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục

- Thực hiện giảng dạy một số môn học bằng tiếng Anh ở một số trường đại học
- Chuyển mạnh sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong hệ thống đào tạo.

Giải pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập,
kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục

-  Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành
quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.

- Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết

quả học tập. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học

và đánh giá.

- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai kiểm
định các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, công bố công khai kết quả kiểm
định.

- Tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bố công khai kết quả trên các
phương tiện thông tin đại chúng.

Giải pháp 6: Xã hội hóa giáo dục

6
- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình
trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu
giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

- Các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập phải tuân thủ các quy định về chất lượng
của Nhà nước và tự quyết định mức học phí.

- Khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đó đóng góp xuất sắc cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
nước,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho
giáo dục.

-  Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc mở các trường đại học 100% vốn nước ngoài
ở Việt Nam.

Giải pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục

- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại
hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá
trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng
học bộ môn và trang thiết bị dạy

- Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất nhằm
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư quỹ đất để xây dựng một số khu
đại học tập trung.

-  Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học
trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại
ở các trường đại học trọng điểm.

Giải pháp 8: Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội

- Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực nhằm
cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương trình, lập
kế hoạch đào tạo nghề nghiệp- Nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực
tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây
dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở
rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân

7
lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học
trong các doanh nghiệp lớn.

Giải pháp 9: Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên

- Hoàn thiện và thực hiện cơ chế học bổng, học phí, tín dụng cho sinh viên vùng miền
núi và thuộc diện chính sách xã hội; cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên đạt thành
tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu.

- Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với sinh viên người dân tộc
thiểu số.

Giải pháp 10: Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở
đào tạo và nghiên cứu

- Tổ chức một số trường đại học theo hướng nghiên cứu.

- Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình
thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp.

- Tập trung đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn.

Giải pháp 11: Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến

-  Tập trung đầu tư nhà nước và sử dụng vốn vay ODA để xây dựng một số trường đại
học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế .

Liên hệ việc thực hiện các giải pháp phát triển giáo dục tại cơ sở giáo dục đang công
tác : Nhìn chung,phàn lớn các cơ sở đào tạo đã và đang thực hiện một trong các giải
pháp trên, phụ thuộc vào nguồn lực,khả năng của mỗi trường. Bản thân em chưa có cơ
hội được công tác trong các cơ sở giáo dục, vậy nên em xin phép được chia sẻ một số
giải pháp mà ở trường em học đã được áp dụng đó , thực hiện giảng dạy một số môn học
bằng tiếng Anh, tăng cường các chương trình học song ngữ, chương trình chất lượng
cao, đổi mới phương pháp dạy tăng cường sử dụng công nghệ, Sinh viên được đến và
tham quan các doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu, đẩy mạnh quá
trình “học” và “hành”. Trường đã phát triển hệ thống thư viện đọc và thư viện online với
nguồn tài liệu phong phú và cập nhật, khai thác thuận tiện và dễ dàng, đáp ứng được nhu
cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra, có các chính sách, hoạt động cổ vũ phong trào học
tập trong sinh viên, động viên, khen thưởng những tấm gương tự học, chế độ học
bổng…

8
Kết luận: Phát triển giáo dục VN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi giai đoạn , thời kỳ
đều có các chính sách khác nhau, nhưng suy cho cùng cần kết hợp đồng bộ hàng loạt các
giải pháp trong việc tổ chức và quản lý hoạt động này, từ phía bản thân người học đến
phía gia đình, nhà trường, và xã hội.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh(2011),Toàn tập T.10, Nhà Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 175
2. Mô hình mới “Tứ diện giáo dục”, Gs Trần Văn Nhung (2014),Tọa đàm khoa học
về “Đổi mới giáo dục”.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ , Phạm Hải Yến, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia.
4. Nguyễn Hiến Lê (2007). Tự học là nhu cầu của thời đại. NXB Văn hóa - Thông
tin.
5. Tài liệu NVSP (2023),Phát Triển Chƣơng Trìnhvà Tổ Chức Quá Trình Đào Tạo,
Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2.

You might also like