You are on page 1of 8

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN


GIÁO DỤC HỌC

HỌC VIÊN: TRẦN THỊ NGỌC HÀ

MÃ HỌC VIÊN: 23.04.06

GVHD: HOÀNG MẠNH KHƯƠNG

LỚP: BD NVSP TIẾNG ANH THPT K04/2023

Thành phố Hồ Chí Minh, 12 tháng 08 năm 2023


Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm lao động sư phạm của
người giáo viên trong nhà trường phổ thông?

Bài làm
+ Mục đích:
Lao động sư phạm là nhằm giáo dục thế hệ trẻ thành những người có đầy
đủ phẩm chất và năng lực mà xã hội yêu cầu. Nói cách khác, lao động sư
phạm góp phần “sáng tạo ra con người”, góp phần tái sản xuất sức lao động
xã hội đào tạo và bồi dưỡng liên tục những thế hệ trẻ cho đời sau.

Lao động sư phạm là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người
học. Trong đó, người dạy là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được
xã hội giao cho nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Còn người học có
nhiệm vụ học tập, tiếp thu những giá trị văn hóa của xã hội loài người và
rèn luyện hệ thống kĩ năng kĩ xảo để sau này có thể ra đời sống và lao động
nhằm thỏa mãn các tiêu chí mà mục đích giáo dục đã đề ra.

+ Đối tượng và Đặc điểm của lao động sư phạm:

Nghề làm việc trực tiếp với con người


Có đối tượng tác động không phải là những vật vô tri, vô giác mà là những
con người, thế hệ trẻ đang trưởng thành.

Đối tượng của lao động sư phạm rất đa dạng, phức tạp, nhiều hình, nhiều
vẻ. Sản phẩm của lao động sư phạm được “vật chất hóa” trong bộ mặt tinh
thần tri thức, thể chất, kĩ năng, kĩ xão, ý chí, phẩm chất và tính cách của
học sinh.

Học sinh là đối tượng của lao động sư phạm không phát triển theo tỉ lệ
thuận với những tác động sư phạm mà theo quy luật của sự hình thành
nhân cách con người, tâm lí và nhận thức (bị tác động bởi gia đình, bạn bè,
các phương tiện thông tin đại chúng, …). Vì vậy, có khi cùng 1 tác động sư
phạm đến người học sinh nhưng lại có kết quả khác nhau có thể tích hoặc
tiêu cực. Mặt khác, kết quả của lao động sư phạm không chỉ phụ thuộc vào
trình độ được đào tạo của giáo viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh vào thái độ, động cơ, hứng thú người
học, vào đặc điểm nhân cách của học sinh.

2
Trong quá trình sư phạm, người giáo viên là chủ thể còn học sinh là khách
thể và là đối tượng của lao động sư phạm. Mặt khác, họ còn là 1 thực thể
xã hội có ý thức. Vì vậy quá trình sư phạm chỉ đem lại hiệu quả khi phát
huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.

Để tác động tới học sinh người giáo viên cần có những công cụ đặc biệt đó
là: hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để giáo dục học sinh và tổ
chức các dạng hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí cho các
em. Nhưng nếu chỉ có hệ thống tri thức kĩ năng, kĩ xảo thì chưa đủ đảm
bảo hiệu quả của lao động sư phạm. Giáo viên là người đào luyện con
người, vì vậy, người giáo viên cần phải giảng dạy và giáo dục học sinh với
tất cả tình cảm và tâm hồn mình. Mặt khác, nhân cách của các thầy, cô giáo
cũng có ý nghĩa giáo dục to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển nhân
cách của người học sinh.

Nghề dạy học là nghề có trách nhiệm cao nhất bởi lao động của nhà giáo có
vai trò hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Nhà giáo phải có: hiểu biết về
con người, tôn trọng con người và có khả năng tác động hình thành nhân
cách con người tương lai với những phẩm chất và năng lực phù hợp. Người
giáo viên cần quan tâm những điều sau khi làm việc với học sinh:

• Phẩm giá của con người: học sinh là những người còn trẻ tuổi, các
em cũng có quy luật phát triển riêng, có những phẩm giá như những
người trưởng thành.

• Thấu hiểu, đồng cảm học sinh: Người giáo giáo viên phải biết đặt
mình vào vị trí của người học để hiểu và chia sẻ những băn khoăn,
khuyết điểm, đồng thời động viên khuyến khích người học vượt qua
những thất bại, khó khăn.

• Nhận thức sự khác biệt cá nhân: Nhận thức sự khác biệt cá nhân là
để chấp nhận sự đa dạng, khác biệt trong hành động, kết quả, ...
Công nhận sự khác biệt của mỗi học sinh giúp giáo viên chấp nhận
sự khác biệt trong nhận thức, năng lực của học sinh, mức độ tác
động của người dạy lên từng cá nhân người học.

3
• Yếu tố môi trường sống: cũng ảnh hưởng đến động cơ, hứng thú học
tập của học sinh. Khuyến khích động cơ và hứng thú học tập của học
sinh là một nhiệm vụ phức tạp nhưng vô cùng quan trọng của giáo
viên.
• Giao tiếp và làm việc nhóm: Giao tiếp sư phạm trong nhóm có ảnh
hưởng quyết định đến kết quả học tập và hình thành nhân cách của
học sinh.

Lao động sư phạm của người giáo viên có đối tượng là con người và sản
phẩm của lao động sư phạm cũng là con người. Song, qua quá trình giáo
dục và tự giáo dục lâu dài, dưới sự hướng dẫn tổ chức và điều khiển của
người giáo viên, những con người sản phẩm của lao động sư phạm đã có
những chuyển biến sâu sắc về chất lượng. Họ đã được chuẩn bị một cách
đầy đủ và toàn diện để đi vào cuộc sống đa dạng phong phú, thích ứng và
đương đầu với những sự thay đổi diễn ra liên tục trong cuộc sống. Có thể
nói sản phẩm lao động của nhà giáo là loại sản phẩm cao cấp bậc nhất, gắn
với tương lai xã hội. Trong một xã hội đang phát triển nhanh thì sản phẩm
của giáo dục phải thường xuyên được nâng cấp chất lượng mới đáp ứng
được yêu cầu của xã hội. Và tất nhiên, những người làm ra các sản phẩm
đó là giáo viên, phải không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo lại.

+ Về thời gian, không gian của lao động sư phạm:


Về thời gian: lao động sư phạm chia thành 2 bộ phận, bộ phận làm việc
theo quy chế và bộ phận làm việc ngoài quy chế. Bộ phận theo quy chế gắn
liền với ta làm việc trên lớp và tổ chức các hộ dạy học ngoài lớp căn cứ
theo chương trình dạy học, với thời gian tham dự các sinh hoạt CM và
hành chính, thực hiện các hoạt động của nhà trường, bộ phận làm việc
ngoài quy chế gắn liền với tư làm việc để soạn bài, chấm bài, thăm gia đình
học sinh, đọc sách, tài liệu; thời gian giáo viên độc lập làm việc để chuẩn bị
cho việc dạy học và giáo dục học sinh được tốt hơn. Mỗi bộ phận của thời
gian này đều có tầm quan trọng của riêng nó, song chúng có liên quan mật
thiết và thống nhất với nhau nhằm thực hiện mục đích của lao động sư
phạm.
Về không gian: ở trường, nơi dạy học ngoài thiên nhiên, trong môi trường
sp, trong các cơ quan nhà máy, ở nhà.

4
Câu 2: Theo anh (chị) có những khác biệt gì về phẩm chất và năng lực
của giáo viên ở các cấp học ở trường phổ thông? Trình bày phương
hướng phấn đấu của bản thân để trở thành giáo viên có năng lực và
phẩm chất tốt?
Bài làm
Phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặc trưng đơn giản có
sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các
phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động,
quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của người giáo
viên.

Năng lực: xét 2 mặt là kiến thức giáo dục và kiến thức chuyên môn
- Dạy học không phải chỉ là dạy các chuyên môn của mình, mà còn mặt
giáo dục. Người ta còn gọi là dạy chữ và dạy người. Khi có đủ tư cách đạo
đức gương mẫu, giáo viên hướng học sinh hình thành nhân cách đạo đức
tốt, tránh những thói hư tật xấu. Điều này luôn lồng ghép khi giảng dạy.
- Kiến thức chuyên môn: có kiến thức sâu rộng, nắm vững chuyên môn,
phương pháp dạy khoa học, và luôn đổi mới cho phù hợp.

Giáo viên Trung Học Phổ Thông: Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục
cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát
triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường trung
học phổ thông đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho
học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò.

Người giáo viên trung học phổ thông cần có những phẩm chất sau:
Phải có thế giới quan khoa học: người giáo viên là người giác ngộ xã hội
chủ nghĩa gắn liền với lý tưởng nghề nghệp trong sáng, luôn say sưa học
tập không ngừng nâng cao kiến thức trình độ cách mạng, có năng lực trình
độ tổ chức thực hiện thành công quá trình dạy học và giáo dục.
- Lòng thương yêu học sinh: đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của
con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo
viên.
- Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên vừa là người thầy vừa
là người bạn lớn thân thiết của học sinh. Giáo viên phải là tấm gương sáng
soi chiếu vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của các em, giáo dục và rèn
luyện thói quen tốt cho các em.
- Lòng yêu nghề: luôn tìm tòi nội dung, phương pháp để giáo dục sát đối
tượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông
cảm, chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với
học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử
thách để thực hiện chức năng “người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách

5
nhiệm cao và niềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn
thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp “ trồng người”.
- Ngoài ra người giáo viên còn có những phẩm chất: phải là công dân
gương mẫu có ý thức trách nhiệm cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển
của cộng đồng và phải là người có phong cách mô phạm, sống khiêm tốn,
dản dị chan hòa, gần gũi, sẵn sằng giúp đỡ mọi người, là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo.

Những yêu cầu về năng lực của người giáo viên:


Yêu cầu về năng lực của người giáo viên hiện nay: giáo viên phải được đào
tạo ở trình độ cao về học vấn, toàn diện cả về khoa học tự nhiên, khoa học
ứng dụng kĩ thuật và công nhệ, cả về khoa học nhân văn và khoa học xã
hội. Người giáo viên phải không ngừng hoàn thiện và phát huy tính tự học
độc lập tự chủ sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp
nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục. Cụ thể như: năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng,
năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát
đánh giá kết quả của hoạt động và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn
gây ra.

Ngoài ra người giáo viên còn cần các năng lực sau: nắm vững tri thức khoa
học, thường xuyên tư học tự nghiên cứu bắt kịp với yêu cầu đổi mới không
ngừng trong nội dung và phương pháp giảng dạy, nắm vững các tư tưởng
và thành tựu khoa học tiên tiến. Người giáo viên phải có kiến thức và kĩ
năng giao tiếp ứng xử sư phạm, kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình dạy học
linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu nắm vững đối tượng, nắm vững
trình độ phát triển nhân cách trẻ và kĩ năng đúc kết kinh nghiệm giáo dục
của bản thân và đồng nghiệp.

Đặc trưng phẩm chất và năng lực của giáo viên trung học phổ thông:
Giảng dạy và giáo dục theo ý nghĩa chân chính của nó, không có nghĩa là
giáo dục và giảng dạy con người chung chung mà là giáo dục và giảng dạy
từng con người cụ thể. Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội đối với
giáo viên về năng lực nhưng cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy
phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ
hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.
Vì vậy, để trở thành một người lái đò tốt thì đòi hỏi giáo viên phải cố gắng
phấn đấu để trở thành người giáo viên có những phẩm chất và năng lực tốt.

Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không mang
theo sự toan tính, mà chính là thâm tâm khám phá và muốn cống hiến cho
côngviệc. một nhà giáo có trách nhiệm phải tìm được những biện pháp
giảng dạy và giáo dục thích hợp nhằm đảm bảo sự tiến bộ của mỗi học

6
sinh. Trong lao động của nhà giáo, công việc. Sửa các bài tập là một công
việc đòi hỏi lương tâm và tinh thần trách nhiệm. Một nhà giáo có lương
tâm không đầy đủ sẽ đọc rất nhanh bài làm, bỏ qua nhiều lỗi và đưa ra một
vài nhận xét chung chung, cho một điểm nào đó. Học sinh có những sai
lầm trong bài làm mà không được sửa chữa sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ và
nản chí trong học tập. Tuynhiên có thể thấy động lực thôi thúc người thầy
cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp
lãnh đạo, các chủ trương, chính sách về giáo dục. Dạy học là một quá trình
lao động đặc biệt nên phẩm chấtvà nhân cách của nhà giáo được quy định
nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò. Đối
với nhà giáo thâm niên hay người mớivào nghề, để tồn tại và phát triển
được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri
thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục
đối với thế hệ trẻ. Bất kể thời kỳ nào trong xã hộicũng đòi hỏi năng lực,
nhưng cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Trong thời kỳ hội nhập, áp lực ngày càng cao và xã hội yêu cầu thêm về
người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận
với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.
Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, thầy phải lấy
mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém
kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ
nhưng cầnnhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo
dục đúng đắn.
Giáo viên phải tự trang bị những phẩm chất tốt. Nhiều giáo viên rất thân
thiện, nhiệt tình, giúp học sinh chủ động tiếp cận tri thức và rèn luyện
phẩm chất, tư duy xây dựng nhân cách trên tinh thần dânchủ. Thầy cô giáo
luôn luôn sáng tạo trong phương pháp giảng dạy mang tính khoa học giúp
học sinh tiếp thu bài một cách linh hoạt mang lại hiệu quả thiết thực, tránh
lối học vẹt. Thầy cô giáo không phải nhồi nhét kiến thức mà là người khơi
dậy ngọn lửa tâm hồn. Vì vậy giáo viên là những tấm gương cho học sinh
noi theo trong lối sống, trong cách ứng xử với nhau.

Phương hướng phấn đấu của bản thân:


• Về năng lực:
+ Phát triển năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục:
Thương yêu, quan sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, năng lực “thâm
nhập” vào thế giới bên trong của trẻ, hiểu biết tường tận về nhân cách của
chúng, năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong
quá trình dạy học và giáo dục, khả năng phân tích, tổng hợp...Biểu hiện của
năng lực hiểu học sinh
+ Tri thức và tầm hiểu biết: Xác định khối lượng kiến thức đã có và mức
độ phạm vi lĩnh hội của học sinh và từ đó xác định mức độ và khối lượng
kiến thức mới cần trình bày trong công tác dạy học hay giáo dục.
7
+ Năng lực sáng tạo tài liệu học tập: nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với
đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ, kinh nghiệm của
học sinh và đảm bảo logic. Biết đánh giá đúng đắn tài liệu, tức là xác lập
được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ của
học sinh, sau đó phải biết chế biến, soạn thảo tài liệu nhằm làm cho nó vừa
đảm bảo logic của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với logic sư phạm,
thích hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Bản thân phải phát triển khả năng
sáng tạo.
+ Năng lực ngôn ngữ: biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của
mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Trau dồi cho bản thân thêm
về kỹ năng truyền đạt là vô cùng quan trọng. Hơn hết là việc truyền đạt
trước đám đông, tuy chỉ là học sinh nhưng đối với vài giái viên mới thì
đólà vấn đề khá khó khăn, nhiều yếu đó tinh thần có thể ảnh hưởng đến sự
truyền tải của giáo viên đó. Vì vậy, việc sử dụng năng lực ngôn ngữ và
cảithiện, trau dồi nó là việc vô cùng quan trọng đối với người giáo viên.

• Về phẩm chất:
+ Có đạo đức nghề nghiệp: Giáo viên cần có thái độ trung hòa, và là tấm
gương cho học viên noi theo. Cách giáo viên xử sự với học viên sẽ là
những nét đẹp để những em ghi nhớ và noi theo. Không đối xử thiên vị,
luôn cư xử công minh và đặt tiềm năng giáodục lên số 1, không chạy theo
thành tích. Vì thế, bản thân người giáo viên phải phấn đấu trở thành một
hình tượng trong mắt học sinh.
+ Là người yêu nghề, mến trẻ: Sự tận tâm, thấu hiểu cho học sinhlà rất
quan trọng. Vì cúng ta dùng nhân cách để giáo dục nên nhân cách.Cho trẻ
thấy được sự yêu thương, quan tâm, bình đẳng để trẻ có thể tự đómà học
theo, đối xử với mọi người xung quanh như vậy.
+ Là người có trách nhiệm: Trách nhiệm cao sẽ giúp ta hoàn thành tốt
những trách nhiệm được giao. Giáoviên có nghĩa vụ và trách nhiệm sẽ có
những giải pháp để theo sát, chớplấy thực trạng học lực, tính cách và tâm ý
của từng học sinh. Không tự ràng buộc mình trong một khuôn khổ nào đó,
phải thaytự chuyển mình và thay đổi bản thân cho phù hợp với từng giai
đoạn, thời kì dạy học. Lời nói đi đôi với hành động cũng là một minh
chứngcho thấy giáo viên là một người có trách nhiệm, hoặc biết chịu trách
nhiệm về việc mình làm.

You might also like