You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC PHẦN: CHUYÊN ĐỀ 6 – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ


NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẠNG II

Lớp: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II – Khóa 47

Tên Giảng viên: TS.GVC. HUỲNH THỊ THÚY DIỄM

Điểm:
Họ và tên học viên: TRẦN MINH THIỆN

Số thứ tự (theo DS): 54 Số điện thoại: 0983373981


Chữ ký
Ngày sinh: 11/09/1982 Nơi sinh: Bến Tre

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Yêu cầu: Thầy/cô viết thật cô đọng về những tâm đắc mà thầy cô đã học được
trong chuyên đề này và Thầy/cô nghĩ mình sẽ thực hiện được trong thực tế!.

BÀI LÀM
* Qua học tập chuyên đề 6 – “phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
trung học phổ thông hạng II” những tâm đắc học được trong chuyên đề này
như sau:
Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 thì việc phát triển năng lực đội ngũ nhà
giáo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
“Năng lực là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các
phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá
nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác”.
Giáo viên một trong những công việc đòi hỏi rất cao năng lực chuyên môn
và cả những kỹ năng mềm, những nghiệp vụ nghề nghiệp khác. Đối tượng làm
việc của người giáo viên là con người và sản phẩm tạo ra chính là nhân cách,
năng lực, là đào tạo và là tương lai của Quốc gia dân tộc. Giáo viên là người trực
tiếp hình thành nên trình độ năng lực cũng chính là những người tác động đến
nhân cách của con người. Do đó, giáo viên vừa phải đảm bảo chuyên môn lẫn
những kỹ năng mềm trong công tác giảng dạy.
Qua chuyên đề này, giúp tôi nhận biết được những điểm mới, những điểm
nổi bật và có thể vận dụng vào chương trình dạy học theo chương trình giáo dục
phổ thông mới 2018. Tiếp cận với mô hình 5E [Engage (Gắn kết), Explore (Khảo
sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng cụ thể), và Evaluate (Đánh giá)]
trong các lớp học khoa học và các chương trình tích hợp STEM (Science,
Technology, Engineering, Mathematics) nhằm phát triển tư duy người học.
Qua chuyên đề, bản thân tôi nhận định và bổ sung được những điểm thiếu
sót và chưa rõ trong quá trình hoạt động giáo dục của bản thân cũng như trong
hướng tiếp cận chương trình phổ thông 2018 sẽ áp dụng trong thời gian tới.
Thông qua các ví dụ về những tư duy giáo dục của các Quốc gia, đã làm
thay đổi nhận thức trong bản thân tôi về tư duy giáo dục trong thời gian qua, đặc
biệt là tư duy giáo dục Phần Lan: “Công bằng, dạy trẻ cách học chứ không dạy trẻ
cách học để thi, dạy học sinh tính hợp tác hơn là dạy học sinh tính cạnh tranh”.
Phần Lan có nền giáo dục mở, học sinh được phát triển toàn diện: học sinh không
có nghĩa vụ làm bài tập về nhà; mỗi học sinh được coi là một thiên tài và các em
học tập cho chính sự phát triển của bản thân mình. Hoạt động học tập của lứa tuổi
học sinh tiểu học chủ yếu giúp cho các em khám phá được đam mê và năng lực
của chính bản thân mình ở từng khía cạnh; giáo viên hoàn toàn không tạo ra
những áp lực về mặt kiến thức để thúc ép các em có nghĩa vụ phải theo bất kỳ
một khuôn mẫu nào.
Qua bài học kinh nghiệm đắt giá mà theo tôi nghĩ nó có ý nghĩa theo suốt
quá trình hoạt động giáo dục của mỗi người giáo viên đó là: “Những gì mình cho
đi đều là những gì mình muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối
phương muốn; thế nên điều mình cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn
không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của
bạn thêm ý nghĩa”.
* Qua học tập chuyên đề này, để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện tại,
bản thân tôi nghĩ mình sẽ cần phải trao dồi và nâng cao những phẩm chất và
năng lực sau:
- Về phẩm chất:
+ Trao dồi đạo đức nghề nghiệp: phải giữ thái độ trung hoà, mẫu mực và là
tấm gương sáng để học sinh noi theo. Không thiên vị, xử sự công bằng cho tất cả
các học sinh, chuẩn mực trong nhận xét và đánh giá, đặt mục tiêu và hiệu quả
giáo dục làm nhiệm vụ hàng đầu.
+ Yêu nghề, mến trẻ: có tinh thần nhiệt huyết và yêu quý học sinh, coi học
sinh là con em ruột thịt của mình, là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho các em mỗi
khi các em cần; Tôn trọng và tương tác để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của các em, giúp các em có hướng đi đúng.
+ Có trách nhiệm: luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ chuyên môn và các công việc khác được cấp trên giao. Có ý thức và
trách nhiệm với học sinh, nhà trường và xã hội.
- Về năng lực:
+ Trang bị kiến thức vững vàng: trang bị kiến thức chuyên môn vững, sâu
rộng, chỉ khi am hiểu, thông tường được một vấn đề nào đó thì mới tự tin giảng
dạy, hướng dẫn cho học sinh. Bên cạnh truyền đạt những kiến thức chuyên môn,
giáo viên còn có trách nhiệm dạy các em làm người, dạy về đạo đức, dạy các kỹ
năng sống, cách cư xử nói chuyện, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề,...
+ Những kỹ năng cần có: rèn luyện kỹ năng giảng dạy hay kỹ năng sư
phạm của mình, có giọng nói to, rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, không bị nói lắp, có
tinh thần vững vàng thoải mái, tự tin làm chủ lớp học,...
+ Tự nâng cao năng lực: luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi, trau dồi kiến
thức và kỹ năng chuyên môn để nâng cao năng lực bản thân, cải tiến nội dung và
phương pháp dạy học, chủ động nâng cao tay nghề, học hỏi và tự rèn luyện bản
thân (nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học,...). Lắng
nghe góp ý và rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc hơn.
+ Duy trì được môi trường học tập tích cực: hướng dẫn và tạo cho học sinh
có không khí học tập thoải mái, tích cực nhất, tạo môi trường cho các em tự do
sáng tạo giúp các em hứng thú trong học tập; Cùng các em tham gia các hoạt
động của trường, lớp để tạo sự gắn kết, hoà thuận, tinh thần đoàn kết giữa các em
học sinh.
Qua đây, tôi gửi lời cảm ơn đến cô Huỳnh Thị Thúy Diễm, về những kiến
thức cô đã truyền đạt trong thời gian ngắn nhưng giúp ích tôi rất nhiều trong quá
trình hoạt giáo dục. Thành thật cảm ơn cô!

You might also like