You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC PHẦN: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

(Chuyên đề 2)

Lớp: GIÁO VIÊN THPT HẠNG II.…Khóa: 47.

Tên Giảng viên: LÊ VIỆT DŨNG

Điểm: Họ và tên học viên: Nguyễn Hữu Thi

Số thứ tự (theo DS): 52. Số điện thoại: 0982131747.

Chữ ký Ngày sinh: 30/12/1975. Nơi sinh: Bến Tre..

Số tờ: 02

BÀI LÀM

Câu hỏi. Sau khi nghiên cứu qua Chuyên đề 2, ở vị trí công tác hiện tại Thầy/Cô có

những ý kiến gì cho bản thân và đơn vị được tốt hơn, đúng như các định hướng đã

đưa ra?

Trả lời.

Giáo dục Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh

chóng và phức tạp dưới tác động mạnh mẽ của “các xu thế thế giới” là: sự bùng nổ của

kinh tế toàn cầu, lối sống toàn cầu và tinh thần quốc gia về văn hóa, thời đại sinh học,

…Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng

khoa học công nghệ, công nghệ thôn tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát

triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT sẽ tạo ra những điều kiện

thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi

mới quản lí giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá

nhân người học. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô

toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô

hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo

dục.

Từ bối cảnh trên và những thực tế trong nước đã đặt ra cho giáo dục Việt Nam

những yêu cầu phải đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, giúp thế hệ trẻ

Việt Nam có đủ năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế

giới cũng như đáp ứng những yêu cầu về nguồn lực lao động của đất nước trong giai

đoạn lịch sử mới.

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu

tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để

phát triển kinh tế - xã hội.

Với GDPT: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở

tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để sau năm 2015 thực hiện chương trình

GDPT mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ”.

Hiện tại chúng ta đang thực hiện chương trình GDPT 2018 là chương trình GDPT

mới đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Có nhiều

môn học sẽ xuất hiện trong chương trình học của nhiều cấp học. Chương trình GDPT

2018 được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giai đoạn

giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp

trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.
Lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 được thực hiện như sau:

- Từ năm học 2020-2021: Thực hiện với lớp 1;

- Từ năm học 2021-2022: Thực hiện với lớp 2 và lớp 6;

- Từ năm học 2022-2023: Thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10;

- Từ năm học 2023-2024: Thực hiện với lớp 4, lớp 8 và lớp 11;

- Từ năm học 2024-2025: Thực hiện với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy từ năm học sau, năm học 2022-2023 chương trình GDPT 2018 sẽ thực hiện

năm đầu tiên ở cấp THPT. Là một giáo viên cấp THPT đồng thời kiêm nhiệm Tổ trưởng

chuyên môn tôi nhận thấy mình cần có trách nhiệm cao và nhận thức đúng đắn trong

việc triển khai và thực hiện chương trình GDPT mới này.

- Bản thân trước tiên phải thực hiện đúng, nghiêm túc các chủ trương của Đảng và

Nhà nước. Thực hiện đúng nội qui, qui chế của ngành và cơ quan.

- Bản thân phải nắm rõ những mục tiêu và định hướng của chương trình. Hiểu rõ

những thay đổi về nội dung, PPDH, hình thức kiểm tra đánh giá theo sự phát triển về

phẩm chất và năng lực của học sinh.

- Tham gia tập huấn, học tập nghiêm túc các modul theo lộ trình của Chương

trình GDPT 2018. Hiện tại đã học tập hoàn thành được 5 modul (từ modul 1 đến modul

5). Tiếp theo theo lộ trình là học tập modul 9.

- Vận dụng tốt việc học tập các nội dung mới, PPDH tích cực theo hướng phát

triển phẩm chất và năng lực của học sinh không chỉ bắt đầu từ năm học 2022-2023 mà

bản thân tôi đã thực hiện từ nhiều năm trước ở một số tiết trong chương trình SGK cũ

hay những tiết dạy thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, các tiết dự giờ

kiểm tra nội bộ của tổ, của trường. Qua các tiết dạy này điểm nổi bật là học sinh rất
hứng khởi trong học tập, tâm lý thoải mái hơn, không khí tiết học sôi nổi hơn và đương

nhiên các em tiếp thu bài dễ dàng và chất lượng hơn.

- Bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi trao đổi qua đồng nghiệp để có những

kinh nghiệm sát với thực tiễn, phù hợp với sự đổi mới của chương trình để áp dụng giáo

dục học sinh của mình nói riêng và của đơn vị nói chung. Góp phần nâng cao về chất

cho học sinh của trường đáp ứng được mục tiêu đào tạo cũng như nhu cầu của xã hội

hiện tại.

- Ngoài ra bản thân phải thường xuyên cập nhật thông tin về các nền giáo dục tiên

tiến trên thế giới để học hỏi những ưu điểm phù hợp với đặc thù của địa phương, của

đơn vị để lồng ghép vào giáo dục cho học sinh mình.

- Bên cạnh đó, bản thân là Tổ trưởng chuyên môn nên cần phải làm gương với đồng

nghiệp cùng tổ cũng như các đồng nghiệp khác. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đồng

nghiệp: thực hiện tốt chủ trương đổi mới, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các buổi

học tập chương trình triển khai chương trình GDPT 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo

của đơn vị, của ngành. Lồng ghép thảo luận các nội dung, chuyên đề liên quan đến kiến

thức chuyên môn để có những PPDH hay, phù hợp với đặc trưng của đơn vị kiến thức ,

thông qua đó giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục đào tạo học sinh.

- Đối với nhà trường, bản thân phải tích cực tham gia góp ý xây dựng, tham gia vào

các cuộc họp quan trọng để nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị từ đó đề ra các

biện pháp sát thực tiễn để đơn vị phát huy được các mặt mạnh và khắc phục được những

mặt còn hạn chế góp phần cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu cũng như

những yêu cầu của các cấp và xã hội hiện nay.

You might also like