You are on page 1of 13

LÝ THUYẾT

2. Trình bày sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên học sinh, từ
đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết
* Tự ý thức là gì?
- Là khả năng cá nhân tự nhận thức về mình.
+ Tự xác định thái độ đối với bản thân.
+ Tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện nhân cách với tư cách 1 chủ thể độc
lập, sáng tạo, 1 chủ thể xã hội.
* Nguyên nhân: Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, trí tuệ, sự mở rộng các mối
quan hệ xã hội. Do yêu cầu của cuộc sống, mong muốn của người lớn...→ ở thiếu
niên xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình và tự đánh giá, so sánh
mình với người khác.
* Biểu hiện :
- Về nội dung: Ban đầu, ý thức về hành vi tiếp đến ý thức về phẩm chất đạo đức,
tính cách năng lực của mình.

- Về cách thức:
+ Ban đầu còn dựa vào sự đánh giá của người lớn
+ Dần dần có khuynh hướng độc lập trong đánh giá bản thân→ khả năng tự
đánh giá phát triển.

* Ý nghĩa:
+ TYT ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý TN, dến HĐHT, đến việc hình
thành MQH qua lại với mọi người.
+ Sự phát triển tự ý thức có ý nghĩa to lớn, nó thúc đẩy thiếu niên bước vào một
giai đoạn mới. Các em không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của quá trình
GD.
+ Đa số TN có khả năng tự giáo dục, nếu được động viên khuyến khích kịp thời
thì khả năng này sẽ hỗ trợ tích cực cho qúa trình GD của gia đình và nhà trường.
KLSP:↔ Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động học tập và các mối quan hệ
cho các em tham gia để phát triển tự ý thức ở thiếu niên, hướng dẫn các em tự
giáo dục bản thân có kết quả.

3. Hoạt động học là gì? Phân tích bản chất của hoạt động học. Cho ví dụ
minh họa.
Định nghĩa: Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều
khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương
thức hành vi,… một cách khoa học và hệ thống.
Bản chất của hoạt động học”
Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng kỹ xảo tương ứng
với nó.
Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình.
Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp
thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức kỹ năng kỹ xảo mà
còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, thực chất
là học cách học, xây dựng phương pháp học tập của mỗi cá nhân giúp người học tiến
hành hoạt động học để chiếm lĩnh đối tượng mới.

4. Tại sao người thầy giáo phải luôn luôn hoàn thiện nhân cách của
mình? Liên hệ với bản thân.
4.1. SỰ CẦN THIẾT TRAU DỒI NHÂN CÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI G.V THPT
4.1.1. Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh, do
những yêu cầu khách quan của xã hội quy định.
- Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh, đó là quá
trình thầy giáo giúp học sinh chuyển tinh hoa văn hoá xã hội thành tài sản riêng
của mình, từ đó nhân cách học sinh được hình thành và phát triển.

4.1.2. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo
- Người thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục của
Đảng, người quyết định “phương hướng giảng dạy”, là “lực lượng cốt cán của
giáo dục, văn hoá” ↔ Vì vậy chất lượng đào tạo phụ thuộc phần nhiều vào người
thầy giáo.

4.1.3. Thầy giáo là “dấu nối” giữa nền văn hoá nhân loại và dân tộc với
việc tái tạo nền văn hoá đó trong chính thế hệ trẻ
- Nền văn hoá nhân loại và dân tộc muốn tồn tại và phát triển thì phải được
các thế hệ trẻ tiếp thu và bảo tồn. Quá trình lĩnh hội nền văn hoá phải nhờ có sự tổ
chức, hướng dẫn điều khiển của thầy và trò. Như vậy, cả thầy và trò đều là chủ thể
của hoạt động dạy - học.
KLSP:
- Người thầy giáo luôn luôn phải trau dồi nhân cách để có đầy đủ phẩm
chất và năng lực cần thiết, nắm được đặc điểm và trình độ phát triển tâm lý học
sinh→ phát triển học sinh tốt nhất.
Tóm lại sự cần thiết trau dồi nhân cách người thầy giáo là tất yếu. Đó là
yêu cầu khách quan dựa trên đặc điểm quá trình dạy học và vai trò chức năng của
người thầy giáo. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, kiên trì sáng tạo của người
thầy giáo về mọi mặt
Liên hệ: ?
5. Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Hãy cho
biết ý nghĩa của sự hiểu biết trên trong quá trình định hướng rèn luyện nhân
cách bản thân.
5.2. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
THPT
5.2.1. Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người

KLSP:
+ Đối tượng tác động của người thầy giáo là 1 nhân cách đang hình thành
và phát triển vì vậy trong qúa trình tác động người giáo viên cần nắm chác đặc
điểm tâm sinh lý và trình độ phát triển tâm lý học sinh để có biện pháp tác động
phù hợp.
+ Giáo viên cần phát huy vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập
giúp học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình.
5.2.2. Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình

- Để ảnh hưởng tốt đến nhân cách học sinh thì nhân cách thầy giáo phải
hoàn thiện cả về :
+ Phẩm chất: Phẩm chất đạo đức, chính trị, lý tưởng nghề nghiệp, mến trẻ…
+ Năng lực: Trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, sự thành thạo nghề nghiệp…
→ Nhân cách người thầy giáo sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến
nhân cách học sinh.

KLSP:
+ Giáo viên thường xuyên trau dồi nhân cách của mình (cả phẩm chất và
năng lực), đó là công cụ lao động tích cực nhất ảnh hưởng đến nhân cách học sinh
sao cho những tinh hoa văn hoá xã hội đều được học sinh tiếp nhận từ phía giáo
viên.

5.2.3. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội

↔ KLSP:
+ Giáo dục cần tạo cho con người cả sức mạnh tinh thần và trí tuệ để từ đó tạo
sức mạnh vật chất.
+ Ngay từ đầu cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để
phát triển tài năng cho đất nước.
+ Giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí → giúp quá trình CNH-HĐH đất
nước nhanh chóng.
5.2.4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao
* Tính khoa học: Chức năng của người giáo viên là truyền tải tri thức khoa học
đến cho học sinh.

* Tính nghệ thuật:


- Quá trình giáo dục nhân cách học sinh phải khéo léo, tế nhị, ứng xử linh hoạt
trong mọi tình huống sư phạm.

* Tính sáng tạo


- Đối tượng lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh sinh động,
phong phú → người thầy giáo không thể dập khuôn máy móc mà phải sáng tạo
trong quá trình tác động đến học sinh.

KLSP:
+ Lao động của người thầy giáo muốn đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật,
sáng tạo đòi hỏi người thầy giáo phải nắm chắc chuyên môn và môn TLH, GDH
để tổ chức sáng tạo quá trình nhận thức cho học sinh.
+ Đòi hỏi người thầy giáo phải thường xuyên rèn luyện, hoàn thiện mình.
5.2.5. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
Lao động trí óc có 2 đặc điểm:
- Phải có thời kì khởi động, trước khi lên lớp hoặc giải quyết 1 tình huống sư phạm
phức tạp nào dó người thầy giáo phải có sự suy nghĩ, trăn trở.
- Tính có “quán tính” của trí tuệ: Khi hoàn thành bài giảng, sau quá trình
giáo dục học sinh vẫn còn suy nghĩ về nó.
KLSP: Giáo viên cần đầu tư thời gian và thể hiện trí tuệ sắc bén của mình trong
lao động sư phạm.

BÀI TẬP
6. V là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp. Trong giờ thầy giáo X đang giảng
bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng
V ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt lên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh
rồi tủm tỉm cười một mình. Bất chợt thầy giáo quay xuống thấy V đang cười
trêu bạn bàn trên. Nét mặt thầy nghiêm nghị nhìn V thầy nói: “V em đứng
dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì ?”

- V đứng dậy và nhanh nhảu đáp: Thưa thầy, thầy vừa nói: “V em đứng dậy
và nhắc lại thầy vừa nói gì?”

Cả lớp im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy X đỏ mặt tía tai.

- Trong trường hợp trên là thầy giáo đó bạn xử lí tiếp thế nào? Tại sao?

Sự bướng bỉnh, “láu cá” của học sinh đôi khi đẩy giáo viên vào những tình huống
“dở khóc dở cười”. Trong những tình thế đó nếu bạn không thực sự nhanh trí,
thông minh thì khó có thể xử lý một cách thành công.Hiện tượng học sinh trong
lớp không chú ý nghe giảng, lại trêu chọc bạn không lấy gì làm lạ, nhất là bạn lại
đang dạy ở một lớp có nhân vật “thầy cô nào cũng biết tiếng”. Một số giáo viên do
đã quá quen với chuyện đó, vả lại cũng không muốn phải trực tiếp đối mặt với
những học sinh cá biệt ấy nên cũng đành “làm ngơ”.Nhưng là một giáo viên
nghiêm khắc bạn không thể chấp nhận được chuyện đó. Việc làm của bạn là cần
thiết để duy trì kỷ cương lớp học đồng thời đảm bảo quyền lợi của học sinh trong
việc tiếp thu kiến thức trên lớp, vì sự quậy phá trêu chọc của em học sinh đó sẽ làm
ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khác và không coi trọng sự có mặt của
giáo viên.Không ngờ một giáo viên nghiêm khắc như bạn cũng có lúc bị học sinh
“giỡn mặt”. Bạn yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại lời bạn nói là hành động nhắc
nhở thái độ thiếu tập trung của em đó, vì bạn biết chắc rằng có hỏi em đó cũng
không nói được. Chắc chắn bạn chờ đợi một sự ấp úng từ học sinh và chuẩn bị một
“bài” cảnh cáo. Nhưng không ngờ một “sơ hở” trong câu nói của bạn đã bị học
sinh đó “tận dụng” tạo ra một đòn “phản bác”. Quả thật phải thừa nhận là câu trả
lời của cậu học sinh đó không sai, nhưng đó không phải là điều bạn cần hỏi. Và
bạn sẽ tức giận đuổi học sinh ra khỏi lớp vì thái độ vô lễ? Nhưng bạn nên nhớ rằng
đây là một học sinh bướng bỉnh và giỏi lý sự nên sẽ không dễ dàng “đầu hàng”,
chắc chắn sẽ tiếp tục “đấu tay đôi” với bạn chứ nhất định không chịu thi hành. Lúc
đó bạn sẽ phải xử lý ra sao? Sự nóng vội đã đẩy bạn lấn sâu vào tình thế khó xử.

Bình tĩnh một chút bạn sẽ nhận ngay ra rằng đó chỉ là sự chống chế và láu cá của
học sinh. Và phải công nhận là lập luận của cậu học sinh này cũng không phải
không có lý. Nhưng “cái lý” của cậu ta bạn lại bám vào chính sơ hở trong câu nói
của bạn. Chính vì vậy tốt nhất trong lúc này bạn không nên để câu chuyện chấm
dứt ở đó mà tiếp tục phải “làm ra nhẽ”. Bạn phải tự trấn an mình trước tiếng cười
của học sinh và “vẻ đắc thắng” của cậu học sinh đó. Sau đó bạn tìm cách khắc
phục sơ hở của mình bằng cách đặt lại một câu hỏi khác, rõ ràng và chính xác hơn:
“Em nhắc lại thầy vừa giảng về phần gì?”. Chắc chắn em học sinh đó sẽ không còn
cách nào để chống chế, và tùy tình hình cụ thể mà bạn quyết định cách xử lý phù
hợp. Nhưng dù biện pháp nào thì bạn phải tỏ ra hết sức nghiêm khắc để chấn chỉnh
ngay hiện tượng học sinh thiếu lễ độ với giáo viên lại hay chống chế và lý sự
“cùn”.

- Việc V ngồi dưới.. trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình
có phải là hành vi phi đạo đức không? Tại sao?

_ Hành vi của học sinh V là phi đạo đức.

+ Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về
mặt đạo đức (biểu hiện trong lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế…)

+ Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức:

 Tính tự giác của hành vi: nếu hành vi thực hiện một cách bắt buộc, chủ thể
không ý thức được và chưa tự giác thì đó là hành vi phi đạo đức.
 Tính có ích của hành vi: hành vi phải vì lợi ích của tập thể, thúc đẩy xã hội
tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc đổi mới đất nước, công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.

 Tính không vụ lợi của hành vi: hành vi đạo đức là hành vi có mục đích vì
người khác, vì xã hội chứ không vì lợi ích của cá nhân.

_ Hành vi của học sinh V vi phạm tính có ích của hành vi làm bất lợi cho cho tập
thể lớp theo tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức cho nên hành vi của học sinh V là
phi đạo đức.

7. Khi sắp hết giờ học có học sinh làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc
“hóc búa” ngoài sự chuẩn bị của bạn nên bạn cũng không trả lời ngay được bằng
kiến thức của mình.

Để giải quyết tình huống trên người giáo viên cần phải có năng lực sư phạm
nào? Trình bày nội dung năng lực đó và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.

*Năng lực sư phạm cần có trong trường hợp này:

Năng lực tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo

+ Nội dung năng lực :

- Đây là năng lực cơ bản của năng lực sư phạm.

- Giáo viên phải nắm chắc môn mình dạy và có tầm hiểu biết để truyền đạt
cho học sinh.
- Tri thức và tầm hiểu biết có tác dụng mạnh mẽ, tạo uy tín người giáo viên.

+ Biểu hiện:

- Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình phụ trách.

- Thường xuyên theo dõi và nắm bắt xu hướng phát triển khoa học môn mình
phụ trách.

- Tự học, tự bồi dưỡng => nắm tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại.

+ KLSP:

+ Muốn phát triển năng lực tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên, người giáo viên
cần:

 Có nhu cầu mở rộng tri thức

 Luôn tìm và học hỏi thêm những vấn đề liên quan đến môn mình phụ trách

 Chăm chỉ đọc sách, xem báo đài và nghiên cứu những tư liệu cần thiết để
bồi dưỡng thêm tầm hiểu biết của mình.

8. Khi trả bài kiểm tra, Đạt ngồi ở cuối lớp đập tay lên bàn nói to: “Thầy
không công bằng”. Tôi bình tĩnh gọi em lên: “Sao không công bằng, em nói cho
thầy nghe”. Đạt trả lời: “Bài của em và của bạn Hiệp làm đúng như nhau nhưng bài
của Hiệp được 7 điểm còn của em chỉ có 6 điểm”. Tôi bảo: “Hai em đưa bài cho
thầy xem”. Tôi đọc kĩ hai bài và ân cần chỉ ra chỗ thiếu trong bài của Đạt. Lúc này,
em bắt đầu tái mặt rồi xin lỗi thầy. Tôi nhẹ nhàng nói:” Khi muốn nói điều gì, em
phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này thầy tha lỗi cho em.”

Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Anh (chị)
hãy chỉ ra những biểu hiện và phương hướng bồi dưỡng năng lực đó.

*Trong trường hợp này, năng lực chủ yếu là năng lực khéo léo đối xử sư phạm.

Giáo viên hiểu đặc điểm và diễn biến tâm lý học sinh => từ đó biết cách giải quyết
linh hoạt, khéo léo các tình huống sư phạm nảy sinh.

 Biểu hiện:

- Sự nhạy bén về mức độ sử dnj bất kì mọi tác động sư phạm nào

- Nhanh chóng phát hiện vấn đề và áp dụng kịp thời những biện pháp thích
hợp

- Phát hiện kịp thời và khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm bất ngờ
nảy sinh, tránh thô bạo và nóng vội.

- Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các tình huống phức
tạp nảy sinh.

- Quan tâm đến trẻ, tin yêu, tôn trọng trẻ, tinh thông nghề nghiệp.
*Phương hướng bồi dưỡng năng lực khéo léo đối xử sư phạm:

+ Tìm hiểu và nghiên cứu về tâm lý học sinh để nắm rõ được tâm lý học sinh.

+ Rèn luyện tính công bằng, sự khéo léo, mau lẹ khi giải quyết các tình huống sư
phạm.

+ Luôn tin yêu và tôn trọng học sinh trong mọi tình huống sư phạm.

+ Không nóng vội và dùng từ ngữ thô bạo khó nghe đối với học sinh trong bất kỳ
hoàn cảnh nào.

9. Trong lớp có một học sinh nói tục, thầy giáo nghe thấy nhưng không hề
quát nạt, thầy nhờ một học sinh khác mang đến một cốc nước sạch. Thầy cầm lấy
đưa cho học sinh nói tục và nói: “Em hãy ra ngoài súc miệng cho sạch rồi vào lớp
học tiếp”. Cậu học trò cúi đầu ngượng ngùng trước lỗi lầm của mình. Cả lớp im
lặng, từ đó không ai còn nghe thấy lời nói tục nữa.

Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Phân tích
biểu hiện và phương hướng bồi dưỡng năng lực đó.

*Trong trường hợp này, năng lực chủ yếu là năng lực khéo léo đối xử sư phạm.

Giáo viên hiểu đặc điểm và diễn biến tâm lý học sinh => từ đó biết cách giải quyết
linh hoạt, khéo léo các tình huống sư phạm nảy sinh.

 Biểu hiện:
- Sự nhạy bén về mức độ sử dnj bất kì mọi tác động sư phạm nào

- Nhanh chóng phát hiện vấn đề và áp dụng kịp thời những biện pháp thích
hợp

- Phát hiện kịp thời và khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm bất ngờ
nảy sinh, tránh thô bạo và nóng vội.

- Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các tình huống phức
tạp nảy sinh.

- Quan tâm đến trẻ, tin yêu, tôn trọng trẻ, tinh thông nghề nghiệp.

*Phương hướng bồi dưỡng năng lực khéo léo đối xử sư phạm:

+ Tìm hiểu và nghiên cứu về tâm lý học sinh để nắm rõ được tâm lý học sinh.

+ Rèn luyện tính công bằng, sự khéo léo, mau lẹ khi giải quyết các tình huống sư
phạm.

+ Luôn tin yêu và tôn trọng học sinh trong mọi tình huống sư phạm.

+ Không nóng vội và dùng từ ngữ thô bạo khó nghe đối với học sinh trong bất kỳ
hoàn cảnh nào.

10. Trong giờ học của học sinh trung học phổ thông, một giáo viên trẻ bắt
được một bức thư tình của một bạn trai gửi cho một bạn gái kẹp trong cuốn truyện.

- Nếu anh (chị) là thầy (cô) giáo đó thì sẽ giải quyết thế nào? Tại sao?
- Việc học sinh viết thư tình cho nhau trong giờ học có phải là hành vi phi
đạo đức không? Tại sao?

- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.

*Trong trường hợp trên nếu tôi là cô giáo đầu tiên tôi sẽ thu lại bức thư, sau đó ổn
định lại trật tự lớp và tiếp tục giảng bài. Đến cuối buổi học tôi sẽ mời hai em học
sinh ở lại và trao đổi riêng về việc phát sinh tình cảm trong giai đoạn này. Giải
thích cho học sinh việc nảy sinh tình cảm vượt mức tình bạn giữa hai bạn khác giới
trong giai đoạn này là rất bình thường, tuy nhiên việc quan trọng hơn là tập trung
học tập. Vì vậy tình yêu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập làm cho thành tích
của các em có thể không tốt nên trong thời gian này các em cần tập trung học tập
tạm gác lại việc yêu đương.

 Việc học sinh đưa thư tình trong lớp là hành vi phi đạo đức.

+Vì một hành vi đạo đức phải có đủ 3 tiêu chuẩn : tính tự giác , tính có ích , tính
không vụ lợi .

+Vì học sinh không tiếp thu được bài giảng của giáo viên và gây ảnh hưởng tới
người khác , tới phong trào thi đua của tập thể => vậy đó là hành vi phi đạo đức về
tính có ích của hành vi .

(Tính có ích : tính có ích của hành vi thể hiện ở hành vi của người đó phải vì lợi
ích của tập thể . Nó thúc đẩy xã hội đi theo con đường công cuộc đổi mới đất nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội .)

*KLSP:

- Gv cần khéo léo ứng xử sư phạm


- Cần tổ chức các hoạt động mang tính chất lành mạnh nhằm lôi kéo các em
vào hoạt động học tập giữ gìn tình bạn trong sáng , hồn nhiên của tuổi học
trò .

- Tổ chức lớp học tình yêu tuổi học trò .

You might also like