You are on page 1of 5

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Tại sao nói GD là 1 hiện tượng đặc thù, phổ biến, vĩnh hằng của XH loài
người?
Hiện tượng giáo dục có tính đặc thù: vì chỉ trong xã hội loài người, giáo dục mới
nảy sinh, phá triển và tồn tại vĩnh hằng.
Hiện tượng giáo dục có tính chất phổ biến: Ở đâu có con người thì ở đó có hiện
tượng giáo dục. Hiện tượng giáo dục không chỉ có trong nhà trường, gia đình mà nó
còn có ở mọi nơi, mọi lúc mọi chỗ, cứ ở đâu có con người thì ở đó có hiện tượng giáo
dục.
Hiện tượng giáo dục có tính chất vĩnh hằng: Hiện tượng giáo dục tồn tại mãi cùng
sự tồn tại của xã hội loài người. Hiện tượng giáo dục chỉ mất đi khi xã hội loài người
bị diệt vong.
Câu 2: Phân tích vai trò của môi trường đối với sự pt của XH. Rút ra bài học xây
dựng môi trường.
* Vai trò của môi trường tự nhiên:
- Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển cá nhân.
Ví dụ:
Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình thành
những phẩm chất nhân cách của cá nhân.
Điều kiện địa lý ảnh hưởng đến cách sống, cách làm ăn của con người ở địa phương
ấy, do đó ảnh hưởng đến nhân cách con người.
- Tuy nhiên môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định
mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường
tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nhưng không mạnh mẽ và quan trọng
bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội.
* Vai trò của môi trường xã hội:
- Môi trường xã hội là ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. Không có môi trường xã hội, không có giao tiếp với người khác thì nhân
cách không thể nào hình thành được, bởi vì bản chất con người là tổng hòa của tất cả
các quan hệ xã hội .
- Điều đó được chứng minh qua những trường hợp trẻ em bị lưu lạc trong rừng tuy
được thú vật nuôi dưỡng nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật chứ không thể phát
triển nhân cách cho dù sau đó đã được con người đưa về nuôi dạy trong môi trường xã
hội.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường
nhất định. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương tiện và điều kiện
cho hoạt động giao lưu của cá nhân mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh
nghiệm xã hội loài người để hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với
các ảnh hưởng đó, tùy thuộc vào xu hướng, năng lực và mức độ của cá nhân tham gia
cải biến môi trường.
- Marx: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra
hoàn cảnh”.
Như vậy, cần chú ý đến hai mặt trong tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường.
- Tính chất tác động của hoàn cảnh đã phản ảnh vào nhân cách. Theo cách nói của dân
gian “Gần mức thì đen, gần đèn thì sáng”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”…
- Sự tham gia của nhân cách tác động đến hoàn cảnh nhằm làm cho hoàn cảnh đó phục
vụ lợi ích của mình. Nói một cách hình ảnh, đó là những con người “Gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”.
* Bài học
 Xây dựng môi trường tích cực có tác dụng giáo dục cao.
 Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội xây dựng môi trường.
 Quan tâm giáo dục định hướng giá trị cho học sinh.
 Tự giáo dục, rèn luyện bản lĩnh để đối phó với những tiêu cực trong môi trường
sống.
 Đánh giá đúng vai trò của môi trường, không nên tuyệt đối hóa hay hạ thấp vai
trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Câu 3: PT vai trò của GD đến sự phát triển của XH. Để GD phát huy vai trò chủ
đạo cần làm gì?
3.1. Vai trò của giáo dục
Chúng ta thấy rằng hoàn cảnh bên ngoài tác động vào cá nhân rất khác nhau,
cùng với những sự tác động có mục đích, có tổ chức thì cũng có không ít những tác
động tự phát, ngẫu nhiên của hoàn cảnh xã hội. Trong những tác động đó thì giáo
dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức nên nó là nhân tố chủ đạo trong sự phát
triển nhân cách. Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện tập trung ở các nội dung
sau:
1. Giáo dục định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục là tác
động có mục đích, có chương trình, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả
các mục đích đã đề ra.

2
2. Giáo dục tổ chức, hướng dẫn sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình
đã được định hướng. Điều này được thể hiện bằng việc xây dựng nội dung,
phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu đã đề ra.
Giáo dục lại còn tổ chức các hoạt động như dạy học, lao động, hoạt động xã hội,
hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí..., trong đó, dưới sự tổ chức, điều khiển của nhà
giáo dục, người được giáo dục tích cực tham gia và qua đó, nhân cách được hình
thành và phát triển theo định hướng xác định. Trong quá trình hoạt động, diễn ra sự
điều chỉnh của nhà giáo dục và sự tự điều chỉnh của người được giáo dục nhằm
giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục không
bị chệch hướng. Kết quả của quá trình này, cuối cùng sẽ nhận được nhờ giáo dục đánh
giá và người được giáo dục đánh giá.
3. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như di truyền, môi
trường không thể có được.
Một em bé sinh ra không bị khuyết tật gì thì cùng với sự tăng trưởng và phát triển
của cơ thể, vài ba năm sau, chắc chắn em bé đó sẽ biết nói. Nhưng nếu muốn biết đọc,
biết viết thì nhất thiết phải được học tập, được giáo dục.
4. Giáo dục phát hiện, khai thác và tận dụng được những yếu tố thuận lợi, đồng
thời phát hiện, hạn chế và góp phần khắc phục những yếu tố không thuận lợi
của di truyền, môi trường, nhằm phục vụ cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của người được giáo dục.
* Đối với di truyền: Thật vậy, di truyền không những tạo ra những tiến bộ sinh học
thuận lợi mà đôi khi còn mang lại những yếu tố không thuận lợi. Do đó, giáo dục cần
và có thể: Phát hiện, tạo điều kiện, và khai thác những tiền đề sinh học thuận lợi,
không để chúng bị lãng quên, bị thui chột.
Ví dụ: Những đứa trẻ có năng khiếu, tư chất phần lớn do giáo dục phát hiện ra,
khi giáo dục phát hiện ra những tư chất ấy thì giáo dục tạo điều kiện cho các tư
chất ấy phát triển. Như mở các trường năng khiếu, các trường chuyên, lớp chọn, nhằm
bồi dưỡng, phát triển những năng khiếu, tư chất đó. Cụ thể như là các lớp dạy năng
khiếu về Toán, lý, hoá, âm nhạc, thể dục, nghệ thuật… Đồng thời, giáo dục có thể
khắc phục, cải tại được những nhược điểm, những yếu tố không thuận lợi do bẩm
sinh–di truyền, có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Ví
dụ: Giáo dục phát hiện được những em điếc, câm, những em thiếu khả năng trí tuệ do
những nguyên nhân sinh học gây ra. Từ đó, giáo dục đã có những phương pháp hữu
hiệu để giúp các em hạn chế được những nhược điểm đó. Điển hình là thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, nhạc sỹ chơi ghita nổi tiếng Văn Vượng bị mù....
* Đối với môi trường: Tương tự như vậy, môi trường không những tạo ra những yếu
tố thuận lợi mà còn mang lại những yếu tố không thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển nhân cách con người được giáo dục. Do đó, giáo dục cần và có thể:

3
Phát hiện những yếu tố thuận lợi của môi trường, không để chúng bị lãng quên,
sử dụng chúng phục vụ cho mục đích giáo dục con người.
Ví dụ: Giáo dục biết ở môi trường nào tốt, phù hợp. Học sinh có năng khiếu
diễn xuất thì vào trường điện ảnh; có năng khiếu thể thao thì vào trường thể thao.
Khai thác môi trường: Bản thân môi trường luôn luôn tồn tại những tác động
tích cực của môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.
Ví dụ: Ở bên ngoài có nhiều thứ để học, giáo dục có thể chọn lọc, chỉ ra cho cá nhân
những cái cần thiết nhất, phù hợp nhất.
Cải tạo và xây dựng môi trường: Giáo dục có thể hạn chế, ngăn chặn những
ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, biến đổi, cải tạo chúng thành yếu tốt tích cực cho
sự phát triển của nhân cách. Bên cạnh việc khai thác môi trường sẵn có, giáo dục còn
có thể tạo ra môi trường có tác dụng giáo dục.
Thực tiễn giáo dục sinh động đã chứng tỏ rằng giáo dục đã phát hiện và sử dụng
được những yếu tố thuận lợi của môi trường nhà trường, môi trường gia đình, môi
trường xã hội để tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục nhân cách
thế hệ trẻ.
Hiện nay, khi mà trong xã hội tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực với nhiều tệ nạn
xã hội (cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy...) với nạn lan tràn văn hóa phẩm đồi trụy,
bạo lực... một mặt giáo dục còn giúp cho người được giáo dục, trước hết là thế hệ trẻ
có sức đề kháng để tự bảo vệ chống lại ảnh hưởng xấu xa đó. Song mặt khác, giáo dục
nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội phối hợp với nhau thực hiện cuộc vận
động nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những tình trạng làm mất vệ sinh, vi
phạm luật lệ giao thông... Kinh nghiệm thực tiễn cũng cho thấy, bằng những biện pháp
thích hợp, nhiều nhà trường đã đẩy công cuộc xây dựng môi trường sư phạm lành
mạnh. Trong đó, các mối quan hệ thầy - thầy, thầy - trò, trò - trò là những mối quan hệ
tốt đẹp; các hoạt động có nề nếp, kỷ cương; môi tường tự nhiên đã được thầy trò cải
tạo sạch và đẹp... Chính môi trường sư phạm lành mạnh được giáo dục tạo ra cũng
chính nó đã hỗ trợ trở lại giáo dục, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và
phát triển nhân cách thế hệ trẻ theo định hướng đã xác định.
 Điều kiện cần đảm bảo:
o Một là, giáo dục phải diễn ra theo một qui trình, trong đó có sự vận động
và phát triển đồng bộ của các thành tố của nó (mục đích và nhiệm vụ
giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà
giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục).
o Hai là, giáo dục phải đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển của
người được giáo dục, nghĩa là giáo dục phải đưa ra được các yêu cầu
cao, vừa sức đối với người được giáo dục mà họ có thể hoàn thành được
với sự nỗ lực cao nhất.

4
o Ba là, giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại mật
thiết với nhau: giáo dục định hướng và kích thích sự phát triển nhân
cách; kq phát triển nhân cách là tạo tiền đề và điều kiện giáo dục được
tiến hành ở trình độ cao hơn.
o Bốn là giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm lý của
người được giáo dục, một mặt khác, cũng phải quan tâm đúng đến trình
độ đặc điểm tâm sinh lý của từng cá nhân người được giáo dục.
3.2. Để giáo dục phát huy vai trò chủ đạo cần những điền kiện sau:
- Giáo dục phải diễn ra theo một quy trình, trong đó có sự vận động và phát triển đồng
bộ của các thành tố của nó (mục đích và nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục,
phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả
giáo dục)
- Giáo dục phải đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển của người được giáo
dụ, nghĩa là giáo dục phải đưa ra những yêu cầu cao, vừa sức với người được giáo dục
mà họ có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất.
- Giáo dục và sự phát triển nhân cách có tác động qua lại mật thiết với nhau: giáo dục
định hướng và kích thích sự phát triển nhân cách, kết quả phát triển nhân cách lại tạo
tiền đề và điều kiện cho giáo dục được tiến hành ở mức độ cao hơn.
- Giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm sinh lý chung của người được
giáo dục, một mặt khác cũng phải quan tâm đúng đến trình đọ, đặc điểm tâm sinh lí
của từng cá nhân người được giáo dục.
Câu 4: Tại sao nói dạy học là con đường GD chủ yếu?
- Trong nhà trường, học sinh được trang bị một khối lượng lớn tri thức khoa học, được
tiếp thu những khái niệm đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, những quy tắc, những chuẩn
mực xã hội qua các môn học.
- Nhờ học tập và thực hành theo chương trình nội, ngoại khóa mà kĩ năng lao động trí
óc, lao động chân tay được hình thành, mở mang, nhân cách được hoàn thiện.
- Dạy học là con đường giáo dục tích cực, chủ động ngắn nhất và có hiệu quả nhất
giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm không cần thiết. (Con người được đào tạo
chính quy bao giờ cũng thành đạt hơn những người không được học tập chu đáo)

You might also like