You are on page 1of 4

MODULE 3: GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

1. MÔ TẢ MODULE
Module này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, qua đó giúp
người học vận dụng kiến thức đó vào giải thích một số hiện tượng đặc
biệt trong thực tiễn hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời vận
dụng vào phát triển nhân cách cho học sinh ở trường phổ thông.
2. MỤC TIÊU MODULE
Sau khi thực hiện xong Module, người học có thể:
- Phân tích được khái niệm nhân cách và các khái niệm khác có liên quan;
- Phân tích được vai trò của các yếu tổ ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách
- Thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với quá trình hình
thành và phát triển nhân cách học sinh.
3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm có liên quan đến nhân cách
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển nhân cách.
- Hoạt động 3: Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách
4. CÂU HỎI SUY NGẪM
1. Em hiểu thế nào là nhân cách?
2. Căn cứ vào đâu để đánh giá nhân cách của cá nhân?
3. Em tự đánh giá nhân cách của mình ở mức độ nào?
5. THÔNG TIN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
Thông tin cho hoạt động 1: Các khái niệm có liên quan đến nhân cách
- Khái niệm con người, cá nhân, cá thể, cá tính, nhân cách

1
Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mang bản chất xã hội, là
chủ thể của hoạt động nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xã hội và
giao tiếp.
Cá nhân là một thực thể sinh vật- xã hội- văn hóa với các đặc điểm về
sinh lý, tâm lý và xã hội trong sự liên hệ thống nhất với các chức năng xã hôi
chung của giống loài người.
Cá thể là một đơn vị hoàn chỉnh đại diện cho giống loài nhưng mang
những nét đặc thù riêng. Khái niệm cá thể không thể dùng riêng cho một
giống loài nào, nó có ý nghĩa phân biệt một cái riêng có tính độc lập trong
một tập hợp chung,
Cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, không lặp lại trong tâm lý của cá thể
người, mang tính đặc thù của mỗi cá nhân. Như vậy, thông thường chúng
ta hiểu cá tính là tính cách của cá nhân.
Nhân cách là hệ thống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự
trưởng thành về phẩm chất và năng lực trong quá trình thực hiện các chức
năng xã hội của mình, được xã hội đánh giá và thừa nhận.
- Khái niệm phát triển nhân cách
Phát triển nhân cách là quá trình phát triển tâm lý- ý thức- xã hội của
cá nhân. Đó là quá trình diễn ra lâu dài, khó khăn và phức hợp với tác
động của nhiều yếu tố: Bẩm sinh di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt
động cá nhân.
Thông tin cho hoạt động 2: Vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách
Yếu tố sinh học ( Yếu tố bẩm sinh di truyền) có vai trò là tiền đề vật chất.
Yếu tố môi trường có vai trò là điều kiện, phương tiện cho hoạt động
của cá nhân, góp phần tạo nên hoặc làm thay đổi mục đích, động cơ hoạt
động của cá nhân.
Yếu tố hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với quá trình hình

2
thành và phát triển nhân cách.
Yếu tố giáo dục có vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và
phát triển nhân cách.
Thông tin cho hoạt động 3: Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách thể hiện ở:
- Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách mà còn tổ chức, dẫn dắt quá trình đó theo chiều hướng,
mục đích xác định.
- Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà những nhân tố khác như
bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường hoàn cảnh khó có thể có được.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết do yếu tố bẩm
sinh- di truyền mang lại.
- Giáo dục có thể lựa chọn môi trường tốt, uốn nắn những phẩm chất
tâm lý xấu của con người làm cho nó phát triển một cách lành mạnh hơn.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển.
6. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ NHIỆM VỤ HỌC TẬP
6.1. Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình, vấn đáp, trò chới, dạy học nêu và giải quyết vấn đề,
thảo luận nhóm, dự án,
6.2. Nhiệm vụ học tập:
- Làm việc cá nhân/nhóm để trả lời các câu hỏi suy ngẫm;
- Đọc và nghiên cứu thông tin của các hoạt động;
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ôn tập và tự đánh giá.
7. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm con người, nhân cách?
2. Anh, chị hiểu thế nào về sự phát triển nhân cách?

3
3. Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh- di truyền đối với sự hình
thnahf và phát triển nhân cách?
4. Phân tích vai trò của môi trường đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách?
5. Phân tích vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách? Lấy ví du minh họa?
6. Phân tích vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách?
7. Hãy đề xuất kết luận sư phạm cho vai trò của các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
8. TÀI LIỆU HỌC TẬP
Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức văn, Vũ Lệ
Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng
(2017), Giáo trình Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội

You might also like