You are on page 1of 2

TRƯỜNG MN QUANG TRUNG B

BÀI KIỂM TRA


BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
NĂM HỌC: 2022 – 2023

Điểm:
Họ và tên: Hoàng Quỳnh Chi
Chức vụ: Giáo Viên
1. Hãy nêu những nội dung cốt lõi của các chuyên đề tự học trong nội dung 3.
2. Kết quả vận dụng các nội dung đã học ở nội dung 3 vào công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại lớp mình phụ trách như thế
nào?( ghi rõ những việc thực tế đã làm ở lớp)
Bài làm
1. Những nội dung cốt lõi của các chuyên đề tự học trong nội dung 3 bao gồm:
- Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn lành mạnh thân thiện cho trẻ
mầm non:
+ Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng
đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
+ Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ,
không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
+ Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội,
không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh,
ứng xử văn hóa.
+ Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn
trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện
để phát triển phẩm chất và năng lực.
- Làm đồ dùng dạy học đồ chơi từ nguyên liệu địa phương: Đồ dùng dạy học đồ
chơi tự tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ giúp
+ Phát triển trí tuệ
+ Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
+ Phát triển thể lực
+ Phát triển thẩm mỹ
2. Sau khi vận dụng công tác xây dựng môi trường giáo dục, đảm bảo an toàn, lành
mạnh, thân thiện cho trẻ mầm non và làm đồ dùng dạy học đồ chơi từ nguyên liệu địa
phương vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại lớp
Tôi phụ trách thì Tôi nhận thấy:
- Trẻ khỏe mạnh, luôn tự tin, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, cảm thấy mình được
quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
- Trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn
trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân trẻ, hình thành những kỹ
năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt là trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học.
- Trẻ luôn tin tưởng rằng “mình có thể làm được”. Bởi trẻ được sống trong môi
trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và các bạn, trẻ sẵn sàng chia sẻ nhu cầu,
nguyện vọng của mình với cô giáo, các bạn cùng lớp, hay tự tin giao tiếp với môi trường
xung quanh.
- Trẻ đã thiết lập và vun đắp được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với các bạn
trong lớp bằng cách tạo cơ hội để trẻ được làm việc theo nhóm, thông qua đó các con
học được từ bạn để có thể thử làm những việc mà các con không dám làm trước cả lớp,
tự bản thân mỗi trẻ luôn cố gắng nhiều hơn, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. .
Đồng thời, trẻ học còn được một số kĩ năng giao tiếp xã hội để làm việc tốt trong nhóm
- Trong quá trình chơi với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo trẻ được tiếp xúc nhiều
nguyên vật liệu khác nhau, biết được thuộc tính cách sử dụng từng đồ dùng đồ chơi sao
cho phù hợp, góp phần phát triển khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định, khả năng tìm
tòi sáng tạo.
- Khi trẻ được chơi với đồ chơi đồ dùng đồ chơi chơi trẻ yêu thích, trẻ có trạng thái
sinh thần vui vẻ, sảng khoái, góp phần rèn luyện phát triển các tố chất vận động, kỹ năng
vận động và phát triển các nhóm cơ
- Qua chơi với đồ dùng đồ chơi tự tạo trẻ nhận ra cái đẹp về màu sắc hình dáng bố
cục phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp
- Trong quá trình chơi với đồ chơi trẻ học các kỹ năng giao tiếp, ứng xử một cách
tự nhiên, từ đó hình thành ở trẻ thái độ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động của
cô giáo của mình, của bạn.

You might also like